LỜI PHI LỘ
Đại Họa Diệt Chủng.
Mấy năm gần đây người ta tổ chức những hội nghị quốc tế bàn về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã, người ta lo ngại cho một số động vật sẽ bị diệt chủng. Điều đó tốt, nhưng còn nhiều dân tộc đang bị diệt chủng thì sao? Và chúng ta cũng thấy mỗi khi có dịch cúm gia cầm làm chết vài trăm người là các cá nhân, các hội đoàn, các nhà cầm quyền ở nhiều nước hoảng sợ hô hoán lên… còn một thứ đại dịch đã và đang hủy diệt hàng trăm triệu con người, thậm chí cả một dân tộc thì họ lại im thin thít. Thứ đại dịch nguy hiểm ấy, ai cũng biết, cũng thấy:
Đó là Tầu Cộng. Vậy quý vị có đủ lương thiện, tri thức để nhìn nhận rằng: Tầu Cộng đích thực là kẻ thù nguy hiểm nhất của các dân tộc? Nếu quý vị thực sự muốn làm điều gì tốt lành hơn cho nhân loại, quý vị mong muốn có một thế giới an bình tràn đầy ánh sáng, quý vị hãy chống lại bọn quỷ đỏ Bắc Kinh. Chúng chính là một thứ đại dịch đáng lo ngại nhất của nhân loại. Đây là lời kêu gọi thiết tha và còn cả hàng trăm ngàn lời ở khắp nơi trên thế giới đã cảnh tỉnh chúng ta rằng: Tầu Cộng là kẻ thù nguy hiểm nhất của loài người.
– Không có Tầu Cộng, không có chiến tranh Việt Nam.
– Không có Tầu Cộng, không có họa diệt chủng trên đất nước Chùa Tháp.
– Không có Tầu Cộng, không có đại họa Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) ở miền Bắc nước ta.
– Không có Tầu Cộng, không có thảm kịch Tây Tạng.
– Không có Tầu Cộng, nửa nước Mông Cổ không bị sát nhập vào nước Tầu.
– Không có Tầu Cộng, chế độ quái gở Bắc Hàn đã sụp đổ từ lâu.
Chúng là kẻ thù sinh tử của các dân tộc Á Đông. Với chính sách đồng hóa và diệt chủng. Quý vị có biết Tầu Cộng đương đại, những vùng đất được coi là quê hương của người Mông Cổ (khu tự trị Nội Mông), một vùng đất rộng lớn bằng một phần mười nước Tầu, gồm 6 triệu dân Mông Cổ trong vài thập niên qua khoảng trên 30 triệu người Hán đến lập nghiệp ở đây, dân gốc Mông cổ bị đẩy ra ngoài lề, khi dân số của nước Mông Cổ bên cạnh chỉ có 3 triệu người. Nội-Ngoại Mông đều là con cháu của Thành Cát Tư Hãn vang bóng một thời. Họ có bản sắc văn hóa riêng, nhưng hiện nay nền văn hóa đó đang bị mai một, không còn mấy người Mông trong khu tự trị nói được tiếng mẹ đẻ. Quý vị có biết, những vùng đất được coi là quê hương của người Tây Tạng rộng gấp 8 lần nước Pháp? Và các vị có biết tại Tầu Cộng còn có những vùng đất được coi là quê hương của người Muslim, rộng tương đương bằng 5 lần nước Pháp, hoặc 8 lần nước Việt Nam? Các vị có biết một dải đất gọi là Ninh Hạ với diện tích khoảng 66,400 km2 , chưa bằng 1% diện tích Hoa Lục. Nhưng nếu đem so sánh với các quốc gia khác, thì vùng đất này lại rộng hơn hai nước Bỉ và Hòa Lan nhập lại. Các vùng đất mênh mông mà Tầu Cộng vừa ăn tươi nuốt sống của đất nước Tây Tạng vào năm 1950, khi quân của Mao hừng hực sát khí tràn vào cưỡng chiếm một quốc gia hoàn toàn độc lập, có chủ quyền như Tây Tạng, cũng như người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) để sáp nhập vào nước CHDCNDTH (của Mao Trạch Đông) thì tỷ lệ người Hán chưa đến 1% ở Tân Cương của người Hồi xấp xỉ 3%. Vậy mà chỉ trong một thời gian 60 năm cai trị áp đặt chính sách Hán hóa trên lãnh thổ quốc gia Tây Tạng, tỷ lệ người Hán đã lên đến 90%. Nghĩa là chiếm gần như tuyệt đối, còn ở Tân Cương tỷ lệ người Hán đã lên đến 64%. Có một truyện ký “Đi Tìm Tây Tạng” của nhà văn Minh Đức trên Blog của Osin, giống như bức ảnh chụp. Xin dẫn một đoạn để quý vị thấy thực trạng của Tây Tạng bây giờ. “Ôi! đất nước Tây Tạng mà không tìm thấy một người. Đi thăm những người Tây Tạng bây giờ phải bỏ tiền ra mua vé mới được xem. Phải mất 45 quan đắt quá nhỉ, Trung Quốc thu tiền về mà họ chẳng tốn gì.” (…) Những nhà tu hành, những người dân hiền hòa bên trong Tây Tạng, những người đã khổ đau và tiếp tục khổ đau quá nhiều. Tất cả họ đang đối diện trước một chương trình, chiến lược và một hệ thống kỹ thuật có tính toán kỹ lưỡng nhằm phá hủy truyền thống văn hóa và mục tiêu cuối cùng là diệt chủng dân tộc.
Chiến lược này không phải chỉ áp dụng ở Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng mà nó đang diễn ra ở Vương quốc Lào, Cao Miên, Miến Điện và Việt Nam.. Đọc những tài liệu về Tầu Cộng đối với các nước láng giềng, với các dân tộc nhỏ, thật là buồn, nhiều khi không muốn đọc nữa vì nó quá khủng khiếp, quá man rợ đối với con người! Tôi tự hỏi, có bao giờ giới lãnh đạo Bắc Kinh nghĩ đến số phận của người Mông Cổ, người Tây Tạng và các dân tộc khác? Không, không bao giờ. Họ phải chiếm lấy bằng bất kỳ giá nào, bất kỳ một hành động dã man tàn bạo nào. Họ không suy nghĩ như một con người, như chúng ta. Dù là bạn ở châu Phi, châu Mỹ La Tinh, châu Âu, châu Úc… Tất cả chúng ta là những con người như nhau. Tất cả chúng ta cùng tìm kiếm hạnh phúc, sự bình an và cố gắng tránh khổ đau. Nghĩa là chúng ta có cùng một căn bản nhân tính đầy đủ tự nhiên của con người. Ngược lại, giống người Hán không có cùng căn bản như chúng ta. Chúng là một thứ ác quỷ không ngừng gây họa cho con người. Thật không vui chút nào khi nói ra những lời cay độc hay dùng những danh từ quá nặng nề để chỉ cả một dân tộc. Tôi e rằng tôi không tạo được sự hài lòng đối với người Hoa, và cho các thế lực hắc ám khác trên thế giới. Điều này không có gì lạ, bởi vì chính tôi cũng không hài lòng về mình, cho nên tôi hẳn là một người cầm bút rất khó ưa, đáng ghét, đáng tống ngục… Nhưng cuốn sách này được viết vào giai đoạn đặc biệt bởi sự bất hạnh của nhiều dân tộc! Nó mang đến những dấu vết diệt chủng hiển nhiên và tấm mạng che mặt “giải phóng hòa bình” biến mất.
Nhân loại, nếu có kẻ thù nào cần phải tiêu diệt để thế giới được sống an bình thì đó chính là chủ nghĩa Đại Hán. Chúng đã gây ra không biết bao nhiêu thảm họa cho con người, và cả thế giới đều chứng kiến từ thảm họa này đến thảm họa khác... Tầu Cộng từng ngày một đều làm tăng sự lo ngại của thế giới, từng ngày một các bạn đều tai nghe mắt thấy chúng thọc bàn tay đẫm máu vào mọi ngõ ngách đời sống nhiều dân tộc. Chúng đích thực là kẻ thù của hòa bình thế giới. Tình huống mỗi quốc gia một khác nhau, thì các kiểu giết người của Tàu Cộng cũng phải khác nhau. Những tên trùm diệt chủng ở Bắc Kinh đã xử dụng các loại, các phương pháp khác nhau để xâm lăng, đồng hóa, hoặc diệt chủng các dân tộc… Tùy theo thời kỳ, tùy theo bối cảnh lịch sử trong hiện tại phần lớn trường hợp chúng dùng Tiền, đầu tư Kinh Tế, Di Dân đại quy mô để xâm chiếm các nước. Việc di dân, đầu tư thương mại để che đậy hành động xâm lăng đã lộ rõ nguyên hình ở Vương Quốc Lào, Campuchia, Miến Điện, Phi Châu v.v… Tiêu tiền của Tầu Cộng, dùng hàng hóa của Tầu một thời gian dài, tâm hồn dân xứ đó dễ trở thành quái dị… Hiện nay, không ít nhà văn Việt Nam (ngụy văn) có khuynh hướng hạ nhục các vị anh hùng dân tộc và ca tụng kẻ thù truyền kiếp… Tuyên truyền nhồi sọ văn hóa Hán cho lớp trẻ bằng nhiều hình thức đập vào mắt mọi người là phim ảnh, truyện Tầu ngay trên các kênh truyền hình nhà nước, sản phẩm độc hại đó tràn ngập xã hội Việt Nam! Nguy hiểm xảo trá vô cùng. Kẻ thù âm mưu tiêu diệt chất Việt trong người Việt, khi bản chất văn hóa hai dân tộc là “riêng biệt.” Tính cách Việt không như một lớp sơn bên ngoài, nó biểu hiện một tính cách tuyệt đối thị hiếu của dân Lạc Việt: đạo đức, trí tuệ và mỹ thuật, tình cảm sống nhân phẩm. Người Tầu không vượt lên trên dù chỉ một tí. Về chiến trận kẻ thù truyền kiếp nhiều lần đã bị đè bẹp, nhiều đạo quân Tầu bị đập tan. Truyền thống yêu nước người Việt mạnh và mãnh liệt hơn người Tầu. Các mặt trận không thể thắng, nay họ mưu đồ hủy diệt dân tộc ta thông qua các hiệp ước “Hợp tác toàn diện”, “Hợp tác văn hóa và giáo dục” với bọn Việt gian (xin xem “Thăng Long Xưa Hà Nội Nay” cùng tác giả).
DẪN NHẬP
Mục đích chính của sách này là để giúp thế hệ trẻ suy nghĩ một cách minh mẫn hơn về những sự kiện có liên quan đến vận mệnh nước nhà, phần bên mở rộng ra ngoài đối chiếu nhiều nguồn tài liệu mà các sử liệu cũ của Hà Nội mập mờ một chiều trong lúc các liên kết xưa cũng đã thay đổi, các chuẩn mực cũ phần lớn đã sụp đổ. Tấm màn che mặt người anh cả, người đồng chí dù trong giao thiệp cũng đã rơi xuống trong một thời điểm khác thường, khi cuộc sống đang hoàn toàn bị xáo trộn. Một vài nét trong quá trình thực hiện tác phẩm. Câu hỏi có thể được đặt ra với bạn đọc là Đại Họa Diệt Chủng được thai nghén từ khi nào? Và được thực hiện như thế nào? Cái ý niệm viết một cuốn sách viết về nước Tầu đối với các quốc gia lân bang đã từ lâu trong bối cảnh thế giới ngày càng có nhiều biến động. Tầu cộng càng tỏ ra hung hăng xâm lăng lãnh thổ các quốc gia láng giềng, rồi tình hình đất nước mỗi lúc thêm nguy hiểm và cả thế giới đang lo ngại họa diệt chủng tại các nước bị Tầu cộng chiếm đóng như đã nêu trên càng thôi thúc tôi tăng tốc hơn. Nhưng làm thế nào để thực hiện một cuốn sách mang đề tài lịch sử lớn như vậy? Sự thực có gì to lớn lắm đâu, nó chỉ là một công việc góp nhặt, sưu khảo, ghi chép, phiên dịch những gì đã xẩy ra giữa nước Tầu với các nước khác…tác giả chỉ cần kiên trì và bổ túc, sắp xếp những tài liệu, sưu khảo đã chọn lựa trong các sách vào các đề tài hợp lý. Trích dẫn những đoạn quan yếu. Tôi cố gắng hết sức thể hiện những điều mình quan sát, những suy nghĩ và cảm xúc của tôi để vẽ lại, ở mức độ mà mình có thể làm được chứ không phải viết ra một cái gì tổng quan về lịch sử toàn diện. Tuy nhiên, trong chính sử thời hiện đại nhiều sự kiện quan trọng đã bị bỏ qua và nhiều nhân vật quan trọng trong đoàn cố vấn Tầu giúp họ Hồ và Đảng CSVN trong hai cuộc chiến, cũng như các chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất không được nói đến. Đây là một việc không thể chấp nhận được. Những câu chuyện cá nhân có thể nhận đựợc sự khoan dung. Những người muốn nghiên cứu thích đáng về quá khứ không được phép bỏ qua hoặc đề cập một cách mơ hồ và không trực tiếp. Tôi không có đủ thời gian để luận bàn thấu đáo các vấn đề đã viết. Vì vậy, tập truyện này vẫn coi là tập tài liệu phác họa có tính cách cá nhân không đầy đủ về một quá khứ, mặc dù có những khắc họa đương đại. Trình bày bối cảnh lịch sử có liên quan đến tư tưởng hành động của giới lãnh đạo Tầu đối với nước ta và các quốc gia khác. Khởi hành bằng mỗi sự kiện xẩy ra trong nước viết một vài trang bỏ đó. 20 năm với hàng trăm mảnh vụn, đến khi có cơ duyên lắp ráp chúng lại, bổ túc thêm thành tác phẩm. Người xưa nói: “Một giọt nước không gọt mòn tảng đá, nhưng nhiều giọt nước sẽ làm xói mòn tảng đá. Một con kiến không ăn trọn cả xác con gấu, nhưng những đàn kiến sẽ ăn trọn cả xác con gấu. Một tảng đá không thể xây thành Kim Tự Tháp, một viên gạch không xây cất được tòa lâu đài, một hạt cát không thành sa mạc”. Cũng vậy, tôi viết tác phẩm này bằng lòng kiên nhẫn và nhờ nguồn cảm hứng khí thiêng của tiền nhân. Đây là động lực ngầm nuôi dưỡng tinh thần tôi trong mọi hoàn cảnh, mọi nơi chốn. Nếu không, nó chỉ còn là cái xác vật vờ tan hoại theo thời gian!
Phương pháp, kỹ thuật tác giả thực hiện không thuộc hẳn một thể loại nào, mà xử dụng nhiều phương tiện để chuyển tải tác phẩm… Khi đề cập đến vấn đề lịch sử. Đôi lúc, người viết ứng dụng phương pháp quy nạp và tổng hợp để nhấn mạnh những nét chính, tô đậm những điểm đã được đa số các sử gia, học giả các nhà chuyên môn đồng thuận. Xử dụng lối tiếp cận liên ngành (Interdisciplinary Approach) để tìm ra những giải đáp mà riêng một ngành, một bộ môn không thể thỏa mãn: Lịch sử, khảo cổ, nhân chủng học, xã hội học, tâm lý học sẽ được đối chiếu và bổ túc lẫn cho nhau. Khi dẫn giải các sự kiện lịch sử nó gần với biên khảo, nghiên cứu, phê phán, bình luận…lúc mô tả đời sống xã hội nó lại ở dạng tiểu thuyết lịch sử… Đối với tác giả, phần quan yếu trước tiên là tìm hiểu văn hóa Tầu, những đại biểu sáng giá nhất của nền văn hóa đó như Khổng Tử qua con người Tầu, tức là nhìn thẳng vào tim, óc của họ, với những sự kiện thực tế qua cách sống, cách suy nghĩ, cách cư xử, ngôn ngữ và hành động biểu hiện rất rõ bản chất Tầu trong suốt quá trình lịch sử 5.000 năm của họ. Tác giả cũng không coi đây là một cách nhìn khác hay khám phá gì mới mẻ, đơn giản chỉ là đúc kết kinh nghiệm. Ở một phương diện khác, những nhân vật trong truyện ở nhiều chương sau hư thực đến mức nào, người đọc dễ dàng nhận ra. Nhưng cũng xin thưa rằng, người viết không lạm dụng đặc quyền viết văn để tô chuốt cho nhân vật của mình. Tôi không bị nhốt trong những xảo thuật ma quái của những tay viết kiếm hiệp Tầu. Tôi viết với óc quan sát, hiện thực xã hội. Nhân vật trong truyện của tôi không phải những bóng ma vật vờ, chập chờn, từ đáy mồ đi ra, mà là những nhân chứng, nhân vật thật, người thật hành động thường trong đời sống xã hội cộng sản, với bao nhiêu chi tiết mà bạn đều nhận thấy được, và bằng tất cả con mắt của đại chúng. Theo tôi, nghệ thuật là làm cách nào để chuyển tải thông tin cho đại chúng một cách trung thực. Văn chương dù chải chuốt óng ả đến nhường nào, nhưng nội dung tác phẩm không phản ảnh được đời sống hiện thực thì nghệ thuật khiếm khuyết, do vậy, tôi quan niệm muốn hay và có giá trị thì phải thật. Đành rằng nhiều khi người viết cần tới óc tưởng tượng mới có thể tạo được thân hình, bóng dáng bấy lâu lật lên, lật xuống, và bằng đủ mọi góc độ thì nhân vật mới có sức sống và phải cố gắng tối đa, phải nhạy bén nắm bắt thời cuộc cùng những chuyển biến lớn lao xẩy ra trên khắp thế giới. Viết như chính cuộc đời đang du hành khám phá. Cuộc du hành này là cuộc du hành siêu hình. Tuy nhiên, cuộc ngao du tinh thần này chẳng phải là hư cấu, tưởng tượng tách rời đời sống mà nó là một cách đến cuộc đời một cách gián tiếp. Thủ đắc một vũ khí thông tin hiện đại… giải phóng khỏi không gian và thời gian, ngay khoảnh khắc tựa này. Tôi cảm nhận thời gian thật sự có cánh, nên đôi khi có chủ đề không định trước, trong cuộc ngao du xuôi ngược, dọc ngang cũng chẳng có đề tài nhất định như một quá trình càng ngày càng có vẻ vô hạn khi tôi tiếp cận các nguồn văn hóa, văn minh, lịch sử, tài liệu và các sự kiện nóng vừa xẩy ra đang nói đến trên máy computer. Sau đó là những giờ phút lắng sâu vào tâm tưởng, và nhờ đặc ân trực khởi, tôi càng phát huy khả năng lãnh hội, phân tích, tổng hợp, xếp loại… trong khi các sự vật càng ngày càng sẵn sàng diễn ra trước mắt tôi. Ngắm nhìn những nhân vật bên kia Đại Dương, những cơn sóng của biến động. Cả dân tộc bị lôi vào giữa những bi kịch cũng như chính tác giả cùng tham gia những hoạt động của các nhân vật, các vấn đề, khuấy lên đốt cháy sự nhạy cảm đầy phẫn nộ đối với chúng. Cũng như tiếng nói của mọi con người từ mọi nơi trên thế giới, đang khao khát những điều giống như chúng ta, mong muốn, thoát khỏi đói nghèo, bệnh tật và sợ hãi, được tự do nói lên nguyện vọng của mình. Cuộc hành trình của tôi là sự học hỏi liên tục về nhiều điều mở mang tâm trí tôi. Tôi phải đưa vào đây những tiếng nói không được nghe tới, hay ít được nghe thấy từ người dân miền Bắc của thế kỷ trước, họ sống trong một thế giới thông tin trong ngoài bị bịt kín và hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài. Ngày nay dù ngàn trùng xa cách nhưng nhờ thông tin hiện đại, tôi gần gũi quê hương, gần như đang sống và tham dự mọi sinh hoạt xã hội… trước những cay đắng, chua chát ở đời. Trong cuộc hành trình, trái tim tôi sôi nổi nhảy từ hài kịch, sang bi kịch với vẻ dễ dàng. Và ưa thích những vấn đề tâm linh, trí tuệ. Nhưng trong đời sống thế gian, tôi lại thích chọc ghẹo, lật tẩy những bí mật của các chính khách… Coi sống chết, nguy hiểm như chơi, không bám giữ vào bất kể một thứ gì của thế gian. Nhưng cũng không rời thế gian. Có lẽ tôi chẳng giống ai, cả trong quan niệm nghệ thuật.
Dẫu cho sự vặn vẹo, lệch lạc ngoài cái mà người ta gọi là hiện thực XHCN, hay cái gì đó... tôi vẫn nghĩ văn học là phải phá rào, phải vượt qua những con đường mòn cùn trơ khai mở những chân trời mới. Tôi chẳng phải loại người ấy, nhưng trong mỗi người cầm bút, tự nhiên không chấp nhận sự ngưng lại trong hiểu biết. Không một ranh giới nào buộc văn chương dừng lại, không gì ngăn được và buộc được nhà văn phải viết theo khuynh hướng này hay khuynh hướng khác. Nơi nào quyền lực xâm lấn mọi hoạt động của con người, thì văn học nghệ thuật tàn tạ. Trên phương diện nghệ thuật, đối với tôi mới hay cũ, nghệ thuật cổ điển, hay hiện đại chẳng qua chỉ là tương quan do ước lệ. Điều thiết yếu của nhà văn là đem lại sinh khí đời sống vào văn học. Bởi vì mỗi thế hệ nhà văn đều do đời sống và hoàn cảnh lịch sử, xã hội chi phối nó giống như những thứ thời trang của phụ nữ mà thôi. Còn cá tính, theo tôi nghĩ, mỗi nhà văn có hoàn cảnh riêng, phong thái riêng, lối sống riêng, chính ngần ấy yếu tố đã tạo ra bút pháp. Tuy nhiên vẫn có một nét tương đồng bởi tâm lý thời đại. Những người đã vượt Đại Dương bằng chiếc thuyền nhỏ đến xứ sở mới. Suy nghĩ về các mối tương quan xung quanh. Phải thừa nhận rằng, chẳng có nơi nào sặc sỡ màu sắc như Hoa Kỳ, đối lập nhau mà vẫn nương vào nhau, hòa điệu cùng nhau. Một bản đại hòa tấu tuyệt vời của hàng trăm sắc dân sống trong tình bằng hữu. Tinh thần đó cho tất cả anh em Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, và như vậy, chúng ta có thể nói được tiếng nói cuối cùng về sự hài hòa vĩ đại theo tinh thần phúc âm (Thiên Chúa Giáo). Đến mức bất kể một sắc dân nào đến Mỹ đều trở thành một bộ phận hòa lẫn nhau mà vẫn giữ được bản sắc, và ý thức được sự tồn tại của mình. Thật là may mắn cho những ai liều lĩnh tới được đây. Là người của một dân tộc đã phải gánh chịu những đòn thù nặng nề nhất mà sự mê muội, điên rồ trong thiết chế xã hội cộng sản.
Tất nhiên, tôi có suy nghĩ khác làng văn bên nhà và cũng không giống ai ở đây. Mặc dù tôi không bao giờ coi quê hương thứ hai như một nơi xa lạ với văn học. Ân huệ! Trong sinh hoạt đời sống hàng ngày: Động đến bất cứ một thứ gì như đọc một cuốn sách hay, xem một cuốn phim tài liệu có giá trị, ngồi trên bàn viết sử dụng máy vi tính… dùng đến bất cứ vật gì tôi cũng thấy nó chứa đầy ơn huệ, kèm theo một món nợ, nợ cơm áo, nợ tinh thần sâu dầy. Làm sao trang trải? Viết sách này âu cũng là một cách để trang trải nợ đời. Sau chót, xin đa tạ tất cả tấm lòng vàng đã góp công sức vào cuốn sách này. Trước hết là hòa thượng Thích Giác Lượng, hòa thượng Thích Tuệ Minh, Ts Nguyễn Hồng Dũng, giáo sư Nguyễn Văn Canh, Gs. Ngô Đức Diễm, nhà văn Nguyễn Văn Lộc, cụ Trương Đình Sửu, Bs. Nguyễn Thị Dung, Canada, Bs. Phạm Đức Vượng, anh Minh Bùi đã đọc và khuyến cáo những điều hữu ích. Đặc biệt là cô Trâm Anh đã hết lòng giúp đỡ, đọc bản thảo, sửa chữa những lỗi lầm từ vựng và đóng góp nhiều ý kiến đáng kể cho quyển sách này. Sau nhiều lần chỉnh lý nó được tương đối hoàn chỉnh như ngày hôm nay cũng là nhờ quý vị thiện hữu tri thức và điểm nổi bật nhất là hình bìa sách với những tên trọng phạm diệt chủng bị đóng đinh trên núi sọ người của Trần Mỹ Lợi, tự nó đã toát lên không khí tác phẩm. Đây là một đóng góp không đơn thuần là nghệ thuật mà còn mang đầy tính lịch sử. Cuối cùng, tác giả tri ân tất cả bằng hữu chân tình và cũng không quên cảm ơn những tác giả của những tác phẩm mà chúng tôi đã trích dẫn, đặc biệt là cụ Dương Danh Dy, dịch giả sách hồi ký “Ghi chép thực về việc Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp” và dịch giả Quốc Thanh trong sách “Hồi ký của Trương Đức Duy” đại sứ Tầu tại Hà Nội (1989-1993).
Trân trọng Trần Nhu
LỜI GIỚI THIỆU
Sách Đại Họa Diệt Chủng ra đời giữa lúc đất nước đang đứng trước bờ vực. Và Tầu cộng ngày càng tỏ ra hung hăng, ngang ngạnh, diễu võ dương oai trên biển Đông và biển Nam Hải đe dọa nền hòa bình thế giới, coi thường dư luận quốc tế. Chuyện xâm lăng, diệt chủng đã xẩy ra và báo chí thế giới đang nói đến nhiều, cả nhân loại lo âu theo dõi hành động diệt chủng của người Hán ở Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông vv… Với người Việt Nam, đọc tác phẩm Đại Họa Diệt Chủng ai cũng phải đau lòng. Nó đưa ra ánh sáng những chứng tích lịch sử về sự xâm lăng của người Tầu và vạch mặt bọn tay sai đằng sau làn khói mù “Tuyên ngôn độc lập”,“Kháng chiến chống Pháp”, “Chống Mỹ giải phóng miền Nam”, kết quả là giới lãnh đạo Đảng cộng sản đưa dân tộc vào vòng Bắc thuộc! Đây là một đại thảm kịch cho dân tộc Việt Nam!!! Người đọc sẽ bị sốc và nhiều bất ngờ khi tác giả dẫn giải những tài liệu, hồ sơ mật về sự liên hệ giữa Mao Trạch Đông- Hồ Chí Minh với Đoàn cố vấn Tầu cùng nhiều sự kiện lịch sử khác và những góc khuất chúng ta chưa từng biết tới. Nhưng đọc tác phẩm Đại Họa Diệt Chủng (ĐHDC), có một vấn đề được đặt ra là nó thuộc loại ký sự lịch sử, hay nghiên cứu lịch sử, hay là tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết xã hội, Mafia, tự truyện hoặc viết về một tổ chức diệt chủng? Nó là tất cả. Đối với sách ĐHDC thì nhận xét trên là đúng. Nhưng đúng hơn là sách đã vượt qua các giới hạn trên. Bởi nó bao quát dàn trải trên nhiều lĩnh vực trong một không gian vừa tối, vừa sáng, mênh mông. khởi nguồn từ một dân tộc có truyền thống xâm lăng mưu đồ thâm hiểm nhắm đến việc hủy diệt các dân tộc lân bang bằng mọi hình thức độc ác.
Với nhân dân ta, họa đến bắt đầu từ khi cộng sản cướp chính quyền. Tác giả phác họa rõ khung cảnh bầu trời Việt Nam thấp xám, đang tàn trên kiếp người lăn lộn như con thú trước bức màn sắt đã sập xuống! Kẻ sát nhân lên ngôi, đôi tay đỏ lòm máu hàng triệu nạn nhân. Đó là xứ sở của bất hạnh, sa mạc của thất vọng, nơi không ân phước và công lý. Nơi nhiều cuộc xâm lăng và các cuộc chiến không tuyên bố giữa Pháp với Tầu Cộng, giữa Hoa Kỳ -Tầu Cộng trong chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Bắc Kinh. Đọc mới biết tác giả sau nhiều năm nhọc nhằn vô cùng mới làm đươc việc này, phải trù liệu, kết hợp liên kết cả ngàn tài liệu, chắt lọc từ ngàn cuốn sách để tiết ra môi trường và không khí tác phẩm. Ông quan sát và cân nhắc các sự vật như nhà nhiếp ảnh, những yếu tố riêng của từng nhân vật, sắp xếp chúng, ông không làm tỉ mỉ bức họa của mình, không đạt tới sự hài hòa trong tổng thể 101 chương dàn trải trên một ngàn trang. Mỗi chương là một sự kiện lịch sử. Trí sáng tạo cũng là một đặc điểm. Ngay khi viết, ông đã cập nhật được nhiều nguồn tài liệu mới, tài liệu nào giá trị, thú vị, ông tìm cách đem vô tác phẩm và tiếp tục tìm kiếm, khám phá, kết nối quá khứ với hiện tại, giữa những sự kiện có liên hệ tương tác “nhân quả” đem chúng lại gần nhau. So sánh, đối chiếu cũng là một nét rất độc đáo. Đây cũng là thời gian ông trải nghiệm những địa hạt thú vị trên vùng đất mới, những nền văn hóa mới trong Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Dưới bút pháp lão luyện của ông, không gian, thời gian như bị thu hẹp nhỏ lại: Chuyện Tầu, chuyện Tây, chuyện Mỹ, chuyện sông nước, môi sinh, địa lý, phong thủy… Chuyện cũ, chuyện mới pha trộn quá khứ xa xưa, tới đương đại với những sự kiện nóng bỏng. Cả bên kia bờ Đại Dương lẫn phần bên đây bán cầu. Phải có một trực giác mạnh và nhạy bén mới đạt tới đó. Xa cách địa lý chỉ có người hiểu rộng nhìn xa mới gắn liền sức mạnh của kính hiển vi và sự minh mẫn. Chúng ta thấy những phân tích của ông đã đúng hơn và sâu sắc hơn cả những phân tích của nhiều học giả. Bởi ông đã từng trải và lặn xuống tận đáy xã hội cộng sản. Vì thế, ĐHDC là cả một thế giới hiện thực thu nhỏ lại. Có thể nói, từ trước đến nay không có một tác phẩm nào giống như vậy. Sách là một bức tranh vĩ đại sống động bởi các sự kiện và nhiều phát hiện mới...
Phần I Mở đầu với một triều đình Tầu vo ve, háo hức như bày sói đói kinh niên được thả ra vồ chộp những con nai vàng đang ngơ ngác trên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn, và ăn tươi nuốt sống vùng Ngoại Mông, chiếm gọn nước Cộng Hòa Hồi Giáo (Tân Cương). Tiến hành xâm lược ba nước Đông Dương bằng đội quân bản xứ được chỉ huy bởi những viên cố vấn và tướng lãnh Tầu. Biến đảng cộng sản Việt Nam thành một thứ công cụ xâm lăng, bành trướng. Cứ xem chính các tướng Tầu ghi lại các cuộc họp của chính trị bộ đảng cộng sản Tầu về việc đưa cố vấn sang Việt Nam, Mao Trạch Đông trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo đoàn cố vấn trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp và cuộc Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ). Bài học chính ông ghi lại là mối quan hệ giữa Hồ Chí Minh- Mao Trạch Đông với cố vấn La Quý Ba, có nhiều đoạn đối thoại vô cùng hấp dẫn và nó chứa đầy những bí ẩn lịch sử được giải mã. Mao đã xử dụng con bài Hồ Chí Minh như một thứ “bảo bối” trong cuộc xâm lăng ba nước Việt, Miên, Lào là cái bình phong tranh giành thuộc địa Đông Dương với Pháp…
Phần II Viết về thời kỳ CCRĐ với vai trò của cố vấn Tầu Cộng, tác giả dựng lại khung cảnh đấu tranh giai cấp đẫm máu, rùng rợn, sống động trong chương Bắc Kỳ Những Đêm Nguyệt Tận Của Thế Kỷ. Các chương viết về hệ thống công an, mật vụ kết hợp với việc áp dụng chính sách “hộ khẩu” và “sổ lương thực”. Đây là những đại bi kịch được tác giả tiểu thuyết hóa.
Phần III. Không gian mở rộng ra nhiều lĩnh vực như văn hóa, văn minh Hoa Lục, thứ văn hóa xâm lăng, và văn minh khạc nhổ được cọ sát bắt đầu với nhân vật Khổng Tử, ngòi bút của tác giả vừa bỡn cợt vừa sắc bén như gươm thần đánh vào nền văn hóa Trung Hoa. Tiếp đến là các chương viết về đất nước Hoa Kỳ, văn phong khác hẳn, thể hiện tư cách công dân mẫu mực về lòng tự tin, trung thực nói những điều hay, nhưng không ngần ngại phê phán những bẩn thỉu trong chính trị. Ông viết: “Nước Mỹ vĩ đại, nhân dân Mỹ ngay thẳng. Nhưng chính trị Mỹ thì đại lưu manh và vô liêm sỉ.” Trong mối liên hệ giữa Hoa Kỳ-Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, kết thúc bằng chương Trả Lại Lời Nguyền. Phê phán các nhân vật có liên hệ đến cuộc chiến tranh Đông Dương. Đó là những phân tích mổ xẻ khá chính xác. Chuyển sang một cung điệu mới, tác giả viết về quê hương Việt Nam sau chiến tranh với một chính quyền do Mafia và bọn lưu manh lãnh đạo với các chương:
– Thân Phận Người Lính Sau Chiến Tranh
– Tướng Hồi Hưu
– Nước Rút
– Mafia và Cá Mập
– Kẻ Thù Thành Ân Nhân
– Ân Nhân Thành Kẻ Thù v.v...
Nhiều chương sôi động liên tiếp đến đương đại là một bức tranh khắc họa nghệ thuật viết tiểu thuyết lịch sử trong hiện tại không ai bì kịp. Ông có những ngón riêng để tạo sắc thái. Đó cũng là một đặc tính của một nhà văn. Cái sắc thái của nghệ thuật thường thường như không thể lẫn với ai, lại nghịch ngợm, đùa cợt, ngạo mạn ngay cả với Khổng Tử cũng bị ông chọc quê.
Nhưng khi viết về quê hương, núi sông, đồng ruộng, có tiếng nói theo của nghệ thuật, ông đã biết khai thác những kho tàng quý báu đó. Ngòi bút khôi hài, châm biếm, phê phán gay gắt, nhưng đầy tính thuyết phục, vì ông đã quan sát kỹ các đối tượng…
Phần cuối, tác giả trở lại lịch sử Tầu cổ mổ xẻ, phân tích nhân vật như vua chúa, tướng lãnh Hán, hèn nhát trước các đối thủ tý hon! (khá hấp dẫn)… là những chương gây (sốc) mạnh, nó đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề cho cả người Tầu lẫn thế giới văn minh…
Phần kết. Các chương tả những trận đánh giữa quân Tầu và các bộ lạc, các tiểu quốc cho đến thời cận đại giữa quân đội Thiên Hoàng của Nhật với Tầu đều được tác giả nghiên cứu kỹ lưỡng từ các bộ sử, các tài liệu không phải do ông tưởng tượng. Đặc biệt là chương viết về cuộc xâm lăng Đại Việt của Thành Cát Tư Hãn lần thứ nhất với vai trò của vị đại anh hùng dân tộc Thái sư Trần Thủ Độ, có lẽ đây là phần cốt tủy ông muốn truyền khí thiêng ái quốc cho tuổi trẻ Việt Nam và đem lại sự thật lịch sử bằng cái nhìn trí tuệ sáng suốt khách quan. Xem ĐHDC đủ hiểu ông đã đọc biết bao nhiêu cuốn sách, tài liệu, có khi ông dùng bốn năm nguồn, trích dẫn mỗi tài liệu một chi tiết rồi gom chúng lại, làm sáng rõ vấn đề được nêu ra. Chính nhờ những công phu đọc sách sưu tầm tài liệu như vậy mà ĐHDC rất phong phú và rất thật. Trong phần phê phán, phân tích các nhân vật, các sự kiện, chúng tôi nhận thấy ông đã thực hiện nhiều phương pháp tiếp cận khoa học, minh bạch. Con người phải chăng có số mệnh? Các bạn có thể tưởng tượng được là cách đây hơn bốn mươi năm! Tác giả còn sống trong những khu rừng già Hà Giang, Bắc Việt. Nơi thâm u ấy, cho trí óc ta cái cảm giác sự chết gần kề, bởi những ác tính của thiên nhiên và con người, rồi cuối cùng sẽ gục xuống, mà cái đáng sợ nhất đối với con người là thấy mình đơn độc, trơ trọi! Rắn độc, hổ báo, đười ươi, nước độc những thứ ấy không còn đáng sợ nữa. Cái đáng sợ là cái thế giới nhân tình lạnh ngắt, ngưng đọng lại những thung lũng hoang dã. Có tiếng chim kêu, cú rúc góp thêm vào đây một âm thanh bi thảm. (xin xem trại Cổng Trời cùng tác giả) Nơi con người cảm thấy buổi Đức Chúa Trời khai sinh lập địa chưa chấm dứt! Bởi chính trị cần phải uốn nắn con người khỏi những đối nghịch bất hòa giai cấp khốc liệt giữa văn minh và mọi rợ, tiến bộ và truyền thống, hiện tại và dĩ vãng. Cái dĩ vãng đen tối tưởng chừng như tuyệt vọng ấy vẫn còn hàm dưỡng nguồn ánh sáng trí tuệ để phục vụ nhân sinh, dũng mãnh đánh bại mọi sự tuyệt vọng. Sáng tác đối với ông là sự say mê, nhiệt tình, nhục hình, đau khổ và khoái lạc. Bản tính như núi lửa của ông bị kìm hãm trong lao ngục suốt cả tuổi thanh xuân! Nay ở cái tuổi trên bẩy mươi vẫn luôn luôn viết hết mình. Các tác phẩm của ông dường như là kết quả của một sự phun trào núi lửa, ngay cả những bài viết trên các trang mạng từ hàng chục năm qua cũng đủ thể hiện điều đó. Có lẽ, những sự thụ thai về tinh thần luôn luôn phải đi qua các cửa ải của sự chết và trải qua thảm kịch đơn độc, trong lời tựa bộ “Tinh Thần Phật Giáo Nhập Thế”, tác giả đã viết: “Ở hoàn cảnh cô đơn giúp cho tâm lớn mạnh với sự hùng dũng năng lực, sáng tạo được un đúc trong tình trạng im lặng và khi rút vào im lặng ta có thể học hỏi phương thức chế ngự những nhược điểm với những thiếu sót của kinh nghiệm bình thường cũng như quán chiếu bản thân tìm ra sức mạnh tiềm tàng của sự tiềm ẩn bên trong…” “Văn bất tận ngôn, ngôn bất tận ý”. Tác giả đã làm sáng tỏ qua các sự kiện lịch sử hơn bất cứ một cuốn sách nào viết về nước Tầu và người Tầu từ trước đến nay. Bao nhiêu biến cố với vô vàn thảm kịch dàn trải trong 101 chương, mỗi chương là một sự kiện, mỗi sự kiện bao hàm nhiều vấn đề trên một ngàn trang, không thể gói ghém trong vài lời giới thiệu, chỉ có thể nói: Sách Đại Họa Diệt Chủng mang tính chất quan yếu đối với nhiều dân tộc và trong trường hợp nào đi chăng nữa thì cũng là trách nhiệm trước một phẩm cách chung của con người trước họa diệt chủng. Chúng tôi mong được sự cổ vũ và hỗ trợ của tất cả mọi người.
Trân trọng TS. Nguyễn Hồng Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét