Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

HỒI TƯỞNG.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và ngoài trời

Dáng hình, thuở ấy, đời say đắm
Tuổi lúc vàng son lắm kẻ DÒM
Sinh nhật bảy tư đầy bụi phủ
Thời gian đục đẽo mảnh thân CÒM.


Tựa như tranh cổ người ưa ngắm
Tráng lệ huy hoàng lắm khách THĂM
Một sáng tình cờ lau lớp bụi
Mới hay mối đục mảnh trăng RẰM.


Tình thâm cốt nhục luôn gìn giữ
Em gái chúc anh cũng thấy VUI
Ít khỏe sức mòn hơn lúc trước
Bù thêm hạnh phúc cũng an VUI


Cảm ơn em lắm qua lời chúc
Em chúc Anh trai vạn sự LÀNH
Sức khỏe bình an, luôn hạnh phúc
Để còn thăm hỏi, Em cùng ANH


"Trong đêm tối, Anh thích hồi tưởng lại những chuyện chôn sâu tận đáy lòng, những thứ đã từng có được, từng đánh mất, từng vui, rồi cũng từng buồn..."

NỤ CƯỜI

Mình ơi.! tôi nói mình nghe
Mình nên luôn nhớ phải khoe nụ cười
Quanh năm suốt tháng vui tươi
Trước khi ngủ-dậy nhớ cười cho vui

Hôm nay sinh nhật của mình
Mình ơi.! dậy sớm chúng mình cười vui
Cười tươi khách đến cũng vui.
Cảm ơn Khanh Nguyễn cùng tui vui cười.


SOI GƯƠNG.

Soi gương, giận chẳng thấy MÌNH
Đem treo xó bếp bỗng HÌNH hiện RA...
Hoảng hồn tưởng gặp bóng MA
Sáng đèn mới tỏ chính TA dọa mình !


Soi gương sinh nhật thấy GIÀ
Bảy tư là tuổi không XA đất TRỜI
Buồn treo góc kín cho RỒI
Để không thấy bóng cuộc ĐỜI xót xa


Mong rằng từ ấy về SAU
Chẳng còn nhìn bóng khỏi ĐAU đớn LÒNG
Vẫn luôn vui vẻ tâm HỒN
SANG ơi.! HIỀN vẫn Cảm ƠN tấm lòng.


- Cảm ơn Anh Chị cùng bè bạn
Thăm hỏi, chuyển lời, nhớ đến NHAU
Tình cảm, mến trao, người khắp nẽo
Tha hương, nhận được, sưởi lòng NHAU


NGÀY SINH CỦA TÔI !

Nay mừng, tuổi mới đã thêm niên
Tuổi của hạt sương tuổi xế chiều
"Lăn" mãi không "rên" về chốn ấy!
Cá chim không cả bóng chim Quyên
Soi mình bóng nước thấy nghiên ngã
Mở "Cửa" đón chào khách sớm lên,
"U" cả tám mươi mừmg đón tuổi.
Cao Hoàng đã ghé cảm ơn nhiều...


NHẬN MANG NHỚ CẢM ƠN NGƯỜI.

Nhận ơn các bạn gần XA
Hôm nay sinh nhật gửi HOA chúc MỪNG.!
Lòng tôi cảm mến vô CÙNG
Nhịp tim hạnh phúc hoà RUNG tiếng CƯỜI


Mang ơn các bạn cùng NGƯỜI
Tuy xa chẳng gặp tình NGƯỜI đã TRAO
Cho nhau lời nói ngọt NGÀO
Xẻ chia tình cảm thật BAO ân TÌNH !


Nhớ ơn những nhánh hoa XINH
Nhận hoa nhận cả chút TÌNH mến THƯƠNG
Giờ đây nghe nhạc du DƯƠNG
Bài thơ gửi gắm niềm THƯƠNH với MÌNH


Cảm ơn các bạn thân TÌNH
Ngày sinh có bạn thấy MÌNH càng VUI !
Luôn là bạn tốt trong ĐỜI
Dẫu không gặp mặt tình NGƯỜI vẫn mang


- Bấm tay tính nhẫm tuổi "Tề Thiên"
Khỉ đột bọn mình sống thản nhiên
Hàng chục bảy mươi, đơn vị bốn
Sống còn, xứ la, tuổi thêm niên...


- Cảm ơn ông bạn già HT.


- Một dấu tròn vo vĩ đại tròn
Hôm nay, mừng tuổi đó nghe con
Ngoài không trong rỗng không gì hết
Không cả không là cái số không. "OOOOOOO" ...


- Cảm ơn Bùi Trí đã ghé thăm.


NHỚ VỀ PHỐ NÚI.
Nhớ thuở đưa em về Darlac (Dák Lák)
Cơn mưa... tuôn mãi suốt đêm NGÀY
Đất đỏ dìu em trèo bám dốc
Níu nhau bám víu giữ trongTAY


Mấy thuở em về thăm phố núi
Sao mưa.! mưa mãi suốt ngày ĐÊM
Trước gió dáng xiêu bước chậm rãi
Dìu nhau từng bước dưới mưa ĐÊM


Sáng nay dậy sớm mừng sinh nhật
Mở "Cửa" đón chào khách đến THĂM.
Hàng chục bảy mươi, đơn vị bốn
Cao Nguyên phố núi đã vào THĂM


- Cảm ơn Cao Nguyên ...


- Cảm ơn hai cháu có lòng nhớ
Sưởi ấm mùa đông viễn xứ NẦY
Tình cảm dòng đời... nước chảy thoát...
Đáy còn, trơ cát, cảm tình XÂY.!

MỘT CỎI ĐI VỀ..

Không có văn bản thay thế tự động nào.

Thời gian trôi qua, mọi thứ dường như đang xảy ra cùng một lúc hoặc thời gian đã dừng lại vĩnh viễn hay mất hết ý nghĩa. Nơi đó rất mờ ảo, kỳ lạ, và dường như không chào đón người đến. Đó là một khu vực bí ẩn nhưng vẫn rõ ràng, nơi chuyên thu thập những trải nghiệm cận tử. Thế rồi.! “Đột nhiên tôi rùng mình, khi thấy mình ở một nơi kỳ bí, xa lạ. Trước mặt tôi, chỉ thấy một sự vĩnh cửu của cõi hư vô”...

Như thế trả xong kiếp nợ đời.!
Với ba tấc đất phủ Anh thôi.
Cỏ xanh mai mốt che đầy kín
Nỗi nhớ rồi đây hẵn sẽ phôi
Bởi sống dương trần là tạm gởi
Còn về cực lạc mới tinh khôi
Anh nay được Tổ ban phần thưởng
Lên cỏi, em dâng vái lạy thôi !


Cầu mong Anh được sớm siêu thăng
Để hưởng an vui chốn suối vàng
Tán tụng muôn đời dày đức độ
Ngợi khen sống trọn với tài năng
Đã đưa Anh khỏi nơi cay đắng
Sưởi ấm đời Anh hết giá băng
Choáng ngợp thiên thu vùng ánh sáng
Hào quang chiếu tỏa thật vinh quang…


..."Trần gian là cỏi vô thường.
Đời là cỏi tạm tiếc thương phũ phàng
Buồn vui trả lại trần gian,
Mi buồn khép lại, áo quan đưa về"...


- Nhớ lại những năm về KT thăm Mệ Nội các cháu, Anh em mình đã từng hàn huyên tâm sự...Câu nói sau cùng kèm theo tiếng thở dài của cả hai: khi Mẹ em mất năm 2012, "Ba O đi rồi, sẽ đến lượt tụi mình Hiền à.!". Sáu năm sau... bây chừ, Anh đã rũ sạch bụi trần. Tiễn Anh đi về...vĩnh biệt Anh.

Gia đình Kính Loan.
27112018

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2018

BỨC THƯ TUYỆT MỆNH CỦA NGƯỜI MẸ 80 TUỔI "HỐI HẬN VÌ SINH RA 4 CON TRAI".

  
Bức thư tuyệt mệnh của một bà mẹ 80 tuổi ở Trung Quốc với tựa đề "Cảm ơn vì đã chăm sóc mẹ nhưng mẹ hối hận khi đã sinh ra các con" khiến nhiều người không cầm được nước mắt.
Các con trai của mẹ,
Hôm nay là ngày 6/6, mẹ đã qua tuổi 80, điều này cũng có nghĩa là mẹ đã sống được 80 năm trên đời rồi.
Trải qua một thời gian dài như vậy, mẹ sinh 4 đứa con và nuôi thêm 8 đứa cháu tất thảy. Tức là trong suốt cuộc đời mình, mẹ đã nuôi 12 người, cả con lẫn cháu. Vì vậy mà mẹ nghĩ rằng mẹ đủ từng trải và đủ tiếp xúc để có thể hiểu rõ về những đứa con của mình.
Đặc biệt là từ vài năm trước, sau khi cha các con qua đời, mẹ cảm thấy một cách rõ ràng rằng các con ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn với mẹ. Nhưng lúc đó, mẹ đã thực sự hy vọng rằng các con có thể đưa mẹ về nhà, mẹ muốn sống với các con và mẹ có thể làm bất cứ điều gì để được như thế.
Mẹ cứ mong chờ nhưng 2 tháng đã trôi qua mà không một ai trong số các con đón mẹ về. Trái tim của mẹ lạnh lẽo như đóng băng vì mẹ biết các con sẽ không bao giờ có ý định đó.
Cũng may là khi ấy các con đối xử với mẹ không tệ. 4 người các con đã chia nhau, mỗi người 1 tuần ở lại với mẹ, nên mẹ không còn sợ hãi khi màn đêm buông xuống nữa.
Thực ra, ai cũng vậy thôi, sống đến ngần này tuổi rồi, điều đáng sợ nhất là gì? Đó chẳng có gì khác ngoài nỗi cô đơn.
Mẹ biết, các con đã dành 1 năm 9 tháng để chăm sóc mẹ, khoảng thời gian đó tương đương với 630 ngày. Là một người mẹ, mẹ cảm ơn các con vì hành động đó.
Thế nhưng sau đó, các con gặp mẹ với gương mặt ngày càng cau có. Khi đến, các con không chào hỏi gì và lúc đi cũng chẳng nói với mẹ một câu nào. Nó giống như là các con đang vào khách sạn và đi lướt qua một bà già xa lạ vậy.
Mẹ không muốn xúc phạm bất kỳ ai trong số các con. Mẹ không ăn của các con một bữa ăn nào, cũng không mặc quần áo của các con và càng không tiêu tốn 1 đồng nào của các con. Nhưng các con luôn cho mẹ cảm giác, việc các con đến thăm mẹ giống như là một món nợ, một gánh nặng phải trả.
Ngay cả khi mẹ đã chẳng còn minh mẫn thì mỗi tối, các con vẫn bỏ về nhà mình, không một ai ở lại với mẹ. Chính điều đó đã khiến cho mẹ cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết.
Sau khi cha các con qua đời, các con đã ở cạnh mẹ 1 năm 9 tháng. Mẹ biết ơn vì điều này nhưng ở phần còn lại của cuộc đời, mẹ sẽ đi một mình.
Trong hơn 2 năm qua, mẹ đã phải vật lộn với nỗi cô đơn. Vào ngày sinh nhật lần thứ 80 của mẹ, các con đã đến và đều chúc mẹ "Sống lâu trăm tuổi!", nhưng lúc đó mẹ chỉ cười và nghĩ, sống trăm tuổi thật vô dụng.
Và gần đây, bệnh tim của mẹ ngày càng nặng hơn. Mẹ không nói điều đó với các con và mẹ không biết phải nói gì. Mẹ mong rằng bệnh tật sẽ mang mẹ đi gặp cha các con sớm hơn, nếu được như vậy thì mẹ sẽ biết ơn cuộc đời này rất nhiều.
Mấy ngày trước, mẹ mơ thấy cha các con. Ông ấy nhìn mẹ cười và nói: "Bà đi với tôi nhé! Bà sẽ không còn cảm thấy cô đơn nữa".
Tỉnh dậy, mẹ nhìn thấy những ngôi sao bên ngoài cửa sổ, thấy mặt trăng tròn và lớn. Mẹ đã mơ thấy cha các con, mơ thấy rằng ông ấy sẽ đón mẹ đi vào một đêm tuyệt đẹp như thế. Trong suốt cuộc đời mình, mẹ biết ơn tình yêu của ông ấy dành cho mẹ và biết ơn sự chăm sóc của các con trong 630 ngày vừa qua.
Bệnh tim của mẹ mỗi ngày một nặng nên mẹ hiểu rằng mình không còn nhiều thời gian nữa. Thế nên mẹ đã viết bức thư này, bởi duyên phận của mẹ con mình cũng chẳng còn bao nhiêu.
Tóc mẹ đã bạc hết rồi, mẹ có thể thề với mái tóc của mình rằng, mẹ thực sự trân trọng những gì các con đã làm cho mẹ. Ngoài câu này ra, mẹ còn muốn nói thêm rằng: "Mẹ rất hối hận khi đẻ ra các con. Nếu có kiếp sau, mẹ không muốn các con là con của mẹ nữa."
Nhưng với tư cách là một người mẹ, mẹ vẫn hi vọng rằng cả 4 người các con sẽ hạnh phúc trong những năm tháng sau này, sẽ không bị 8 đứa con của mình bỏ rơi.
Sau lá thư này, mẹ muốn dừng lại tất cả..."
Cuối cùng, một vài ngày sau, người ta phát hiện bà mẹ 80 tuổi đã nhắm mắt xuôi tay với gương mặt vô cùng bình yên trên chiếc giường của mình, trong tay là bức ảnh duy nhất của bà và chồng.
The 80-year-old's suicide note "regretted the birth of four sons."


The 80-year-old's suicide note in China titled "Thank you for taking care of your mother but regretting having given birth to your children" has made many people unable to hold back their tears.

"The mother's son,
Today is June 6, mother is over 80, this also means that she has lived 80 years already.
For such a long time, she gave birth to four children and raised eight grandchildren all. That is, throughout my life, she has raised 12 people, both children and grandchildren. So I thought she was old enough and enough to be able to understand her children.
Especially since a few years ago, after my father died, she clearly felt that the children became increasingly impatient with her mother. But at that moment, I really hoped that you could take me home, you wanted to live with me and you could do anything to be like that.
Mother waited but two months passed without one of the children picking her mother. My mother's heart was cold as she knew she would never have that intention.
Fortunately, you did not treat me badly. The four of you were separated, each one week with her mother, so she no longer fear when the night falls again.
Actually, everyone too, living up to this age, what is the most frightening? That is nothing but loneliness.
I know you spent a year and nine months looking after your mother, which is roughly equivalent to 630 days. As a mother, my mother thanks you for that action.
But then, the children meet mother with face increasingly scowl. When you come, you do not say anything and when you go did not tell a mother. It's like you're going to the hotel and go to a strange old woman.
I do not want to offend any of you. I do not eat any of your children's meals, nor do you wear your children's clothes and it will not cost you any money. But you always make me feel like you are visiting a mother like a debt, a burden to pay.
Even when your mother is not clear, every night, you leave home, no one stays with your mother. That made me feel lonely more than ever.
After your father passed away, you were with your mother for 1 year and 9 months. I am grateful for this, but for the rest of my life, I will go alone.
For more than two years, she has struggled with loneliness. On the 80th birthday of my mother, the children came and wished their mother "lived a hundred years old!", But then she just laughed and thought, living a hundred years of useless.
And lately, her mother's heart disease is getting worse. I do not say that to you and you do not know what to say. I hope the disease will bring her mother to see her father soon, if so, she will be grateful for this life a lot.
A few days ago, she dreamed of her father. He looked at her and laughed and said, "She will go with me! She will not feel lonely anymore."
Woke up, the mother saw the stars outside the window, see the full moon and big. I dreamed of your father, dreaming that he would pick her up on such a beautiful night. Throughout my life, I was grateful for his love for his mother and his gratitude for his care over the past 630 years.
Mother's heart disease is heavy every day so she understands she does not have much time left. So I wrote this letter, because the fate of mother and child is not much.
My mother's hair is gone, and she can swear by her hair that she really appreciates what you have done for her. In addition to this verse, I would like to add that "I am very sorry to give birth to you, if you have a future life, I do not want you to be my mother."
But as a mother, I still hope that all four of you will be happy in the future, will not be abandoned by your eight children.
After this letter, I want to stop all ... "
Finally, a few days later, it was discovered that the 80-year-old mother had closed her eyes with a very peaceful face on her bed, in her hand was the only photo of her and her husband.


Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

NHỚ NƯỚC...THƯƠNG NHÀ...



…“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” (Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan1805-1848)

CỐ GẮNG VƯỢT QUA "ĐÈO BÀ HUYỆN".!

Vách núi bên đèo đá chắn cây
Thôi đành dan mặt với trời mây
Văn thơ Bà Huyện đèo Ngang bước
Lá cỏ chen hoa đá vướng dây
Mặc đá cản cây ta vẫn bước
Trèo non mãi ngắm thoả râu mày
Tên đề vách núi cho đời biết
Ta đã lên đèo Bà Huyện đây!


- Mặc dù đảng CS dùng CA (đá) để cản đường (cây) tranh đấu; Nhưng chúng ta bằng mọi cách phải vương lên cùng Đất Trời.
- Không chịu khuất phục như xã hội phong kiến đương thời, mà Bà Huyện đang sống; Vì những thành phần quan lại xu nịnh, toàn những lá cỏ hoa dại và những đá dăm đã vướng chân Bà.
- Nhưng trong thời đại toàn cầu ngày nay, thành phần tuổi trẻ yêu nước nhất là đấng mày râu, không được chùn bước trong giai đoạn "dầu sôi lử bỏng", chỉ có một con đường "Tiến lên để Sống; Lùi lại là Chết". Đế nói về một quan niệm sống cần phải có nghị lực, ý chí, từ đó Bác Học (nhà uyên bác về văn học) Nguyễn Bá Học đã nói:"Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Được sinh ra trên đời là một diễm phúc đối với mỗi con người. Thế nhưng để tồn tại và sống cho đúng nghĩa, con người luôn phấn đấu để thật sự “thành người” là cả một thời gian dài đấu tranh.
- Khi tranh đấu đã thành công, vượt qua và lên tới đỉnh đèo rồi. Khi đó, chúng ta sẽ hãnh diện, vì đã đóng góp công sức cho đất nước trong giai đoạn nầy.

Chỉ với hai câu trong tuyệt tác Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan đã tả tất cả cái lòng yêu nước, yêu quê hương đất nước. Nhưng tại sao đau lòng khi nhớ nước? Tại sao mỏi miệng khi thương nhà? Phải chăng nữ sĩ muốn nói đến cái tâm trạng của những kẻ sĩ thời bấy giờ bó tay, thất thế trước thời cuộc, phải phục vụ làm tôi cho một chế độ mà không phải do bà và thân thuộc hay người cùng xứ bà chấp thuận? Phải bỏ xứ Bắc Hà vào Nam, tâm trạng “Hoài Lê” là tâm trạng chung của những kẻ sĩ Bắc Hà thời ấy không phục nhà Nguyễn. Hai cặp chữ “Nhớ Nước-Thương Nhà” biểu hiện tình Yêu Nước.
Tâm trạng “Hoài Lê” của kẻ sĩ Bắc Hà thời ấy khác chi ngày nay, kẻ sĩ Sài gòn, hay những người ái quốc Việt Nam đang “Hoài nhớ cái thời Việt Nam Cộng Hòa” đang “Hoài nhớ cái chế độ Quốc Gia Việt Nam” ta vậy!
1/ Lòng Ái Quốc: nhản hiệu phổ thông, bị lạm dụng nhiều nhứt!
Cả mấy tuần qua, người Pháp hay người Việt, tại Pháp, cũng như thế giới đang chăm chú lo lắng theo dõi những cuộc xuống đường, biểu tình, chận đường của những người công dân Pháp bất mãn. Phong trào tự phát, tự lập, không có tên chính trị, để dễ nhận diện nhau, họ tự gọi họ là “Phong trào áo vàng” (Mouvement des gilets jaunes), họ xuống đường, họ ra đường, nhóm họp, tụ tập, và mỗi ngưới khoác “chiếc áo vàng”, chiếc áo dễ tìm, (vì là chiếc áo bắt buộc phải có trong mọi chiếc xe, và phải xử dụng khi xe gặp tai nạn, phải xuống xe và khoác lên người để các xe khác dễ nhận diện). Họ xuống đường, biểu tình, để nói lên tiếng nói đòi hỏi, phẫn uất, bất mãn, là một thái độ dân chủ, và do đó cũng thể hiện một quyền công dân, một thái độ YÊU NƯỚC!
Nước Pháp một quốc gia dân chủ, cũng như mọi quốc gia tiên tiến nơi mà quyền Tự Do Ngôn Luận, nơi mà tiếng nói Dân Chủ được tôn trọng lên hàng đầu… Mọi công dân bất mãn hay không đều có quyền xuống đường phản đối hay ủng hộ. Nước Pháp hằng năm có cả chục lần xuống đường. Xuống đường biểu tình do một chánh đảng tổ chức cũng có, do một nghiệp đoàn lao động cũng có, do tự phát cũng có. Xuống đường biểu tình phản đối đòi hỏi cũng có, xuống đường biểu dương lực lượng một phong trào – nữ quyền, đồng tính tự do luyến ái, sanh sản nhân tạo cũng có.
Và ngày nay, có cả những xuống đường “chia buồn” – marche blanche – đồng hành trắng – đồng hành chia buồn đứa con bị mất tích, cô vợ bị hành hung, người vô tội cũng có – đứa trẻ bị bắt cóc hảm hiếp, nhưng kẻ có tội cũng có, du côn du đảng, đánh lính bị lính bắt chết. Ở Pháp, đánh cảnh sát thì chỉ 2 tháng tù treo, nhưng nếu du côn, du đảng phá làng phá xóm, chẳng may bị lính, cảnh sát bắn chết (Tây gọi là bavure – lỡ tay), thì cả làng, cả báo chí chê bai, xuống đường biểu tình bất mãn, Toà đành phải phạt anh lình vô phước nầy thôi!… Dân chủ là thế, làm bậy dân chê! Xuống đường, ngày nay, là tiếng nói thực sự của người dân. Xuống đường phản đối chánh phủ, xuống đường đòi hỏi chánh phủ, nhưng cũng xuống đường ủng hộ nữ quyền, xuống đường ủng hộ tự do kết hôn… vân vân. Tiếng nói của đường phố, từ nay ở các quốc gia tiến tiến là một quyền công dân cũng như lá phiếu, cũng như hội họp, thành lập đảng phái chánh trị.
Khác hẳn với các quốc gia độc tài như Việt Nam ta, Cộng sản cầm quyền thì khác hẳn. Cấm tất cả! Cấm mọi quyền! Chỉ trích đã đành, bàn tán cũng không, và càng cấm quyền biểu hiện hay quyền biểu quyết. Cấm nói ý nghĩ của mình, và đặc biệt tư tưởng chánh trị, và càng cấm đòi hỏi chánh trị và cấm bàn thảo chánh trị. Do đó NÓI LÁO là thái độ duy nhứt để tồn tại. Nói láo là chánh, nói láo với gia đình, với hàng xóm, với nhà cầm quyền. Và vì ngược lại, Nhà cầm quyền chẳng những cũng nói láo, mà có cả một CHẾ ĐỘ NÓI LÁO với người dân. Láo đến cả hàng hóa cũng láo, cũng dỏm, thực vật, món ăn cũng dỏm… Hàng hóa Tàu và hàng hóa Việt ngày nay là nơi nhiều hàng nhái hàng dỏm nhứt thế giới, và họ cũng là những ông vua, những thợ thủ công bực nhứt thế giới về hàng nhái… từ điện thoại, đồng hồ sang trọng, đến quần áo, giày dép bình thường… tất cả đều được biến thành hàng nhái, hàng dỏm. Thường tình là made in China, và made in VietNam.
Do đó những cách biệt, lằn ranh, khác biệt tư tưởng, não trạng, tâm lý, đời sống, nhân sinh quan, chủ nghĩa như Quốc Gia/ Cộng Sản; Tự Do – Tư Bản/ ĐộcTài Cộng Sản Xã hội; Hàng thật – Hàng Chánh/ Hàng Giả – Hàng Nhái; phong cách Mỹ – Âu – Nhựt/ Tàu – Việt… ngày nay đã hợp nhứt cùng một lằn ranh.
Cũng vì thế, tình Yêu Nước, lòng Ái quốc thường được ca tụng, được xử dụng như một, khẩu hiệu, một nhản hiệu phổ thông, lịch sử, để kêu gọi những cuộc nổi dây để cứu quốc, để giữ nước, từ bao nhiêu năm nay, từ Đông sang Tây, từ Bắc chí Nam, Âu Á Mỹ Phi, chỉ là những lời kêu gọi lường gạt, khi thì để nổi dậy lật đổ một chính quyền, khi thì dùng để tấn công xâm đoạt một đất nước – Đức chống Pháp Anh – khi thì để giữ nước – còn có khi, thì chỉ để phục vụ một ý thức hệ quốc tế phục vụ quyền lợi một Đảng Chính trị để cướp chánh quyền. Việt Minh Cộng Sản Đệ tam Quốc tế, thừa lệnh, để nhuộm đỏ, cộng sản hóa Đông Nam Á!
2/ Yêu Nước-Thương Nhà và Người Việt Quốc Gia:
Các đây trên 43 năm, chúng ta những Người Việt Quốc gia, vì Yêu Nước, vì Thương Nhà, tuy phải vật lộn với cuộc sống hằng ngày, vẫn hy sinh, tay súng, tay cầy, quay quần, cùng nhau, bảo vệ, bám trụ, vào mãnh quê hương cuối cùng, Miền Nam Việt Nam, một phân nửa Nước «còn lại», vừa là Nhà, nơi "chôn dau cắt rún", cũng vừa là Nhà, nơi tỵ nạn của một triệu đồng hương anh chị em miền Bắc mới di cư vào tá túc, tất cả chỉ để chống độc tài Cộng Sản Đỏ. Và không một người bỏ xứ ra đi, xuất ngoại, vượt biên, tỵ nạn xứ người!
Độc tài Đỏ, Cộng sản chủ nghĩa cũng nhơn danh, mất dạy, lường gạt dùng Lòng Yêu Nước, xô quân, vượt tuyến, tràn vào Nam để trùm cái gông cùm Cộng sản vào chúng ta.
Cái lạ lùng là tất cả những tên độc tài Đỏ, hay độc tài Đen, Cộng sản hay Phát Xít Nazi đều tự vỗ ngực xưng là những nhà Ái Quốc!
Còn người Dân Chủ chúng ta, mắc cở cái miệng, không dám tuyên bố mình là Nhà Ái Quốc e rằng mình không đủ khả năng Yêu Nước thật sự chăng! Đó là cái nghịch lý lớn!
Nói như vậy, để nói rõ rằng Tình Yêu Nước – lòng Ái Quốc là một từ ngữ bị nhiều lạm dụng nhứt. Nhơn danh Yêu Nước, Hồ Chí Minh thí chốt dân lành, giết hại thương vong bao nhiêu thế hệ thanh niên thanh nữ Việt Nam – thí bao thế hệ con em miền Bắc vượt Trường Sơn, đi xâm chiếm đất nước cướp quyền lãnh đạo, thí cả con em miền Nam phải lo bảo vệ quê hương. Nhơn danh Yêu Nước Hồ Chí Minh giết và thủ tiêu bao nhiêu người ái quốc nhân tài. Nhân danh Yêu Nước, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã chấp nhận bán đứng, nhuộm đỏ đất nước cho Trung Cộng, hậu duệ các triều đại Hán tộc Bắc phương bành trướng! Bán cả đất đai biên giới, giao cả lãnh hải, thậm chí giao phó bao sanh mạng đồng bào chiến sĩ cho ngoại nhân Tàu thay mình cầm quân ra trận. Tàu Cộng xử dụng chiến thuật biển người giết bao nhiêu thanh niên Việt Nam chỉ để đánh chiếm một căn cứ không có gì là một tầm vóc chiến lược như Điện Biên Phủ, (chiến thắng Điện Biên Phủ là do hai tướng Tàu điều khiển chứ chẳng phải của Võ Nguyên Giáp). Nhơn danh Yêu Nước, Hồ Chí Minh chấp nhận phá tan đất nước miền Bắc để thắng Mỹ. May mà Mỹ nhân đạo, chiến tranh hạn chế, có bom nguyên tử nhưng không dùng đến, không đánh các đê điều khi mùa lũ, không đánh bom tàn phá Hà nội (thử so sánh với với những cuộc dội bom của Đức xóa sổ thành phố Coventry ở Anh, hay cuộc đánh bom của đồng minh ở Dresden, Đức, hay Mỹ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima Nhật trong Thế Chiến 2!). Vì vậy ngày hôm nay, khi nghe Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nói Yêu Nước, chúng ta rất sợ! Và chúng ta hãy nhớ những khẩu hiệu định nghĩa Yêu Nước của Cộng sản như “Yêu nước của Cộng sản là Yêu Xã hội Chủ Nghĩa” hay “Trung thành với Nước là Trung với Đảng”. Làm sao chúng ta có thể tin vào lòng Yêu Nước của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Dân Syrie dám chết để đòi Độc lập. Dân Việt Nam ngày xưa do Cộng sản quốc tế xúi, dám chết để Chống Mỹ Cứu Nước. Ngày Nay có ai dám chết để Chống Tàu cứu Nước không?
Dân Việt Nam có dám liều chết bảo vệ dân chúng và đất nước Việt Nam không?
Riêng chúng tôi, người hải ngoại, nói “Nhớ Nước-Thương Nhà” có lẽ đúng hơn! Nói như vậy chúng tôi không phủi tay, "mặc kệ nó", mà chúng tôi chỉ làm, khi người Việt Nam, người dân Việt Nam trong nước, nếu thật sự là người Việt Nam Yêu Nước, phải làm!
Bé cổ thấp miệng thì cũng phải xuống đường biểu tình đòi Nhà cầm quyền Cộng sản phải lấy trách nhiệm, hoặc đánh Tàu, hoặc giao quyền cho người khác, cho người dân, chúng tôi ngoài nầy chỉ là vũ khí tuyên truyền, là vận động dư luận, vũ khí là kêu gọi bạn bè. Người dân trong nước, xin đừng trông chờ hải ngoại. Người dân trong nước xin đừng mong Mỹ, Nhựt, hay Philippines, hay Nga hay ai đó. Làm được hay không, dám làm không, đó là tùy lòng dạ các bạn trong nước đó thôi!
Với chúng ta ngày nay ở hải ngoại, quê hương là “nhớ nước”. Nhớ nước qua hình ảnh xưa, nhớ nước qua kỷ niệm, nhớ nước qua quá khứ : Sàigòn với con đường Duy Tân cây dài bóng mát, Sàigòn với mùa gió và những cánh trái dầu rơi xoay theo gió, Sàigòn tình tứ khi ngồi trú mưa chờ em với ly cà phê nhỏ giọt và điếu thuốc Capstan thơm tho… và nhiều nữa. Với chúng ta ngày nay ở hải ngoại quê hương là “thương nhà”. Thương nhà là thương những ngày thanh bình tuổi ấu thơ, thời học trò, thời “ô môi” ăn vàng răng, …thời ăn chùm ruột chấm mắm ruốc. Thương nhà là thương cả những ngày “đổ mồ hôi nơi quân trường”, hay thương cả những ngày hành quân truy địch, và thương cả những ngày chiến đấu sống còn quần thảo với Việt Cộng, thương nhà cũng là thương cả những ngày dưởng thương hay nghỉ phép, cùng em dạo phố…
Chúng ta ngày nay, ở hải ngoại, đấu tranh đòi hỏi tự do, nhơn quyền cho người dân trong nước, đấu tranh đòi hỏi dân chủ, dân quyền phải được trả lại cho người dân trong nước. Chúng ta không chấp nhận Việt Cộng cầm quyền, vì có phải vì họ cầm quyền láo, làm hư hỏng cả một nước, một quốc gia? Hay là chúng ta không được nhìn thấy những cái gì chúng ta mơ thay đổi hoặc chúng ta thấy quá nhiều thay đổi nhưng không giống định nghĩa của chúng ta ? Có lẽ cả hai. Và chúng ta sốt ruột, vì sao người dân trong nước, những người chúng ta mơ giống chúng ta cúi đầu chấp nhận, và giòng đời cứ thế mà trôi, và chẳng mấy chốc 43 năm đã trôi qua. Với tuổi của chúng tôi 30 năm (1945-1975) "tuy ngắn mà dài", với những đầy ắp kỹ niệm vui buồn vì may mắn được sống trong thể chế tự do, dân chủ và nhân quyền của VIỆT NAM CỘNG HÒA. Nhưng đã phải trải qua gần 44 năm, bị chụp cái gông cùm CỘNG SẢN lên cổ trên 19 triệu dân VNCH, "tuy dài mà ngắn" vì chúng ta cảm nhận như mới ngày nào. Vết thương vẫn hoài rĩ máu...cơn nhói đau tim không bao giờ dứt...
Và chúng tôi mong, và chúng tôi mơ, chúng tôi thèm có một Việt Nam mới với một cơ chế Nhà nước do những công dân trách nhiệm tạo thành. Những công dân có chủ quyền thật sự, quyền đóng góp vào việc quản trị đất nước. Quyền được dự và góp phần đóng góp và quyền được gặt hái và hưởng thụ những thành quả thích đáng. Những công dân được nhận thức nắm rõ vai trò công dân của mình: được nhận định đúng và thực thi đúng vai trò mình, khi được dân bầu làm đại diện dân trong vai trò lãnh đạo, cũng như khi chỉ làm người dân bình thường trong vai trò công dân tuân thủ, chấp hành hay đóng góp.
3/ Công Dân Phải cầm quyền!
Này Công dân ơi ! Đứng lên đáp lời sông núi!
Ngày mai, chúng ta không nói nhân dân làm chủ, đất nước là của nhân dân nữa.
Chúng ta phải nói Công dân làm chủ, đất nước của Công dân.
Quan niệm đầu tiên, là quan niêm “người công dân”. Người Pháp dùng từ citoyen, người Anh-Mỹ dùng từ citizen. Cũng như các từ ngữ có ý niệm tổ chức xã hội, và chánh trị, những ý niệm ấy đều có gốc La Hy (La mã và Hy lạp). Citoyen hay citizen đều đến từ Cité hay Citi = thành phố. Khi dịch sang việt ngữ là công dân, chúng ta đã “đi tắt”, và chúng ta càng “đi tắt” khi chúng ta áp dụng cho cả một quốc gia. Và từ công dân ngày nay chẳng những được áp dụng tùy trường hợp, tùy quốc gia cho quốc tịch, -nationalité mà còn được hiểu là quốc dân nữa ! Hai quan niệm, nói đúng hơn hai trường phái thường dùng để cấp quốc tịch hoặc dựa theo thuyết thổ nhưỡng – nơi sanh quán – là jus soli - droit du sol - quốc thổ hoặc đựa theo thuyết huyết thống – do cha hoặc mẹ truyền cho – jus sanguinis - droit du sang - huyết tộc. Hai thuyết nầy dựa theo:
- Thuyết tổ chức thuần túy chánh trị, ca tụng dân tộc huyết thống, ngôn ngữ văn hóa ( jus sanguinis), tất cả quốc dân phải cùng một huyết thống, một ngôn ngữ.
- Dựa trên sức mạnh sản xuất kinh tế, sức mạnh kinh tế sản xuất một quốc gia, do người sản xuất, người ấy có thể là người di dân, chỉ cần người ấy là người có sinh hoạt kinh tế sản xuất và đóng thuế, tức là có tham dự vào tổ chức kinh tế sản xuất, nghĩa là xã hội, nghĩa là chánh trị, tất cả đếu sinh hoạt trong đất nước của một quốc gia (jus soli, droit du sol !).
Quan niệm định nghĩa công dân ngày nay của thế giới là một quan niệm trung dung dùng cả hai thuyết, tùy lúc và tùy hoàn cảnh, thêm bớt nặng nhẹ để xử dụng cả hai. Cũng cố chánh trị, dùng chủ thuyết tự hào dân tộc, huyết thống, ngôn ngữ để chiếm đất dành dân, dùng thuyết huyết thống (jus sanguinis). Còn cũng cố phát triển kinh tế cần tay nghề thợ thuyền sản xuất, dân số đông làm giàu xứ sở dùng thuyết thồ nhưỡng (jus soli).
Công dân-quốc dân, huyết thống và ngôn ngữ là những quan niệm chánh trị có thể dùng làm vũ khí chiến tranh. Thí dụ Anschluss ngày 12 tháng 03 năm1938 nước Áo bởi quân Đức Nazi, vì người Áo dùng Đức ngữ; xâm chiếm Tiệp Khắc bởi quân Đức Nazi ngày 15 tháng 03 năm 1939, để cứu người Tiệp Đức ngữ; và thời nay, Nga chiếm Crimée, và sửa soạn chiếm Ukraine để cứu người Ukraine Nga ngữ. Và ngày mai, Trung Cộng sẽ xâm chiếm Việt Nam để cứu người Việt Hán ngữ!
Và tất cả đều nhân danh lòng YÊU NƯỚC để xâm chiếm nước nhỏ, theo luật của kẻ mạnh.

Phần kết

Công dân tạo đất nước, công dân chủ đất nước. Công dân khi lãnh đạo đất nước, công dân khi tuân thủ, chấp hành, đóng góp. Tất cả với một lòng thật sự ái quốc, thật sự yêu nước.
- Yêu nước là biết nhớ ơn đất nước, yêu nước là đau lòng con quốc quốc khi thấy đất nước lâm nguy, xáo trộn, giặc ngoài đang chiếm biển, giặc đang cướp nhà!." Toàn dân nghe chăng, Sơn Hà nguy biến..."
- Yêu nước là thương nhà mỏi miệng đóng góp, tranh đấu cho Nhân quyền cho Tự do, cho Dân chủ, cho Độc lập, cho Công bằng , cho Bác ái dù phải mỏi miệng cái gia gia.
Người Việt Nam yêu nước mau thức tỉnh dậy! Giặc ngày nay không còn ngoài biên ải, giặc Tàu đã nằm ngay tại trong nhà.! «Nhà cửa ta nó sẽ ở, vợ ta nó sẽ lấy»
Hãy nổi dậy, đuổi Việt Cộng, cướp chánh quyền, đuổi Tầu Cộng, cứu Việt Nam!
Hởi các người cựu đảng viên, đảng viên, quân nhân, công an, viên chức đương quyền!
Mong các anh chị em, chiến sĩ Quân đội Nhân dân, mong các anh chị em, các chiến sĩ Hải quân Nhân dân, mong các anh chị em viên chức công an hành chánh Nhà nước đương quyền hãy biết ơn người dân và đất nước đã nuôi dưởng phục vụ, hãy lấy tự hào dân tộc cầm súng giữ giang sơn Việt Nam.
Mong kẻ cầm quyền dương quyền còn tý tự trọng nào, giao trọng trách cho người công dân trách nhiệm. Hôm nay là ngày:
Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
Chín từng gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh
(Chinh phụ Ngâm – Đoàn Thị Điểm 1705-1748)


                  

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM CAO ÁP HUYẾT.

 
Bệnh cao huyết áp, còn gọi nôm na là “bệnh cao máu,” là tình trạng áp suất máu tăng cao thường xuyên và kinh niên, và còn là một bệnh xảy ra nhiều nhất. Bệnh cao huyết áp thường không có triệu chứng gì rõ ràng cả và ít khi được phát hiện sớm. Bệnh này là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trụy tim, tai biến não, suy thận, và nhiều bệnh trầm kha khác.

Triệu chứng

Đa số bệnh nhân chỉ biểu hiện triệu chứng khi mà tình trạng bệnh đã khá nặng và đang dẫn đến những hư hại đáng ngại. Trong nhiều trường hợp, dấu hiệu đầu tiên của bệnh cao huyết áp là bị trụy tim hay tai biến não đột ngột, vì thế bệnh còn có tên là “kẻ giết người thầm lặng.”

Bệnh cao máu được phân loại thành hai thời kỳ tùy theo áp suất máu:

Thời kỳ 1:
- Chỉ số trên tâm thu (systolic pressure) trong khoảng  
130 đến 139 mm thủy ngân (mmHg).
- Chỉ số dưới tâm trương (diastolic pressure) trong khoảng 80 đến 89 mmHg.

Thời kỳ 2:
- Chỉ số trên (systolic pressure) cao hơn >139 mm thủy ngân mmHg.
- Chỉ số dưới (diastolic pressure) cao hơn > 89 mmHg.

Ngoài ra, còn có một tình trạng cao máu nhẹ thời kỳ sớm (prehypertension)
- Khi chỉ số trên (systolic pressure) trong khoảng 120 đến 129 mm thủy ngân (mmHg).
- Chỉ số dưới (diastolic pressure) thấp hơn < 80 mmHg.

Triệu chứng của cả ba giai đoạn cao huyết áp thường ít khi xảy ra, nhưng có khi bao gồm: nhức đầu, chóng mặt, chảy máu mũi, nôn ói, khó thở, mắt mờ.

Ngoài ra còn một tình trạng cao huyết áp độc hại (malignant hypertension) còn gọi là cao huyết áp khẩn cấp khi mà huyết áp rất cao làm cho mạch máu bị vỡ và đi kèm với suy yếu của ngũ tạng, thí dụ như chảy máu mắt, truỵ tim, tai biến não, hay suy thận.

Triệu chứng khẩn cấp gồm có: chóng mặt, bất tỉnh, đau ngực, nghẹt thở, lòa mắt, yếu hay bị tê các bắp thịt mặt hoặc tứ chi.

Nguyên nhân

Có hai nguyên nhân: cao máu nguyên thủy còn gọi là cao máu cấp một (primary hypertension) và cao máu vì bệnh khác, gọi là cao máu cấp hai (secondary hypertension).

Cao huyết áp cấp một gồm những tình trạng cao tuổi, đàn ông, béo phì, cao mỡ, cao cholesterol. Phụ nữ thường bị cao huyết áp sau khi nghỉ kinh. Cao máu nguyên thủy thường xảy ra trong gia đình có bệnh sử cao huyết áp.

Cao huyết áp cấp hai có thể gây ra bởi bệnh thận, ngủ bị nghẹt thở (sleep apnea), nghẽn động mạch chủ (coarctation of the aorta), các bệnh về mạch máu thận, bệnh về hệ thống nội tiết, do sử dụng thuốc ngừa thai, hút thuốc lá, uống rượu, uống thuốc giảm đau kinh niên, và uống thuốc an thần chống trầm cảm.

Nói chung chung, cao huyết áp thường phát triển không có một lý do nào rõ rệt cả, và thường trở nặng hơn theo năm tháng.

Lý do thường gặp nhất:

1- Tuổi tác

Nguy cơ bị cao huyết áp tăng dần với tuổi tác, lên hệ đến sự mất tính đàn hồi co giãn của mạch máu, bị thay đổi hormone như khi nghỉ kinh, và bị nhạy cảm với muối có trong thức ăn.

Một người trong độ tuổi 30 có thể bị cao máu nhẹ, và áp suất máu tăng dần. Nếu bị cao huyết áp trước tuổi 50 thì nguy cơ bị đột quỵ tim hay tai biến não sẽ tăng cao. Nếu không được chữa trị, bệnh cao huyết áp sẽ làm giảm tuổi thọ độ 10 năm.

2- Phái tính

Bệnh cao huyết áp thường xảy ra cho đàn ông nhiều hơn là đàn bà cho đến độ tuổi 45. Từ 45 đến 64 tuổi phần trăm bị cao máu là ngang nhau cho cả hai phái, và phái nữ bị cao huyết áp tăng nhiều hơn sau tuổi 55.

3- Chủng tộc

Người gốc Phi Châu và người gốc Châu Mỹ La Tinh dễ bị cao máu hơn là người da trắng. Người da vàng gốc Châu Á tương đối ít bị cao huyết áp. Tuy nhiên ngoài lý do chủng tộc, nguy cơ bị cao huyết áp vẫn tùy thuộc vào cách ăn uống, và nếp sống.

4- Bệnh thận

Bệnh thận kinh niên có thể ảnh hưởng đến thể tích máu và làm tăng áp suất máu.

5- Bệnh tiểu đường

Bệnh nhân  bị bệnh tiểu đường thường hay bị suy thận. Tuy nhiên có nhiều người bị cao máu trước khi bị bệnh cao đường trong máu.

6- Các bệnh về tuyến nội tiết

Bệnh về tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận, và tuyến yên (pituitary disease) làm cho hormone bị thay đổi dẫn đến cao huyết áp.

7- Thuốc men

Một số thuốc men có thể làm tăng huyết áp thí dụ như steroids, thuốc ngừa thai, thuốc trị nghẹt mũi, thuốc có chứa caffeine, thuốc an thần và nhiều loại thuốc khác.

Lý do di truyền

Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng gây ra bệnh cao huyết áp nhất là tình trạng cao huyết áp nguyên thủy, cấp một. Yếu tố di truyền nắm khoảng 30 đến 50% nguy cơ cao huyết áp. Người ta vẫn chưa tìm ra một gene nào cụ thể quy định bệnh cao huyết áp, nhưng có thể là một tập hợp nhiều gene khác nhau. Nếu trong gia đình có người bị cao huyết áp thì nguy cơ bị bệnh sẽ tăng cao.

Nề nếp sống

Hút thuốc lá là lý do thông thường nhất gây ra bệnh cao huyết áp. Thuốc lá làm cho mạch máu bị hẹp lại, mất tính đàn hồi và dễ bị lở loét động mạch.

Ăn đồ mặn, nhiều muối là lý do đứng hàng thứ hai. Một số  người có thể ăn mặn nhưng không bị cao máu, tuy nhiên thực phẩm của người Việt chúng ta có rất nhiều muối. Có khi ăn không thấy mặn lắm nhưng lại có rất nhiều muối, thí dụ như nước phở, bún, mì chẳng hạn.

Bị stress thường xuyên cũng làm tăng huyết áp do ảnh hưởng của các hormone stress thí dụ như epinephrine, norepinephrine, cortisol. Các hormone nầy làm co hẹp động mạch cũng như thay đổi phẩm chất của động mạch, dễ bị lở loét, bị nghẽn.

Tương tự như thuốc lá, rượu và ma túy, ví dụ như cocaine, heroin, và methamphetamine cũng làm tăng huyết áp. Tuy nhiên các loại ma túy thường đưa đến tình trạng cao máu khẩn cấp hơn là cao máu kinh niên.

Cuối cùng, thiếu vận động sẽ gây ra béo phì, thay đổi tình trạng hormone, làm tác động lên hệ thống máu.

Một cách tổng quan, bệnh cao huyết áp có thể giết người thầm lặng, nhưng cũng may là hầu hết các nguyên nhân đều có thể ngăn ngừa, tránh được để giảm ức độ nguy hiểm. Nên thường xuyên đo áp suất máu và lưu tâm đến cách phòng chống.

BS Hồ Ngọc Minh

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

CHIẾN TRẬN KONTUM NHỚ BẠN HIỀN.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, cây, ngoài trời và thiên nhiên 
 
Cỏ hoang phủ ngập nấm MỒ
Khói nhang chằng có điểm TÔ lạnh LÙNG
"Daktô" chiến trận kiêu HÙNG
Hoang tàn "Tân Cảnh" đất RỪNG chôn THÂY

Nắng soi thiêu đốt thân CÂY
Lỗ loang nét chữ bia GẦY ngã NGHIÊNG
Năm mươi năm lẻ, quy TIÊN
Chiến trường năm đó chẳng KIÊN bên NÀO

Kon Tum hầm hố chiến HÀO
Vùi chôn tử sĩ năm NÀO oan KHIÊN
Poncho gói xác, bạn HIỀN
Phơi trên đất lạnh, cao NGUYÊN núi RỪNG

Chiến tranh.! khắp cả bốn VÙNG
Sơn hà nguy biến vô CÙNG lắm THAY.!
Bom rơi súng nổ đạn BAY
Thân người gục ngã cánh TAY đứt RỒI

Banh thây máu đổ ruột LÒI
Cơn mưa thấm đỏ nước TRÔI xuống HÀO
Chắp tay làm dấu tiễn CHÀO
Nhớ xưa bạn hữu nghẹn NGÀO lắm thay...
 
TRẬN CHIẾN DAKTO (KONTUM)

Vào ngày 3-11-1967, trong trận đánh được xem là một trong những lần giao tranh dữ dội nhất ở khu vực Cao nguyên Trung Phần của Chiến tranh Việt Nam, hai phe đều đã hứng chịu thương vong nặng nề tại Đaktô, cách Sài Gòn khoảng 280 dặm (450 km)về phía bắc, gần biên giới với Campuchia. (Đướng bộ KT - ĐT là 47 km, KT - SG là 566 km).
Lực lượng 1.000 lính Mỹ đóng tại khu vực này đã được tăng cường thêm 3.500 quân từ Sư đoàn 4 và Lữ đoàn Không vận 173. Họ phải chiến đấu với bốn trung đoàn lính cộng sản, với tổng số khoảng 6.000 người.
Cao điểm của chiến dịch này là trận đánh đẫm máu kéo dài từ ngày 19 đến ngày 22-11-1967 tại Đồi 875, nằm cách Đakto 12 dặm về phía tây nam. Lữ đoàn Không vận 173 đã giành chiến thắng, buộc lực lượng Cộng Sản Bắc Việt phải từ bỏ hàng phòng thủ cuối cùng của họ trên sườn Đồi 875, nhưng cái giá phải trả là rất lớn, đã có 135 lính dù thiệt mạng, trong đó 30 người chết vì một cuộc không kích nhầm vào vị trí của quân Mỹ. Trong suốt 19 ngày chiến đấu, con số thương vong của quân CS Bắc Việt ước tính là 1.455 người. Tổng số thương vong của Mỹ gồm 285 người thiệt mạng, 985 người bị thương và 18 người mất tích.
Trong trận chiến này, CS Bắc Việt đã không đạt được một trong những mục tiêu chính của họ, đó là phá hủy "hoàn toàn" một đơn vị Mỹ. Họ đã đến rất gần mục tiêu của mình, nhưng lính Mỹ, dù bản thân cũng chịu thiệt hại nặng nề, vẫn đạt được chiến thắng thực sự khi gây thiệt hại cho ba trung đoàn của Bắc Việt đến mức họ không thể tham gia chiến dịch Tết Mậu Thân mà phe Cộng sản Bắc Việt phát động vào cuối tháng 01/1968.

Ngày 22 tháng 11 năm 1967, Tướng William Westmoreland, Tư lệnh Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (U.S. Military Assistance Command Vietnam), đã trình bày trước các quan chức Lầu Năm góc. Tại đây, ông nói rằng trận đánh Đakto là “khởi đầu của một thất bại to lớn cho kẻ thù.”
Trận Đakto bắt đầu vào ngày 03-11-1967, khi 4.500 lính Mỹ thuộc Sư Đoàn 4 và Lữ Đoàn Không vận 173 đương đầu với bốn trung đoàn cộng sản Bắc Việt (khoảng 6.000 quân) ở Cao Nguyên Trung Phần. Chiến dịch này là trận đánh lớn bắt đầu vào ngày 19-11 trên Đồi 875, 12 dặm về phía tây nam Đakto.

Trong cuộc họp tại Lầu Năm Góc, Westmoreland nhấn mạnh kết quả tích cực của cuộc chiến. Ông tiết lộ rằng một tài liệu được lấy từ xác của một người lính Bắc Việt đã chết vào ngày 06-11-1967 nói rằng trận Đakto là khởi đầu đợt tấn công đông xuân tại Chiến trường B-3 (Cao Nguyên). Tài liệu này cũng cho thấy mục tiêu chính của chiến dịch tại Đakto là tàn phá một đơn vị lớn của Mỹ. Cộng sản đã đến gần nhưng cuối cùng thất bại trong mục tiêu này. Người Mỹ, bất chấp những tổn thất nặng nề, đã chiến thắng quân CS/Bắc Việt, đánh bại ba trung đoàn địch thê thảm đến mức họ phải rút khỏi miền Nam Việt Nam sang Campuchia và Lào để phục hồi.
Westmoreland đã được Tổng thống Johnson rút khỏi Việt Nam về nước để tiến hành một nhiệm vụ quan hệ công chúng và khôi phục tinh thần đang đi xuống trên cả nước. Thông điệp của ông về triển vọng quân sự của Mỹ ở Việt Nam luôn rất lạc quan, khi ông nhấn mạnh rằng cuộc chiến chống lại Bắc Việt và Việt Cộng đã đạt được nhiều tiến bộ. Những tuyên bố này đã quay trở lại ám ảnh ông khi cộng sản tiến hành một cuộc tấn công khổng lồ trong dịp Tết Mậu Thân ngày 30/01/1968.

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

BIẾT HỎI AỊ.?

Không có văn bản thay thế tự động nào.

BIẾT HỎI AI.?

Ta hỏi lòng ta biết hỏi ai.!
Hỏi trăng, trăng lặng, vẻ u hoài.
Hỏi hoa, hoa ngại lòng con gái,
Hỏi gió, gió cười ngại chí trai.
Hỏi bướm, bướm còn đang lơi lã.
Hỏi ong, ong đã, ngất ngây say.
Hỏi trời mây nước rừng sông biển…
Tiếng vọng bên sông mấy dặm dài…


Một đống nghĩ suy một khối tình
Gian manh chính trị khởi đao binh
Thời trai chan chứa dòng hào khí
Gian khổ nước nhà cảnh chiến chinh
Lòng nặng, trĩu mang tình đất nước
Ngàn năm nô lệ vẫn trung trinh
Bách niên đô hộ luôn bền chí
Giữ mãi sắt son với chính mình


Tiếng súng vang rền ba thập niên
Binh quân hùng khí nổ vang rền
Tuổi xuân nam nữ nợ đèn sách
Đất nước ban hành lệnh động viên
Xếp lại sách đèn vào quân ngũ
Ngăn làn sóng đỏ cướp toàn miền
Thế rồi vận nước bị cường quốc
Áp đặt thế cờ quyền lợi riêng


Nước mấ́t nhà tan lòng oán hận
Lệ tràn khóe mắt quá đau Thương
Nỗi nhục hờn căm kẻ bán nước
Người dân phải chọn kiếp tha Phương

Chí trai quyết giữ lòng trung dũng
Không thẹn với lòng vẫn sắt Son
Biển rộng sông dài con cháu giữ
Rạng danh dân Việt chí không Sờn


Tuổi-tác nay đã gần tám mươi
Đời ta luôn phải, khóc hơn cườì
Ngẫm qua bốn bận (1) binh đao thảm
Điểm lại nhiều phen hậu vận tươi
Bọt nước hư danh lòng chẳng bợn
Vốn nhà cố giữ chí không ngơi
Tri âm chẳng lọ so già trẻ
Dàn trải lòng ra với mọi Người


(1) Tàu, Pháp, Nhật, Việt Cộng.

Thật ra bốn ngàn năm văn hiến dân tộc Việt Nam rất lớn  đã kiên cường chống ngoại xâm, kiên cường chống  giặc tàu, chỉ có bốn mươi ba năm dưới chế độ công sản dân mới  không chịu lớn và vẫn còn bú mớm. Không nên đánh đồng bốn ngàn năm lịch sử của dân tộc cùng chung với thời gian ngắn ngủi bốn mươi ba năm dưới dự cai trị của Công Sản Việt nam. Ngoài ra những vấn đề khác cũng có thể gây tranh cải.

Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm.