Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

“TRUMP WILL MAKE CHINA GREAT AGAIN"


1984 của Orwell: Cẩm nang 6 bước cai trị dành cho các nhà độc tài

Mặc dù có "thỏa thuận mềm" (skinny deal) mới nhất của Trung-Mỹ để giảm bớt căng thẳng về thương mại, công nghệ và các vấn đề khác, nhưng rõ ràng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bước vào kỷ nguyên cạnh tranh bền vững mới. Mối quan hệ sẽ phát triển như thế nào phụ thuộc rất lớn vào sự lãnh đạo chính trị của nước Mỹ - vốn không tốt cho lắm.

Sự tách rời giữa Trung Cộng và Mỹ nói chung có thể sẽ tăng cường theo thời gian, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Hoa Kỳ coi tham vọng của TC nhằm đạt được sự tự chủ và sau đó là sự thống trị trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, bao gồm trí thông minh nhân tạo, 5G, robot, tự động hóa, công nghệ sinh học và xe tự động là mối đe dọa đối với an ninh kinh tế và an ninh quốc gia. Sau khi đưa Huawei (một công ty dẫn đầu về 5G) và các công ty công nghệ khác của TC vào danh sách đen, Mỹ sẽ tiếp tục cố gắng kềm chế sự phát triển của ngành công nghệ Trung Cộng.

Các nguồn dữ liệu và thông tin xuyên biên giới cũng sẽ bị hạn chế, làm dấy lên mối lo ngại về một mạng internet bị chia cắt (splinternet) giữa Hoa Kỳ và TC. Và do sự giám sát ngày càng tăng của Mỹ, đầu tư trực tiếp nước ngoài của TC vào Mỹ đã giảm 80% so với mức năm 2017. Giờ đây, các dự luật mới đang đe dọa sẽ cấm các quỹ hưu trí công của Hoa Kỳ đầu tư vào các công ty TC, hạn chế đầu tư mạo hiểm của TC vào Mỹ, và buộc một số công ty TC hủy niêm yết khỏi các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.

Hoa Kỳ cũng ngày càng nghi ngờ hơn về các sinh viên và học giả TC hoạt động tại Hoa Kỳ, những người có thể tham gia đánh cắp bí quyết công nghệ của Hoa Kỳ hoặc tham gia vào hoạt động gián điệp trực tiếp. Về phần mình, TC sẽ ngày càng tìm cách đi vòng qua hệ thống tài chính quốc tế do Mỹ kiểm soát và tự bảo vệ mình trước việc Mỹ vũ khí hóa đồng đô la. Để đạt được điều đó, TC có thể lên kế hoạch ra mắt một loại tiền kỹ thuật số do nhà nước phát hành, hoặc một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán xuyên biên giới của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) vốn do phương Tây kiểm soát. TC cũng có thể cố gắng quốc tế hóa vai trò của Alipay và WeChat Pay, các nền tảng thanh toán kỹ thuật số phát triển vốn đã thay thế hầu hết các giao dịch tiền mặt ở Trung Cộng.

Những diễn tiến gần đây trong tất cả các khía cạnh này cho thấy một sự thay đổi lớn hơn trong mối quan hệ Trung – Mỹ theo hướng chống toàn cầu hóa, phân mảnh kinh tế và tài chính, và tách rời chuỗi cung ứng. Chiến lược an ninh quốc gia của Nhà Trắng năm 2017 và Chiến lược quốc phòng năm 2018 của Hoa Kỳ coi TC là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” cần phải kềm chế. Căng thẳng an ninh giữa hai bên đang diễn ra trên khắp châu Á, từ Hồng Kông và Đài Loan đến Biển Đông và Biển Hoa Đông. Hoa Kỳ lo ngại rằng Chủ tịch TC Tập Cận Bình, sau khi từ bỏ phương châm “giấu mình chờ thời” của người tiền nhiệm Đặng Tiểu Bình, sẽ thực hiện một chiến lược bành trướng hiếu chiến. Trong khi đó, Trung Cộng lo ngại rằng Mỹ đang cố gắng kềm chế sự trỗi dậy của mình và bác bỏ những lo ngại an ninh hợp lý của mình ở châu Á.

Sự cạnh tranh giữa hai bên sẽ diễn tiến như thế nào vẫn còn chưa rõ ràng.! Cạnh tranh chiến lược với chiến tranh mồm "bằng nước bọt" Điều rõ ràng là sự "ngầm đồng thuận" như trước đây của phương Tây đã bị “liệt vị”.

Trong thời chiến tranh lạnh; Mỹ đã từng giúp Việt Cộng hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương, để rồi bằng mọi giá đem quân Mỹ và Đồng minh vào VNCH với nhãn hiệu giữ tiền đồn chống Cộng, nhưng đến năm 1968 ý đồ của Mỹ là Việt Nam hóa chiến tranh, năm 1970 đi đêm với TC, năm 1971 TC đặt chân vào hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, năm 1972 hòa đàm Ba Lê, năm 1974 ngầm thỏa thuận với TC vụ Hoàng Sa, đồng thời xóa tên nước VNCH trên bản đồ thế giới năm 1975, đào hố chôn sống trên 19 triệu con dân miền Nam, nhưng chưa kịp lấp đất vì lo cuốn cờ rời khỏi nơi sắp nhuộm đỏ vì máu của Cộng Sản.

Trong 45 năm qua, theo đó HK từng cho rằng việc để TC tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới và tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của TC sẽ buộc TC trở thành một xã hội cởi mở hơn, đi kèm với một nền kinh tế tự do và công bằng hơn. Nhưng, dưới thời của Tập, TC đã tạo ra một nhà nước giám sát kiểu Orwell gồm sáu bước:- Thao túng lịch sử- Làm chủ ngôn ngữ - Kiểm soát tư tưởng - Giám sát hành vi - Gieo rắc nỗi sợ hãi -Tạo ra kẻ thù.

Nhìn về Ý đã phải trải qua 21 năm dưới thời Benito Mussolini. Đức chịu đựng vị bạo chúa Adolf Hitler. Liên Xô có Stalin thì Trung Cộng có Mao Trạch Đông. Tây Ban Nha có Franco thì Bồ Đào Nha có Salazar. Và khi các Anh Cả xuống ghế lại có những Anh Hai khác lên thay.

Trong tác phẩm Chủ nghĩa Độc tài Toàn trị và Chuyên chế (Totalitarian Dictatorship and Autocracy) của hai nhà khoa học chính trị hàng đầu về lý thuyết toàn trị thế kỷ 20 là Carl Friedrich (Chủ tịch Hiệp hội Khoa học Chính trị Mỹ) và Zbigniew Brzezinski (cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ), một chế độ độc tài toàn trị được biểu hiện qua sáu tính chất:

(1) một hệ tư tưởng phức tạp, được cấu thành từ một học thuyết chính thức bao hàm các khía cạnh toàn diện của sự tồn tại của con người mà mọi người chung sống trong xã hội đều phải tuân thủ;

(2) một đảng đại chúng thường do một người lãnh đạo;

(3) một hệ thống khủng bố, dù là thể chất hay tinh thần, được thực thi thông qua sự kiểm soát của đảng và của cảnh sát ngầm, kiểm soát và hướng tới không chỉ đối với những kẻ thù của chế độ, mà còn đối với nhiều tầng lớp nhân dân được lựa chọn một cách ngẫu ý;

(4) sự kiểm soát độc quyền về kỹ thuật, gần như tuyệt đối, nằm trong tay của đảng và của chính phủ, đối với tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng;

(5) sự kiểm soát độc quyền về kỹ thuật, gần như tuyệt đối, đối với việc xử dụng tất cả vũ khí chiến đấu vũ trang; và

(6) sự kiểm soát và định hướng cho toàn bộ nền kinh tế xuất phát từ trung ương, thông qua sự điều phối quan liêu của các thực thể doanh nghiệp độc lập chính thức.

Sự tăng cường chủ nghĩa tư bản nhà nước vốn trái với các nguyên tắc thương mại tự do và công bằng. TC hiện đang xử dụng sự giàu có ngày càng tăng của mình để khoa trương sức mạnh quân sự và thể hiện ảnh hưởng trên khắp châu Á và toàn thế giới.

Vậy, câu hỏi là liệu có những lựa chọn thay thế hợp lý nào khác để tránh chiến tranh lạnh leo thang hay không? Một số nhà bình luận phương Tây, như cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd, ủng hộ “sự cạnh tranh chiến lược có quản lý”. Còn những người khác nói về một mối quan hệ Mỹ – Trung “vừa hợp tác vừa cạnh tranh (co-optetion). Tương tự, Fareed Zakaria đề xuất Mỹ theo đuổi một chiến lược kết hợp can dự và răn đe với TC. Tất cả đều là các biến thể của cùng một ý tưởng: mối quan hệ Trung – Mỹ nên bao gồm sự hợp tác trong một số lĩnh vực – đặc biệt là khi liên quan đến các hàng hóa công toàn cầu như khí hậu, thương mại và tài chính quốc tế – trong khi chấp nhận rằng sẽ có sự cạnh tranh mang tính xây dựng trong những lĩnh vực khác.

Tất nhiên, vấn đề nằm ở Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người dường như không hiểu được rằng việc “cạnh tranh chiến lược có quản lý” với TC đòi hỏi phải có sự can dự và hợp tác chân thành với các nước khác. Để thành công, Mỹ cần hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác nhằm đưa mô hình kinh tế mở, xã hội mở của mình tiến vào thế kỷ 21. Phương Tây có thể không thích chủ nghĩa tư bản nhà nước độc đoán của TC, nhưng họ cũng phải ổn định nội bộ xã hội của mình trước. Các nước phương Tây cần tiến hành các cải cách kinh tế nhằm giảm bất bình đẳng và ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tài chính gây tàn phá, đồng thời thực hiện các cải cách chính trị nhằm kềm chế phản ứng dân túy chống toàn cầu hóa, trong khi vẫn duy trì được nền pháp quyền.

Thật không may, chính quyền Mỹ hiện tại thiếu một tầm nhìn chiến lược như vậy. Chính sách bảo hộ, đơn phương và phi tự do của Trump rõ ràng có xu hướng làm bất mãn các bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ, khiến phương Tây bị chia rẽ và không sẵn sàng để bảo vệ và cải cách trật tự thế giới tự do mà nó tạo ra. Người TC có lẽ thích Trump tái đắc cử vào năm 2020. Trump có thể là một mối phiền toái trong ngắn hạn, nhưng nếu có đủ thời gian tại vị, ông ta sẽ phá hủy các liên minh chiến lược vốn tạo nền tảng cho sức mạnh mềm cũng như sức mạnh cứng của Mỹ. Giống như hiện thân ngoài đời thực của nhân vật chính trong phim “Manchurian Candidate”, Trump sẽ cho Trung Quốc vĩ đại trở lại”.


*Sách 1984 của Orwell: Cẩm nang 6 bước cai trị dành cho các nhà độc tài. Ngay sau khi chiến tranh Thế chiến II kết thúc, George Orwell đã tự hỏi rằng nước Anh sẽ ra sao nếu nó rơi vào một trong những tín điều độc tài đã và đang thống trị thế giới suốt nửa đầu thế kỷ 20. Đó là ý tưởng khai sinh cuốn tiểu thuyết trứ danh mang tên 1984.

*The Manchurian Candidate là một cuốn tiểu thuyết của Richard Condon, xuất bản lần đầu năm 1959. Đây là một bộ phim kinh dị chính trị về con trai của một gia đình chính trị nổi tiếng của Hoa Kỳ, người bị tẩy não trở thành một kẻ ám sát vô tình cho một âm mưu của Cộng sản.


1984 của Orwell: Cẩm nang 6 bước cai trị dành cho các nhà độc tài

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

Ý NHỎ MẾN TRAO

Tổng hợp hình ảnh đêm buồn không ngủ được, đầy tâm trạng

Ý NHỎ MẾN TRAO

Ngày qua nắng ấm, rọi màn Sương
Trải lối muôn hoa khắp nẻo Đường
Ôn lại những ngày năm tháng cũ
Bạn bè đồng nghiệp quả thân Thương
Chia tay từ đó người muôn hướng
Mỗi đứa bây chừ lạc tứ Phương
Gởi tặng trăm nơi vài ý nhỏ
Bình an...hạnh phúc...vạn yêu Thương.

GIỜ KHẮC LỤN TÀN

Ngày qua, năm tháng, giảm phong độ.!
Thế giới không gian vẳng tiếng Còi,
Lắng đọng suy tư sức khỏe đó.
Sắp xa, thôi cũng tựa xa Rồi!

GIỜ ĐÂY:
Đầu nghiêng, môi tái, mắt mờ nhạt,
Chân vướng bên chân, thế nghĩa Là...
Sao những bàn tay không dứt được,
Ôi lời cao thấp điệu hò Lơ.!

Chiều bước qua nhanh đêm lạnh lẽo.
Một mình ai lạc ở nơi Nao,
Sắc trời: sương đọng, non: mây toả,
Có phải đi về phố núi Cao...

Lụn tàn giờ khắc, dạ hao Mòn,
Chẳng dám quay nhìn sắc núi Non.
Hãy nhớ ngoảnh đầu khi khuất hẳn,
Cho thêm tưởng tượng: vẫn đương Còn.

Đêm qua sấm sét nổ vang Trời
Trên dưới vợ chồng bảy tám Mươi.
Lo sợ tử thần soi xét đến,
Tắc khua le lói cướp đi Người.!

KHI ĐÓ:
Ra đi: mưa phủ, mắt môi Xinh.
Người ở: trời tan đã khuất Tình.
Vừa đó còn nhau, nay vĩnh biệt;
Trần gian ở giữa cạnh hai Mình.

Thực ra, nếu nhìn tuổi già trong toàn cảnh cuộc đời thì chúng ta sẽ thấy rằng chính giai đoạn tuổi cao niên, con người mới thực sự là chính mình. Hiểu chính bản thân ta với thân phận làm người trong kiếp sống ngắn ngủi. Hiểu giá trị cuộc đời hơn. Hiểu hạnh phúc là gì và đến từ đâu. Phải biết trân trọng những biến cố vui buồn trong cuộc sống, bởi đó chính là nét đẹp đa sắc màu của kiếp nhân sinh. Cùng với kiếp người: “Hãy có thời gian cho cả công việc và hưởng thụ; khiến mỗi ngày vừa hữu ích vừa thoải mái, và chứng tỏ rằng chúng ta hiểu giá trị của thời gian bằng cách xử dụng nó thật tốt. Và rồi tuổi trẻ sẽ tươi vui, với tuổi già không có nhiều hối tiếc, nên cuộc đời sẽ là một thành công tươi đẹp”.
Người già tránh nhìn lại quá khứ để thương tiếc trong sự sầu muộn, để rồi coi giai đoạn sống hiện tại như thời xế chiều, như ngọn đèn sắp tắt. Cái đẹp ở tuổi già! Trong mỗi lứa tuổi, ta cần biết khám phá sự hiện diện và những phong phú mà từng lứa tuổi ấy chứa đựng. Đừng bao giờ để cho mình bị khép kín trong sầu bi! Chúng ta đã Sống và từng trải qua những "thất tình, lục dục" đều có buồn vui, sướng khổ; Sự cân bằng trong đời sống là điều tốt đẹp, kể cả mọi lứa tuổi của chúng ta, mặc dù có một số khó khăn và giới hạn. Ước gì trên khuôn mặt chúng ta luôn có niềm vui nhiều hơn nỗi buồn, cảm nhận mình được yêu thương và không bao giờ buồn rầu”.

GỐI LÊN SỢI TÓC

Tóc đã bạc, đêm nằm vương trên GỐI
Ta lặng nhìn thương tiếc MỖI ngày QUA
Còn gì đâu khi nắng xế vườn HOA.
Lòng muốn bước mà chân VỪA thấy mỏi !

Tim thổn thức, nghẹn ngào lên tiếng GỌI
Tâm hồn ta còn trẻ VỚI thời GIAN
Chào đón xuân than thở quá muộn MÀNG
Nắng xuân đẹp trời đừng MANG vần vũ

Còn đâu nữa, đài trang xuân tố NỮ
Khách phong trần bước cô LỮ đón XUÂN
Hãy vì ta mà chậm cánh thời GIAN
Ðể sóng mắt vẫn màu XANH ngọc bích

Màu đen mướt, thoảng hương trên mái TÓC
Song cửa buồn đứng tựa GÓC bâng KHUÂNG
Những vần thơ còn lưu luyến bàng HOÀNG
Xuân có đến nhưng đừng SANG quá vội.!

Song song với bức tranh hiện thực, con người và thi nhân luôn có cả một thế giới mộng ảo giàu sắc màu và đa cung bậc. Con người thơ vốn thâm trầm, kín đáo và nội tâm ấy đã tự tìm cho mình một thế giới riêng. Hoặc thả hồn theo những giấc chiêm bao, hướng mình về quá khứ với cảm hứng hoài cổ, hoặc đắm mình trong những suy tưởng về cuộc đời hư ảo… Mộng trong thơ theo nghĩa hẹp có thể hiểu là những giấc mộng, cảnh mơ của thi nhân; theo nghĩa rộng là toàn bộ những tưởng tượng lãng mạn, vượt ra ngoài “đường biên” thực tế của con người thơ văn thể hiện trong đó. Yếu tố mộng mị, mộng ảo này là một nét lớn trong mạch trữ tình. Chính nhà thơ cũng tự thấy mình là người hay sống trong mộng mị như nhận xét của tha nhân.Trước hết, mộng được dệt nên bởi muôn vàn những mong ước. Phải nói đến đầu tiên là mộng công danh. Kỳ vọng nhiều vào tương lai, mong ước lập nghiệp thôi thúc con người tự tin hành động, say sưa nghĩ đến tương lai. Thế nhưng, danh không đạt, mộng không thành bởi thời cuộc nhiều ly loạn, tan vỡ. Mệt mỏi và buồn hận, lòng bảo lòng trở về chốn quê xưa. Con người thơ khát khao được về với thiên nhiên sông núi, vui thú điền viên, nhưng điều mong muốn ấy đâu dễ thực hiện được trong thực tại. Nên đành phải gởi cả vào giấc mộng không thành.

DẠ KHÚC...

Canh khuya sáo trúc cao vút Trời
Tấu khúc thăng trầm điệu nhặt Lơi
Khiến đấng mày râu lòng bứt rứt
Xui nàng thục nữ dạ bồi Hồi
Trường canh chạnh mối câu sum họp
Đoản phách vướng sầu cảnh cút Côi
Áo nảo tâm tư hoài giấc mộng
Mơ lòe bám víu vẫn chưa Rơi

25072020

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

MỸ NGHI TRUNG CỘNG GIẤU "GIÁN ĐIỆP" TRONG LÃNH SỰ QUÁN.

https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/07/23/13/fbi-tin-mot-nha-khoa-hoc-tq-tron-na-o-lanh-su-quan-tai-san-francisco.jpg

Điều tra Liên bang Mỹ tin rằng nghiên cứu viên Trung Cộng tên Juan Tang đã trốn trong lãnh sự quán TC tại San Francisco (Mỹ) suốt một tháng qua.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ tin rằng một nghiên cứu viên Trung Cộng đã bị buộc tội gian lận visa và trốn trong lãnh sự quán TC tại San Francisco (Mỹ) suốt một tháng qua, theo Reuters.

- Bất chấp lệnh đóng cửa lãnh sự quán, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ quyết đến thăm Trung Cộng
- Mỹ ép TC đóng cửa Lãnh sự quán ở Houston
- Mỹ chuẩn bị mở cửa lại lãnh sự quán tại Vũ Hán

Hồ sơ trình Tòa án quận Mỹ ở San Francisco ngày 20/7 cho biết, Juan Tang, làm việc tại Đại học California, Davis, đã man khai lý lịch trong đơn xin visa Mỹ về việc bà không phục vụ trong quân đội Trung Cộng.

Tuy nhiên, FBI đã tìm thấy những bức ảnh của bà Juan trong bộ quân phục quân đội TC và phát hiện bà từng làm việc như một nhà nghiên cứu tại Đại học Y Không quân TC.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ tin rằng nghiên cứu viên TC tên Juan Tang đã trốn trong lãnh sự quán TC tại San Francisco (Mỹ) suốt một tháng qua.

FBI đã thẩm vấn Juan Tang vào ngày 20/6/20 và sau đó bà Tang được cho là đã đến lãnh sự quán TC ở San Francisco và ở đó cho đến nay, theo Hãng tin Reuters ngày 23/7/20.

Juan Tang bị buộc tội gian lận visa vào ngày 26/6. Nhưng cơ quan thực thi pháp luật Mỹ không thể vào đại sứ quán hoặc lãnh sự quán nước ngoài trừ khi được phép, và một số quan chức hàng đầu như đại sứ của một nước có quyền miễn trừ ngoại giao.

Lãnh sự quán TC tại San Francisco và Bộ Ngoại giao Mỹ chưa đưa ra bình luận nào liên quan đến vấn đề này...
Tin Juan Tang bị cáo buộc và trốn tại lãnh sự quán TC tại San Francisco được trang báo Axios đưa đầu tiên, sau khi căng thẳng Mỹ-Trung bùng lên với việc Mỹ ra lệnh yêu cầu TC đóng cửa lãnh sự quán ở Houston trong vòng 72 giờ (từ 4:00 PM ngày thứ ba 21/7 đến 4:00 PM ngày thứ sáu 24-7-20).

Tổng lãnh sự quán TC Houston đốt tài liệu tại một khoảng trống trong khuôn viên tòa lãnh sự.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio, quyền chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, khẳng định Tổng lãnh sự quán TC ở Houston, tiểu bang Texas, vừa bị yêu cầu đóng cửa là một vỏ bọc hoàn hảo cho các hoạt động gián điệp.

Trong một diễn biến khác, các công tố viên Mỹ gần đây đã phản đối đề nghị bảo lãnh tại ngoại cho bà Song Chen, nhà nghiên cứu người TC đang tham gia nghiên cứu y khoa tại Đại học Stanford (Mỹ), cũng với cáo buộc gian lận thông tin xin thị thực, theo tờ SCMP.

Hồ sơ tòa án cũng đề cập đến hai nhà nghiên cứu TC khác bị buộc tội gần đây làm việc tại Đại học California và Đại học Duke.

FBI đã cảnh báo các trường đại học trong nhiều năm về nguy cơ bị các nhà nghiên cứu nước ngoài trộm cắp tài sản trí tuệ và Mỹ cũng đã thắt chặt các hạn chế đối với visa sinh viên.
(Theo Reuters)


BM  Đốt tài liệu trong khuôn viên Tổng lãnh sự quán TC ở Houston, Texas.

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

NGHỊCH LÝ CỦA ĐCSVN VỀ LUẬN CỨ ĐỘC ĐẢNG SO VỚI CƯƠNG LĨNH ĐA ĐẢNG.

Thu hút nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

Khi Bức Tường Bá Linh sụp đổ, con số những nhà cầm quyền còn theo chủ thuyết Mác-xít Lê-nin-nít cũng giảm xuống nhanh chóng.
Việt Nam là một trong năm quốc gia Cộng Sản còn lại trên thế giới. Thay cho lời cam kết vì sự tiến bộ lợi ích của giai cấp công nông thế giới, Việt Nam chạy hùa theo chủ nghĩa tư bản và mở lối cho một thứ tinh thần dân tộc để thêm mắm muối vào tư tưởng Cộng Sản đang bị mờ nhạt, lỗi thời. Nghiên cứu này tập trung vào câu hỏi liệu Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã bắt đầu điều chỉnh chỗ đứng tư tưởng trước sự sụp đổ của Cộng Sản ở Đông Âu qua việc phân tích cương lĩnh mới nhất của ĐCSVN, dùng hệ thống phân loại thống kê của Đề Án Nghiên Cứu So Sánh Các Cương Lĩnh CMRP.
(The Certified Maintenance and Reliability Professional - Chương trình Chứng nhận Bảo trì và Độ tin cậy Chuyên nghiệp).
Kết quả phân tích cương lĩnh ĐCSVN có khuynh hướng cho thấy chiến lược sống còn của thể loại cương lĩnh độc đảng; đó là chúng phải thích ứng với nhu cầu của thành phần ưu tú và quảng đại quần chúng để chống chỏi với những thay đổi trong xã hội và xu hướng trong quan hệ bang giao quốc tế.

Tuy nhiên, vì chẳng có đảng nào để cạnh tranh, ĐCSVN có thể độc quyền cai trị và giữ vị thế khá độc lập khỏi áp lực cạnh tranh. Giới lãnh đạo ĐCSVN tung hoành thoải mái hơn trong các chính sách và đạt được điều họ muốn trong một hệ thống độc tài, trong khi các nước có hệ thống đa đảng có thể không làm được những điều ấy một cách dễ dàng vì áp lực giữa các đảng phái.

Kết quả cũng cho thấy chủ nghĩa Cộng Sản đội lốt một tinh thần dân tộc mạnh mẽ để nắm trọn tính chính đáng cho Đảng liên tục cầm quyền. Kể từ lúc khai sanh năm 1930 đến năm 1975, ĐCSVN, dưới nhiều tên gọi khác nhau cho mỗi thời kỳ hoạt động, dẫn đầu cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dưới lá cờ Quốc Gia. Từ năm 1975 khi Việt Nam thống nhất tới nay, ĐCSVN đã tiếm quyền chính phủ và tự thưởng cho mình quyền lực độc tôn để cai trị Việt Nam, không cho phép đối lập. Mặc dù trong cương lĩnh ĐCSVN nhắc đến định hướng xã hội chủ nghĩa, khái niệm này không được bồi dưỡng.

Trước khuynh hướng toàn cầu hóa không tránh khỏi, trong cương lĩnh đang tìm cách bắt kịp các nước tư bản lân bang như Singapore và Thái Lan bằng cách quảng cáo các sản phẩm, con người, và đất nước Việt Nam trên thị trường quốc tế. Làm như thế là ĐCSVN đã bỏ bê nội dung xã hội chủ nghĩa (trong cương lĩnh) và tạm biệt cuộc đấu tranh cho giới công nông trên thế giới.

Những mối căng thẳng giữa kinh tế thị trường và kế hoạch tập trung chỉ huy rồi sẽ được giải tỏa, có lẽ, theo hướng thiên về thị trường như trong cương lĩnh của đảng đã quảng bá cho thị trường tự do và cạnh tranh. Sự chia tay với cuộc đấu tranh giai cấp công nông cũng đã lọt vào ĐCSVN khi có ý định bắt tay làm bạn với thế giới, kể cả với các cựu thù như đế quốc Mỹ và các nước tư bản khác. Ngày nay thì hướng tới hòa bình và hợp tác sẽ thiết thực hơn là kêu gọi chiến tranh. Khuynh hướng thị trường cũng sẽ đem vốn tư bản vào một đất nước nghèo khổ nhiều hơn là một thí nghiệm kinh tế chỉ huy đã thất bại. Trên hết, ĐCSVN một lần nữa đội cho mình vương miện của tinh thần dân tộc để trục lợi trong khi vẫn từ chối không chịu nhượng quyền cai trị.

MỨC ĐỘ ỦNG HỘ DÂN CHỦ VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

Hơn phân nửa dân số Việt Nam sinh sau năm 1975. Theo dữ liệu từ cuộc thăm dò giá trị trên thế giới World Values Survey được thực hiện tại Việt Nam vào năm 2001, để xem xét những dị biệt về thái độ đối với thể chế chính trị và kinh tế qua bốn thế hệ người Việt và giữa hai miền Nam Bắc, với những kinh nghiệm sống qua những thời kỳ lịch sử khác nhau.

Người Việt Nam cho thấy mức độ ủng hộ dân chủ và kinh tế thị trường rất cao. Mức độ ủng hộ kinh tế thị trường luôn luôn cao tuy có khác biệt giữa bốn thế hệ, còn mức ủng hộ dành cho dân chủ thì gần như đều khắp mặc dù có dị biệt Bắc Nam.
Theo lý thuyết hội nhập xã hội về sự hình thành niềm tin và giá trị ở tuổi đang lớn, mỗi thời kỳ lịch sử ảnh hưởng riêng biệt đối với mức độ ủng hộ dân chủ và kinh tế thị trường của từng thế hệ: sự khác biệt vùng miền gắn liền với từng thời kỳ lịch sử tạo nên dị biệt trong mức độ ủng hộ dân chủ, trong khi tuổi tác gắn liền với mỗi thời kỳ lịch sử lại ảnh hưởng đến mức ủng hộ kinh tế thị trường. Lằn ranh khác biệt Nam Bắc và giữa các thế hệ sẽ nhòa dần đi khi Việt Nam có những chuyển biến về chính trị và kinh tế. Tự do kinh tế và chính trị sẽ đa dạng hóa những mối quan tâm của người Việt và mở rộng các giá trị xã hội văn hóa của họ.

17072020

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

HẠNH PHÚC DẤU YÊU.

 Nhẫn nhục làm nên hạnh phúc gia đình?

"Đầu, Mình, Tứ Chi" là ba phần của tình cảm mà chúng ta đã trao cho vợ mình, đổi lại vợ cho ta bảy phần yêu thương, ngoài ba phần trên cọng thêm "Công - Dung - Ngôn - Hạnh".
Vậy, dù mình có văn hóa tầm mức hay không, thân phận cao quý đến cỡ nào, thì cũng đừng quên rằng “vợ” hay "mình ơi" là những Mỹ từ thông qua tiếng gọi ấm áp thân thương nhất, ngọt ngào nhất, mộc mạc nhất và cũng sinh động nhất trên thế gian này.

Mỗi ngày trôi qua, vợ đều dốc hết lòng hết sức lo từng bữa ăn giấc ngủ cho chồng con. Gắn bó với nhau từ lúc yêu cho đến lúc cưới nhau, trải qua bao nhiêu khó khăn rồi đến khi có con, sợi dây nối kết là thành quả là một kỳ tích. Người vợ ấy là người đã hy sinh quá nhiều cho chồng, không làm gì có lỗi với chồng hoặc có lỗi nhỏ cũng nên bỏ qua, đừng bao giờ để bụng. Vợ là người gắn bó cả đời với ta, là người chăm sóc các con của ta và chính là mẹ của con mình. Dù có thế nào thì mẹ cũng không thể bỏ được con, con không thể rời xa mẹ.

Chỉ bấy nhiêu thôi đã để cho cánh mày râu hiểu, làm cột trụ là phải có trách nhiệm với gia đình, phải yêu thương gia đình, yêu thương vợ con. Những cám dỗ bên ngoài kia chỉ là hào nhoáng sẽ cuốn hút vô cùng, nhưng với phút chốc huy hoàng đó mà không biết tự kềm chế, tránh xa, thì hậu quả sẽ gãy đỗ hạnh phúc khó tránh khỏi. Với ánh sáng muôn màu chớp nhoáng, vụt qua và chẳng có tồn tại lâu dài với ta...Vậy! đừng vì nó mà lấp mờ sự sáng suốt của đầu óc. Không đáng.! Nên nhớ, hiện đang có Vợ Con yêu thương và tổ ấm Hạnh Phúc đang chờ ta về cùng bữa cơm gia đình.

Vậy nên, dẫu chúng ta có chu du khắp cả thế gian, giao du cùng vô số bạn bè, anh em năm châu bốn bể trên địa cầu, rốt cục chỉ có "vợ tôi, nhà tôi" mới là người luôn đáng được chúng ta trân qúy, yêu thương và che chở nhất trong đời.

Khi có vợ rồi, ngôi nhà của mọi người giờ đây không còn là một khái niệm trống trải nữa. Nhờ sự hiện diện của vợ, ngày tháng trước đây của ta dẫu có đơn điệu, nhàm chán, tẽ lạnh và vất vả thế nào, thì giờ đây đã tràn đầy ý họa tình thơ, sắc màu thơm ngát. Sự có mặt của vợ khiến cuộc sống của ta trở nên tươi đẹp như những ngày xuân, mỗi một ngày bình thường đều là mùa xuân ấm áp ngây ngất lòng người.

Vợ của mình, trời sinh đã có ý nguyện phó thác, đã có tư tưởng tìm một tấm chồng môn đăng hộ đối, trời sinh đã có tư tưởng nương tựa vào chồng, thích mộng mơ lãng mạn. Nhưng cô ấy một khi đã nguyện ý gửi gắm cuộc đời cho nhau, cùng xẻ chia mọi đắng cay ngọt bùi, thì trên đường đời sau này dẫu có mệt mỏi vất vả hơn nữa, nàng cũng đều có thể lấy tấm thân liễu yếu đào tơ của mình mà đương đầu với mọi nghịch cảnh mưa sương gió tuyết, mà gánh vác mọi khó khăn vất vả trong gia đình, thay chồng nuôi dưỡng, giáo dục con nên người.

NGƯỜI VỢ LÚC NƯỚC MẤT NHÀ TAN.

Tháng sáu năm 1975 Chồng đi tù (trình diện học tập cải tạo), với hy vọng sau mười ngày sẽ trở về...Nhưng mòn mõi đợi chờ.
Không có chồng, người vợ có lý lịch liên hệ chồng là ngụy quân ngụy quyền nên "mất dạy"ở nhà với đàn con nheo nhóc, rất sợ hãi và buồn lo.
Trước ngày mất nước, chồng đã cho vợ một đời sống ổn định vững vàng. Nay không có anh tôi không thể làm gì hết, tôi đã mất hết, mất cả những ước mơ toan tính của chúng tôi cho con cái sau này. Tôi không còn gì hết ngay cả mạng sống của tôi cũng rất mong manh vì mới sanh cháu còn quá nhỏ. Rất may nhờ sự lo xa của bà nội các cháu nên mẹ con tôi còn được ăn cơm thêm vài tháng. Trong lúc toàn dân ở thành phố đã phải ăn độn khoai lang, khoai mì và bo bo. Lương thực bán theo sổ gia đình, hoàn toàn không có gạo. Khi nào được mua bột mì thì sung sướng lắm. Vì có thể đổi bột lấy bánh mì (món ăn ngon nhất lúc bấy giờ). Nhờ bánh mì tôi có sức để bương chãi, bán chiếc tủ cuối cùng để làm vốn, mua đồ chợ trên xuống bán chợ dưới kiếm được vài đồng mua gạo sống qua ngày. Tôi phải lo xoay xở đủ cách làm nước sốt (muối + cà chua) thái cà rốt củ cải dưa leo làm đồ chua mang ra trước cửa bán từ 4 giờ sáng.

Ngày tháng cứ qua đi với buồn lo nặng trĩu vì 4 đứa con cần ăn để sống . Tôi như con chong chóng hết bán bánh tôm bánh cuốn, lại quay ra bún riêu. Nhưng cũng không được bao lâu vì “chiến dịch dẹp lòng lề đường”. Tôi lại phải chạy thuốc tây, ai cần bán cần mua là có tôi miệng nói chân chạy. Tôi còn nhớ một lần có người cần mua 5 chai nước biển, mà tôi chỉ có đủ vốn cho 2 chai, thế là tôi phải chạy làm 3 lần từ chợ nầy qua chợ khác mới giao đủ hàng được. Đạp xe đạp muốn kiệt sức vì mồ hôi và nước mắt nhoè nhoẹt đến không thấy đường đi. Nhiều lúc đầu óc tôi muốn vỡ tung ra vì những tính toán cho cuộc mưu sinh, vì những thay đổi khôn lường của xã hội chủ nghĩa và nhất là vì những hoang mang lo sợ cho chồng tôi đã bao lâu biệt vô âm tín suốt cả năm. Ban đêm, nhìn những khuôn mặt ngây thơ của các con tôi trong giấc ngủ say sưa; tôi yên tâm vì tôi vẫn còn có chúng ở bên cạnh. Nhưng chồng tôi nay ở đâu? Đói no ấm lạnh ra sao? Anh là người nặng tình chồng vợ, yêu qúy các con, liệu anh có yên giấc được không? Hay cũng như tôi thao thức suốt đêm thâu với bao nỗi lo âu tắc nghẽn không phương giải thoát. Chỉ có lúc này tôi mới được tự do khóc nức nở để vơi bớt nỗi buồn lo nặng trĩu bên mình. Tôi không dám khóc trước mặt các con vì chúng sẽ òa khóc theo ngay khi thấy tôi chảy nước mắt.

VÌ VẬY, CHÚNG TA PHẢI NÊN BIẾT

Thành công lớn nhất là khi có cuộc sống hôn nhân tốt đẹp.
Hạnh phúc viên mãn chính là hạnh phúc của gia đình.
Tình nghĩa lãng mạn nhất là tình nghĩa phu thê.
Sự gắn kết giữa vợ chồng là quan trọng nhất.
Cảm thông và tha thứ không thể thiếu trong đời sống vợ chồng.
Khoan dung, độ lượng có giá trị nhất đối với Vợ Chồng.
Nhường nhịn có hiệu quả nhất không gì hơn nhường nhịn giữa vợ chồng với nhau.
Quan tâm, săn sóc lẫn nhau là điều cần thiết giữa vợ chồng.

Trên chặng đường đời còn lại, vợ là người cùng ta gắn bó như hình với bóng, ngày đêm bầu bạn chia xẻ cùng nhau. Cuộc sống bần cùng, nàng sẽ không chê bai mà âm thầm sát cánh cùng chồng, khích lệ, ủng hộ nhau cho đến khi thành công. Lúc ốm đau bệnh tật, vợ sẽ ngày đêm túc trực bên cạnh chồng, mãi cho đến khi hồi phục, khoẻ mạnh.

Là đấng mày râu, chúng ta cần phải biết rằng vợ cũng cần được yêu thương và che chở. Là đàn ông, thì phải có nghĩa vụ bảo vệ, quan tâm, chăm lo và bao dung vợ mình. Người đàn ông, có thiên chức tạo ra người khác phái để cùng vất vả lao động nuôi sống gia đình. Người cần trở thành cảng tàu chắn gió cho phái nữ, trở thành ánh nắng ban mai mang lại hơi ấm, trở thành cây gậy dẫn đường cuộc đời này cho vợ.

Có thể, nên vợ nên chồng ấy là duyên phận, gia đình hạnh phúc cần vợ chồng tâm sức sống bên nhau, cùng nhau chăm bón, vun bồi mái ấm gia đình mỗi ngày được thăng hoa.

Đối xử tốt với vợ, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hài hòa, hạnh phúc lúc nào cũng trọn vẹn, tràn đầy. Đối xử tốt với vợ cũng là làm tốt với chính mình trong đời sống hôn nhân.
Chỉ cần chồng cho vợ một bầu trời xanh thẳm, một bóng cây râm mát, một bờ vai vững chãi, một khúc nhạc tươi vui, một lời quan tâm ấm áp… thì khi ấy, vợ sẽ mãi mãi là thiên đường hạnh phúc của nhau.

14072020

TỐI CAO PHÁP VIỆN MỸ RA PHÁN QUYẾT VỀ KHAI BÁO THUẾ CỦA TỔNG THỐNG TRUMP.



Ông Trump từ chối chia sẻ các tài liệu liên quan đến tài sản và hoạt động kinh doanh của mình.
Ông Trump từ chối chia xẻ các tài liệu liên quan đến tài sản và hoạt động kinh doanh của mình.

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ vừa phán quyết Tổng thống Donald Trump phải công khai hồ sơ tài chính để công tố viên ở New York xem xét. Nhưng đồng thời Tòa nói thông tin này không phải gửi cho Quốc hội.
Ông Trump từ chối chia xẻ các tài liệu liên quan đến tài sản và hoạt động kinh doanh của mình. Luật sư của ông biện luận rằng ông được miễn trừ hoàn toàn khi còn tại chức. Phán quyết sẽ là giải pháp cho biện luận đó vì có hệ lụy về việc giới Lập pháp Hoa Kỳ có thể soát xét Hành pháp tới mức nào. Ngay cả một phán quyết có lợi cho Quốc hội cũng không nhất thiết dẫn tới việc công khai những khai báo thu nhập của ông Trump trước thời điểm ông tranh cử vào tháng 11 nầy.
Ông Trump, người kiếm tiền bằng đầu tư bất động sản, là tổng thống đầu tiên kể từ Richard Nixon vào những năm 1970, đã không công khai hồ sơ thuế của mình. Ông gọi cuộc điều tra về khai báo thuế là cách triệt hạ mình và coi nỗ lực của quốc hội là đòn quấy rối ông về chính trị.
Hai ủy ban của Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát và Công tố New York Cyrus Vance - cũng thuộc đảng Dân chủ - đang yêu cầu công bố hồ sơ khai thuế và các thông tin khác. Năm ngoái trát bắt trao bằng chứng đã được gửi cho Mazars USA, công ty kế toán của ông Trump, và được gửi cả tới các tổ chức cho ông Trump vay là Deutsche Bank và Capital One.
Các tòa án cấp thấp hơn ở Washington và New York đã ra phán quyết chống lại tổng thống, nhưng những quyết định đó đã bị hoãn lại để chờ phán quyết cuối cùng của tòa.

Tại sao vụ việc nhạy cảm về chính trị?
Những tiết lộ gây tổn hại về các vấn đề tài chính của Tổng thống Trump có thể tác động không tốt tới chiến dịch tái tranh cử của ông. Ông đã sụt giảm uy tín nhiều trong các cuộc thăm dò dư luận khi giới chỉ trích cáo buộc ông xử lý yếu kém cuộc khủng hoảng Covid-19. Cuộc điều tra ở New York bao gồm các cáo buộc thanh toán tiền "bịt miệng" được thực hiện bởi cựu luật sư của ông Trump là Michael Cohen cho hai phụ nữ - ngôi sao phim người lớn Stormy Daniels và cựu người mẫu Playboy Karen McDougal - cả hai đều nói rằng họ có quan hệ với ông Trump.
Những khoản thanh toán như vậy có thể vi phạm luật tài trợ chiến dịch tranh cử. Tổng thống Trump phủ nhận có những quan hệ này. Đã từng có quan ngại về những xung đột lợi ích có thể có trong các doanh nghiệp của ông Trump.

Tại các phiên điều trần hồi tháng Năm, đã có những cuộc tranh luận gay gắt giữa các thẩm phán Tòa án Tối cao về mức độ mà Quốc hội nên xem xét kỹ hồ sơ cá nhân của tổng thống. Trong lần ra tòa ở New York, các thẩm phán nghi ngờ về lập luận của một luật sư của ông Trump rằng một tổng thống không thể bị điều tra khi đang tại chức.
Điều này xảy ra bất chấp bồi thẩm đoàn 9 người thì có đa số 5 vị bảo thủ gồm hai người được ông Trump bổ nhiệm là Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh. Trong hai vụ trước về quyền lực tổng thống, năm 1974, Tòa Tối cao đã đồng loạt đồng ý việc bắt Tổng thống Nixon giao nộp băng ghi âm trong Nhà Trắng trong vụ bê bối Watergate, và năm 1997, tòa này đã cho phép xúc tiến vụ kiện quấy rối tình dục với Tổng thống Bill Clinton.
Các thẩm phán do ông Nixon và ông Clinton bổ nhiệm đều bỏ phiếu chống lại họ trong các vụ kiện.

Deutsche Bank là một trong số ít các ngân hàng sẵn sàng cho ông Trump vay sau một loạt các vụ khai phá sản doanh nghiệp vào những năm 1990, và các tài liệu đang muốn xem bao gồm những hồ sơ liên quan đến tổng thống, Tổ chức Trump và gia đình ông.
Các ngân hàng và công ty kế toán cho biết họ sẽ tiết lộ thông tin nếu được yêu cầu. Các luật sư của ông Trump lập luận rằng Quốc hội không có thẩm quyền ra trát giao nộp như vậy và không có lý do chính đáng nào để tìm đọc hồ sơ.


14072020

TRÔNG CHỒNG


CHINH PHU

Chín nụ trao tay, họa sắc không
Yêu thương gửi lại ướm tình nồng
Tràng thành chiến trận niềm thương nhớ
Ở lại quê nhà chờ luyến mong
Dấu tích người xưa chưa trở lại
Nơi đây chốn cũ trọn niềm trông
Đỏ hồng lệ tưới niềm trống vắng
Đủ cặp uyên ương đục hóa trong...

Chinh Phụ Ngâm 08 - Nhớ Chàng - Ma pensée à mon mari - YouTube

Phải chăng trong bất cứ cuộc chia ly nào thì người ở lại cũng là người buồn khổ nhất, cuộc chia ly đầy lưu luyến, bi thương của người phụ nữ phải xa chồng trong thời gian dài, chờ tin chồng ra trận trở về với khao khát hạnh phúc lứa đôi.
Hiện thực chiến tranh tàn khốc, nỗi đau của người phụ nữ đã cất lên tiếng nói của cả thời đại. Chiến tranh phi nghĩa, cướp đi cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người. Có lẽ ở nơi chiến trường kia, người trai đang phải đối diện cận kề với cái chết thì ở nơi quê nhà người phụ nữ cũng đang mong mỏi chờ đợi tin tức của chồng trong vô vọng, buồn tủi.

Với thể thơ "song thất lục bát" và "thất ngôn bát cú" chúng tôi đã miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn ở người vợ, cũng như người chồng với khao khát được sống bên nhau trong tình yêu, trong hôn nhân hạnh phúc gia đình.

Nhưng vì Tam Độc (Tham Sân Si):
- Sự ham muốn thái quá, lòng tham của con người vô hạn
- Một cơn giận, nóng nảy, thù hận, không vừa lòng, không như ý muốn, không cùng ý thức hệ, đố kỵ lẫn nhau.
- Sự u tối không suy xét theo lẽ phải, hay dở tốt xấu.
Vì thế mà chiến tranh mãi luôn tiếp diễn...dưới mọi hình thức, không phân biệt thời gian, cũng như không gian.

Giữa không gian tĩnh mịch và vắng vẻ, người phụ nữ bồn chồn, thấp thỏm chờ tin chồng chính là hiện thân của nỗi cô đơn. Nếu tiếng yêu thúc giục nàng Kiều "Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" thì ở đây, trong "Đêm trăng sáng", người phụ nữ lại "dần theo từng bước". Nàng lo lắng, đi đi lại lại như muốn gieo rắc vào lòng người đọc những thanh âm của sự cô đơn, lẻ bóng. Mặc dù những bước chân ấy có chút gì đó nặng nề, cũng có lẽ, thẳm sâu trong tâm hồn người phụ nữ đó đang chất chứa những nỗi niềm, tâm sự được bộc lộ thành những hành động dường như vô thức, nàng ngồi bên rèm thưa buông rủ rồi cầu xin. Hành động đó cho thấy người chinh phụ như đang trông ngóng tin tức của chồng ở nơi biên ải xa xôi nhưng nàng đều nhận lại được sự im lặng, trống rỗng đến hoảng sợ. Dù trong bất cứ tư thế nào thì những tình cảm thương nhớ ấy cũng không khỏi khắc khoải, thường trực trong tâm hồn người vợ trông ngóng tin chồng.

CHINH PHỤ

Đêm trăng sáng, dần theo từng bước
Rủ rèm thưa, thầm ước cầu xin
Ngọn đèn, rọi bóng vách in
Hằng đêm, thiếp đã bặc tin với chàng?

Đèn có sáng, dường như chẳng biết,
Lòng thiếp riêng, bi thiết mà thôi.
Buồn rầu, nói chẳng nên lời,
Hoa đèn, kia với bóng người nhớ thương.

Trong nỗi bồn chồn khắc khoải ấy, người phụ nữ không biết chia xẻ cùng ai, đành bộc lộ những tâm tư tình cảm đó với một ngọn đèn leo lét "Đèn có sáng dường như chẳng biết". đã diễn tả tâm trạng buồn lê thê trong thời gian vô tận và không gian tĩnh mịch, cô đơn dường như không bao giờ kết thúc, đó là lời than thở, tự dằn vặt mình. Ngọn đèn đã chứng kiến và soi tỏ nỗi lòng của người thiếu phụ, bởi "đèn" chính là người thức cùng và cùng người giãi bày tâm sự, nhớ mong. Nỗi buồn ấy không thể bộc lộ mà người phụ nữ chỉ muốn giữ riêng cho mình: "Lòng thiếp riêng, bi thiết mà thôi". Người phụ nữ cảm thấy cô đơn, trống trải trong chính căn phòng của mình bởi chính không gian chật hẹp, vắng vẻ nơi đây đã làm nàng gợi nhớ đến biết bao kỷ niệm quen thuộc. Thế nhưng, để tìm được một người để có thể giúp nàng giãi bày tâm sự, lắng nghe nàng nói quả là một điều không phải dễ dàng. Nàng giữ riêng chỉ mình nàng biết, bởi có nói ra cũng đâu có ai hiểu được, đâu có ai đồng cảm với nàng.
Chủ thể của nỗi nhớ được hiện ra ngày càng rõ nét hơn với hình ảnh "Hoa đèn kia với bóng người nhớ thương". Hình ảnh "hoa đèn" gợi nhắc đến bóng người thương đó chính là chồng nàng, người cùng nàng gắn bó cả cuộc đời, thế mà nay nàng chẳng có một chút tin tức gì về người chồng đang ở chiến trường để bảo vệ nền độc lập của tổ quốc, bảo vệ no ấm cho người dân.

14072020