Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

TEXAS MÙA TUYẾT RƠI




                      Displaying ảnh.JPG

                        Mùa Tuyết tháng 2 năm 2015

                        Hoa tuyết hôm nay rơi ngập trời , 
                        Nhìn qua cửa sổ đẹp làm sao ! 
                        Khắp nơi phủ trắng màu trinh bạch 
                        Xao xuyến hồn thơ bỗng dạt dào 

                         Chợt nghe tiếng nói Nhà tôi gọi   
                         Chúng mình hai đứa lại nắm tay 
                         Vui chơi nghich phá trên sân tuyết 
                         Má đỏ xinh hồng trong đắm say 

                          Thời tiết thiên nhiên có bốn mùa 
                          Vợ Chồng gắn bó mấy mươi năm
                          Mùa Yêu Thương Mãi Không Hề Dứt 
                          Suốt cả đời anh chỉ một mùa


                           Dấu Ái, hồn anh dào dạt nhớ 
                           Vườn thơ hoa lá ngạt ngào hương 
                           Tuyết rơi trắng xóa không còn lạnh 
                                                                 Em xóa Đông buồn gợi mến thương  

                      KÍNH LOAN - Xuân Ất Mùi
                                           27-2-2015




                                           


                                           
                                

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

NHỮNG TRƯỜNG ĐAỊ HỌC " ĂN CHƠI " NHẤT NƯỚC MỸ




Đại học Syracuse (Syracuse University) là trường tư thục, được thành lập năm 1870 tại Syracuse, New York. Trường có tất cả 19,084 sinh viên theo học, hiện nay trong đó sinh viên Việt Nam du học chiếm 10%. Học viện bao gồm các trường/cao đẳng: kiến trúc, giáo dục, nghiên cứu thông tin, hệ thống thông tin liên lạc công cộng, vấn đề xã hội và nghĩa vụ công dân, quản lý, khoa học, nghệ thuật, khoa học máy tính và kỹ thuật, luật, nghệ thuật biểu diễn, thị giác, sinh thái học xã hội, cao đẳng University, y khoa, khoa học môi trường, lâm nghiệp.

                                                          
                                    Syracuse University nằm trong  New York.


Hàng năm ở Mỹ đều có những bảng xếp hạng về các trường đại học để cho giới phụ huynh tiện tham khảo, cân nhắc, cho các cô cậu tha hồ chọn lựa, về đủ mọi tiêu chuẩn. Nhưng có một tiêu chuẩn mà ban giám đốc các trường thường phải chau mày, bực bội khi thấy có tên vào bảng phong thần...khiến các bậc cha mẹ phải ngần ngại, nhưng ngược lại các học sinh nộp đơn xin theo học lại khoái chí, dù có thực sự tham dự hay không: đó là được trao danh hiệu “trường ăn chơi - party school” nhất nước Mỹ.




Sinh viên đại học Syracuse vui mừng khi đội bóng rổ của trường thắng đội đại học Duke trong giải NCAA, 4 Tháng Tám, 2014. (Hình: AP Photo/Nick Lisi)



Năm nay, trường đại học tư Syracuse University ở New York đã có “vinh dự” đứng đầu bảng.Trường này đã làm thay đổi truyền thống đã có từ lâu, là chỉ thấy ở các đại học công lập lớn mới bị xếp hàng đầu mà thôi. 
Tổ chức Princeton Review hôm Thứ Hai tuần này đã chọn trường Syracuse, một đại học tư, để đưa lên đầu bảng.Năm ngoái, trường này được xếp hạng thứ năm. Trong khi đó, trường đại học University of Iowa từ hạng nhất xuống hạng nhì. Ðại học University of California tại Santa Barabar (UC Santa Barbara) đứng hàng thứ ba và đại học West Virginia University giữ vị trí thứ tư, không thay đổi so với năm ngoái.


Cuộc sắp hạng của Princeton Review dựa trên kết quả cuộc nghiên cứu trên toàn quốc với khoảng 130,000 sinh viên. Một số người cho rằng tuy ở tận phía Bắc, với thời tiết giá lạnh chiếm phần lớn trong niên học, nhưng trường này có một đội bóng rổ khá mạnh và với sự ganh đua truyền thống cùng nhiều trường khác, các sinh viên trường này có nhiều lý do để tổ chức “party” trong mùa Ðông lạnh cóng.



Nhưng Syracuse không chỉ được xếp hạng cao vì truyền thống ăn chơi. Tờ báo của trường đứng hàng thứ nhì và môi trường thể thao của Syracuse đứng hàng thứ ba, trong tổng số 379 đại học được thăm dò.



Tuy vậy, ban giám đốc nhà trường không tỏ ra vui vẻ gì với việc đứng đầu bảng này, theo như cuộc sắp hạng mang tên “The Best 379 Colleges,” theo đó xem xét sự hài lòng của sinh viên qua nhiều tiêu chuẩn như ban giảng huấn, trợ giúp tài chánh, cơ sở thể thao, thực phẩm trong nhà ăn của trường và các điểm khác.



“Chúng tôi không muốn trở thành một trường “party school,” theo bản thông cáo của trường Syracuse. “Các sinh viên, các bậc phụ huynh, ban giảng huấn và toàn thể cộng đồng trường đại học Syracuse University hy vọng sẽ nhìn thấy những thay đổi quan trọng và tích cực hơn trong năm tới để cải thiện và làm thăng tiến môi trường sinh viên trong mọi lãnh vực.”



Ngoài Syracuse University, bốn trường khác trong danh sách 5 trường hàng đầu về lãnh vực này là: University of Iowa (đầu bảng năm ngoái), University of California-Santa Barbara, West Virginia University và the University of Illinois at Urbana-Champaign. 



Ngược hẳn lại, trường đứng đầu bảng các đại học có truyền thống “tỉnh táo như đá lạnh” là đại học Brigham Young University ở Provo, tiểu bang Utah.



Một trường hàng xóm với đại học Syracuse, trường Colgate University ở trung bộ New York, đứng đầu các trường có khuôn viên đẹp nhất nước Mỹ. Ðại học University of Chicago được coi là nơi có thư viện tốt nhất, và các sinh viên bỏ phiếu chọn nhà ăn của trường đại học Virginia Tech là ngon lành nhất.



Các trường khác trong danh sách “nhất” là đại học Stanford University, đại học tư ở Stanford, tiểu bang California, là nơi thân thiện nhất cho giới đồng tính lesbian, gay, bisexual và giới transgender. Ðại học Elon University ở tiểu bang North Carolina được coi là nơi được điều hành tốt nhất; đại học Washington University ở St. Louis, tiểu bang Missouri có các khu ký túc xá tốt nhất; trong khi đại học Yale University có tờ báo đại học hay nhất.



Phó tổng giám đốc tổ chức Princeton Review (không liên hệ gì với trường đại học Princeton), ông Robert Franek, cho hay, “Mục tiêu của chúng tôi không phải là chọn một trường đại học để xếp hạng 'nhất' toàn diện hay sắp hạng từ 1 đến 379 theo một tiêu chuẩn duy nhất nào đó.” 



Ông Franek nói thêm, “Chúng tôi đưa ra 62 bảng xếp hạng để các ứng viên nộp đơn vào các đại học có thể chọn lựa trường thích hợp nhất cho họ.”



Các bạn nào chú trọng đến sự nghiệp tương lai của mình sẽ thích trường Northeastern University ở Boston, tiểu bang Massachusetts, nơi được bầu là có dịch vụ lo lắng cho việc làm của người sinh viên tốt nhất. Ðại học Reed College ở tiểu bang Oregon là nơi được coi là có thành phần giảng huấn giỏi nhất, và những người sinh viên cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc nhất có thể thấy ở đại học Vanderbilt University, tiểu bang Tennessee, theo kết quả sắp hạng.



Trung bình có khoảng 343 sinh viên mỗi trường đại học tham dự cuộc khảo sát được hỏi 80 câu hỏi về trường của họ và chính cá nhân họ trong niên khóa 2013-2014 cũng như hai năm học trước đó. Princeton Review, có trụ sở đặt tại Natick, tiểu bang Massachusetts đã ấn hành tập “The Best 379 Colleges” từ năm 1992 đến nay. (L.T.)


Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

CẢNH ĐẸP TÂY HỒ VỚI MÙA XUÂN TRÊN TÔ ĐÊ




KÍNH LOAN

Chuyện kể rằng vào đời nhà Tống ở Trung quốc có một đôi bạn thân, cả hai người đều học rộng, tài cao. Về phẩm hàm là quan đến nhất, nhị phẩm. Đó là nhà văn Vương An Thạch và nhà thơ Tô Đông Pha .Văn chương, thơ phú của cả hai người đều rất nổi tiếng, Vương An Thạch giữ chức Tể tướng Còn Tô Đông Pha thì làm quan cai trị một vùng Hai người là bạn thân chơi với nhau từ lâu nhưng do mỗi người lại có năng khiếu và sở trường riêng, người này giỏi văn còn người kia thì lại giỏi về thơ, vậy cho nên Tô Đông Pha không phục Vương An Thạch, coi bạn không giỏi bằng mình.

Biết là bạn coi thường mình nhưng Vương An Thạch chỉ im lặng không nói gì cả. Có một lần Vương An Thạch chủ động mời Tô Đông Pha đến tư dinh Tể tướng của mình chơi để đàm đạo chuyện văn chương. Khi Tô Đông Pha đến, Vương An Thạch cố ý vắng mặt một cách tế nhị khi Tô Đông Pha bước vào thư phòng của ông . Vì không thấy chủ, lại thấy trên bàn có một bài thơ đã làm xong và một bài đang viết dở. Vì giỏi thơ, khi nhìn thấy có thơ là ông liếc mắt đọc ngay. Một bài có hai câu như sau:


                                      Minh nguyệt sơn đầu khiếu
                                      Hoàng khuyển ngọa hoa tâm.


Tô Đông Pha nhíu mày, nhăn trán suy nghĩ : Minh nguyệt là ánh trăng sáng, mà khiếu là hót. Vậy thì ánh trăng sáng, sao mà lại hót được ở đầu núi nhỉ ? Câu tiếp là Hoàng khuyển là con chó vàng thì làm sao lại ngọa ( nằm) được ở trong tâm ( giữa) bông hoa ?. Ông lắc đầu và tỏ rõ ý coi thường tác giả của bài thơ. Ông nghĩ “ Vậy mà người ta cứ đồn là Vương An Thạch giỏi” ? Nhân lúc vắng chủ nhà, và sẵn tiện có bút mực tại chỗ, ông sửa lại ngay hai câu thơ là :
                                      Minh nguyệt sơn đầu chiếu
                                      Hoàng khuyển ngọa hoa âm


Có nghĩa là ánh trăng chiếu nơi đầu núi và con chó vàng nằm dưới bóng của bông hoa. Sửa xong hai câu thơ trên, Tô Đông Pha tỏ vẻ rất hài lòng và cho rằng khi đọc lại hai câu thơ này thì Vương An Thạch phải phục tài của mình lắm. Thơ phải sửa như thế mới đúng ngữ và nghĩa chứ !

Đọc tiếp bài văn thứ hai, thấy Vương An Thạch tả cảnh mùa đông lạnh lẽo, tuyết rơi, hoa cúc rụng tơi tả. Ông lại thấy rất bực mình thêm, vì trên thực tế không bao giờ có chuyện hoa cúc lại rụng. Với hoa cúc, khi tàn héo nó vẫn cứ bám vào đài và thân hoa cho đến khi cây cúc chết. ( Hoa cúc như vậy nên các đôi trai gái khi yêu thường lấy hoa làm biểu tượng để tặng cho nhau, thể hiện sự chung thủy của mình) Ông cầm bút viết ngay vào bên cạnh bài văn để nói thẳng với tác giả rằng “ Hoa cúc không bao giờ rụng cả”.

Biết mình chức, tước và phẩm hàm còn dưới Vương An Thạch nên lúc ra về suy nghĩ lại, ông biết mình phạm thượng, vì Vương An Thạch là quan đầu triều, chỉ dưới có một mình vua (dưới một người, trên muôn vạn người). Thế nào mình cũng sẽ bị trị tội, bị trả thù là cái chắc.

Quả đúng như dự đoán, sau một thời gian ngắn Tô Đông Pha nhận được “ trát” điều đi nhậm chức tận vùng phương Bắc xa xôi như đi “đầy”. Tô Đông Pha hối hận và nhận ra hậu quả việc làm bồng bột của mình ! Còn với tể tướng Vương An Thạch, sau khi ban “trát” điều Tô Đông Pha đi, ông hạ lệnh” các quan lại địa phương mà Tô Đông Pha đến làm việc là phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ông tìm hiểu đất đai, phong thổ cũng như thiên nhiên vùng đó và phải đối xử với tiên sinh Tô Đông Pha như bậc đại khách”. 

Là một người yêu thiên nhiên và biết cảm thông với nỗi thống khổ của người dân ở vùng đất khô cằn, khắc nghiệt, Tô Đông Pha thường xuyên tiếp xúc với dân, ông thỏa sức du ngoạn để tìm hiểu về con người và đất đai khắp vùng. Vì sống hòa đồng và hết sức thân thiện với mọi người nên ông đi đến đâu cũng được từ quan đến dân đón tiếp chân thành và nồng nhiệt...

Có một lần đến thăm một làng quê nọ Tô Đông Pha bỗng nghe thấy tiếng chim lạ hót véo von, tiếng hót rất trong lại vang vọng vào núi đá. Nhà thơ hỏi đấy là loại chim gì mà hót hay như vậy ? Những người dân địa phương trả lời : Đấy là tiếng hót của chim Minh Nguyệt.

Có một lần khác khi đi thăm một vườn trồng hoa, thấy mọi người đang bắt sâu, đó là một loại sâu lạ nằm giữa bông hoa để ăn nhụy. Ông hỏi đó là sâu gì thế ? Những người nông dân trả lời : Đó là sâu Hoàng Khuyển. Thì ra trên thực tế có cả loại chim Minh Nguyệt và loài sâu Hoàng Khuyển thật. Vì tự cao không hiểu hết ý và tự sửa bài thơ của Vương An Thạch, làm sai nội dung và tứ thơ hay của bài thơ !

Thời gian trôi đi, khi mùa đông phương Bắc lạnh lẽo tràn về, Tô Đông Pha ngồi trong nhà nhìn ra ngoài thấy tuyết trắng xóa bay đầy trời và ở dưới vườn nhà những cánh hoa cúc bị tuyết bám vào rụng rơi lả tả. Nhà thơ lại giật mình lần nữa và không tránh được tiếng thở dài, thì ra có hoa cúc rụng thật. Chỉ có điều là nó rụng trong hoàn cảnh và môi trường như thế nào mà thôi...

Ông ngồi suy nghĩ và hồi tưởng lại những sự việc đã diễn ra trong thời gian vừa qua, thấy rõ sự hiểu biết quá cạn cợt của mình, nghĩ việc mình được bổ nhiệm làm quan nơi xa xôi, được tiếp xúc, du ngoạn và được đón tiếp thịnh tình lại có thêm nhiều hiểu biết và những vốn sống phong phú ở một vùng thiên nhiên kỳ thú nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt này. Tô Đông Pha bỗng nhận ra bạn mình Vương An Thạch, quan Tể tướng – Nhà văn không phải là người tầm thường, không phải trả thù hay “ đầy” mình lên biên cương mà chính là quan tâm tạo điều kiện cho mình đi “ vào thực tế” để có thêm kinh nghiệm sống và kiến thức từ trong dân gian .

Vừa thấm thía, vừa biết ơn cộng với sự cảm phục, nhà thơ Tô Đông Pha liền ngồi viết thư tạ lỗi với tể tướng Vương An Thạch.


Cao Nhân Tắc Hữu Cao Nhân Trị

     Chớ nghĩ mình cao, hiểu biết nhiều
       Chê người, Khi bạn, mồm kiêu ngạo
 Ngôn từ bập bẹ cho duyên dáng
   Chữ nghĩa cà lăm tưởng mỹ miều

     Thích cậy v
ườn hoang tung vó thử
  Mèo nhờ mái dột choán lời miêu
    Cầm tên xạ thủ giương cung bắn
         Chỏng gọng nhào lăn xổ tiếng Tiều !






Cảnh đẹp Tây Hồ ” chỉ cảnh đẹp đặc sắc ở địa danh du lịch nổi tiếng Tây Hồ nằm ở thành phố Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, thường thấy nhất là “ Tô Đê xuân hiểu”, “ Khúc uyển phong hà”, “Bình hồ thu nguyệt”, “Đoạn kiều tàn tuyết”, “Liễu lãng văn oanh”, “Hoa cảnh quan ngư”, “Lôi Phong tịch chiếu”, “Song phong tháp vân”, “Nam Bình vãn chung”, “Tam đàm ấn nguyệt”.


Tây Hồ xuất hiện từ thời Nam Tống, chủ yếu là cảnh đẹp xung quanh Tây Hồ, có nơi nằm trên mặt hồ.

Sau thời Nam Tống, lại phân ra có “Tiền Đường thập cảnh”, “Thanh triều Tây Hồ thập bát cảnh”, “Thanh triều Càn Long Hàng Châu nhị thập tứ cảnh”, “tân Tây Hồ thập cảnh năm 1985”, “Triển lãm Tây Hồ thập cảnh lần thứ 9 tại Tây Hồ, Hàng Châu, Trung Quốc năm 2007”


Buổi sớm mùa xuân trên Tô Đê


  


Tô Đê phía nam bắt đầu từ chân núi Nam Bình, phía bắc đến chân núi Thê Hà, dài gần 3km, được nhà văn, nhà thư pháp Tô Đông Pha đời Bắc Tống lúc nhậm chức tri châu Hàng Châu, dùng bùn đất lúc nạo vét khai thông Tây Hồ để đắp thành.




Người đời sau lấy tên Tô Đê để tưởng niệm công lao Tô Đông Pha cai quản Tây Hồ. Con đê trải dài nối liền Nam Sơn và Bắc Sơn, làm tăng thêm vẻ đẹp cho Tây Hồ.



Vào đời Nam Tống, “Tô Đê xuân hiểu” đứng đầu trong “Tây Hồ thập cảnh”, đến đời Nguyên được gọi là “Lục kiều yên liễu” được liệt vào “Tiền Đường thập cảnh”, đủ để thấy “Tô Đê xuân hiểu” từ xưa đã được mọi người yêu thích.





Mùa đông vừa qua, Tô Đê giống như vị sứ giả báo xuân thong dong đến muộn, dương liễu rủ hai bên bờ, sắc đào sáng rực, lại thêm sóng nước như gương, chiếu rọi dáng vẻ yêu kiều, vô cùng thuỳ mị.



Lúc tia nắng sớm mai vừa hé chưa kịp rọi xuống, mặt trăng lặn phía tây ngọn núi, gió nhẹ thoảng đưa, cành liễu khẽ đong đưa... người đứng trên đê tâm hồn bay bổng chính là cảnh làm lay động lòng người nhất.






Tô Đê trải dài, Lục kiều nhấp nhô, tạo nên cảnh cho du khách thăm viếng, thưởng ngoạn, vừa có thể thong dong dạo bước lại có thể thưởng thức sự thay đổi của phong cảnh.




Đi bộ trên đê, trên cầu, ngắm cảnh đẹp trên hồ như bức tranh trải ra trước mắt, mang đủ loại sắc thái, tùy theo cảm nhận của du khách.



Trên Tô Đê có 6 chiếc cầu vòm, từ nam sang bắc lần lượt lấy tên là Ánh Ba, Toả Lan, Vọng Sơn, Áp Đê, Đông Phổ và Khoa Hồng.


Trên đầu cầu có thể thấy được các nơi nổi bật: 

*Ánh Ba kiều cùng công viên Hoa Cảng liền nhau, liễu rũ như lướt đi trong mưa, khói sóng dập dềnh;


*Toả Lan kiều nhìn gần sẽ thấy một tiểu Doanh Châu, nhìn xa sẽ thấy một tháp Bảo Thúc, gần như thực xa như hư ;  



*Vọng Sơn kiều nhìn về phía tây, có thể níu mây mù xanh biếc trên Đinh Gia Sơn, hai đỉnh núi ẩn mình trong mây sừng sững thu hút mọi ánh nhìn; 


*Áp Đê kiều gần như nằm ở vị trí đẹp nhất ở phía bắc Tô Đê, ngày xưa là đường giao thông của thuyền bè qua lại trên hồ, bia đình “Tô Đê xuân hiểu” nằm ở phía nam cầu;



*Đông Phổ kiều có lý do để hoài nghi là “Thúc Phổ kiều”, là nơi ngắm mặt trời mọc đẹp nhất trên hồ; sau khi ngắm mưa .


*Khoa Hồng kiều, sẽ xuất hiện chiếc cầu vồng vắt ngang bầu trời, đắm chìm trong cảnh hồ và núi, giống như lạc vào nơi tiên cảnh. 




Khúc uyển phong hà

  


Khúc uyển phong hà, chủ đề là thưởng thức hoa sen vào mùa hạ, xếp thứ 2 trong Tây Hồ thập cảnh sau Tô Đê xuân hiểu.


“Khúc uyển” vốn là xưởng ủ rượu do triều đình Nam Tống thành lập, nay nằm gần đường Linh Ẩn, cầu Hồng Xuân, kế bên Tây hồ thời bấy giờ, trồng hoa sen gần bờ hồ, mỗi dịp vào hạ, gió thổi nhè nhẹ, mùi hương của hoa sen và mùi hương của rượu quyện lẫn tỏa khắp nơi, khiến người ta không uống mà say ...



Nhà thơ Vương Vĩ thời Nam Tống có câu : “Tị thử nhân quy tự lãnh tuyền, phụ đầu Vân Cẩm vãn lương thiên. Ái cừ hương trận tuỳ nhân viễn, hành quá cao kiều phương mãi thuyền.”
(*dịch nghĩa : người tránh nóng trở về từ suối mát, bến tàu Vân Cẩm chiều tối mát mẻ. Yêu mùi hương theo người đi xa, đi qua chiếc cầu cao nơi tậu thuyền.)

Về sau Khúc uyển dần dần bị mai một. Từ sau bình luận Tây Hồ thập cảnh của vua Khang Hi đời Thanh, xây dựng bia đá “Khúc uyển phong hà” bên cầu Khoa Hồng kiều ở Tô Đê.
Truyền lại đến bây giờ, chẳng qua chỉ là một khóm hoa sen nho nhỏ nằm trên mặt hồ phía trước sân nhỏ mà thôi.



Khúc uyển phong hà hấp dẫn người xem vẫn là việc thưởng ngoạn hoa sen vào mùa hạ. Hồ hoa sen lớn nhỏ trong công viên, trồng hơn trăm giống sen khác nhau, trong đó việc thưởng thức mùi

 hương hoa sen trong gió luôn làm say đắm lòng người.



Mặt hồ làm chủ, xung quanh phân ra đủ loài hoa sen như hồng liên, bạch liên, trùng đài liên, sái kim liên, đế liên…, lá sen xếp liền nhau, hoa sen làm lay động lòng người. 

Trên hồ còn tạo những chiếc cầu nhỏ khác nhau, người đứng trên cầu nhìn sang, giống như đi trong hồ sen, người tựa vào hoa, sắc hoa ánh lên mặt người, hoa và người hoà quyện vào nhau.





Bình hồ thu nguyệt

  


Khu phong cảnh “Bình hồ thu nguyệt” nằm phía tây Bạch đê, đơn độc dưới chân núi Sơn Nam, nằm kề bên Tây Hồ.

Kỳ thực, là một trong Tây Hồ thập cảnh nhưng vào thời Nam Tống “Bình hồ thu nguyệt” không có vị trí cố định, 
văn nhân thời bấy giờ cùng với văn nhân hai triều Nguyên - Minh ngâm vịnh văn thơ về cảnh đẹp này rất nhiều, được miêu tả từ góc độ con thuyền về trôi nổi trong hồ ban đêm hay thưởng nguyệt trên thuyền rất dễ nhìn ra,





giống như trong câu thơ của Tôn Nhuệ thời Nam Tống: “Nguyệt lãnh hàn tuyền ngưng bất lưu, trạo ca hà xứ phiếm châu” 

(*dịch nghĩa: dòng suối lạnh như đông lại không chảy trong đêm trăng lạnh, mái chèo tiếng hát trên thuyền trôi nổi ở nơi nào.)

Trong bản tranh khắc gỗ “Tây Hồ thập cảnh” lưu truyền thiên cổ vào năm Minh vạn lịch niên giám, vẫn lấy hình ảnh du khách ngẩn đầu thưởng nguyệt trên thuyền ở giữa hồ làm chủ thể chính trong bức tranh “Bình hồ thu nguyệt”.


Đoạn kiều tàn tuyết


"Đoạn kiều tàn tuyết” là thắng cảnh nổi tiếng trên Tây Hồ, vào mùa đông tuyết rơi, nhìn xa xa chiếc cầu lúc ẩn lúc hiện trên mặt hồ, và được lấy tên từ đó, là một trong Tây Hồ thập cảnh.


Đoạn kiều nằm phía đông Bạch đê Tây Hồ thành phố Hàng Châu, lưng dựa vào Bảo Thạch sơn, mặt hướng về thành Hàng Châu. là đường ranh giới giữa phía bắc hồ và bên ngoài.


Đoạn kiều tương đối cao, tầm nhìn rộng lớn, là nơi ngắm cảnh tuyết ở Tây Hồ vào mùa đông đẹp nhất. mỗi khi thời tiết chớm lạnh tuyết vừa rơi, đứng trên Bảo Thạch sơn nhìn xa xa về phía nam, Tây Hồ phủ màu trắng bạc, trông thấy Bạch đê nằm vắt ngang, từng hàng liễu, đào phủ tuyết trắng xoá.


Chiếc cầu đá Đoạn kiều nhô ra không gì che chắn, thành cầu lộ ra những vệt loang lỗ do băng tuyết tan ra dưới ánh nắng mặt trời mà hai đầu cầu vẫn còn phủ tuyết trắng xoá, có thể lờ mờ thấy được chiếc cầu đá thoát ẩn thoát hiện, mà dưới dốc cầu tuyết trắng ánh hồng phát ra ánh sáng tương phản với mặt cầu nâu xám, nhìn xa xa ngỡ như đứt quãng mà lại không, cho nên mới lấy tên là Đoạn kiều.


Ghi chép sớm nhất vể “Đoạn kiều tàn tuyết” là của Trương Hộ đời Đường, trong “Đề Hàng Châu cô sơn tự” của ông ta viết: “Lầu đài tùng bích sầm, nhất kính nhập hồ tâm. Bất vũ sơn trường nhuận, vô vân thuỷ tự âm. Đoạn kiều hoang tiên sáp, không viện lạc hoa thâm. Do ức tây song nguyệt, chung thanh tại bắc lâm.”
Từ câu thơ “Đoạn kiều hoang tiên sáp” trong bài có thể thấy Đoạn kiều vốn là một cây cầu đá bằng phẳng cổ xưa phủ rêu loang lỗ.
Trận tuyết lớn phủ xuống, rêu vốn phủ loang lỗ trên cầu, tuyết còn chưa tan hết, giống như có cảm giác cảnh tượng đổ nát hoang tàn, cũng là câu văn dẫn ý cho đoạn văn phía sau, chôn vùi dưới quan cảnh đẹp độc đáo trên Tây Hồ “Đoạn kiều tàn tuyết”.



Liễu lãng văn oanh 


“Liễu lãng văn oanh” ngày nay đã trải qua hơn 40 năm không ngừng xây dựng và phát triển, trước kia là Ngự hoa viên nơi vua thưởng ngoạn, dần dần trở thành Đại lạc viên của tất cả người dân bình thường.
Quan cảnh chính vẫn là sắc xanh liễu biếc và tiếng chim oanh hót ríu rít, trên đê dọc theo bờ hồ trải dài gần 1km và dọc theo con đường chính trồng đủ các loại dương liễu đặc sắc như thuỳ liễu, sư liễu, tuý liễu, cán sa liễu…


“Văn oanh quán” nằm giữa công viên, cách không xa là chiếc lồng lớn “Bách điểu thiên đường”, dựng nên bầu không khí mang sắc xuân tháng 3, cành liễu đong đưa theo gió, tiếng chim oanh ríu rít.



Phía đông “Văn oanh quán”, khu công viên với thảm cỏ xanh và rừng rậm dày đặc bao quanh, trồng vào giống hoa anh đào của Nhật, phía bắc thảm cỏ là phiến đá “bia kỷ niệm Nhật – Trung không tái chiến” đứng sừng sững. phía tây “Văn oanh quán” là đồng cỏ được xây dựng từ việc san lấp đầm lầy lúc xây dựng lại “Liễu lãng văn oanh”, cỏ xanh xa xa liền với núi và sóng nước xanh trong của Tây Hồ, phía bắc đồng cỏ là văn bia “Liễu lãng văn oanh” được vua Khang Hy ngự đề di dời đến;
Phía nam trồng một rừng cây cao lớn hợp với thảm cỏ, dương liễu ven hồ và hình ảnh núi sông tươi đẹp tạo nên cảnh tượng biến hoá sinh động.
Phía bắc công viên trước kia là từ đường Tiền Vương, sau đó xây lại thành công viên mang phong cách đình viện tư gia Giang Nam, vẫn mang tên cũ là “Tụ cảnh viên”.
Đình đài lầu các, giả sơn hồ suối, nước chảy qua chiếc cầu nhỏ, bức tường thấp khung cửa sổ để trống, các loại hoa cỏ quý hiếm, đặt để khắp nơi hợp nên thắng cảnh, toàn công viên với những con đường quanh co ẩn nấp, như một thế giới tách biệt.


Phía đông nam công viên là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi giải trí cho du khách, xây dựng sân khấu ngoài trời, là nơi tập luyện thể thao vào buổi sáng, nghỉ ngơi vào các ngày nghỉ và là nơi chào mừng các ngày lễ hội của người dân ở thành phố Hàng Châu và du khách các nơi.


Mỗi khi đến mùa hạ, thu, nơi đây lại trở thành “Dạ hoa viên” để hóng mát, ca múa, diễn kịch, chiếu phim và các hoạt động biểu diễn mang màu sắc phong tục tập quán, nội dung phong phú đa dạng tổ chức không định kỳ như các loại triển lãm hoa, đèn lồng, thu hút mọi người tham dự.
“Liễu lãng văn oanh” nay đã quay về với công viên lâu năm ở Tây Hồ.


Hoa Cảng Quan Ngư


  

Hoa Cảng Quan Ngư nằm ở nam Tô Đê về phía tây, nằm trên bán đảo giữa Tây Lý Hồ và Tiểu Nam Hồ.


Thời Nam Tống, quan nội thị Doãn Thăng đã xây dựng hoa viên tư gia cách chân núi Hoa Gia không xa, cây cối hoa cỏ trong hoa viên sum suê tươi tốt, dẫn nước vào hồ, nuôi cá ngũ sắc để nhìn ngắm tiêu khiển, từ từ trở thành nơi đón tiếp du khách thăm viếng, lúc đó gọi là Lô viên lại gần núi Hoa Gia nên còn gọi là Hoa Cảng.

Hoạ sĩ cung đình đã đưa Hoa Cảng Quan Ngư vào lúc sáng tác chùm tranh Tây Hồ thập cảnh. Năm Khang Hy thứ 38 đời Thanh (tức năm 1699), vua Huyền Diệp đến Tây Hồ, theo lệ đề chữ Hoa Cảng Quan Ngư lên bia đá xây cạnh bờ hồ.


Sau này lúc vua Càng Long đến vùng Giang Nam thưởng ngoạn Tây Hồ, đề thơ sau lưng tấm bia đá, trong bài thơ có câu: “Hoa Gia sơn hạ lưu Hoa Cảng, hoa chiêu ngư thân ngư soái hoa”.
Ngày nay, Hoa Cảng Quan Ngư là một công viên lớn có diện tích hơn 20 héc-ta, toàn công viên có tất cả 5 khu vực bao gồm: Hồng ngư trì, Mẫu đơn viên, Hoa cảng, Đại thảo bình, Mật lâm địa.


Lôi Phong Tịch Chiếu

 

Lôi Phong Tịch Chiếu xếp thứ 7 trong Tây Hồ thập cảnh, nằm phía trước Tịnh Từ tự trên núi Tịch Chiếu, nổi tiếng do ánh nắng ráng chiều chiếu rọi lên tháp, ánh hào quang chiếu sáng khắp nơi.

Mặc dù nhỏ nhắn tinh xảo nhưng danh tiếng thuộc vào hạng nhất nhì ở trên hồ, bởi vì vào thời Ngô Việt trên đỉnh núi có xây dựng Lôi Phong tháp, là một trong những toà tháp phong lưu nhất, đẹp nhất trong tất cả các cổ tháp ở Tây Hồ, đáng tiếc hơn 70 năm trước đã sụp đổ.

Tháp sụp đổ trơ lại ngọn núi trống không, ngay cả tên núi cũng đổi thành Tịch Chiếu sơn. Bờ phía nam Tây Hồ ngọn núi nổi tiếng có hình dạng bán đảo với 3 mặt giáp với nước, lúc đó từng chiếm giữ Ngự hoa viên thời Nam Tống. Sau năm 1949, trên núi trồng nhiều loại cây cảnh như cây long não, cây sau sau, cây du, cảnh sắc nắng chiều, sóng rừng vẫn tráng lệ như xưa.


Lôi Phong tháp có từ thời Ngũ Đại (tức năm 975), do vua nước Ngô Việt, Tiền Hoằng Thục xây dựng để mừng Hoàng Phi có con, tên ban đầu là Hoàng Phi tháp.Vì xây dựng ở phía ngoài tây quan thời bấy giờ, nên còn gọi là Tây Quan chuyên tháp. Kế hoạch ban đầu xây 13 tầng, sau vì sức của có hạn nên chỉ xây được 5 tầng.Vào thời Gia Tĩnh triều Thanh, giặc Oa xâm lược, nghi ngờ trong tháp có quân mai phục, nên phóng hoả đốt tháp, chỉ còn lại tâm tháp.


Song Phong Tháp Vân


Từ núi Thiên Mục sừng sững cao vút đi về phía đông, gặp một dãy núi khác, chia Tây Hồ thành 2 khu thắng cảnh nổi tiếng Nam Sơn và Bắc Sơn. Hai ngọn Nam – Bắc Sơn từ xưa đã có tăng nhân sinh sống, trên đỉnh núi có xây dựng Phật tháp, đứng sừng sững đối nhau, cao hẳn hơn cả các đỉnh núi xung quanh. Mùa xuân và mùa thu là đẹp nhất, mây xanh sương trắng phủ khắp nơi, đỉnh tháp xuyên tầng mây, lúc ẩn lúc hiện, nhìn xa xa khí thế trông khác hẳn.


Vào thời Nam Tống, Lưỡng Phong Tháp Vân được liệt vào Tây Hồ thập cảnh, đến đời Thanh, vua Khang Hy sửa thành Song Phong Tháp Vân, xây bia cảnh bên bờ Hồng Xuân kiểu. Khi đó tháp cổ trên 2 đỉnh núi đã bị sụp đỗ, đến nổi ngay cả cảnh vốn có ban đầu cũng là do lời đồn làm người ta biết về hình ảnh “xuyên mây”.


Dựng bia cảnh tại đây, chỉ là biện pháp tạm thời. “Phù đồ đối lập hiểu thôi nguy, tích thuý phù không tế ái mê. Thí hướng phụng hoàng sơn thượng vọng, nam cao thiên cận bắc yên đê”. Đây là bài thơ “Lưỡng Phong Tháp Vân” của nhà thơ Vương Vĩ thời Nam Tống, nó khơi gợi cho mọi người về cảnh tượng hai ngọn núi xuyên qua tầng mây. Cách thức và nơi để thưởng ngoạn cảnh Song Phong Tháp Vân từ xưa đến nay mặc dù đã trải qua nhiều biến đổi, nhưng hai mặt nam – bắc của đỉnh Tam Đao vẫn là một trong những ngọn núi mê hoặc lòng người, cảnh đẹp du ngoạn nổi tiếng ở Tây Hồ cho đến nay.


Đỉnh Nam Sơn giáp Tây Hồ, cao 257m, đường lên núi, mỏm núi đá to lớn lộ rõ, vách đá dựng đứng cao vút. Leo lên đỉnh núi nhìn về phía đông, toàn khung cảnh Tây Hồ hiện ra rõ ràng trước mắt còn vượt xa hẳn một bức tranh.


Đỉnh Bắc Sơn cách mặt nước biển 314m, là ngọn núi của Linh Ẩn Tự, từ phía tây hướng lên núi, có hơn ngàn bậc đá, 36 khúc cong uốn lượn, men theo đường lên núi suối trong chảy về, rừng cây trùng điệp, người xưa có câu thơ tán thưởng : “nhất lộ tùng thanh trường đới vũ, bán không lam khí tổng thành vân”. Phía đông ngọn núi, xây dựng đường cáp treo cắt ngang Tây Hồ, dài hơn 6 thành, lên xuống núi mất 6-7 phút.


Nam Bình Vãn Chung


Nam Bình Vãn Chung, có thể là cảnh đẹp ra đời sớm nhất trong Tây Hồ thập cảnh. Cuối thời Bắc Tống, hoạ sĩ nổi tiếng Trương Trạch Đoan từng vẽ bức “Nam Bình Vãn Chung Đồ”. Dù rằng bức tranh này không nổi tiếng trên hoạ đàn như bức “Thanh Minh Thượng Hà Đồ”, nhưng cũng được ghi lại bởi những người am hiểu tranh hoạ trong tập “Thiên thủy băng sơn lục”.


Núi Nam Bình, chạy dài ngang dọc bờ phía nam Tây Hồ, cao không quá 100m, nhưng kéo dài hơn ngàn mét. Trên núi có những viên đá kỳ lạ thẳng đứng thanh tú, cây cối xanh mướt. Ngày nắng tốt, mây mù xanh biếc phủ hết núi, trên trời mây trắng làm tăng thêm nét đẹp, sương trên trời gặp mưa, khói mây bao phủ, dãy núi trông như múa lả lướt, lúc ẩn lúc hiện biến hoá khôn lường, như gần như xa.
Thời Hậu Chu, Hiển Đức Nguyên niên (năm 954), vua Ngô Việt Tiền Hoằng Thúc xây Phật tự Tuệ Nhật Vĩnh Minh viện dưới chân núi Nam Bình, sau cùng với Linh Ẩn Tự trở thành một trong hai Phật đường lớn ở Nam – Bắc Tây Hồ thuộc Tịnh Từ tự. Dưới chân núi Nam Bình còn có một ngôi chùa Hưng Giáo Tự , bắt đầu xây dựng vào thời Bắc Tống Khai Bảo năm thú 5 (tức 972), nơi đây còn là trung tâm của Phật giáo Thiên Đài Tông Sơn Gia phái.


Gần Tịnh Từ tự, Hưng Giáo tự còn có một ngôi miếu nhỏ, hình thành một khu tự viện Phật giáo trên hồ tiếp sau Linh Ẩn và Thiên Trúc, trống chiều chuông sớm, ánh sáng khói nhang thấp sáng Phật hiệu, từ đó Nam Bình sơn còn có tên khác là Phật Quốc sơn, âm thanh tiếng chuông chiều trên núi Nam Bình dần dần hình thành.
Nam Bình sơn do dãy núi đá vôi hình thành, thân núi có nhiều lỗ hổng, hơn nữa trên đỉnh núi có vách đá giống như bức bình phong che chắn, mỗi lần tiếng chuông chiều Phật tự vang lên, tần suất chấn động của tiếng chuông truyền lên núi, các nham thạch và hang động bị chèn ép, càng làm tăng thêm chấn động của tiếng chuông, âm thanh nhanh chóng tăng lên, hình thành cộng hưởng. Nham thạch và hang động sản sinh ra hiệu ứng loa phát thanh, làm tăng thêm cộng hưởng. Đồng thời, tần số tương tự của tiếng chuông còn truyền đến khoảng không trên bề mặt Tây Hồ, truyền đến bờ bên kia, đụng phải dãy núi đối diện hình thành từ nham thạch núi lửa, dội lại âm vang ngân nga nhiều lần.