Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

GIỐNG CÂY LẠ.




Loài dừa thấp này. thân chỉ cách mặt đất khoản vài chục cm đã có trái rất sai.



Cây đào (mận) giống thấp nhưng sai trái.



Loài cau thân thấp nhưng trái rất sai.



Loại đậu xoắn như con rắn lục.



Chùm cà chua nhiều trái.



Cà tím dài và sai trái.



Thân dừa uốn như cây cảnh.

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

NHỮNG NGƯỜI PHỤ VIỆC CHO BÀ MICHELLE OBAMA




Thường thường ở các nước Tây phương những đệ nhất phu nhân (cũng như những đệ nhất phu quân) chỉ xuất hiện cạnh nguyên thủ trong những dịp lễ lạc, cho gọi là phải đạo lịch sự. Từ ngày ông Kennedy làm tổng thống Mỹ như một biệt lệ vì ông là đạo Công giáo, trẻ tuổi ở một nước Tin Lành thì đệ nhất phu nhân là bà Jacqueline được đề cập đến nhiều, vừa như là một quảng cáo cho tổng thống mà vừa như là để phục vụ nhu cầu câu khách của truyền thông vì vai trò ngày càng nổi của phái nữ trong xã hội Mỹ. Từ đó thì đệ nhất phu nhân trở thành "cái nửa kia" chứ không còn là "cái xương sườn cụt" của đàn ông trong văn minh Do thái Thiên Chuá giáo cổ xưa nữa. Tuy nhiên, nhân viên của đệ nhất phu nhân thì chỉ giới hạn là một hai người cho có lệ. Nay ông Obama gốc Kenya, da đen làm tổng thống Mỹ thì là một chuyện chưa từng xẩy ra, cho nên bà vợ Michelle cũng da đen dù muốn dù không cũng trở thành cái đinh được chú ý trong chính trị cũng như trong truyền thông Hoa kỳ. Có lẽ vì thế, việc bà Michelle có một dàn nhân viên đông đảo vượt xa các đệ nhất phu nhân Mỹ khác cho tới nay đã được truyền thông thế giới khai thác tận tình cho mục đích "giải trí thông tin". xin chia xẻ cùng quý độc giả để biết.
Đây chỉ là cách hành xử tiêu chuẩn của gia đình Obama, những người lão luyện trong việc tiêu tiền của dân chúng và hoàn toàn không có một sự tôn trọng nào cho những người đóng thuế trả hóa đơn.
Từ: “trong đời sống riêng của tôi, trong phương thức bé nhỏ của tôi, tôi cố gắng để hoàn trả lại cho đất nước mà đã cho tôi quá nhiều,” bà ấy nói. “Đó là lý do tại sao mà tôi đã rời bỏ công việc tại một hãng luật lớn để đi vào cái nghề phục vụ công chúng.”
- Michelle Obama
Không, Michelle Obama đã không được trả tiền để phục vụ như một Đệ Nhất Phu Nhân và không phải thực hiện một vai trò văn phòng nào. Nhưng điều này không ngăn cản bà ấy trong việc mướn một số những nhân viên chưa từng có để thực hiện cho bà những ý tưởng chợt đến và phục vụ những yêu cầu của bà trong giai đoạn Đại Suy Thoái.
Mary Lincoln đã nhận vai trò mua những đồ sứ cho Bạch cung trong thời gian Cuộc Chiến Tranh Dân Sự. Và Mamie Eisenhower đã phải xử dụng lương chồng bà để trả lương cho người thơ ký.
Tổng số nhân viên của những Đệ nhất phu nhân khác đã được trả lương bởi người đóng thuế:
Mamie Eisenhower : 1- trả bởi lương của tổng thống
Jackie Kennedy  : 1
Rosalynn Carter : 1
Barbara Bush     : 1
Hillary Clinton     : 3
Laura Bush         : 1
Michelle Obama : 22
Quả là mọi điều đã thay đổi ! Nếu bạn là một trong hàng chục triệu người Mỹ đang đối diện với sự nghèo nàn cơ cực, lợi tức bạn kiếm được ít hơn lương tối thiểu, bằng việc chất hàng lên những cái kệ tại Wal-Mart hay bán cheeseburgers tại MacDonald, thì hãy chuẩn bị hét lên mà thấy rằng những khoản quyền lợi của những người đang làm việc cho bà Michelle tương đương với quyền lợi của nhân viên hội đồng an ninh quốc gia và bộ quốc phòng và tiền trả cho những người phục vụ đủ loại này thì được trả bởi chính tiền đóng thuế của bạn, 
Nhân viên phục vụ cho Michele Obama:
1.  $172,200 - Sher, Susan ---- (Chủ sự văn phòng)
2. $140,000 - Frye, Jocelyn C. ---- (Phó trợ tá Tổng thống và      Giám Đốc . Chính sách và Đề án cho Đệ nhất phu nhân)
3. $113,000 - Rogers, Desiree G. ----- (Trợ tá đặc biệt cho Tổng    thống và Thư ký Xã Hội Bạch cung cho bà Obama.)
4. $102,000 - Johnston, Camille Y. ---- (Trợ tá đặc biệt cho Tổng  thống và Giám Đốc Thông tin cho Đệ nhất phu nhân)
5. $100,000 - Winter, Melissa E. ---- (Trơ tá đặc biệt cho Tổng  thống và phó Chủ Sự văn phòng cho Đệ nhất phu nhân)
6. $90,000 - Medina , David S.---- (phó Chủ Sự văn phòng cho Đệ nhất phu nhân)
7. $84,000 - Lelyveld, Catherine M. ---- (Giám Đốc và Thư Ký    Thông  tin cho Đệ Nhất phu nhân )
8. $75,000 - Starkey, Frances M. ---- (Giám Đốc Chương trình và  Đề xuất cho Đệ Nhất phu nhân)
9. $70,000 - Sanders, Trooper ---- (Phó Giám Đốc Chính Sách  và Đề án cho Đệ Nhất phu nhân)
10. $65,000 - Burnough, Erinn J. ---- (Phó Giám Đốc và Phó Thư  Ký Xã Hội.)
11. $64,000 - Reinstein, Joseph B. -- (Phó giám Đốc và Phó Thư  Ký Xã Hội.)
12. $62,000 - Goodman, Jennifer R. --(Phó Giám Đốc Chương  trình và Điều hợp Công tác cho Đệ Nhất phu nhân)
13. $60,000 - Fitts, Alan O. ---- (Phó giám Đốc Đề xuất và Giám  Đốc Hành Trình cho Đệ Nhất phu nhân)
14. $57,500 - Lewis, Dana M. ---- (Phụ tá Đặc biệt và Công cán  ủy viên cho Đệ Nhất phu nhân)
15. $52,500 - Mustaphi, Semonti M. ---(Phụ tá Giám Đốc và Phó  Thư ký Báo chí cho Đệ Nhất phu nhân)
16. $50,000 - Jarvis, Kristen E. ---- (Phụ tá Đặc biệt Chương  trình và Du hành cho Đệ Nhất phu nhân)
17. $45,000 - Lechtenberg, Tyler A. ---- (Phụ tá Giám Đốc Thư  tín cho Đệ Nhất phu nhân)
18. $43,000 - Tubman, Samanth---- (Phó Phụ tá Giám Đốc, Văn  phòng xã hội)
19. $40,000 - Boswell, Joseph J. ---- (Phụ tá hành chính cho chủ  sự văn phòng Đệ Nhất phu nhân)
20. $36,000 - Armbruster, Sally M.. ---- (Phụ tá cho Thư ký Xã  hội)
21. $35,000 - Bookey, Natalie---- (Nhân viên văn phòng)
22. $35,000 - Jackson, Deilia A. ----(Phó Phụ tá Giám Đốc Thư  Tín cho Đệ Nhất phu nhân)

 Tổng cộng = $1,591,200 lương hàng năm

Chưa từng có bất cứ ai tại Bạch cung vào bất cứ thời điểm nào đã tạo ra một đạo quân nhân viên với trách nhiệm vỏn vẹn chỉ là làm thuận lợi cho các sinh hoạt xã hội của đệ nhất phu nhân. Người ta tự hỏi tại sao bà ấy lại cần quá nhiều sự trợ giúp như vậy bằng tiền thuế của người dân.

Ghi chú: Điều này không bao gồm người trang điểm Ingrid Grimes-Miles, 49 tuổi và “Người Đứng đầu làm kiểu tóc” Johnny Wright, 31 tuổi, cả hai người này đã cùng hiện diện trên chiếc máy bay Air Force Once sang Âu Châu.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

CỐ VẤN CỦA TỔNG THỐNG OBAMA LÀ MỘT CÔ GÁI TỊ NẠN NGƯỜI VIỆT NAM


    
Bà Elizabeth Phu, phụ tá TT Obama, phụ trách về chính sách Đông Nam Á. Ảnh: báo LA TImes
Sáng nay đọc thấy một bản tin hay, và nhân dịp này, tôi muốn chia sẻ vài cảm nghĩ cá nhân về tình cảnh của người tị nạn. Ít ai biết rằng trong đoàn tuỳ tùng của Tổng thống Obama trong cuộc họp thượng đỉnh tại Mã Lai có một người là cựu “thuyền nhân” Việt Nam: Elizabeth Phú. Câu chuyện của Elizabeth (1) làm cho chúng ta phải suy nghĩ đến thái độ xua đuổi người tị nạn Bắc Hàn của chính quyền Việt Nam, mà theo tôi, là một thể hiện của sự hẹp hòi và có phần vô nhân đạo.
Câu chuyện Elizabeth Phú
Ba năm sau ngày “giải phóng”, Elizabeth cùng ba má cô vượt biên và đến Mã Lai. Trước 1975, ba cô từng làm việc cho sở Mỹ và sau đó bị đi tù cải tạo một thời gian. Ra tù cải tạo, gia đình lâm vào tình cảnh bế tắc, thế là gia đình quyết định vượt biên. Trong một chuyến hải hành đầy gian nan trên một chiếc thuyền với 253 người, nhưng cuối cùng thì cũng đến trại tị nạn Mã Lai. Lúc đó, Elizabeth kể, cô chỉ mới biết đi chập chững nhưng cũng có nhiều kỷ niệm trong trại tị nạn. Nhưng cô nói rằng cô rất cám ơn chính phủ Mã Lai đã cưu mang người tị nạn trong thời gian khó khăn nhất.
Đến MỸ, cả gia đình làm lại cuộc đời và thành công. Ba cô làm cho một công ty tài chính, mẹ thì làm y tá và nuôi con. Còn Elizabeth thì sau này theo học ở UC Berkeley về khoa học chính trị, rồi tiếp tục theo học Masters về ngành quốc tế học tại UC San Diego, và Trường Eisenhower thuộc National Defense University. Sau khi ra trường, Elizabeth làm việc cho Hội đồng An ninh Quốc gia (National Security Council hay NSC), và qua các chức vụ Giám đốc về Đông Nam Á vụ, Giám đốc về Đe doạ Toàn cầu, và từ 2013 làm Giám đốc về Đông Nam Á – Đại dương sự vụ (Southeast Asia and Oceania Affairs). Do đó, có thể nói rằng trong chuyến tháp tùng Tổng thống Obama đến Mã Lai dự hội nghị, Elizabeth như là một chuyến đi về, nhưng đi về với tư cách — nói theo tiếng Anh là — triumphant.
Thật ra, ông Obama cũng là người đã từng sống ở Đông Nam Á. Có lẽ nhiều người biết rằng má ông Obama (tên là Ann Dunham) sau khi ly dị chồng cũ người Kenya, bà thành hôn với một cựu du học sinh người Nam Dương tên là Lolo Soetoro. Do đó, Obama theo má về sống ở Nam Dương từ năm 6 đến 10 tuổi, trước khi được gửi về Mỹ theo học trung học và đại học. Ông Obama vẫn có thể nói vài chữ Nam Dương! Thành ra, có thể nói rằng trong chuyến đi này, cả hai người — Obama và Elizabeth Phú — như là một chuyến đi về nguồn.
Người tị nạn Bắc Hàn và chính quyền VN
Câu chuyện đời và nghiệp của Elizabeth Phú làm cho tôi suy nghĩ về thái độ của chính quyền Việt Nam đối với người tị nạn. Nói một cách ngắn gọn: Chính quyền Việt Nam đã rất vô nhân đạo và thô bạo với người tị nạn. Hai ngày trước, báo chí cho biết rằng có 9 người Bắc Hàn tìm cách vượt biên từ Tàu sang Việt Nam để xin tị nạn, thế nhưng họ bị phát hiện và công an Móng Cái đã trục xuất họ về Tàu (2). Bài báo trên VOA còn cho biết rằng trước đây, một nhà ngoại giao Bắc Hàn ở VN tìm cách xin tị nạn, nhưng mất tin. Rất có thể VN đã bắt và trao trả nhà ngoại giao này cho Bắc Hàn theo yêu cầu của Bắc Hàn. Xa hơn nữa, chính quyền VN cũng bắt và trả người tị nạn Duy Ngô Nhĩ về Tàu, làm cho họ nổi giận và gây thương tích cho phía VN (3). Những sự việc nêu trên là chứng từ để nói rằng chính quyền VN là vô nhân đạo, chẳng tỏ ra có nghĩa vụ gì với quốc tế cả.
Thật vậy, Bảng xếp hạng gọi là “Good Country Index” (GCI) cho thấy VN đội sổ trong số các nước tử tế trên thế giới. Bảng xếp hạng này cho thấy VN đứng hạng 103 (trong số 124 nước) về đóng góp cho hoà bình và an ninh thế giới. Còn về đóng góp vào các quĩ từ thiện và cung cấp nơi nương tựa cho người tị nạn thì VN đứng hạng 123, tức áp chót (4)! Tính chung, thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125). Điều đáng nói hay cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ đứng chung bảng với mấy nước như Lybia, Iraq, Zimbabwe, Yemen!
Thật ra, chính quyền CS/VN xưa kia cũng chẳng tốt lành gì với chính công dân Việt tị nạn. Sau 1975, khi làn sóng người Việt tìm đường tị nạn, thì chính quyền tìm cách ngăn chận, thậm chí bắn bỏ. Đã có biết bao trường hợp người tị nạn ở miền Tây bị công an và bộ đội bắn chết trên đường vượt biển, dù trước đó những người này đã nộp tiền và vàng cho chính quyền. Đã có nhiều quan chức làm giàu từ các thương vụ người tị nạn. Chuyện đã xưa, nhưng tưởng cần nhắc lại rằng hành động của chính quyền VN thậm chí làm cho ông Lý Quang Diệu còn thốt lên rằng đó là chính quyền “bỉ ổi” với chính công dân mình (5).
Tôi là người tị nạn,do đó! như là mặc định, tôi chống lại việc xua đuổi người tị nạn của Việt Nam hay bất cứ nước nào. Những người tị nạn đó, những người mà ông Phạm Văn Đồng từng nói là “ma cô đĩ điếm” đó, đang là những Elizabeth Phú, tướng Lương Xuân Việt, Đại tá Lê Bá Hùng, Giáo sư Trương Nguyện Thành (và hàng trăm giáo sư khác). Những người Bắc Hàn tìm đường sang Việt Nam có thể một ngày nào đó là Elizabeth Phú của Mỹ hiện nay.
Tại sao chính quyền VN không mở rộng vòng tay đón họ và cho họ cơ hội làm lại cuộc đời? Tại sao Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương, Singapore, Hồng Kông đã từng đón người tị nạn, mà Việt Nam thì không? Nếu không muốn chứa họ thì tạo điều kiện tạm thời (như các nước Đông Nam Á đã làm) để họ đi tị nạn ở Hàn Quốc, chứ sao lại trả về cho cái chính quyền tàn ác là Tàu cộng? Tôi thực tình không hiểu nổi hành động của chính quyền VN đối với người tị nạn. Ở mức độ cá nhân, sống phải tử tế với nhau; ở mức độ quốc gia, nếu muốn là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, VN cũng phải tỏ ra là một nước văn minh và nhân đạo chứ. Do đó, hành động của chính quyền VN đối với người tị nạn Bắc Hàn chỉ có thể nói quả là vô nhân đạo. Hy vọng rằng câu chuyện và chuyến đi công tác của Elizabeth Phú (6) là một bài học nhãn tiền để chính quyền VN suy nghĩ lại hành động của họ đối với người tị nạn Bắc Hàn.
___

CỐ VẤN CỦA TỔNG THỐNG OBAMA LÀ MỘT CÔ GÁI TỊ NẠN NGƯỜI VIỆT NAM
36 năm về trước một người cha trẻ tuổi người Việt Nam tên là Frank Phú, để cứu người vợ trẻ và đứa con gái mới biết đi của mình, ông đã xin thu thập gom góp vòng vàng của những người tị nạn đi cùng thuyền cho vào một cái túi nhỏ, kẹp giữa hai hàm răng và bơi đến tàu của cướp biển để thực hiện thỏa thuận nhờ kéo thuyền đến gần đảo Pulau Penang của Malaysia, và cuối cùng chiếc thuyền đến được một trại tị nạn tại Malaysia.
Đứa con gái mới biết đi ngày nào của ông Frank Phu, một cô gái tị nạn Việt Nam được gọi một cách sơ sài “thuyền nhân” trên đất Hoa Kỳ, Elizabeth Phú nay đã là một công dân Mỹ và là một người trong nhóm cố vấn Nhà Trắng tháp tùng cùng Tổng thống Obama trong chuyến đi 10 ngày tại hội nghị thượng đỉnh ASIAN 2015.

http://cliptank.com/PeopleofInfluencePainting.htm

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

DÙNG HÓA CHẤT ĐỂ NHÚNG CHÍN TRÁI SẦU RIÊNG !


Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Darlac (Ban-mê- thuột) phát hiện một cơ sở thu mua trái cây dùng hóa chất để nhúng chín sầu riêng.

Đột kích cơ sở ép sầu riêng chín bằng hóa chất cực độc - ảnh 1

Tối 6-9-2015, Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường đột nhập vào cơ sở thu mua trái cây tại thôn Ea Dun, xã Ea Kênh, huyện Krông Păk, do ông Khổng Minh Sang làm chủ. 2 công nhân bị bắt quả tang đang nhúng những quả sầu riêng chưa chín vào một thùng dung dịch khoảng 20 lít đã được pha sẵn hóa chất.

Đột kích cơ sở ép sầu riêng chín bằng hóa chất cực độc - ảnh 2

Theo chủ cơ sở, loại dung dịch dùng để nhúng chín sầu riêng được pha chế từ bột nghệ và hóa chất kích thích (một loại phân bón lá mang nhãn hiệu Trái Chín). Từ 2 đến 3 ngày sau khi nhúng hóa chất, sầu riêng sẽ chín đều, được đưa ra thị trường tiêu thụ hoặc công nhân tách múi bán cho các lò chế biến trái cây sấy khô.

Đột kích cơ sở ép sầu riêng chín bằng hóa chất cực độc - ảnh 3

Tại cơ sở này, đoàn kiểm tra còn phát hiện 24 chai hóa chất nhãn hiệu Trái Chín chưa qua sử dụng. Số hóa chất cùng với 668 kg sầu riêng, được nhúng hóa chất trước đó đã được lực lượng chức năng niêm phong tạm giữ để điều tra.

                 Đột kích cơ sở ép sầu riêng chín bằng hóa chất cực độc - ảnh 4

Sầu riêng đã được nhúng hóa chất đợi chín.

                              Đột kích cơ sở ép sầu riêng chín bằng hóa chất cực độc - ảnh 5

Sầu riêng xanh và non đang chờ được nhúng hóa chất làm chín.

   Đột kích cơ sở ép sầu riêng chín bằng hóa chất cực độc - ảnh 6

Loại hóa chất "Trái Chín" không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật, đồng nghĩa với việc bị cấm sử dụng. Theo một cán bộ Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Darlac, hiện nay thương lái thường ủ chín trái cây bằng hóa chất có tên Carbendazim và Tebuconazole. Đây là loại hóa chất diệt nấm theo phương thức lưu dẫn, thuộc nhóm cực độc, phân hủy chậm và có nguy cơ gây ung thư, quái thai, vô sinh. Người tiếp xúc với những chất này có thể bị hại gan, nguy hiểm khi chúng dính vào miệng và mắt. Tebuconazole đã bị Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ đưa vào danh sách chất gây ung thư thuộc nhóm độc. Loại hóa chất này đã bị loại khỏi thị trường châu Âu.

  Đột kích cơ sở ép sầu riêng chín bằng hóa chất cực độc - ảnh 7

Tình trạng sầu riêng bị nhúng hóa chất để kích thích chín tại Darlac khá phổ biến, hiện chưa được cơ quan chức năng xử lý triệt để.

XE KHÔNG NGƯỜI LÁI ( SELF DRIVING CAR )


Xe không người lái SDC (Self Driving Car) tự động chạy trên đường phố, đưa chủ đến chỗ làm rồi tự động chạy ra ngoại ô nằm chờ. Đó là dự án mà công ty Google đang thực hiện. Giám đốc dự án là ông Chris Urmson viết trên Blog của ông như sau: “Chúng tôi lạc quan hơn khi thấy rằng chúng tôi đang tiến đến một mục tiêu có thể đạt được. Đó là một chiếc xe vận chuyển hoàn toàn không cần sự can dự của con người" .
     
Công ty Internet Google nhảy sang lãnh vực sản xuất xe SDC, áp dụng kỹ thuật internet thông qua smartphone để thay thế con người trong việc điều khiển chiếc xe. Ban đầu áp dụng trang thiết bị điện tử vào hai loại xe đã có sẵn là Toyota Prius và Lexus. Sau đó công ty sản xuất ra xe riêng hoàn toàn không người lái, là chiếc xe dùng để thử nghiệm, có hai chỗ ngồi.
Xe này không có tay lái Không có bảng điều khiển đồng hồ xăng. Không có bàn đạp thắng và chân ga. Kính xe làm bằng nhựa để bảo đảm an toàn. Tốc độ tối đa là 25mph (40km/g)
Giám đốc dự án xe SDC của Google cho biết, cốt lõi của hệ thống là chiếc máy Laser được gắn trên nóc xe. Dụng cụ nầy phát ra 64 tia laser để tạo thành một bản đồ 3 chiều ghi rõ toàn bộ khu vực chung quanh chiếc xe. Những bộ cảm ứng (sensor) cho phép chiếc xe tránh được các chướng ngại vật và tuân theo luật giao thông. 4 radar gồm 3 chiếc ở trước xe và một gắn ở cản sau, giúp chiếc xe “nhìn thấy” từ xa số lượng xe để vận hành phù hợp với lưu lượng xe trên công lộ.
Một máy ảnh đặt gần kính chiếu hậu để ghi nhận đèn giao thông và định vị toàn cầu GPS.
Nhu liệu của Google phân biệt vật thể gồm 4 thành phần: - Những chiếc xe đang chạy - Người đi bộ - Người đi xe đạp - Những thứ bất động như các bảng hiệu.Tóm lại một chiếc xe SDC gồm có một máy vi tính được trực tiếp điều khiển bởi smartphone nối kết internet. Một máy laser và nhiều bộ cảm biến làm việc đồng bộ với nhau để điều khiển xe.
      
Một cách tổng quát, xe SDC được trực tiếp điều khiển bằng smartphone nối internet, hướng dẫn xe qua hệ thống định vị toàn cầu GPS  Riêng “bản thân” chiếc xe phải được trang bị bằng máy radar, những bộ cảm ứng , camera và những dụng cụ điện tử khác.
Tất cả những thông tin về giao thông, thời tiết, và về tình trạng xe sẽ được đưa vào smartphone trước khi người chủ bước lên xe. Trên xe, người chủ dùng màn hình chọn điểm đến và xe tự động chạy đến nơi an toàn.
Nói chung, chiếc xe không cần người tài xế ngồi sau tay lái, nhưng cần người có trình độ dùng software và biết xử dụng smartphone để điều khiển chiếc xe theo ý muốn. Chương trình huấn luyện người điều khiển chiếc xe tốn 3,000USD.
Google có kế hoạch sản xuất vài trăm chiếc loại nầy và bắt đầu lưu hành cuối năm 2014.
Ngày 8-7-2012, Google đã công bố kết quả thử nghiệm thành công khi loại xe tự động nầy đã vượt qua 500,000km một cách an toàn trong thời gian suốt hai năm.
Trước năm 2012 dự án nầy nằm trong phòng thí nghiệm bí mật Google X. Ban đầu là tám chiếc bao gồm 6 Toyota Prius, 1 Audi TT và 1 Lexus RX. Những chiếc xe có sẵn nầy được trang bị hệ thống camera nhỏ, cảm ứng radar, máy quét laser để quan sát đường đi, người đi bộ, người đi xe đạp, các chướng ngại vật và xử dụng Google Street View để điều khiển hướng di chuyển.
Tại trung tâm Silicon Valley, khách bộ hành dường như không để ý tới chiếc Lexus màu trắng chạy từ tốn, dừng lại đợi khách qua đường. Khác biệt duy nhất đây là chiếc xe tự động SDC do công ty Google thử nghiệm.
Trong thành phố, xe gặp phải những trở ngại phức tạp, bao gồm những người đi bộ băng ẩu qua đường, những người đi xe đạp, một tài xế vượt ẩu trước ngã tư có 4 bảng stop, và những góc khuất tầm nhìn… là những thách thức lớn cho máy điện toán trong xe. Người đứng đầu dự án nói rằng những chiếc xe thử nghiệm của họ đã giải quyết được hàng ngàn tình huống như thế. Đoàn xe tự lái của công ty Google đã thử nghiệm 1 triệu km chung quanh San Francisco mà không có một tai nạn nào.
Ngày 28-5-2014, ông Chris Urmson, giám đốc dự án của công ty nầy viết trên Blog của ông: “Chúng tôi lạc quan hơn khi thấy rằng chúng tôi đang tiến đến một mục tiêu có thể đạt được, đó là một chiếc xe vận hành hoàn toàn không cần sự can thiệp của con người”.
An toàn và tiết kiệm của xe không người lái
Google tuyên bố chiếc xe SDC có thể giảm 90% tai nạn, tiết kiệm 90% nhiên liệu và thời gian đi.
Đến năm 2017, xe SDC sẽ trở thành phổ biến trên đường phố. Chiếc xe không những giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước mà còn giữ cho xe chạy đúng làn xe (lane) của mình. Xe có khả năng tự tìm chỗ đậu xe và tìm hướng đi.
Diện mạo bên trong xe cũng thay đổi
Không gian bên trong xe cũng được sắp xếp lại, có nơi giải trí, đọc sách và xem phim.
Xe SDC làm thay đổi thế giới
Xã hội sẽ có hàng loạt hoạt động kinh doanh sẽ biến mất, và hàng loạt hoạt động khác vào thế chỗ. Lúc đó bảo hiểm xe lại khác, nghề lái taxi và lái xe bus có thể biến mất. Giá nhà đất thay đổi, văn phòng cũng thay đổi.
Ưu điểm vượt trội của xe không người lái
Hạn chế tắc nghẻn giao thông.

Ít va chạm
Giảm bớt sự tham gia của con người. (Người chủ có thể ngủ, xem phim, đọc sách…)
Gia tăng số người lái xe, như người già, người khuyết tật.
Không còn lo lắng tìm chỗ đậu xe. Khả năng tìm bãi đậu xe và tự động đi vào chỗ đậu.
Khi nhậu say ngà ngà chủ xe có thể về nhà một cách an toàn mà không sợ bị cảnh sát bắt làm “chim bay, cò bay” giữa công lộ. Nếu quên mất chỗ đậu xe hồi sáng thì chiếc xe sẽ tìm đến ông chủ.

Giấc mơ xe không người lái của con người đã thành hiện thực. Tập đoàn tài chánh Morgan Stanley dự báo, xe tự động sẽ tiết kiệm cho nền kinh tế Mỹ chừng 1,300 tỷ USD mỗi năm.
Báo cáo của tập đoàn nầy cho biết, xe tự lái cơ bản đã được bán ở các Showroom. Xe bán tự động sẽ xuất hiện trong vòng 18 tháng tới và xe hoàn toàn không người lái sẽ ra đời vào cuối thập niên nầy.
          

VẼ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ HỒI GIÁO.



  

Có lẽ hiếm có một bộ trang phục nào trên thế giới lại gây nhiều tranh cãi như bộ Hijab của phụ nữ Hồi giáo (Muslim Women). Vì lý do an ninh mà nhiều trường đại học ở Pháp thậm chí tại những nơi công sở ở châu âu đều từ chối tiếp đón những phụ nữ giấu mình phía sau Hijab...

Nhưng mọi sự ngăn cấm đều vấp phải sự phản đối quyết liệt. Vì sao Hijab lại có một sức sống bền bỉ qua hàng ngàn năm mà cho đến bây giờ không ai có thể tháo bỏ nó thậm chí những phụ nữ Hồi giáo vẫn luôn coi đó là niềm tự hào của riêng mình? Có nhiều lý do cho một biểu tượng tôn giáo như chiếc Hijab, nhưng hơn hết Hijab được phụ nữ hồi giáo tin rằng họ đang làm hài lòng Thượng Đế.

Hijab được viết theo tiếng Arabic nghĩa là sự phân định hay che lấp, còn tại các quốc gia nói tiếng Anh thì Hijab được hiểu như tấm khăn quấn quanh đầu hay tấm màn che thân. Trong kinh Quran (thánh kinh của Hồi giáo) Thượng Đế nói với các tín đồ cả nam lẫn nữ rằng phải luôn nhìn thấp và ăn mặc thật giản dị. Ngài đặc biệt gửi thông điệp đến các nữ tín đồ về việc không được phô trương vẻ đẹp của họ ngoại trừ việc đó là tự nhiên và phải luôn che chắn toàn bộ cơ thể (Quran 24:30-31). Với những quốc gia Hồi giáo có tính cố nối kết cộng đồng, và đề cao ranh giới của phẩm hạnh, thì Hijab được xem như một đường biên chắc chắn, giúp phân định vị trí của người phụ nữ trước những người đàn ông không quen biết họ hàng. Chính vì vậy việc mặc Hijab được xem như sự ủy thác. Còn với hầu hết phụ nữ Hồi giáo, Hijab cho họ cảm giác an toàn và được tôn trọng như một người Hồi giáo ngoan đạo.

Ở nhiều quốc gia Hồi giáo Hijab có những kiểu dáng và tên gọi khác nhau. Ở Pakistan là shalwar khamis hoặc Afghanistan là burqa, nhưng dù mặc bất cứ trang phục nào che đậy toàn bộ vẻ đẹp và sự tô điểm của họ thì những phụ nữ Hồi giáo đều nói họ đang mặc Hijab. Phụ nữ không cần mặc Hijab trước mặt chồng mình hay những người đàn ông trong dòng họ. Một bộ Hijab điển hình là một bộ trang phục chỉ cho phép “chừa” cặp mắt, đôi tay và bàn chân. Người ta vẫn gọi những bộ trang phục đó là Muhaajaba. Tuy nhiên sự giản dị mà kinh Quran đề cập trong chuyện ăn mặc của tín đồ, của thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Một số nơi thì cho rằng giản dị là phải che lấp toàn bộ cơ thể chỉ chừa đôi mắt, một số thì hiểu rằng chỉ cẩn che các bộ phận cơ thể nhưng chừa khuôn mặt và bàn tay, nhưng một số thì nói chỉ cần che tóc hay bất cứ điều gì tách bạch khỏi cơ thể thì mới cần che giấu.

Ngày nay, Hijab đối với tất cả phụ nữ trên thế giới đều đã giới hạn trong ý nghĩa là chiếc khăn trùm đầu. Trong tiếng Arabic họ chỉ gọi đó là Khimaar. Nhưng có thể noí từ hơn 30 năm qua, Khimaar là một giải pháp tiện nghi như một cuộc cách mạng ăn mặc cho phụ nữ Hồi giáo. Chỉ với hai mẫu khăn, họ có thể che tóc, tai, cổ mỗi khi ra ngoài. Tuỳ thuộc theo từng loại khăn mà sẽ có độ dài ngắn và cách quấn cho phù hợp. Như Shayla là tấm vải hình chữ nhật quấn quanh đầu kẹp chặt vào phần vai. Al-amira là hai tấm mạn che gồm một mảnh quấn quanh đầu như chiếc mũ còn tấm kia như khăn choàng quấn toàn bộ phần đầu, đây là kiểu phổ biến nhất. Còn Khimar thì như tấm mạn che dài che phủ đến ngực chỉ chừa phần mặt. Thường Khimar chỉ mặc khi vào Giáo đường hoặc khi cầu nguyện.


Phụ nữ Hồi giáo có lối ăn mặc rất kín đáo.Họ thường đội khăn Jirab trùm đầu.
Ở một số nơi, phụ nữ Hồi giáo không để hở mặt như thế này mà mặc đồ truyền thống trùm kín người, chỉ để lộ đôi mắt thôi.Phụ nữ Hồi giáo có đôi mắt đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
Ngoài ra sống mũi cao cũng là một đặc điểm của nét đẹp trên gương mặt của nhiều phụ nữ Hồi giáo nữa.
Cách trang điểm của họ là tô viền mắt cầu kỳ, thật đậm .
Đường nét sắc sảo là một đặc điểm dễ thấy ở nhiều phụ nữ Hồi giáo.
Phụ nữ Hồi giáo rất duyên dáng với những chiếc khắn Hijab đủ sắc màu.
Có sắc đẹp tuyệt trần, nhưng họ không được phô bày trọn vẹn nó ra….bởi theo đúng tinh thần kinh Koran là “phải bảo vệ đức khiêm tốn của phụ nữ, và không cho phép họ phô bày nhan sắc ra”.
Do đó ! mà một số quốc gia Hồi giáo, thi nhan sắc chỉ gói gọn trong việc chú trọng vào đôi mắt đẹp
.




Phụ nữ Hồi giáo có lối ăn mặc rất kín 


Ngày này, phụ nữ Hồi giáo đã tự do hơn trong việc chọn lựa Hijab. Các trang phục mặc kèm Hijab phần lớn đều phải đảm bảo tuân theo nguyên tắc rộng dài không sặc sỡ và khác biệt với trang phục nam giới Hijab trong thế giới phương tây đã trở thành nguồn cảm hứng thời trang được gọi như là một phong cách riêng với tên gọi – "Hijab style".



Họ thường đội khăn Jirab trùm đầu.
Ở một số nơi, phụ nữ Hồi giáo không để hở mặt như thế này mà mặc đồ truyền thống trùm kín người, chỉ để lộ đôi mắt.
Phụ nữ Hồi giáo có đôi mắt đẹp.
Mắt của họ to, sâu và lông mi dày.
Ngoài ra sống mũi cao cũng là một đặc điểm đẹp trên gương mặt của nhiều phụ nữ Hồi giáo.
Họ luôn có lối trang điểm nhấn nhá vào mắt.
Cách trang điểm của họ là tô viền mắt cầu kỳ, đậm đà.
Lông mi được chải chuốt sao cho nó dày, đen, rợp bóng.
Đường nét sắc sảo là một đặc điểm dễ thấy ở nhiều phụ nữ Hồi giáo.
Phụ nữ Hồi giáo làm duyên với những chiếc khắn Hijab đủ sắc màu.
Nhiều phụ nữ Hồi giáo có vẻ đẹp tuyệt trần.
Nhưng họ không được phô bày trọn vẹn nó ra...
.... bởi theo đúng tinh thần kinh Koran là 'phải bảo vệ đức khiêm tốn của phụ nữ và không cho phép họ phô bày nhan sắc'.
Ở một số quốc gia Hồi giáo, thi nhan sắc chỉ gói gọn trong việc thi mắt đẹp.
Vẻ đẹp quyến rũ, bí ẩn của phụ nữ Hồi giáo

Shayla Hijab

Al-amira Hijab

Khimar Hijab