BÁC SĨ TẠI MỸ:
Bác sĩ nội trú tại Mỹ được đào tạo chuyên môn, cũng như các ngành nghề khác, được trả lương khoảng 40.000-50.000 USD/năm, có bảo hiểm, ngày nghỉ (4 tuần/năm) và tiền hưu trí, bác sĩ được đào tạo chuyên nghiệp tại Mỹ (từ bậc ĐH, trường Y, nội trú chuyên khoa).
Bác sĩ nội trú là bước cuối cùng trong chương trình đào tạo bác sĩ tại Mỹ. Ở Mỹ, ngành Y là ngành học lâu nhất và tốn tiền nhất. Thời gian trung bình để thành bác sĩ tại Mỹ là từ 12 năm trở lên (4 năm ĐH + 4 năm trường Y + 3 đến 7 năm làm nội trú về chuyên khoa tại các bệnh viện).
BSNT tại Mỹ được đào tạo theo hình thức bậc thang. Đa số các chương trình NT được công nhận ở Mỹ phải được kiểm soát bởi ACGME (Accreditation Council on Graduate Medical Education), một tổ chức tư nhân phi lợi nhuận theo dõi khoảng 9,600 chương trình nội trú, trên 130 chuyên khoa, với tổng cộng 120,000 BSNT.
Chương trình nội trú tại Mỹ kéo dài từ 3 đến 7 năm tùy theo chuyên khoa. Nội trú đa khoa gồm có nội tổng quát, cấp cứu, y khoa gia đình, và nhi khoa kéo dài 3 năm. Các chuyên khoa khác như chẩn đoán phim ảnh (1 năm thực tập + 4 năm nội trú), thần kinh nội (1 năm thực tập + 3 năm nội trú), cho đến thần kinh ngoại (1 năm thực tập + 6 năm nội trú).
Theo hình thức bậc thang, càng lên cao, BSNT càng độc lập và có nhiều trách nhiệm trong việc trao đổi và chăm sóc bệnh nhân. Từ năm đầu tiên (PGY1, Postgraduate Year 1) đến năm cuối (PGY 3 với nội khoa, nhi khoa, cấp cứu, hoặc PGY5 với ngoại khoa), các BSNT sẽ trải qua nhiều bước và được xét duyệt hằng năm để được tiếp lên năm sau.
Ở mỗi năm nội trú, các BSNT được đánh giá qua từng bước thành tựu gọi là milestone do ACGME quy định, gồm 6 kỹ năng:
1. Chăm sóc bệnh nhân
2. Kiến thức y khoa
3. Cải thiện cách chăm sóc bệnh nhân
4. Kỹ năng mềm
5. Tính chuyên nghiệp
6. Làm việc theo hệ thống.
Nếu BSNT không đủ điều kiện chuyển cấp, họ (có thể) sẽ phải ở lại làm thêm 1-2 năm nữa để được cân nhắc. Nếu không đủ điều kiện để làm việc họ có thể bị nghỉ việc và khó có thể hành nghề y tại Mỹ.
Khi vào nội trú rồi, các BSNT sẽ có bằng hành nghề tạm thời (Limited physician license).
Năm thứ 1 nội trú (PGY1) là năm thực tập, nên được gọi là BS/THỰC TẬP (Intern physician) và làm việc chủ yếu theo sự hướng dẫn của các BS năm trên (senior resident) và BS chính (attending physician).
Năm thứ 2 trở đi (PGY2), không còn gọi là BS thực tập nữa, mà được gọi là BS/ Nội Trú.
Càng lên cao, BSNT có nhiều quyền hạn hơn, thêm trách nhiệm, và càng hoạt động độc lập trong điều trị. Nhiều BSNT năm 3 đến năm 5 đã có thể đi làm thêm (Moonlight) bên ngoài sau khi có bằng hành nghề (full license).
Trường hợp bị bệnh nhân thưa kiện, tất cả các BS (dù nội trú năm nào đi nữa) cũng sẽ bị kiện như nhau.
AI TRẢ LƯƠNG CHO BÁC SĨ NỘI TRÚ TẠI MỸ?
Chi phí đào tạo BSNT hằng năm khoảng 16,2 tỉ USD và chi trả từ nhiều nguồn khác nhau, phần lớn từ chính phủ Hoa Kỳ thông qua chương trình The Centers for Medicare & Medicaid Services (CMS), của bộ quốc phòng.
– Trước năm 1965, BSNT Mỹ được trả lương từ bệnh viện thông qua giá chi phí khám bệnh từ bệnh nhân.
– Từ năm 1965, chương trình Medicare của CMS từ Bộ Y tế Hoa Kỳ đã trả lương cho BSNT nhằm giảm gánh nặng chi phí cho bệnh viện.
– Hiện nay, số lượng và chi phí đào tạo BSNT của Mỹ hàng năm do Quốc hội Mỹ quyết định.
Chi phí đào tạo cho BSNT hàng năm rất cao, trung bình khoảng 100.000 USD/ BSNT và cao hay thấp tùy tiểu bang. Trong tổng số >100.000 USD đó, BSNT sẽ được trả lương khoảng $40.000-$50.000/năm. Phần còn lại sẽ được trả cho bệnh viện và BS giảng dạy. Bác sĩ nội trú tại Mỹ là một nghề như bất kỳ nghề nào khác, được trả lương, có bảo hiểm sức khoẻ, ngày nghỉ (4 tuần/năm) và tiền hưu trí.
Các SV tốt nghiệp từ trường Y trong nước Mỹ, các SV và BS tốt nghiệp trên khắp thế giới đều có quyền nộp đơn xin làm nội trú tại Mỹ nếu đủ điều kiện.
Từ năm 1956, tổ chức phi lợi nhuận ECFMG (Educational Commission on Foreign Medical Graduate) được thành lập nhằm quản lý và hướng dẫn các BS/SV tốt nghiệp từ nước ngoài xin vào nội trú Mỹ.
Các BS nước ngoài sau khi thi các kỳ thi USMLE (United States Medical Licensing Examination) giống như SV trong nước sẽ được cấp giấy chứng nhận tương đương và được xem là đủ điều kiện nộp đơn nội trú. Thực tế, để các BS nước ngoài muốn vào được nội trú Mỹ, họ phải đạt điểm rất cao (thường là cao hơn 99%) trong lần thi đầu tiên và phải tốt nghiệp từ một trong những trường y được ECFMG công nhận.
Giấy chứng nhận tiêu chuẩn ECFMG (Standard ECFMG Certificate)
Ủy ban giáo dục cho người nước ngoài tốt nghiệp y khoa (ECFMG) cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn ECFMG cho những người nộp đơn đủ điều kiện về kiểm tra y khoa.
ECFMG là giấy chứng nhận tiêu chuẩn, có thể được xử dụng để nhập cảnh vào Mỹ qua chương trình tốt nghiệp giáo dục y khoa (Graduate Medical Education, GME) được công nhận tại Hoa Kỳ, bao gồm:
– Tên thí sinh
– Số Nhận dạng của Người nộp đơn USMLE / ECFMG
– Ngày bắt đầu các yêu cầu kiểm tra
– Ngày giấy chứng nhận đã được cấp
– Ngày còn hiệu lực qua các kỳ thi để nhập học vào trường Y.
VIỆT NAM CÓ 10 TRƯỜNG Y KHOA ĐƯỢC NỘP ĐƠN VÀO BS / NỘI TRÚ TẠI MỸ:
1. Can Tho University of Medicine and Pharmacy
2. Hai phong University of Medicine and Pharmacy
3. Hanoi Medical University
4. Hue College of Medicine and Pharmacy
5. Pham Ngoc Thach University of Medicine (HochiMinh City)
6. Tay Nguyen University Faculty of Medicine and Pharmacy
(Buôn mê thuột)
7. Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
8. Thai Binh Medical University
9. University of Medicine and Pharmacy of Ho Chi Minh City
10. Vietnam Military Medical University Faculty of Medicine
Danh sách 10 trường Y ở Việt Nam có thể xin vào nội trú Mỹ (được nêu tên chính thức trong trang FAIMER).
Tuy có trên 20 trường ngành Y nhưng chỉ có 10 trường của Việt Nam là được nêu tên chính thức trong trang FAIMER (Foundation for Advancement of International Medical Education and Research - Cơ quan Cải tiến Nghiên cứu giáo dục y khoa quốc tế) của ECFMG, là một tổ chức thành viên của hội đồng Y khoa Hoa Kỳ. Tốt nghiệp từ các trường trong danh sách FAIMER là điều kiện căn bản để được nộp đơn vào nội trú Hoa Kỳ.
Vì vậy, BS tốt nghiệp từ các trường ngoài FAIMER sẽ không bao giờ được phép xin vào nội trú tại Mỹ. Rất nhiều nước trên thế giới dùng FAIMER như một điều kiện căn bản để xác định tính chính danh của trường Y.
Hiện nay, có đến 1/4 bác sĩ Mỹ là học Y khoa ở nước ngoài. Sau khi hoàn thành nội trú thì kiến thức chuyên môn của các BS có thể xem là tương đương nhau và được trả lương như nhau, không phân biệt là BS tốt nghiệp tại Mỹ hay nước ngoài. Bằng chính sách mở cửa này, nước Mỹ đã thu hút được rất nhiều BS giỏi nhất của thế giới vào chương trình nội trú của mình.
– BSNT tại Việt Nam vẫn còn ở trong giai đoạn đang học (education) nên phải thi vào NT ở Mỹ
– BSNT tại Mỹ là họ sẽ hành nghề (qua training). Vì vậy, không hề có kỳ thi nội trú mà thay vào đó là phải nộp đơn tại các bệnh viện trên toàn quốc do mình chọn, sau xét duyệt được thông báo ngày giờ, điạ điểm phỏng vấn, bệnh viện đã chuẩn bi trước khách sạn cũng như ăn uống miễn phí.
Ngày chuẩn bị nộp hồ sơ phỏng vấn trước lúc ra trường khoản 7 đến 8 tháng. Sau ngày tốt nghiệp Tiến Sĩ Y Khoa, BSNT sẽ chọn một trong những Bệnh viện đã chấp nhận, mình để thực tập/nội trú trong thời gian từ 3 đến 7 năm, tùy theo mỗi chuyên khoa.
BSNT được xem là nguồn nhân lực chính để chăm sóc bệnh nhân tại các bệnh viện ở Mỹ. Tất cả các bệnh viện hàng đầu nước Mỹ đều là BV giảng dạy và đào tạo BSNT (Yale, Mayo Clnic, Stanford, UCLA, USC, Harvard, Hopkins, UCSF, Baylor, TX).
BSNT là một giai đoạn bắt buộc cho tất các các BS tại Mỹ trước khi chính thức trở thành BS hoạt động độc lập và được chứng nhận chuyên khoa. Đối với nhiều BV tại Mỹ, BSNT là nguồn lao động rẻ, làm tăng thêm thu nhập cho bệnh viện. Vì vậy, đa số các BV ở Mỹ đều muốn trở thành bệnh viện hướng dẫn các BSNT, để hưởng được nhiều ưu tiên từ các hãng bảo hiểm, cũng như tiền Chính phủ phải trả cho BS và BV, qua số tiền hằng năm của những BS/NT là >100.000 USD/năm, sau khi khấu trừ mỗi BSNT chỉ nhận khoảng $40.000-$50.000/năm, với số giờ làm việc từ 70-80 và hơn nữa trong tuần.
Thêm vào đó, đào tạo BSNT là một danh hiệu để quảng cáo về uy tín và khả năng của bệnh viện qua sự kiểm tra phẩm chất rất ngặt nghèo từ tổ chức giám định ACGME.
“Nếu các bệnh viện Việt Nam biết tận dụng và tổ chức đào tạo BSNT, đây có thể là một hướng mới để giải quyết câu hỏi "tiền đâu" trong việc đào tạo BSNT”,
“Ngày nay, vai trò của bác sĩ thời hiện đại đã thay đổi nhiều. Bác sĩ tại Mỹ không hề có quan niệm là "lương y như từ mẫu". Thay vào đó, BS Mỹ được xem là người lãnh đạo trong dịch vụ y tế, kết nối các chuyên viên, nhằm cung cấp thông tin và sự chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân.
Bác sĩ phải là người cung cấp dịch vụ tốt, lắng nghe bệnh nhân, và hợp tác thân thiện qua sức khỏe của bệnh nhân. Chương trình BSNT là phần thứ 3 trong 3 phần đao tạo bác sĩ tại Mỹ nhằm thực hiện ý tưởng này”
LỜI THỀ HIPPOCRATES.
Sau đây là lời thề được coi như do Hippocrates viết và bất cứ một bác sĩ nào khi ra trường đều phải đọc.
Tôi thề phải thực hiện, đến hết khả năng và sự phán đoán của tôi, giao ước này:
– Tôi sẽ tôn trọng những thành quả khoa học của các thầy thuốc đi trước, và sẵn sàng chia xẻ kiến thức của mình cho những người tiếp nối.
– Tôi sẽ ứng dụng, vì lợi ích của người bệnh, tất cả các biện pháp khi cần thiết, tránh sa vào việc điều trị thái quá và điều trị theo chủ nghĩa hư vô.
– Tôi sẽ luôn nhớ rằng nghệ thuật của việc chữa bệnh hay của khoa học, cần sự ấm áp, cảm thông, và sự hiểu biết, điều đó có thể lớn hơn con dao của bác sĩ phẫu thuật hoặc thuốc của người dược sĩ.
– Tôi sẽ không xấu hổ khi nói rằng "Tôi không biết", cũng sẽ không ngần ngại hỏi ý kiến của các đồng nghiệp khi các kỹ năng của họ cần thiết cho việc phục hồi của bệnh nhân.
– Tôi sẽ tôn trọng sự riêng tư của bệnh nhân, không được tiết lộ các vấn đề của họ. Quan trọng hơn, tôi không thể quyết định được sự sống và cái chết. Trên hết, tôi không thể đóng vai trò của Chúa trời.
– Tôi sẽ luôn nhớ rằng mình không phải điều trị một cơn sốt, hay sự phát triển của khối u, mà là đang điều trị một người đang mắc bệnh, tình trạng bệnh có thể ảnh hưởng đến gia đình người đó và sự ổn định của nền kinh tế. Trách nhiệm của tôi bao gồm những vấn đề liên quan, để chăm sóc đầy đủ cho người bệnh.
– Tôi sẽ tìm mọi cách để phòng bệnh bất cứ khi nào tôi có thể nhưng tôi sẽ luôn luôn tìm kiếm một phương hướng chữa cho tất cả các bệnh.
– Tôi luôn nhớ rằng mình vẫn là một thành viên của xã hội, với những nghĩa vụ đặc biệt cho đồng bào của tôi, tâm trí và thể xác tôi cũng như các bệnh tật.
Nếu tôi không vi phạm lời thề này, tôi sẽ được tận hưởng cuộc sống mỹ mãn, được tôn trọng khi còn sống và nhớ đến mãi về sau. Tôi sẽ luôn làm việc để giữ gìn các truyền thống của điều mà tôi đã chọn và tôi sẽ có thể trải nghiệm niềm vui của việc cứu chữa những người tìm kiếm sự giúp đỡ của tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét