Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

CHÍNH SÁCH BANG GIAO CỦA MỸ

blank
HOA KỲ BANG GIAO VỚI CÁC NƯỚC

ĐÔNG Á:
Năm 1971, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giành được ghế của Liên Hiệp Quốc từ tay Trung Hoa Dân Quốc thông qua Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc với tư cách là đại biểu hợp pháp của Trung Cộng. Năm 1972, Tổng thống Richard Nixon tới thăm Bắc Kinh, TC và hội đàm với nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông, đánh dấu sự kiện hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao từ năm 1972 đến nay.

Kể từ năm 1945 kết thúc Đệ nhị Thế chiến, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã cải thiện quan hệ ngoại giao rất nhiều, từ kẻ thù số một trở thành đồng minh quan trọng nhất của Hoa Kỳ tại Châu Á.
Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc vẫn áp đặt các lệnh trừng phạt đối với CHDCND Triều Tiên.Hoa Kỳ vẫn là đồng minh thân thiết của Nam Hàn.
Dù Đài Loan bị mất ghế Liên Hiệp Quốc vào tay TC đại lục từ năm 1971, nhưng Hoa Kỳ vẫn là đồng minh quân sự thân thiết của Đài Loan.

ĐÔNG NAM Á:
Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc áp đặt cấm vận đối với Myanmar sau khi chính phủ nước này đàn áp các cuộc biểu tình đòi dân chủ từ năm 1988. Đến năm 2011, khi Myanmar chuyển sang chế độ dân cử, Myanmar và Hoa Kỳ mới dần bình thường hóa quan hệ và dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đối với nước này.

Philippines từng là thuộc địa của Hoa Kỳ từ năm 1902 đến năm 1946. Sau năm 1946, Hoa Kỳ chính thức công nhận nền độc lập của Philippines và là đồng minh quân sự của nước này.
Sau 20 năm bị Hoa Kỳ cấm vận kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam năm 1975, tháng 8 năm 1995, tổng thống Bill Clinton và thủ tướng Võ Văn Kiệt chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

TÂY Á:
Hoa Kỳ và vương quốc Ba Tư từng có quan hệ ngoại giao từ năm 1883. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước này kết thúc vào năm 1980, sau khi vương quốc Ba Tư bị sụp đổ sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 (sau đó vương quốc Ba Tư đổi tên thành nhà nước Cộng hòa Hồi giáo Iran).

Hoa Kỳ và Syria cắt đứt quan hệ ngoại giao từ năm 2012 sau khi nổ ra nội chiến Syria chống lại tổng thống Bashar al-Assad.

TÓM LƯỢC 70 NĂM QUAN HỆ MỸ TRUNG 1949-2019

Hoa Kỳ và Trung Cộng là hai quốc gia đứng hàng đấu thế giới trong giai đoạn hiện tại. Trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, Mỹ và Liên Sô (Liên Bang Sô Viết) là hai thế đối cực của thế giới về quân sự, thì ngày nay, Hoa Kỳ và Trung Cộng là hai thế đối cực về công nghệ trong thời kỳ toàn cầu hóa này. Hoa Kỳ và Thanh Triều ký Hiệp Ước Wangxia vào ngày 16 tháng 6 năm 1844 chính thức hình thành mối quan hệ Mỹ Trung. Sự thăng trầm của nhà nước Trung Cộng trong suốt 70 năm qua có lệ thuộc vào mối quan hệ với Hoa Kỳ. Tóm lược mối quan hệ Mỹ Trung trong 70 năm qua 1949-1919 kể từ khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được hình thành.Trong Chiến Tranh Thế Giới thứ Hai, Hoa Kỳ đã yểm trợ Tưởng Giới Thạch và Trung Hoa Dân Quốc chống Nhật.
- Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông lãnh đạo Đảng Cộng Sản cướp chính quyền từ Trung Hoa Dân Quốc và thành lập nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (People's Republic of China, PRC). Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng chạy ra đảo Đài Loan. Hoa Kỳ công nhận Đài Loan và mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Cộng xem như đóng băng nhiều thập niên kể từ đó.
- Ngày 25 tháng 6 năm 1950, cuộc chiến tại Bán Đảo Triều Tiên nổ ra khi Nga Sô yểm trợ Bắc Hàn xâm lược Nam Hàn. Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ ra sức bảo vệ Nam Hàn bằng cách đưa quân tấn công Bắc Hàn, đẩy lùi quân đội Miền Bắc gần đến biên giới Trung Quốc. Nhân danh bảo vệ biên giới, Trung Cộng nhảy vào cuộc chiến. Vì e ngại xảy ra cuộc chiến toàn diện cho nên Liên Hiệp Quốc, Trung Cộng và Bắc Hàn đã ký một hiệp ước đình chiến vào năm 1953. Sau 3 năm chiến tranh đã có chừng 4 triệu người chết.
- Tháng 8 năm 1954, Tưởng Giới Thạch cho hàng ngàn quân chiếm các đảo Quemoy và Matsu tại eo biển Đài Loan. Quân đội Trung Cộng đáp trả bằng cách bắn đạn pháo vào các đảo này. Hoa Kỳ ký hiệp ước bảo vệ Đài Loan và hăm dọa sẽ dùng bom nguyên tử để tấn công Trung Cộng. Điều này đã khiến Trung Cộng phải ngồi vào bàn đàm phán vào tháng 4 năm 1955.
- Ngày 7 tháng 10 năm 1950 quân Trung Cộng vượt sông Yangtze tiến chiếm Tây Tạng.
- Chín năm sau, tháng 3 năm 1959, người dân Tây Tạng nổi dậy chống Trung Cộng, nhưng thất bại và Đức Dalai Lama, lãnh đạo của Tây Tạng, phải chạy lánh nạn tại Ấn Độ cho đến ngày nay. Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ lên án Trung Cộng đàn áp người Tây Tạng. Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ vũ trang cho nhóm người Tây Tạng yêu nước để nổi dậy chống Trung Quốc trong nhiều năm của thập niên 1950.
- Tháng 10 năm 1964, Trung Cộng thử bom hạt nhân đầu tiên. Sự thử nghiệm này đưa mối liên hệ Mỹ Trung căng thẳng. Cộng thêm vào đó là chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã đưa quân vào Miền Nam Việt Nam và Trung Cộng đưa quân đến biên giới Bắc Việt. Liên Sô và Trung Cộng có sự khác biệt nhau về chính sách phát triển công nghiệp theo mô hình XHCN và đưa đến sự bất hòa giữa hai chính quyền của hai quốc gia này. Năm 1960 Liên Sô đã rút cố vấn từ Trung Cộng về nước.
- Tháng 3 năm 1969, Liên Sô và Trung Cộng đối đầu nhau về đường biên giới.
- Ngày 13 tháng 8 năm 1969 một lực lượng Liên Sô có cả 6 xe tăng phục kích và hạ sát toàn bộ toán lính 37 người tuần tra biên phòng của Trung Cộng. Trung Cộng phản đối, nhưng Liên Sô cho rằng họ bảo vệ lãnh thổ của mình. Giai đoạn này, Liên Sô thay thế Hoa Kỳ trở thành mối đe dọa lớn nhất của Trung Cộng, điều này khiến Trung Cộng muốn được gần với Mỹ.
- Ngày 6 tháng 4 năm 1971, đội bóng bàn Trung Cộng mời đội bóng bàn Mỹ viếng thăm Trung Cộng và được phía nhà nước Trung Cộng đài thọ hoàn toàn. Một số nhà báo cũng được tháp tùng đội bóng bàn và đây là lần đầu tiên kể từ năm 1949, Người Mỹ được cho phép đến Trung Quốc. Sự kiện này được gọi là “Ngoại Giao Bóng Bàn". Mỹ thấy Trung Cộng là đối tác quan trọng để chống Liên Sô và cũng muốn chia rẻ hai nước Cộng Sản này.
- Tháng Bảy năm 1971, nhân chuyến công du Á Châu, Ngoại Trưởng Kissinger đã bí mật đi thăm Bắc Kinh hai ngày. Sau đó Mỹ đã có hành động ủng hộ Trung Cộng có được chiếc ghế thường trực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
- Tháng 2 năm 1972, Tổng Thống Nixon đến thăm Trung Quốc 8 ngày, đã gặp Chủ Tịch Mao và ký Tuyên Bố Shanghai với Thủ Tướng Chu Ân Lai, ông này được đánh giá là một lãnh đạo am tường, ôn hòa và có giá nhất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Bảng Tuyên Bố này cho phép hai nước cải tiến mối quan hệ với nhau và trao đổi ngoại giao ngay cả những vấn đề khó nhất như Đài Loan. Từ Tuyên Bố này, mối liên hệ Mỹ Trung từ từ dẫn đến việc bình thường hóa.
- Năm 1979, dưới thời kỳ của Tổng Thống Jimmy Carter, Hoa Kỳ đã bình thường hóa ban giao toàn diện với Trung Cộng. Nguyên tắc Một Trung Hoa cũng được thừa nhận dành cho Trung Cộng, từ trước đến lúc này, Mỹ vẫn giữ cho Đài Loan. Sau đó không lâu, phó thủ tướng bấy giờ, ông Đặng Tiểu Bình đến thăm Hoa Kỳ. Đặng Tiểu Bình là nhân vật có chính sách đổi mới kinh tế cho Trung Cộng. Để bảo vệ Đài Loan, Quốc Hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua đạo luật Quan Hệ Đài Loan, cho phép Hoa Kỳ vẫn duy trì trao đổi thương mại, văn hóa với Đài Loan và bảo vệ Đài Loan khi bị tấn công. Đạo luật này không trái ngược gì với chính sách Một Trung Hoa của Hành Pháp.Dưới thời của Tổng Thống Reagan, Mỹ vẫn duy trì chính sách một Trung Quốc dành cho Trung Cộng để kéo Trung Cộng không liên kết với Liên Sô và tiếp tục cam kết bảo vệ Đài Loan khi bị tấn công.
- Tháng 4 năm 1984 Tổng Thống Reagan thăm Trung Cộng và đến tháng 6, chính phủ Hoa Kỳ cho phép bán trang thiết bị quân sự cho Trung Cộng.Mùa Xuân năm 1989, hàng ngàn sinh viên biểu tình tại Quảng Trường Thiên An Môn đòi hỏi cải cách và chống tham nhũng. Chính quyền Trung Cộng đã đàn áp một cách mạnh mẽ.
- Ngày 3 tháng 6 năm 1989, quân đội có xe tăng tấn công đàn áp phong trào biểu tình của sinh viên tại quãng trường. Hàng ngàn sinh viên bị tử nạn. Thế giới lên án Trung Cộng. Mối quan hệ Mỹ Trung bị đóng băng.
- Tháng 9 năm 1993, để xoa dịu Hoa Kỳ, Trung Cộng đã thả ông Ngụy Kinh Sinh, tù nhân chính trị nổi tiếng, bị bắt từ năm 1979. Sau đó Tổng Thống Clinton cho phép nối kết trở lại mối quan hệ với Trung Cộng. Nhưng sau đó Trung Cộng lại bắt giam ông Ngụy trở lại. Hoa Kỳ phản đối. Dưới sự áp lực của Hoa Kỳ và thế giới, Trung Cộng thả ông Ngụy Kinh Sinh và Sinh viên Quang Đán, thủ lãnh của phong trào sinh viên đang bị nhốt, ra khỏi tù và trục xuất sang Mỹ.
- Tháng 3 năm 1996, Đài Loan có cuộc bầu cử tổng thổng đầu tiên qua phổ thông đầu phiếu. Người dân Đài Loan chính thức được bầu chọn tổng thống. Ông Lý Đăng Huy đắc cử. Trung Cộng giận dữ về cuộc bầu cử dân chủ này và rất sợ người dân Đài Loan bỏ phiếu độc lập. Chính phủ Hoa Kỳ công nhận Tổng Thống Đài Loan và mời Tổng Thống Lý Đăng Huy sang thăm Hoa Kỳ. Trung Cộng triệu tập đại sứ tại Mỹ về nước.
- Tháng 5 năm 1999, vì nhầm lẫn của tình báo Hoa Kỳ, tòa đại sứ Trung Cộng tại Belgrade bị NATO đánh bom trong chiến dịch tấn công quân Serbia đang chiếm Kosovo. Mặc dầu Hoa Kỳ và NATO có lời xin lỗi, nhưng tại Trung Cộng, người dân xuống đường biểu tình chống Mỹ và đập phá tài sản của chính phủ Hoa Kỳ tại Trung Cộng.
- Đạo luật Bình Thường Hóa Quan Hệ Mỹ Trung năm 2000 dưới thời Tổng Thống Clinton đã cho phép việc trao đổi mậu dịch với Trung Cộng và mở đường cho Trung Cộng gia nhập Tổ Chức Thương Mai Thế Giới năm 2001. Kim ngạch thương mại Mỹ Trung tăng từ $5 tỷ năm 2001 lên $231 tỷ năm 2004.
- Năm 2006, Trung Cộng qua mặt Mexico để trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Hoa Kỳ sau Canada.
- Năm 2007, trong chuyến công du tại Á Châu, phó Tổng Thống Dick Cheney phát biểu rằng Trung Cộng đang xây dựng quân đội một cách không bình thường. Ngân sách quốc phòng của Trung Cộng tăng 18 phần trăm, lên $45 tỷ trong năm 2007 và đẩy mạnh việc xâm chiếm các biển đảo.
- Năm 2008, Trung Cộng trở thành chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ. Tiền của Trung Quốc đổ vào Mỹ để mua công trái phiếu của chính phủ Mỹ.
- Năm 2010, Trung Cộng trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. GDP của Trung Cộng trong năm này là $5.88 triệu và GDP của Mỹ là $14.99 triệu. Mặc dầu GDP của Trung Cộng còn xa Hoa Kỳ, nhưng Trung Cộng không ngần ngại muốn qua mặt Hoa Kỳ trong lĩnh vực thương mại vào năm 2027. Việc này tạo nên mối đe dọa cho Hoa Kỳ.
- Năm 2011, Mỹ có chính sách chuyển trục sang Á Châu Thái Bình Dương. Tổng Thống Obama muốn cô lập Trung Quốc bằng cách thành hình Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương. Tổng Thống Obama cũng đưa 2,500 lính Mỹ đến Úc và bị Trung Cộng lên án. Thâm hụt thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng cứ đà gia tăng lên $295.5 tỷ năm 2011.
- Tháng 3 năm 2012, Mỹ, Âu Châu và Nhật yêu cầu Tổ Chức Thương Mại Thế Giới giới hạn việc xuất cảng thép của Trung Cộng. Hoa Kỳ thay đổi quota nhập thép của Trung Cộng, khiến nhiều công ty thép phải rời bỏ Trung Cộng. Trung Cộng kêu gào xóa bỏ việc “giới hạn bất công” này.
- Tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình thay Hồ Cẩm Đào nắm quyền hàng đầu của Trung Cộng, thâu tóm quyền lực rất lớn với các chức vụ từ Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nhà Nước, Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương…Ngày 7-8 tháng 6 năm 2013, Tổng Thống Obama và Chủ Tịch Tập gặp nhau ở Sunnylands để giảm căng thẳng trong mối quan hệ. Ông Tập muốn hình thành một mối quan hệ mới mà theo ông, mối quan hệ của các sức mạnh siêu cường, cho Trung Quốc ngang hàng với Hoa Kỳ.
- Ngày 19 tháng 5 năm 2014, một tòa án của Hoa Kỳ đã kết án năm tin tặc có liên hệ với quân đội Trung Cộng đã ăn cấp kỹ thuật công nghệ của các công ty Hoa Kỳ.
- Tháng 6 năm 2015, chính phủ Hoa Kỳ lại trưng ra bằng chứng Trung Cộng ăn cắp thông tin cá nhân của các nhân viên chính phủ Mỹ.
- Ngày 30 tháng 5 năm 2015, Quân đội Hoa Kỳ chỉ ra bằng chứng thu thập từ vệ tinh cho thấy Trung Cộng đã thành hình những đảo nhân tạo tại Biển Đông cho mục đích quân sự. TC biện hộ bằng cách cho rằng việc bồi đắp các đảo nhân tạo là cho mục đích dân sự.
- Ngày 6-7 tháng 4 năm 2017, Tổng Thống Trump và Chủ Tịch Tập gặp thượng đỉnh tại Florida, Hoa Kỳ. Chuyến gặp này để bàn về “Bắc Hàn” và thắc chặt mối quan hệ giữa hai nước. Vấn đề thương mại cũng được đem ra thảo luận và một ký kết mười phần về việc trao đổi mậu dịch cũng được ký kết. Thâm hụt thương mại giữa Mỹ Trung là $336 tỷ trong năm 2017.
- Tháng 3 năm 2018, Chính quyền Trump lên án mạnh mẽ Trung Cộng ăn cắp kỹ thuật công nghệ của Mỹ. Để giảm thâm hụt thương mại với Trung Cộng, Tổng Thống Trump đánh thuế vào hàng hóa nhập từ Trung Cộng, việc đánh thuế này có trị giá lên đến $50 tỷ. Để đáp lại Trung Cộng đòi đánh thuế lên các sản phẩm nông nghiệp nhập từ Mỹ. Cuộc chiến thương mại bùng nổ khiến nền kinh tế Trung Cộng rơi vào khó khăn thấy rõ. Chứng khoáng giảm giá, các công ty rút ra khỏi TC, tăng trưởng kinh tế chậm lại…
- Ngày 6 tháng 7 năm 2018, cuộc chiến thương mại Mỹ Trung tiếp tục leo thang. Mỹ đánh thuế $34 tỷ trên hơn 800 loại hàng hóa đến từ TC. Tổng Thống Trump chỉ ra rằng, Trung Cộng đã lợi dụng sự trao đổi thương mại tự do để làm lợi cho mình qua các công ty Mỹ đến Trung Quốc đầu tư và nhập cảng hàng hóa trở lại Mỹ. Sự cạnh tranh không công bằng này đã làm thiệt hại cho Hoa Kỳ.
Mối quan hệ Mỹ Trung đang xoay quanh Cuộc Chiến Thương Mại Mỹ Trung vẫn tiếp diễn vào những tháng đầu năm 2019. Trong thời của các Tổng Thống Đảng Dân Chủ, chính phủ Mỹ luôn tăng thuế đối với các đại công ty để bù vào ngân sách giúp người nghèo, khiến cho các đại công ty Mỹ chạy sang Trung Cộng để đầu tư, sau đó nhập hàng hóa trở lại Hoa Kỳ. Chính phủ của Tổng Thống Trump có ý đem các công ty Mỹ về lại Mỹ bằng cách giảm thuế cho các đại công ty. Nhưng có về lại hay không là tùy quyền lợi của họ, chính phủ chẳng có biện pháp gì cả. Ngoài ra hầu hết các thương hiệu bán hàng tại Mỹ từ lớn đến nhỏ đều đặt hàng rẽ ở TC.
Cuộc chiến này không chỉ là cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc mà là cuộc chiến để xác định vị thế đứng đầu thế giới của Hoa Kỳ. Giới tinh hoa chính trị của Mỹ đã mở cửa cho Trung Cộng để kéo chính quyền và đất nước này đến gần với các giá trị của Mỹ hơn trong Cuộc Chiến Tranh Lạnh. Ngày hôm nay, họ thấy sự trổi dậy hung hăng của Trung Cộng từ chiến lược một vành đai một con đường đến tham vọng muốn trở siêu cường quốc qua mặt Hoa Kỳ, là một mối đe dọa cho sự ổn định của thế giới.
Trong cuộc chiến này, Trung Cộng gặp thiệt thòi:
1/ Trung Cộng là một nền kinh tế mới trổi dậy, càng kéo dài cuộc chiến, sẽ đối diện với rất nhiều rủi ro kinh tế so với Hoa Kỳ, một siêu cường và có nền kinh tế ổn định, ít bị lệ thuộc vào yếu tố ngoại quốc.
2/ Các công ty và tài phiệt đang ở TC sẳn sàng rời nước này nếu thấy tình trạng đầu tư bấp bênh tại đây. Như thế việc làm và tiền bạc sẽ đi ra khỏi TC.
3/ Trung Cộng luôn có sự bất ổn về chính trị vì khuynh hướng độc đảng và chèn ép các dân tộc, các quốc gia trong vùng. Các vùng bị trị và tự trị như Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng, Đài Loan, Quảng Đông và Hồng Kông sẳn sàng tách ra bất cứ lúc nào và khiến TC trở thành nhiều mãnh vỡ trên bản đồ thế giới.
4/ Hoa Kỳ, Đồng Minh của Hoa Kỳ, và các nước trong vùng Ấn Độ Thái Bình Dương sẽ liên kết nhau nhấn chìm sự trổi dậy của Trung Quốc nếu họ thấy đây là một sự trổi dậy hung hăng.
Trước tình hình này, chính sách đu dây của Việt Nam nên hướng về phía Mỹ và đồng minh của Mỹ. Hãy ra khỏi sự ảnh hưởng của Trung Cộng thì cơ hội để vươn lên của Việt Nam càng nhiều và tương lai của đất nước sẽ được tươi sáng hơn. Tất cả những quốc gia trong vùng muốn vươn lên thì phải thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Cộng.
- Nói đi phải nói lại, liệu hiện nay VIỆT NAM CỘNG SẢN có thể tin tưởng ở MỸ được bao nhiêu phần trăm, khi xích lại gần với chú SAM. Vì trước đây, khi Trung Cộng trở thành bạn rồi thì Mỹ không còn lý do gì để đổ xương máu tiếp tục ở Miền Nam Việt Nam, cho nên đã bỏ Miền Nam không thương tiếc.
- Một trong những bài học rút ra từ cuộc chiến là như thế này: Mỹ nhảy vào Việt Nam không phải là để "bảo vệ tự do của nhân dân Miền Nam" như Washington luôn luôn tuyên bố (và nhân dân Miền Nam luôn luôn tin tưởng) mà là để bảo vệ Quyền lợi của chính Mỹ.
- Cho nên sau khi ông Nixon bắt tay được với ông Mao thì quyền lợi của Mỹ không còn đòi hỏi phải có một "tiền đồn" để chống TC ở Biển Đông nữa: "mở cửa Bắc Kinh rồi thì đóng cửa Sài Gòn" đơn giản là như vậy mà thôi.!


31102019

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2019

MÓN ĂN CUA SỐNG, BẠCH TUỘT ĐANG NGO NGOE.


Nam Hàn nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú. Tuy nhiên, nhiều món ăn của xứ kim chi lại khiến du khách nước ngoài cảm thấy khiếp sợ vì khác thường và kinh dị, thêm vào đó với mùi vị quá nồng.

GEJANG: (cua sống ngâm nước tương) là món khá kén người ăn tại Nam Hàn. Món này tốn nhiều thời gian và phải trải qua các giai đoạn lặp lại trước khi “ra lò”. Cách làm chủ yếu là ướp cua tươi vào nước tương nhiều lần để món ăn có vị mặn. Du khách nước ngoài sợ món này vì cua trước khi ướp vẫn sống. Cách ăn gejang khá phức tạp nên chúng ta đừng ngại khi nhờ nhân viên nhà hàng hướng dẫn.

Trong hình ảnh có thể có: món ăn

HAEMULTANG: là món lẩu hải sản độc đáo của người Nam Hàn. Họ xử dụng những nguyên liệu sống để bảo đảm độ tươi ngon cho thực khách. Hải sản khi được đem lên bàn ăn vẫn ngọ nguậy. Ngpời ăn chỉ cần làm chín chúng bằng cách bỏ vào nồi lẩu, mùi vị tự nhiên, vì Họ không xử dụng quá nhiều gia vị nên cảm giác rất thật. Giá một nồi lẩu khoảng 30.000-50.000 won (từ 25 - 50 đô hay 600.000 - 1 triệu đồng vn) cho 3 người ăn.

Trong hình ảnh có thể có: món ăn

DOTORIMUK: (thạch hạt sồi) món ăn nầy khiến nhiều thực khách nước ngoài không dám ăn thử bởi sợ nhiễm độc. Theo nghiên cứu, khi tiếp xúc với cây sồi, bạn có thể bị phát ban, ngứa ngáy từ 1-3 tuần. Tuy nhiên, người Nam Hàn có cách riêng để tách phần chất độc trước khi chế biến. Món này có vị đắng nhẹ, thường ăn kèm với nước tương cay. Dotorimuk xuất hiện trên bàn ăn của người Đại Hàn nhiều nhất vào mùa xuân hoặc hè.

Trong hình ảnh có thể có: món ăn

HOGEO: (cá Đuối lên men) được xem như nỗi ám ảnh với du khách nước ngoài vì nặng mùi kinh khủng. Nhiều người từng ăn nhận xét món này có mùi khai đặc biệt. Để làm hongeo, người Hàn phải ướp cá suốt một tháng. Sau đó, họ thái lát mỏng và ăn sống. Món này sẽ ngon hơn nếu ăn kèm với thịt heo luộc, tôm muối, tỏi sống, muối ớt hay kim chi.

Trong hình ảnh có thể có: món ăn

BEONDEGI: là tập hợp chung của các món Nhộng ở Nam Hàn. Chúng xuất hiện nhiều ở các khu phố ẩm thực và được xem như loại thức ăn đường phố phổ biến bậc nhất xứ kim chi. Beondegi có nguyên liệu chính là nhộng được luộc, xông khói. Sau đó, tùy theo khẩu vị, họ chế biến món này theo nhiều cách khác nhau như xào khô, hầm rau củ… Beondegi có mùi hăng và hình thức không mấy bắt mắt. Người thích ăn lại chú ý đến lớp vỏ giòn, bùi và béo.

Trong hình ảnh có thể có: món ăn

GAEBUL: gọi là cá Dương Vật (cũng còn gọi là Trùn biển). Tuy nhiên, nhiều du khách nhận xét món này nằm trong top phải thử khi tới Nam Hàn. Gaebul có sẵn quanh năm nhưng nếu muốn nếm mùi vị ngon nhất, ta cần đợi tới khoảng tháng 10. Trùn biển thường được ăn kèm với sốt chogochujang hoặc kim chi. Món gaebul tẩm ướp muối, hạt tiêu, dầu mè rồi đem nướng cũng rất nổi tiếng.

Trong hình ảnh có thể có: món ăn

SANNAKJI: Món ăn nầy đã quá quen thuộc với những người thích xem các show truyền hình thực tế ở Nam Hàn. Món bạch tuộc sống này được biết đến nhiều hơn vì độ “kinh dị” thay vì mùi vị thơm ngon. Thực khách sẽ phải ăn con bạch tuộc còn sống, ngọ ngoe trên đĩa. Chỉ cần bỏ qua cảm giác sợ hãi, chấm con bạch tuộc vào nước sốt rồi cho thẳng vào miệng.

Trong hình ảnh có thể có: 2 người