Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

HIỆP HỘI LỮ HÀNH VIỆT NAM CỘNG SẢN NHẬN XÉT VỀ NGƯỜ VIỆT QUỐC NỘI !!!




ông Nguyễn Văn Mỹ, Ủy viên Hiệp Hội Lữ hành VN cho biết :
“Hình ảnh người Việt mặc đồ ngủ khi ra khỏi nhà, nghe điện thoại ồn ào, chửi thề, rất ít khi đúng giờ và xả rác, khạc nhổ vô tội vạ… là những thói xấu phổ biến, khó bỏ của nhiều người Việt"
Hình ảnh người Việt mặc đồ ngủ,đồ bộ khi ra khỏi nhà khá phổ biến, thậm chí cả xuống hồ bơi, ra bãi biển, đi chợ, đi dạo… ở nước ngoài. Đi máy bay trong nước, thỉnh thoảng gặp mấy người Việt mặc đồ ngủ

Theo số liệu thống kê, năm 2015, có khoảng 45 triệu người Việt du lịch trong nước và hơn 6 triệu người ra nước ngoài. Nhiều người lần đầu đi chơi xa, thiếu sự hướng dẫn nên vẫn hồn nhiên mang theo những thói quen tự nhiên như ở nhà. Điều này không đáng trách, bởi chưa có những quy định tối thiểu dành cho khách.

Với tâm tư làm sao thể hiện được hình ảnh một Việt Nam có văn hóa, hình ảnh du khách Việt Nam trong mắt nước ngoài này càng đẹp hơn, trong buổi họp để nâng cao văn minh du lịch, ông Nguyễn Văn Mỹ, UV BCH Hiệp Hội Lữ hành VN đã thẳng thắn chỉ ra những thói xu ca nhiu người Vit hin nay để từ đó có bin pháp sửa sai, gii quyết.


Các nghi phạm trộm cắp người Việt bị bắt giữ tại đồn cảnh sát Thái Lan
- Trang phục: Hình ảnh người Việt mặc đồ ngủ, đồ bộ khi ra khỏi nhà khá phổ biến, thậm chí cả xuống hồ bơi, ra bãi biển, đi chợ, đi dạo… ở nước ngoài. Đi máy bay trong nước, thỉnh thoảng gặp mấy người Việt mặc đồ ngủ. Cá biệt có người còn ở trần ra phố, coi cả thế giới như nhà mình. Trang phục quá tiết kiệm vải hoặc quá diêm dúa.

- Ngôn từ: Đầu tiên là việc nói chuyện, nghe điện thoại ồn ào và chửi thề. Từ khu vực lễ khai trương khách sạn, nhà hàng đến chỗ du lịch; nơi nào cũng oang oang “ngôn ngữ địa phương” như chỗ không người. Nạn chửi thề của các bạn còn rất trẻ, có khi đang học cấp 1, dễ làm người nghe ngộ nhận đó là nếp sống văn hóa giao tiếp của dân tộc.

Ra nước ngoài, cứ thấy chỗ nào ồn ào nhất, đích thị đó là khách Trung Quốc, Nga hoặc Việt Nam. Khách các nước tự nhiên dãn ra vì không gian yên tĩnh riêng tư bị chiếm đoạt.

Năm 2001, tôi tham gia Ban tổ chức “Hội chợ Hàng Việt Nam Phẩm Chất cao” lần đầu tiên tại Phnom Penh (Campuchia). “Khi đưa đoàn đi ăn trưa, tài xế người Khmer, rất ngạc nhiên khi biết chúng tôi là người Việt nên cứ thắc mắc “Không giống, người Việt gần nhà tôi, hay uống rượu, đánh lộn; câu nói nào cũng có chửi thề…”. 

Năm 2008, tôi làm Tour leader cho đoàn khách toàn lãnh đạo đi châu Âu, có cả Chủ tịch tỉnh, các Giám đốc sở; được cảnh sát Ý mời vào phòng làm việc vì quá ồn ào tại nhà ga Venise. Nghe đâu họ nghi ngờ băng nhóm tội phạm.

- Tác phong: Người Việt rất ít khi đúng giờ. Chẳng vậy mà trong các thư mời của Việt Nam luôn đề nghị “Tham dự đúng giờ”. Có người còn khẳng định “Không đi trễ không phải người Việt Nam”. Thói quen này gây không ít phiền hà, khó chịu cho người khác, đặc biệt là các đối tác hoặc các đoàn quốc tế vì bắt cả đoàn phải chờ đợi hoặc chương trình bị đảo lộn. 

Rồi việc chen lấn không đáng có khi lên tàu xe, vào nhà hàng, khi ăn buffet, vào nơi thăm viếng …. Hoặc phớt lờ mọi quy định của điểm đến; bỏ ngoài tai những cảnh báo về an ninh và an toàn của hướng dẫn viên và nhà tổ chức vì “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”.
- Ăn uống : Thức ăn Việt Nam rất phong phú, nhưng văn hóa ẩm thực thì lắm chuyện tréo ngoe. Ăn uống thì ngấu nghiến và hùng hục như “tằm ăn dâu”, ăn xong cứ ngậm tăm cho người khác biết ta vẫn còn răng để xỉa. Thói quen dùng đũa, muỗng riêng để lấy thức ăn chung, gắp đồ ăn cho người khác, ăn uống ngồm ngoàm, ồn ào; cứ cụng ly kiểu “Zô dô, 100%”, mặc thiên hạ bực mình .

         
Trong nhiều bữa tiệc, du khách Việt dùng đũa đang ăn của mình gắp thức ăn cho người khác.

Ăn buffet cứ lấy cho cố, vừa đi vừa ăn, chen ngang dưới nách khách Tây, bỏ thức ăn thừa mứa… Cả nhà hàng và hướng dẫn viên nhắc nhở, nhưng khi nhắc nhở không được họ đành phải trương bảng yêu cầu. Có thể bắt gặp bảng cảnh báo thói xấu ăn uống bằng tiếng Việt ở Thái Lan, Singapore, Nam Hàn , Nhật Bản…
     
Chen lấn,không xếp hàng,lấy dư thừa khi ăn buffet là một thói xấu cần bỏ khi đi du lịch.  
- Giữ vệ sinh: Không chỉ khách bình dân mà cả các thầy cô giáo,nhân viên và cả cán bộ, cứ tùy tiện"tặng hoa cho đời"Xả rác và khạc nhổ gần như là đặc tính của một số khách Việt.

- Du lịch: Một số người Việt thích trốn vé tàu điện, vé chuyển tiếp thăm viếng… có khi còn tự hào xem đó là chiến tích qua mặt được thiên hạ. Đi chơi chủ yếu là để chụp ảnh tự sướng, sẵn sàng đạp lên cỏ, dẫm lên hoa, trèo lên tượng… bất chấp bảng cấm chụp hình. Họ không cần nghe, ít chịu tìm hiểu lịch sử, văn hóa… Họ thích mua sắm theo phong trào, thấy ai mua gì là mua nấy, thích chơi nổi kiểu “Trưởng giả học làm sang”, cố lòe thiên hạ
Vào nhà hàng thường chọn quán đông khách, không cần xem giá cả nhưng đi tour chỉ cần rẻ hơn vài phần trăm là hí hửng. Không đọc kỹ chương trình, cũng không hỏi rõ các dịch vụ nên thường xuyên bị lừa. Khi bị lừa, bị cắt bớt dịch vụ thì họ chửi đổng cho sướng miệng.Nhiều khách ảo tưởng, cứ ngỡ mình là thượng đế thật, nên hành xử và đòi hỏi phi lý…
          


- Đạo đức: Tham lam là thuộc tính của con người.Tật táy máy, thích "cầm nhầm đồ người khác", nhất là trong các cửa hàng–cửa hiệu nước ngoài, của người Việt là nỗi ám ảnh của nhiều nước có du khách Việt. Không chỉ ở Asean, châu Á mà qua tận châu Âu, châu Mỹ. Những bảng cảnh báo về thói trộm cắp của một số người Việt vẫn thường xuất hiện trong các cửa hiệu và cả báo chí một số nước là nỗi ám ảnh khi phải tự nhận mình là người Việt.

                      ăn cắp, người Việt, xấu xí,
                        Biển “cảnh báo” người Việt ăn cắp tại siêu thị ở Nhật


- Tệ nạn và lao động chui: Lợi dụng chính sách cởi mở về ngành du lịch, một số phần tử xấu đã tranh thủ “xuất cảng tệ nạn” sang các nước khác hoặc trốn lại, cư ngụ bất hợp pháp. Từ móc túi, cướp giật đến buôn lậu, mại dâm, lập băng đảng trấn lột…. Thụy Sĩ, Nhật Bản công khai danh tính du khách Việt trộm cắp trong cửa hàng. 

               
                Nhìn những hình ảnh này, nhiều người thấy xấu hổ về sự vô ý thức của 
                                                    người Việt tại Nhật Bản.


Singapore liên tục từ chối du khách nữ Việt Nam nhập cảnh càng tăng thêm nỗi đau cho văn hóa Việt. Nước Nga, một thời là anh em chí cốt, giờ chỉ cấp visa cho du khách Việt đúng số ngày tour du lịch.

Tại sao các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan… phải cảnh báo thói xấu của người Việt bằng tiếng Việt?

Việc gì cũng có căn nguyên, không ai tự nhiên làm khó người khác. Trước khi trách thiên hạ, phải biết tự trách mình” – ông Nguyễn Văn Mỹ, Ủy viên Hiệp Hội Lữ hành VN kết luận.

          

Tiếp viên Vietnam Airlines bị nghi tiếp tay hàng ăn cắp ở Nhật

Tờ Sankei Shimbun của Nhật ngày 27/2 đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Hãng Hàng không Vietnam Airlines bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật Bản và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Cơ quan cảnh sát cho biết vụ việc được phát hiện vào ngày 26/2 khi cảnh sát mở rộng điều tra qua các cuộc thẩm vấn những kẻ ăn cắp.

ăn cắp, người Việt, xấu xí,
Đặng Xuân Hợp bị trục xuất vì ăn cắp tại Nhật

Năm 2009, một cơ phó của Vietnam Airlines từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam. Tòa án quận Saitama đã tuyên phạt phi công Đặng Xuân Hợp 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, với thời gian thử thách là 4 năm, đồng thời tuyên phạt phi công này 500.000 yen Nhật.
Bảng cấm lấy dư thừa đồ ăn buffet ở Thái Lan
Biển cấm lấy đồ ăn thừa trong các bữa buffet ở Thái Lan<br />

             Bảng "răn đe" tội ăn cắp vặt tại Đài Loan

Biển răn đe tội ăn cắp vặt tại Đài Loan<br />

Bảng cảnh báo không được vứt rác bừa bãi tại nhiều nơi ở Hàn Quốc

Biển cảnh báo không vứt rác tại nhiều nơi ở Hàn Quốc<br />

Bảng cảnh báo không được vứt rác bừa bãi tại nhiều nơi ở Hàn Quốc

Biển cảnh báo không vứt rác tại nhiều nơi ở Hàn Quốc<br />

                  Bảng cấm lấy thừa đồ ăn buffet ở Lào

             Biển cấm lấy đồ ăn thừa trong các bữa buffet ở Lào<br />

           Bảng cảnh báo không ăn cắp vặt tại Nhật Bản
              Biển cảnh báo không ăn cắp vặt tại Nhật Bản<br />

Bảng cảnh báo không được lấy trộm dù và giầy của người     khác ở Nhật

Biển cảnh báo không được lấy trộm ô và giầy của người khác ở Nhật<br />

Bảng không được bỏ rác bừa bãi và hút thuốc trên xe bus ở Nhật Bản.

 Biển không được bỏ rác bừa bãi và hút thuốc trên xe bus ở Nhật. <br />

           Bảng cảnh báo không được ăn cắp vặt ở Nhật

            Biển cảnh báo không được ăn cắp vặt ở Nhật<br />

                 Bảng cảnh báo không lãng phí thức ăn
     

Một số hình ảnh được khách du lịch chụp lại ở một số nhà hàng nước ngoài, trên đó có dòng thông báo bằng tiếng Việt với nội dung nhắc nhở thực khách người Việt: "Xin quý khách ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, tránh lãng phí thức ăn". Những hình ảnh này khiến nhiều người thật sự giật mình và bàng hoàng về văn hóa ăn uống của người Việt Nam.

THỊT CHUỘT TRUNG CỘNG ĐƯỢC BÁN Ở MỸ DƯỚI DẠNG THỊT GÀ


image

Theo điều tra từ các cơ quan chức năng, số thịt chuột này dự định sẽ được phân phối đến các nhà máy chế biến thực phẩm trên khắp nước Mỹ, sau đó được bán ra lại dưới dạng thịt gà.
Thịt chuột từ TC được nhập vào Mỹ, nhưng đến tay người tiêu dùng lại là cánh gà không xương.
Nhân viên điều tra thuộc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đang rất quan ngại trước số lượng ước tính khoảng 1 triệu pounds thịt chuột được đưa vào Mỹ.
image
Cách đây không lâu, một số lô hàng bất hợp pháp có nguồn gốc từ Trung Cộng được Hải quan Hoa Kỳ phát hiện và thu giữ tại Hải Cảng quốc tế San Francisco. Chất đầy trong những containers này là thịt chuột.
image
Số thịt này được dán nhãn là “Cánh gà không xương” được bán cho các nhà hàng, các chợ thực phẩm trên nước Mỹ. Một tường trình cho biết, hàng trăm ngàn pounds loại thịt này đã bị thu giữ và được nhà chức trách tiêu hủy. Có lẽ từ nay người tiêu dùng sẽ phải cẩn thận với chọn lựa thực phẩm của mình.
image
According to the WNDR (World News Daily Report) blog, The Food and Drug Administration (FDA) caught several illegal containers, originating from China. The Food and Drug Administration inspectors seized these containers at the Port of San Francisco, CA, and they found rat meat, which was meant to be shipped to different meat processing plants across America and sold as chicken.
This means that the FDA inspectors caught, seized and destroyed thousands of pounds of illegal rat meat and they warn that there might be another 300,000 lbs. of counterfeit rat meat still in “motion”. The FDA inspectors warn that this illegal rat meat could finish in American plates during the Super Bowl this Sunday. 
One of the FDA (Food and Drug Administration) inspectors, Ronal Jones, said that the Super Bowl is a period where chicken wings are in high demand and where restaurants and grocery stores often face a penury. He also added that the United States laws prohibit the import and sales of rat meat as a comestible item. The illegal market is perfect for this type of illegal meat. You should know that there is nothing dangerous about consuming rat meat – if it’s properly cooked. But, it’s still illegal to import and to sell. 
One of the FBI coordinators, Allen James, says that counterfeit meat sold as chicken wings is big money. Allen said that they have different situation every year. He said that last year they seized large amounts of opossum meat, imported from Mexico. Many criminal organizations see the Super Bowl as a period to cash in on different manners, such as: illegal bets, illegal gambling, counterfeit meat, etc. “If there is an easy way to make money, there always be people who will try to find a way to bypass the law and make huge profit”, Allen says.
“No way to know for sure” 
Even though FDA inspectors warn that there might be hundreds of thousands of pounds of estimated illegal counterfeit meat already on the market, still there is no clear way for consumers to see the difference. 
The FDA (Food and Drug Administration) spokesman, Jenny Brookside, says that it’s too late for the produce that has already been sold on the market. “Well, it’s up to people to try to identify the quality of the meat that is packaged. But, you should all know that there is no absolute way to determine if the meat in your plate is chicken or rat”, she says. She also says that if you find out that your chicken wings taste slightly different from usual, then that meat might be counterfeit meat. But, this type of meat can be easily hidden with using different ingredients and spices.
You should be careful and eat homemade and un-processed food. According to a 2014, FDA study, almost 36 million lbs. of illegal counterfeit meat is sold in the United States every year. Thanks for reading and don’t forget to share with your friends and family.
internet rats milo

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

THÔI RỒI, BIỂN ĐÔNG !



Port of Call


Thôi rồi, biển Đông!
Đinh Đồng Phụng Việt
Đinh Đồng Phụng Việt, được biết nhiều hơn với tên Viet DinhViet D. Dinh, hoặc ngắn gọn Đinh Việt.
Đến Hoa Kỳ tị nạn từ năm 1978, có bằng tiến sĩ luật của Đại học Harvard, năm 1993
Từng là Giám đốc Chương trình Nghiên cứu chính trị và pháp luật châu Á. Giám đốc Chương trình Hành chính doanh nghiệp và pháp luật.
Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống George W. Bush từ ngày 31 tháng 5 năm 2001 đến năm 2003. Ở cương vị này, ông phụ trách Cục Chính sách Pháp lý (Office of Legal Policy) của Bộ Tư pháp.Là tác giả đạo luật chống khủng bố PATRIOT Act sau sự kiện 11 tháng 9.
Hiện nay ông là giáo sư tại Đại học Georgetown, Phó chủ nhiệm khoa Luật tại trường này.
Từ 16 tháng 4 năm 2004 ông là thành viên Hội đồng Quản trị (Board of Directors) của tập đoàn News Corporation. Ngoài ra ông còn có khả năng được đề cử vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ

Mình tin, giàn khoan Hải dương 981 của Trung Quốc sẽ không cắm mũi khoan xuống bất kỳ chỗ nào ở lô 143 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Dẫu vậy, người Việt vẫn thua rất đậm. Với cảnh báo gây sự của Cục Hải sự Trung Quốc, có nhiều khả năng, chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông chỉ còn trên giấy, trong các tuyên bố…

Tuyên bố của Cục Hải sự Trung Quốc về việc đưa giàn khoan Hải dương 981 vào tìm dầu ở vị trí chỉ cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) chừng 220 cây số khiến người Việt sôi sùng sục.
Giống như nhiều lần trước, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối.
Trung Quốc đáp lại bằng việc tăng bán kính cấm tiếp cận khu vực Hải dương 981 hoạt động từ một hải lý thành ba hải lý.
Không có bằng chứng nào khắc họa rõ hơn cho bi kịch ra sức xiển dương “Tinh thần bốn tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt), “16 chữ vàng” (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) mà Trung Quốc đề ra.
Mới đây, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam, anh Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam đã gọi điện thoại cho anh Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Trung Quốc về vụ giàn khoan Hải dương 981.
Anh Minh nhấn mạnh, Việt Nam không thể chấp nhận và kiên quyết phản đối chuyện đưa giàn khoan 981 vào thăm dò ở lô 143 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Anh Minh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải dương 981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực vừa kể. Anh Minh kêu gọi Trung Quốc cùng đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này.
Anh Minh khẳng định: “Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình”. Đồng thời bày tỏ hi vọng Trung Quốc “không để vấn đề này tổn hại đến sự tin cậy chính trị và hợp tác giữa hai bên”.
Mình tin giàn khoan Hải dương 981 sẽ không làm gì ở lô 143 cả. Tuy nhiên chuyện đó không phải do công của anh Minh, cũng chẳng phải “ơn Đảng, ơn Nhà nước”, hay vì Trung Quốc không muốn làm “tổn hại đến sự tin cậy chính trị và hợp tác giữa hai bên” (nếu quả thật giữa Trung Quốc và Việt Nam có cái gọi là “sự tin cậy chính trị và hợp tác”).

Quan sát kỹ các diễn biến thời sự, hẳn ai cũng thấy Trung Quốc đang gia tăng nỗ lực ve vuốt, trấn an lân bang trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Mình tin Trung Quốc đủ khôn ngoan để hiểu rằng, bối cảnh khu vực và thế giới không có lợi cho việc thực hiện một hành động như đưa giàn khoan Hải dương 981 vào thăm dò dầu khí ở lô 143.
Thế thì Cục Hải sự của Trung Quốc phát cảnh báo gây sự nhằm làm gì?
Mình tin là nó có liên quan tới chuyện Việt Nam đề nghị giao thêm hai lô cho Công ty ONGC Videsh của Ấn Độ thăm dò dầu khí.
Cảnh báo gây sự của Cục Hải sự có tính chất như một thông điệp, gửi cho ONGC Videsh của Ấn Độ.
Ai cũng biết, thăm dò dầu khí rất tốn kém. Cũng vì vậy, các tập đoàn dầu khí trên thế giới không bao giờ bỏ tiền thăm dò – đeo đuổi kế hoạch hợp tác khai thác dầu khí ở những vùng bất ổn về chính trị, bởi điều này rất dễ dẫn tới tình trạng “xôi hỏng, bỏng không”.
Tiền của các tập đoàn dầu khí nước ngoài không giống như tiền của tập đoàn dâu khí Việt Nam. thành ra cách người ta xài cũng rất khác.

Để dễ hình dung về hiện trạng và tương lai biển Đông của người Việt, mời bạn tưởng tượng…
Mình được thừa kế một khoảnh đất bên hông nhà. Trong lòng của khoảnh đất đó có một mỏ vàng. Phía bên kia khoảnh đất là một gã hàng xóm tham lam và nham hiểm. Y muốn hưởng lợi lớn nhất từ khoảnh đất bên hông nhà mình nên bảo nó là của y. Cũng vì vậy mà khỏanh đất này rơi vào tình trạng “đang có tranh chấp về chủ quyền”.
Vì không đủ sức tự khai thác vàng, mặt khác muốn có ai đó thay mình đương đầu với gã hàng xóm mạnh hơn, mình đi tìm người, mời đến cùng khai thác. Đã có vài người đến xem nhưng sau đó họ lần lượt rút lui, vì nhận ra cả vốn đầu tư lẫn công sức của họ trong chuyện “hợp tác thăm dò, khai thác” có thể tiêu tán.
Một phần do gã hàng xóm hung hãn quá, y có thể sẽ liên tục quấy rối. Phần khác, mình nhu nhược, khó hiểu quá.
Thiên hạ, đặc biệt là những kẻ có tiền để “hợp tác khai thác vàng” không mù, cũng chẳng ngu.
Ai cũng dễ dàng nhận ra, trên khoảnh đất mà mình bảo là của mình, con cái mình không thể tự do chạy nhảy, chơi đùa. Chúng liên tục bị gã hàng xóm rượt đuổi, đánh đập, có đứa còn bị gã bắn bỏ. Là chủ và là cha song thỉnh thoảng mình mới phản đối cho con cái yên tâm, thiên hạ không chê cười, còn thường thì mình vẫn “bá vai, bá cổ” gã hàng xóm, thề thốt, hứa hẹn trước thiên hạ, rằng mình suốt đời sẽ là “láng giềng tốt, bạn bè tốt”, thậm chí là “đồng chí tốt, đối tác tốt” của y. Đôi khi do… say, mình cao hứng tuyên bố, mình và y đã, đang, sẽ còn dựa vào nhau, bởi giống nhau từ cung cách quản trị gia đình, đến suy nghĩ về ứng xử với thiên hạ!
Ai cũng dễ dàng nhận ra, thay vì phải đối đầu với gã hàng xóm tham lam, độc ác, bảo vệ di sản của tiền nhân, mình ở trong nhà, khuyến khích con cái chạy nhảy, chơi đùa trên mảnh đất “đang có tranh chấp” để thay mình chứng minh “quyền chủ quyền”, rồi tiếp tục đi tìm đối tác. Đứa nào bị gã hàng xóm rượt đuổi, đánh đập, bắt giữ, bắn bỏ là chuyện của… nó. Mình không bận tâm, trừ khi điều đó ảnh hưởng tới vai trò… chủ gia đình của mình!
Hợp tác với một người chủ, một người cha thuộc loại “xưa nay hiếm” như mình, thay mình đối đầu với một gã phàm phu như hàng xóm của mình, chấp nhận đứng giữa một mối quan hệ phức tạp như quan hệ giữa mình và gã hàng xóm thì không thể loại trừ khả năng ngay cả cái… lai quần cũng mất. Chả ai dại!
Trước sau, dẫu mình vẫn ra rả bảo với thiên hạ và con cái mình rằng, khoảnh đất bên hông nhà mình là của mình nhưng do mình như thế và gã hàng xóm của mình là lọai như vậy, khoảnh đất đó không sinh lợi.
Với một người chủ và một người cha như mình, sẽ có ngày, hoặc là mình chấp nhận cùng gã hàng xóm hợp tác khai thác vàng để khỏi đi móc bọc. Hoặc tệ hơn, gã hàng xóm sẽ mời những đối tác cũ của mình cùng gã hợp tác khai thác.
Một người cha, một người chủ như mình phỏng sẽ làm được gì cho rạng rỡ tổ tông, con cái hoan hỉ.

Để dễ liên hệ với câu chuyện mình vừa kể, mời bạn xem lại các diễn biến thực tế mà mình tạm thống kê một số sự kiện mà hẳn bạn đã biết. Thống kê này có thể chưa đầy đủ nhưng đó là lý do tại sao: Thôi rồi, biển Đông!
– 6/ 2007: Tập đoàn Dầu khí British Petroleum (BP) của Anh, tuyên bố tạm ngưng thăm dò tại lô 5.2 và 5.3 vì “áp lực từ tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc”. BP giải thích việc tạm ngưng thăm dò là “để cho các quốc gia có liên quan có cơ hội giải quyết vấn đề”.
BP có 55,5% cổ phần ở lô 5.2 và 75% cổ phần ở lô 5.3. Các đối tác khác trong Dự án Nam Côn Sơn là ConocoPhillips của Hoa Kỳ và PetroVietnam.
BP đầu tư vào Việt Nam từ năm 1989 để thăm dò sản xuất dầu khí, phân phối khí gas lỏng LPG và dầu nhờn.
– 7/2008: Trung Quốc khuyên tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ nên rút ra khỏi những dự án khai thác dầu với Việt Nam, sau khi có tin Exxon Mobil hợp tác với Petro Vietnam thăm dò các lô 135, 136, khu vực Tư Chính – Vũng Mây của bồn trũng Nam Côn Sơn.
Exxon Mobil cho biết chưa ký thỏa thuận nào về việc thăm dò – khai thác dầu ở biển Đông, trừ việc cùng PetroVietnam lượng định kỹ thuật và thương mại cho một số địa điểm có triển vọng ở biển Đông.
Tuy không rút lui nhưng Exxon Mobil không làm gì thêm.
– 3/2009: BP của Anh chính thức tuyên bố rút khỏi dự án thăm dò dầu khí tại hai lô 5.2 và 5.3 ngoài khơi Việt Nam, sau gần hai năm tạm ngưng hợp tác thăm dò – khai thác.
– 5/2010: Việt Nam phải cử chiến hạm hộ tống tàu Aquila Expoler của Công ty thăm dò – khai thác dầu khí Neon Energy (Úc) khi tàu này tiến hành thăm dò địa chấn hai chiều ở lô 120 ngoài khơi Quảng Ngãi.
– 5/2011: ConocoPhillips – Tập đoàn Dầu khí lớn thứ ba tại Mỹ xác nhận kế hoạch bán cổ phần trong ba công trình khai thác dầu hỏa và khí đốt tự nhiên ở biển Đông.
Lúc đó, ConocoPhilips nắm giữ 23,3% cổ phần trong một cụm gồm 5 mỏ dầu thuộc lô 15-1, 36% cổ phần của mỏ Rạng Đông trong lô 15-2 tại khu vực bể Cửu Long. Trong năm 2009, sản lượng các mỏ dầu này đạt mức tương đương 32.000 thùng mỗi ngày. Ngoài ra, Conoco còn có 16,3% cổ phần trong đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn, công suất 700m3/ngày, nối liền bể Nam Côn Sơn với miền Nam Việt Nam.
– 6/2011: South China Morning loan báo, Trung Quốc liên tục đe dọa Idemitsu (Nhật), BP (Anh) và ExxonMobil (Mỹ) nếu các tập đoàn này không rút khỏi những dự án hợp tác thăm dò – khai thác dầu với Việt Nam.
– 10/2011: Trung Quốc cánh cáo “các công ty nước ngoài không tham gia thăm dò và khai thác dầu khí tại các vùng biển đang tranh chấp” sau khi ExxonMobil loan báo đã phát hiện ra dầu khí sau mũi khoan thứ hai trong lô 119 ngoài khơi Đà Nẵng.
– 06/2012: Tổng công ty Dầu khi Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu 9 lô dầu khí ở biển Đông, cả 9 lô này đều nằm sát bờ biển miền Trung và miền Nam của Việt Nam.
– 2/2014: Lưu Khiêm – chuyên gia Viện Hàn lâm Chiến lược Năng lượng Trung Quốc thuộc Đại học Dầu khí Trung Quốc, tuyên bố do rất nhiều điểm tương đồng trong nhu cầu năng lượng, Ấn Độ và Trung Quốc cần phải hợp tác với nhau. Các hãng dầu khí Ấn Độ sẽ không thể hợp tác với Trung Quốc trong các dự án khai thác dầu hay đường ống dẫn khí nếu tiếp tục tham gia vào các dự án dầu khí với Việt Nam ở biển Đông.
– 2/2014: Lukoil – tập đoàn dầu khí lớn thứ hai của Nga tuyên bố rút khỏi dự án Hanoi Trough-02 (НТ-02), tại biển Đông. Lukoil mua 50% cổ phần trong dự án từ tháng 4 năm 2011. Ông Vagit Alekperov cho biết. Lukoil “phải rút khỏi dự án này” nhưng không cho biết lý do.

Cũng cần phải nhắc thêm để bạn… giận. Đó là tháng 3 năm 2009, sau khi ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, sang thăm Việt Nam và hai bên “nhất trí” lấy năm 2010 là “Năm Hữu nghị Việt – Trung”, nhằm kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên, BP chính thức thông báo ngưng hợp tác thăm dò – khai thác dầu khí trên biển Đông.
Trước đó, BP chỉ tạm ngưng hợp tác thăm dò – khai thác dầu khí trên biển Đông để chờ Việt Nam – Trung Quốc giải quyết tranh chấp chủ quyền. Họ chờ như thế gần hai năm và dứt hẳn khi quyết định chọn 2010 là “Năm Hữu nghị Việt – Trung” được công bố!
Tháng 11 năm ngoái, Việt Nam từng đề nghị giao cho ONGC Videsh của Ấn Độ năm lô để công ty này tổ chức thăm dò dầu khí ở biển Đông. Tuy nhiên, ONGC Videsh của Ấn Độ chỉ chọn một trong 5 lô mà Việt Nam đề nghị giao hồi năm ngoái và đang thẩm định hai lô mà Việt Nam mới đề nghị giao thêm.
Bảy lô mà Việt Nam giao cho ONGC Videsh của Ấn Độ là giao trực tiếp, không tổ chức đấu thầu theo thông lệ. Dưới gầm trời này chẳng lẽ chỉ còn ONGC Videsh của Ấn Độ đủ khả năng thăm dò, khai thác hay vì thiên hạ vẫy tay từ biệt hết rồi?

Đảng, Nhà nước nhận lo mọi chuyện. Cả mình và bạn đã nhiều lần tặc lưỡi, thôi thì… và bởi có rất nhiều người giống hệt chúng ta nên hậu quả phải là thế thôi! Tiên trách kỷ, hậu trách nhân!
Ngày hôm kia, nếu bạn hoan hỉ trước tin tàu của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đang chặn đường tiến của giàn khoan Hải dương 981 và những hộ tống hạm của Trung Quốc trên biển Đông, ngày hôm qua nếu bạn hả hê trước viễn cảnh mà mấy ông tướng nghỉ hưu vạch ra, đó là tịch thu giàn khoan này thì cứ hoan hỉ, hả hê. Loại doping này không mất tiền mua mà tác dụng lại lớn.
Nếu thấy chưa đã, bạn cũng có thể tuyên bố “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982”. Thậm chí bạn có thể gào lên “không thể chấp nhận và kiên quyết phản đối”, có thể thề “sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình”.

Song ráng nhớ là chỉ có thể đứng trong bờ để ti toe thôi. Biển Đông? Xong rồi !

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

CẢM TÌNH VIÊN [ THE SYMPATHIZER ]



Đất nước càng mạnh thì người dân càng có xu hướng coi nước mình là nhân vật chính trong những hoạt cảnh đôi khi nhốn nháo, nhưng thường là đầy bi thảm của lịch sử.Chúng ta là như thế,những công dân của một siêu cường, đã coi cuộc chiến tranh Việt Nam là một bi kịch của riêng nước Mỹ, trong đó,những vùng đất hừng hực của voi và hổ chỉ là bối cảnh còn người Việt Nam thì chỉ những diễn viên phụ.

Ảnh: Yuko Shimizu
Quan điểm đó được phản ánh trong văn học,và Việt Nam từng là một cuộc chiến văn chương, nó đã tạo ra một thư viện khổng lồ các tác phẩm hư cấu và phi hư cấu. Trong tất cả những tác phẩm đó, bạn sẽ chỉ tìm thấy một ít (tác phẩm A Good Scent From a Strange Mountain của Robert Olen Butler xuất hiện trong đầu với các nhân vật nói tiếng Việt.
Hollywood còn "dĩ Mỹ vi trung" (coi Mỹ là trung tâm) hơn nữa. Trong những bộ phim như “Apocalypse Now” và “Platoon”, người Việt Nam (thường thì những người châu Á khác đóng vai người Việt) chỉ là những vai phụ, nhiệm vụ chính dường như chỉ là chết hoặc than khóc giữa những đống tro tàn của ngôi làng đã bị thiêu rụi.
Điều đó đã đưa tôi đến với cuốn tiểu thuyết đầu tay tuyệt vời The Sympathizer của Nguyễn Thanh Việt. Nguyễn, sinh ra ở Việt Nam nhưng lớn lên ở Hoa Kỳ, mang tới cho ta bức tranh đặc biệt về chiến tranh và hậu quả của nó. Cuốn sách của ông lấp đầy khoảng trống trong văn học, cho những người trước đây chưa được lên tiếng nói, trong khi buộc những người còn lại trong chúng ta nhìn vào các sự kiện cách đây 40 năm với ánh sáng mới.
Nhưng cuốn tiểu thuyết bi hài kịch này vượt ra ngoài bối cảnh lịch sử, đủ sức rọi sáng chủ đề phổ quát hơn: quan niệm sai lầm và sự hiểu lầm liên tục giữa Đông và Tây, và tình trạng tiến thoái lưỡng nan về đạo đức mà người ta buộc phải lựa chọn không phải giữa đúng và sai, mà giữa hai cái đúng. Nhân vật chính là một người vô danh – người kể chuyện, một nhân vật đáng nhớ dù nặc danh, là một người Việt đã Mỹ hóa với một trái tim và tâm trí bị phân chia. Tài khéo của Nguyễn trong việc mô tả tính cách nước đôi này có thể sánh với các bậc thầy văn chương như Conrad, Greene và le Carré.
Tính nước đôi, theo nghĩa đen, nằm ngay trong máu của nhân vật chính, vì đấy là một người con lai, con trai ngoài giá thú của một bà mẹ người Việt, tuổi teen (người mà anh ta yêu thương) và một linh mục Công giáo người Pháp (người mà anh ta ghét).Việc anh được giáo dục ở Hoa Kỳ,nơi anh ta học nói tiếng Anh đúng điệu và có thêm một mối quan hệ yêu-ghét khác,đấy là đất nước mà anh ta cảm thấy đã đặt ra quá nhiều từ "siêu"(siêu thị,siêu cao tốc,Super Bow, v.v.)"từ ngân hàng liên bang của tính tự đại của mình" càng mở rộng thêm sự chia rẽ trong tính cách của anh ta.
Khả năng làm xiếc của người kể chuyện nhằm tạo ra sự cân bằng giữa hai thế giới là điểm mạnh và cũng là điểm yếu của tác giả, như ông đã làm cho rõ trong dòng mở đầu:
“Tôi là gián điệp, một người đang ngủ, một con quỷ, một người có hai bộ mặt. Có lẽ, không có gì ngạc nhiên, tôi còn là một người có hai bộ óc,… có thể nhìn thấy mọi vấn đề từ cả hai phía. Đôi khi tôi tâng bốc mình rằng đây là một tài năng”, anh ta tiếp tục, nhưng “tôi tự hỏi, tôi có cái gì để được gọi là tài năng. Nói cho cùng, tài năng là cái mà bạn sử dụng, chứ không phải cái sử dụng bạn. Bạn không thể không sử dụng tài năng,tài năng sở hữu bạn,đó là một mối nguy”

Cuốn sách "Cảm tình viên" được giải thưởng Pulitzer năm 2016.
Câu chuyện của nhân vật chính, dưới hình thức một lời thú tội được viết cho một người đàn ông bí ẩn, được gọi là "người chỉ huy" bắt đầu vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến,khi lực lượng Cộng sản đã tiến sát Sài Gòn.Người kể chuyện là sĩ quan phụ tá cho"viên tướng" (một trong mấy nhân vật, tương tự như người kể chuyện, không bao giờ được nhắc đến tên), giám đốc cảnh sát quốc gia của Nam Việt Nam và cùng với nó, Lực lưọng đặc nhiệm, tức là cảnh sát mật.
Nhưng người kể chuyện còn là một gián điệp nhị trùng, một điệp viên bí mật của cộng sản,có nhiệm vụ theo dõi hoạt động của viên tướng và lực lượng đặc nhiệm Người bạn rất thân của anh ta là Bon, một sát thủ hoạt động trong chương trình Phượng hoàng(Phoenix) của CIA,"một người yêu nước chân chính", tình nguyện tham gia chiến đấu sau khi Cộng sản giết bố của anh ta vì tội làm trưởng thôn. Người chỉ huy của người kể chuyện là người miền Bắc, tên là Man, cũng là một người bạn cũ. Thật vậy, người kể chuyện, Bon và Man là bạn cùng trường từ thời trung học, đã từng thề thốt trung thành với nhau bằng cách trích máu ăn thề. Mối quan hệ phức tạp này, với người kể chuyện đứng ở giữa, bị giằng xé bởi lòng trung thành đầy xung đột, là hành động cho những vụ phản bội bi thảm, hết lần này đến lần khác.
Thông qua một nhân viên C.I.A.,tên Claude, người kể chuyện đã hối lộ để chuẩn bị cho viên tướng, vợ của ông và đại gia đình của họ di tản sang Mỹ bằng đường hàng không. Bon và vợ con cũng sẽ được đưa đi. Người kể chuyện muốn ở lại và giữ địa vị của mình trong nước Việt Nam thống nhất, nhưng Man, tin rằng viên tướng và nhóm của ông ta sẽ tiến hành cuộc phản cách mạng từ nước ngoài, đã giao cho anh ta nhiệm vụ mới,thực ra là tiếp tục nhiệm vụ cũ:"Viên tướng không phải là người duy nhất có kế hoạch tiếp tục chiến đấu", anh ta giải thích. “Chiến tranh đã diễn ra quá lâu,họ không thể dừng lại một cách đơn giản như thế được. Chúng ta cần phải có người theo dõi chúng”.
Nguyễn cho ta thấy hình ảnh cực kỳ hấp dẫn về sự sụp đổ của Sài Gòn,hỗn loạn lộn xộn và khủng bố, khi người kể chuyện cùng với những người khác chạy trốn dưới cơn bão hoả lực của Việt Cộng và quân đội Bắc Việt.Vợ và con của Bon bị giết trước khi máy bay cất cánh, thêm hai cái chết nữa để anh ta báo thù.
Món hổ lốn nhiều tình tiết của câu chuyện được trình bày trong 50 trang đầu của cuốn tiểu thuyết, sau đó thì diễn ra chậm hơn.Từ khởi đầu ngắn gọn, dữ dội như thế, chúng ta sẽ chuyển sang trải nghiệm của người kể chuyện trong vai của người tị nạn kiêm điệp viên ở Los Angeles. Anh ta làm công việc văn phòng với vị giáo sư cũ của mình, có tình cảm với một người phụ nữ Mỹ gốc Nhật đã lớn tuổi và gửi thư cho Man (viết bằng mực hoá học), qua trung gian ở Paris. Ở đây, cuốn tiểu thuyết trở thành vừa kinh dị vừa có tính châm biếm xã hội. Nếu bạn thích tác phẩm khôi hài được vẽ bằng than củi,thì đây là phần vui nhất của cuốn sách, mặc dù nó đôi khi bị mất giá vì những nhận xét đáng lẽ nên dành cho những show diễn trên truyền hình chứ không phải dành cho một cuốn tiểu thuyết nghiêm túc.
Hoạt động gián điệp của người kể chuyện dẫn anh ta đến một bước đột phá vào ngành công nghiệp điện ảnh. Anh ta được một đạo diễn thuê, (ông đạo diễn này có nét giống Francis Ford Coppola), để tìm người Việt trong một trại tị nạn ở Philippines đóng những vai phụ trong bộ phim (gần giống với Apocalypse Now). Nguyễn khéo léo xử lý âm thanh luôn biến đổi của các trường đoạn, lúc vui, lúc buồn, trong quá trình người kể chuyện tìm cách làm những việc mà Nguyễn đã làm: phi Mỹ hóa bức tranh về chiến tranh. Nhưng, khác Nguyễn, anh ta đã thất bại.
Sau đó, không khí trở nên buồn bã hơn. Người kể chuyện rơi vào mạng lưới của sự lừa dối và phản bội, do vai trò kép và sự phân li trong tâm hồn anh ta giăng ra. Sự nghi ngờ của Man chứng tỏ là chính xác:Viên tướng và một số người cứng rắn khác, cảm thấy có tội vì đã không chiến đấu cho đến chết, kéo lê cuộc đời nhàm chán của họ ở Mỹ(viên tướng là chủ một cửa hàng bán rượu)lập kế hoạch cho một cuộc đổ bộ phản cách mạng, với sự giúp đỡ của một nghị sĩ cánh hữu.
Người kể chuyện giúp lập kế hoạch, nhưng lại gửi báo cáo cho Man. Tuy nhiên, để tránh bị lộ, anh ta buộc phải tham gia vào hai vụ ám sát. Một nạn nhân là “thiếu tá nhậu nhẹt”, sĩ quan cũ của Lực lương đặc nhiệm trước đây, người kia là một nhà báo người Việt, làm cho một tờ báo ở California. Những đoạn mô tả các vụ giết người căng thẳng, phức tạp về mặt tâm lý, đầy mê hoặc. Lương tâm của người kể chuyện trở nên rách nát như toàn bộ con người của anh ta. “Sự ăn năn về cái chết của viên thiếu tá nhậu nhẹt rung lên trong tôi vài lần một ngày, kiên trì như người đòi nợ”, ông nghĩ.
Cuối cùng, viên tướng cũng tập hợp một đội quân khố rách áo ôm, xuất thân từ những cựu chiến binh của Nam Việt Nam, được người Mỹ vũ trang và tài trợ. Man, biết rõ kế hoạch, ông ta ra lệnh cho người kể chuyện ở lại Mỹ, ngay cả khi đội quân này quay trở lại châu Á, nhưng, một lần nữa, anh ta lại bị lòng trung thành đã chia đôi vò xé. Anh ta cảm thấy phải đi để cứu Bon, người anh em kết nghĩa của mình, khỏi chết trong một nhiệm vụ mà anh ta tin chắc là một nhiệm vụ có tính tự sát. Anh ta thấy mình rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan quen thuộc,"không biết làm sao tôi có thể phản bội Bon, đồng thời lại có thể cứu anh”.
Tình anh em kết nghĩa mạnh hơn hệ tư tưởng. Người kể chuyện tham gia đội quân của viên tướng có thể đoán trước được những chuyện sẽ xảy ra; mọi chuyện đều có thể xảy ra với người kể chuyện và Bon, nhưng Tôi không muốn đưa ra bất cứ điều gì, trừ việc nói rằng trong chương cuối cùng, “Cảm tình viên” là một thành công của thể loại phi lý, có thể đã được viết bởi Kafka hay Genet.

                          

Ngay cả những người chỉ huy cũng phải thừa nhận rằng thành quả của chiến thắng đã bị thối rữa và đến lượt mình,người kể chuyện phải nhận ra"câu chuyện đùa này, về việc làm sao mà một cuộc cách mạng chiến đấu vì độc lập tự do lại có thể làm ra những điều còn ít giá trị hơn cả số không". Khi câu chuyện dần được hé mở, nhân vật chính đưa ra nhiều khám phá đáng ngạc nhiên, trong đó có bản sắc của ông chủ của chính viên chỉ huy,chính ủy. Trong những cuộc thẩm vấn,người kể chuyện tạm thời bị mất trí;nhưng trong cơn điên loạn tâm trí của anh ta lại trở nên rõ ràng. Anh ta thấy rằng cuộc cách mạng mà anh ta đã hy sinh quá nhiều đã phản bội lại anh và phản bội tất cả những người đã chiến đấu vì nó – như tất cả các cuộc cách mạng vẫn thường làm.

Nhưng mặc khải đã tạo được một sự hiểu biết sâu sắc, nó đã cứu anh ta khỏi tuyệt vọng hoàn toàn: “Bất chấp tất cả – vâng, bất chấp tất cả mọi thứ, khi đối mặt với không có gì”, anh ta viết ở cuối lời “thú nhận” – cũng là cuối tác phẩm này, “chúng tôi vẫn coi mình là người cách mạng. Chúng tôi vẫn là những người hy vọng nhất, người cách mạng tìm kiếm cuộc cách mạng, mặc dù chúng tôi sẽ không cãi khi được gọi là người mơ mộng bị bỏ bùa mê… Chúng tôi không thể là những người đơn độc! Hàng ngàn người khác phải nhìn chằm chằm vào bóng tối như chúng tôi, bị những ý nghĩ đầy tai tiếng, những hy vọng ngông cuồng và kế hoạch bị cấm đoán kẹp chặt.Chúng tôi nằm đợi thời điểm thích hợp và sự nghiệp chính nghĩa, mà ở thời điểm này, chỉ đơn giản là muốn sống”.
________
Philip Caputo là tác giả cuốn “A Rumor of War” và 14 tác phẩm khác.
Nguồn: New York Times