Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

TRẢ TIỀN THẺ TÍN DỤNG VÀO NGÀY NÀO SẼ CÓ LỢI NHẤT ?


Credit cards - Alan Schein / Getty Images

Dùng thẻ tín dụng – tức là vay tiền để mua sắm và trả tiền đúng hạn - là một cách để biểu lộ uy tín của mình trên thị trường tài chánh. Chúng ta thường được khuyên rằng tháng nào trả hết nợ tháng đó, đừng để dây dưa đến tháng sau, là biện pháp tốt nhất. Đó là điểm chính, tuy nhiên nhiên, để giúp điểm tín dụng tăng nhanh hơn, bạn nên tận dụng một vài “mánh khóe”:
Hãy xem hai hoàn cảnh tưởng là giống nhau nhưng lại đưa đến kết quả khác nhau: Anh Nguyễn Văn A và chị Nguyễn Thị B đều dùng thẻ tín dụng – của ngân hàng Bank of America, chẳng hạn. Giả sử số chi tiêu của họ hơn kém như nhau, cả hai đều là người có trách nhiệm, tháng nào cũng vậy, khi nhận được bill là họ trả hết số nợ trong tháng. Nhưng sau một thời gian, điểm tín dụng của anh A cao hơn chị B. Tìm hiểu lý do đưa đến sự khác biệt, họ nhận thấy như sau:

* Anh A trả nợ TRƯỚC ngày ngân hàng báo cáo cho credit bureau.
* Trong khi chị B trả nợ SAU ngày ngân hàng đã báo cáo cho credit bureau.

Cùng một món tiền phải trả, nhưng thời điểm trả trước hoặc trả sau ngày ngân hàng báo cáo với credit bureau đưa đến những kết quả khác biệt.
Tương tự như vậy, bạn có thể áp dụng “chiến thuật” này bằng cách:

1. Biết khi nào ngân hàng (có thể gọi chủ nợ, hoặc công ty tín dụng) báo cáo về chi tiêu của bạn cho credit bureau. Với báo cáo này, credit bureau sẽ tính toán số nợ để xem bạn có thể trở thành một “nguy cơ trốn nợ” hay không, và cũng từ đó cho điểm tín dụng. Bạn có thể gọi lên cho ngân hàng, và hỏi xem họ báo cáo hàng tháng vào ngày nào. Xin nhớ rằng đây là ngày ngân hàng báo cáo cho credit bureau, chứ không phải là ngày hạn chót bạn phải trả tiền. Ngày báo cáo xảy ra trước khi ngân hàng gửi bill, còn hạn chót (due date) sẽ là một ngày nào đó sau khi bill đã được gửi ra. Muốn biết ngày báo cáo, bạn phải gọi lên để hỏi - và nhân viên ngân hàng sẵn sàng tiết lộ ngày đó - còn ngày hạn chót thì được ghi rõ trong bill, khỏi cần hỏi..

2. Trả nợ chừng 1 tuần lễ trước ngày báo cáo: Thí dụ bạn đã hỏi và biết rằng ngày báo cáo của ngân hàng là mồng 5 mỗi tháng. Nhưng bạn lại có thói quen chờ bill, và trả vào mồng 10, và tưởng rằng như vậy cũng đã là sớm, vì ngày hạn chót được ấn định là 24. Thực ra trả được như vậy cũng đã tốt. Nhưng trước đó, món nợ đã được trình lên credit bureau vào ngày 5 rồi. Món nợ trong trương mục dù ít dù nhiều cũng làm cho bạn trở thành “sự rủi ro” dưới con mắt của credit bureau.

Nếu thay vì trả vào ngày 10 theo thông lệ, bạn sẽ cố trả vào ngày 1 mỗi tháng, thì khi ngân hàng báo cáo, trương mục của bạn đã sạch trơn với tỷ lệ nợ nần là 0. Khi credit bureau nhận được báo cáo ấy, họ sẽ nhìn bạn bằng con mắt “ngưỡng mộ” hơn nhiều. Sự đánh giá của credit bureau về bạn đương nhiên tốt hơn, mặc dầu thực tế bạn không phải trả thêm đồng nào, chỉ là điều chỉnh ngày trả nợ mà thôi.

3. Không vượt quá tỷ lệ 30% so với credit limit: Credit Limit là giới hạn tối đa mà ngân hàng cho phép bạn sử dụng. Thực tế, bạn không bao giờ nên dùng tới mức này, mà chỉ dùng khoảng 30% mà thôi. Thí dụ, hiện nay ngân hàng cấp credit limit là $6,000, bạn chỉ nên dùng tới 30%, tương đương $1,800, rồi sau đó trả hết hoặc trả bớt. Sử dụng quá 30% credit limit sẽ làm tổn thương lý lịch của bạn. Dùng sát mí giới hạn $6,000 sẽ khiến giới chủ nợ kinh động, và sẽ kéo điểm tín dụng của bạn xuống thấp.

4. Xin tăng thêm credit limit: Tuy không bao giờ dùng tới giới hạn tối đa, lâu lâu bạn vẫn cần xin ngân hàng nâng “cái trần nhà” cao hơn lên một chút. Bởi vì, khi “trần nhà” được nâng cao, tỷ lệ nợ nần của bạn càng nhỏ lại, và uy tín bạn tăng lên.

Để ý 4 điểm trên, bạn sẽ mau chóng nâng cao uy tín, sẽ được credit bureau và ngân hàng coi trọng, hơn hẳn nhiều người khác.


A wallet with credit cards - © Image Source / Getty

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

“TỔNG THỐNG DONAL TRUMP ?

TỪ KẺ BÁ ĐẠO TRỞ THÀNH TỔNG THỐNG?
Dù cho bạn không phải là một người thường xuyên quan tâm và dành nhiều thời gian cho những câu chuyện chính trị lề đường, nhưng chắc hẳn cái "hiện tượng" Donal Trump đã từng xẹt ngang qua đôi tai và trí óc của bạn một lúc nào đó. Điều này cũng là dễ hiểu, bởi từ một hiện tượng nhất thời, Donal Trump đang được coi như một ứng cử viên sáng giá cho con đường tiến tới chiếc ghế Tổng thống Mỹ.

​Nếu ông Trump đắc cử, nước Mỹ sẽ mất 1 ngàn tỉ USD
Đang ở vị trí rất thuận lợi để bước chân vào nhà Trắng, thế nhưng Donal Trump không phải típ (type) người thường thấy ở những chính trị gia. Xuất thân từ một gia đình người Mỹ gốc Đức, Donal Trump sớm cho thấy bản lĩnh của mình với việc tham gia vào công ty bất động sản của cha mình từ khi còn rất trẻ.
Đến khi tốt nghiệp đại học, số tài sản mà cậu bé Trump sở hữu ngày đó đã lên tới 200.000 USD. Trải qua nhiều thăng trầm trong nghiệp kinh doanh, Trump đã đạt được một sự nghiệp mà nhiều người phải mơ ước khi đang là người giàu thứ 113 nước Mỹ với tổng tài sản theo Forbes ước tính lên tới 4,5 tỷ USD (2015).

NHỮNG KẾ HOẠCH ĐIÊN RỒ CỦA DONAL TRUMP

Với số tài sản kếch sù của mình, không khó để hiểu tại sao dư luận lại dành cho Trump một sự chú ý đặc biệt như vậy trên con đường bước vào Nhà trắng. Số phận chính trị của Trump đáng lẽ cũng sẽ không khác mấy với những siêu tỷ phú khác từng tìm cách ngồi vào chiếc ghế dành cho người đứng đầu Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Có điều, Trumps rất khác. Khác ở chỗ ông biết “gãi” và “gãi đúng chỗ ngứa”.

​New York điều tra quỹ từ thiện của tỉ phú Trump
                 Ông Donald Trump vận động cử tri tại Canfield, bang Ohio, Mỹ
Cách mà Donal Trump làm xáo trộn cả nước Mỹ và cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ nằm ở việc đi ngược lại hoàn toàn so với các đối thủ. Thay vì các bài diễn văn sáo rỗng hay những lời hứa hẹn bọc đường, Trump đưa ra những lời tuyên chiến và chỉ trích nhằm vào… chính phủ Mỹ.
Chính phủ dối trá, lừa bịp, các chính trị gia là lũ ngu xuẩn, bọn châu Á là những kẻ cướp công ăn việc làm của người Mỹ… Đó là điều mà dân chúng muốn nghe. Nhưng lại là điều mà những người sinh ra để làm chính trị gia, các chính trị gia thực sự thường ngại ngần khi nhắc đến. Tất nhiên, trong số đó không có Donal Trump.
Trump đề cập đến các vấn đề nóng theo một cách khác hẳn với truyền thống của giới chính trị gia và xử lý chúng cũng rất khác. Chỉ có điều, người ta nhìn thấy ở người đàn ông này tính vị kỷ, sự cực đoan và điên rồ.
Đó là những quyết định theo kiểu “cấm cửa hoàn toàn những người Hồi giáo tới Mỹ cho tới khi các đại biểu của đất nước chúng ta có thể tìm hiểu được điều gì đang diễn ra”. Hay lời phát biểu cho rằng người Mexico là những “kẻ hiếp dâm” và chỉ biết “mang ma túy, tội phạm” đến nước Mỹ. v.v...

24-gio-trong-bao-to-truyen-thong-cua-ai-nu-quy-tu-nha-trump-2
          4 người con lớn của Donald Trump tại đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa
Nguồn tin về khối tài sản hiện nay của Donal Trump trên bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes.

Với giới công nghê, Donal Trump cũng bị nhiều người gọi là “gã điên” với ý tưởng đóng cửa internet để ngăn chặn giới trẻ Mỹ tiếp xúc với các tư tưởng cực đoan.
Nếu điều đó trở thành sự thực, nó sẽ đi ngược lại hoàn toàn với những tuyên bố về quyền tự do được ghi trong bản Hiến pháp năm 1787 của Hoa Kỳ, thứ từng được ví von với "tác phẩm tuyệt vời nhất từng được sản sinh ra vào một thời điểm nhất định bởi trí óc và mục đích của con người". Hành động đó cũng chẳng khác nào việc biến nước Mỹ trở thành quốc gia “không kiểm soát được là cấm” như ở một xứ sở nào đó.!
Vậy nên, thật dễ hiểu khi Donal Trump được nhiều người nhận định là một hiểm hoạ tiềm tàng với sự phát triển của ngành công nghệ toàn cầu.

 
Nếu trở thành Tổng thống Mỹ, Donal Trump sẽ thổi bay internet để ngăn chặn khủng bố?
Nếu “gã điên” này trở thành Tổng thống Mỹ, liệu internet có bị đóng cửa? Liệu Google có “sập tiệm” vì một lý do giời ơi đất hỡi hay Facebook có bị “treo niêu” chỉ vì một lời bình luận thiếu tôn trọng Donal Trump? Sẽ chẳng ai có thể trả lời câu hỏi đó bởi suy nghĩ của Donal Trump đơn giản là rất khác người.

Không phải tự nhiên mà Bill Gate, Tim Cook cùng hàng loạt CEO của làng công nghệ thế giới nhóm họp lại để bàn về mối hiểm hoạ Donal Trump. Cũng không phải tự nhiên mà nhóm hacker Anonymous tấn công website vận động tranh cử của Trump bằng hình thức DDoS. Tất cả đều chỉ có một nguyên do, sẽ chẳng điều gì tốt đẹp đến với giới công nghệ nếu như một kẻ như Donal Trump trở thành người đàn ông quyền lực nhất địa cầu. 

Trưng bày bức tranh Donald Trump khỏa thân trị giá 1,4 triệu USD

Bức tranh ứng viên Tổng Thống đảng Cộng hòa Donald Trump khỏa thân đã được trưng bày ở London (Anh) sau khi gây tranh cãi tại Mỹ và thậm chí tác giả của bức tranh cũng từng bị dọa giết.



Ông Trump sẽ mở một mặt trận tranh cử mới, tấn công bà Clinton bằng giọng điệu, ngôn ngữ mà ông đã xử dụng để đánh gục 16 đối thủ cùng đảng. Chẵng biết lối đánh đấm đó có giúp ông Trump trở thành người chủ mới của Tòa Bạch Ốc hay không, nhưng ít nhất, cuộc chiến chính trị giữa ông Cộng Hòa Donald Trump và bà Dân Chủ Hillary Clinton sẽ sôi nổi hơn, và không đến nổi buồn nản như những tuần lễ vừa qua...

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

SLOVENIA, QUÊ HƯƠNG CỦA MELANIA TRUMP




Hillary Clinton and Donald Trump at his 2005 wedding to Melania (Bill sure has his hands on her wais; I know why Bill is smiling. Come to think of it. Hillary smiling for same reason).

Map of Slovenia

Area : 7827 mi² = 20272 km2   ;  Populations : 2 069 815 people  Capital : Ljubljana


Toàn cảnh Sevnica,thị trấn thời trung cổ,nơi sinh trưởng của bà Melania Trump. 
SEVNICA, Slovenia – Hồi Tháng Tư, khi bà Melania Trump, phu nhân của tỷ phú Donald Trump,bỗng nổi như cồn nhờ phu quân trở thành ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa, thị trấn Sevnica, quê hương bà, có vẻ chuẩn bị để tách rời khỏi quốc gia Slovenia.
Sevnica nằm ở trung tâm của Slovenia, dân số vào khoảng 5,000 người, diện tích 5 km2 (1.9 sq mi) 

map of Sevnica
Thị trưởng Sevnica tuyên bố sẽ biến một lâu đài cổ 900 năm ở địa phương thành tòa đại sứ Mỹ và dựng tượng của bà Melania Trump một khi ông Trump chính thức trở thành tổng thống của nước Mỹ.
Phát biểu của ông thị trưởng khiến một số cư dân cảm kích và hãnh diện về bà đến nỗi hy vọng rằng đây không phải là chuyện “cá Tháng Tư.”
Tuy nhiên, khi bài diễn văn bà Melania đọc tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc bị khui là đạo văn từ bài mà Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama đã đọc cách đây tám năm(2008), người dân trên khắp Slovenia phản ứng bằng sự giận dữ lẫn chế nhạo.
Tuy nhiên, tại Sevnica, cư dân tại đây vẫn tiếp tục ngợi khen bà.
Khi phóng viên ngoại quốc bắt đầu đổ về Sevnica để phỏng vấn, dân chúng địa phương tìm cách để bảo đảm rằng họ không bị trả lời “hớ,” hầu hết cố gắng trả lời làm sao để cho gia đình ông Trump giữ được hạnh phúc.
Điểm mốc đầu tiên trong lịch sử cận đại của Sevnica là khi thị trấn thời trung cổ này được nối với hệ thống hỏa xa toàn quốc vào thế kỷ thứ 19.
Trong 150 năm, Sevnica được biết đến qua việc sản xuất rượu nho đỏ và xúc xích khô, một món ẩm thực khoái khẩu của địa phương.
Ngoài ra, Sevnica còn có tiếng là nơi sản xuất đồ lót phụ nữ và giường tủ.
Năm 2006, thế giới biết đến Sevnica khi cô Natasa Pinoza, người con dân của thị trấn, trở thành hoa hậu thế giới. 
Ngày nay, một số cư dân tin tưởng rằng một kỷ nguyên mới lại bắt đầu đến với Sevnica.
Điểm mốc thứ nhì đó là sự kiện bà Melania Trump ra đời tại đây.
Thị Trưởng Srecko Ocvirk nói: “Bà Melania Trump đã giúp đưa tên thị trấn của chúng ta vào bản đồ của thế giới.”
Về cáo giác đạo văn của bà Melania, bà Vesna Mikolic, giáo sư ngôn ngữ học ở thành phố duyên hải Koper, nói, bà cảm thấy hối tiếc cho bà Melania Trump nhưng “nói một cách khác đây là cách gây chú ý thêm cho ông Trump, biết đâu chừng, đây có thể là sự cố ý của ban tham mưu vận động tranh cử của ông Trump.”
Sau bài diễn văn, ông Trump phát biểu: “Tin vui là bài diễn văn của Melania gây được chú ý của công chúng hơn bất kỳ bài nào trong lịch sử chính trị.”
Điều này đặc biệt đúng với trường hợp ở Slovenia, nơi giới khảo cứu nói rằng, ở đây người ta không lên án về vấn đề đạo văn nặng nề như người Mỹ.
Bà Tanja Porcnik, chủ tịch viện Visio Institute, nơi chuyên nghiên cứu về chính sách của Slovenia, nói: “Trong suốt nhiều thập niên, đạo văn trở thành hoạt động bình thường ở Slovenia cũng như ở những nước Đông Âu khác, nơi hệ thống giáo dục tập trung vào sự thuộc bài của sinh viên hơn là vào việc phát triển óc phê bình của họ.”
Tuy nhiên, ông Dusan Trusnovec, 58 tuổi, một nhà hoạt động xã hội, nhận xét: “Theo tôi, bà Melania là một phụ nữ đầy tham vọng, người nắm bắt cơ hội đến với mình bằng cả hai tay.” 

Cuando la novia llegó a la iglesia las dos pesadas puertas tuvieron que abrirse de par en par para que Melania pudiera entrar con su impresionante traje.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

CHIẾN DỊCH THẦM LẶNG CỦA MỸ TẠI BIỂN ĐÔNG


Mỹ đang xử dụng chiến thuật ngoại giao, âm thầm nhằm thuyết phục các nước châu Á, tránh động thái quá khích sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực bác bỏ "đường lưỡi bò" phi lý Trung Quốc đã vẽ ra.

Tàu sân bay USS Reagan của Mỹ gần đây được điều đến tuần tra tại Biển Đông /// Hải quân Mỹ

Hàng Không mẫi hạm USS Reagan của Mỹ gần đây được điều đến tuần tra tại Biển Đông

Nỗ lực của Washington được xúc tiến trong bối cảnh Trung Quốc và Đài Loan phản ứng mạnh với phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) về vụ kiện của Philippines, đồng thời lần lượt điều máy bay, tàu chiến đến Biển Đông, khiến tình hình khu vực càng thêm căng thẳng.
Sứ mệnh hòa bình
Theo Reuters hôm 14-7 giới chức Mỹ đã tỏ rõ mong muốn ngăn chặn những hành động quá khích liên quan đến phán quyết ngày 12-7-2016 "Những gì chúng tôi muốn là làm mọi thứ lắng xuống để những vấn đề này có thể được giải quyết theo lý trí chứ không phải theo cảm tính".
Thông điệp ngoại giao này được Mỹ gửi đi thông qua các đại sứ quán Mỹ ở nước ngoài và các phái bộ nước ngoài ở Washington D.C. Một số thông điệp do đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, Ngoại trưởng John Kerry và các quan chức ngoại giao cấp cao khác của Mỹ truyền đạt. "Đây là một lời kêu gọi kềm chế, chứ không phải nỗ lực tập hợp các nước trong khu vực chống lại Trung Quốc, bởi điều đó sẽ bị hiểu sai là Mỹ đang dẫn đầu một liên minh nhằm kềm hãm Trung Quốc", quan chức Mỹ khẳng định.
Việc Trung Quốc liên tục đưa máy bay đến các sân bay do nước này xây dựng phi pháp trên các thực thể Vành Khăn, Xu Bi, và việc Đài Loan điều động tàu chiến đến Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của VN, đang đặt ra mối thách thức lớn đối với nỗ lực của Mỹ. Tuy nhiên, giới chức Mỹ hy vọng sáng kiến ngoại giao của nước này sẽ thành công hơn tại Philippines và Indonesia, quốc gia có ý định đưa thêm tàu chiến, chiến đấu cơ, tên lửa, lực lượng đặc nhiệm cùng hàng trăm ngư dân đến quần đảo Natuna nhằm khẳng định chủ quyền đối với vùng biển xung quanh.
Đây cũng là tinh thần được nêu ra trong cuộc họp báo qua điện thoại của Phó phụ tá Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề đa phương của Vụ Đông Á - Thái Bình Dương Colin Willet với các phóng viên ở khu vực ngày 14.7. Quan chức Mỹ này kêu gọi các bên kềm chế thực hiện những hành vi khiêu khích, hăm dọa hoặc xử dụng vũ lực. "Chúng tôi muốn họ làm rõ các yêu sách của mình theo luật biển và hướng tới việc tìm kiếm một công thức có thể chấp nhận được cho việc hòa giải các khác biệt một cách hòa bình", bà Willet nói.
Phó Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết Mỹ trông đợi Philippines và Trung Quốc tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý của họ theo UNCLOS sau khi phán quyết được công bố.
Về lời đe dọa thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của giới chức Trung Quốc cũng như các chuyến bay phi pháp của nước này đến Trường Sa những ngày vừa qua, bà Willet khẳng định những hành động tiềm ẩn nguy cơ cản trở hoạt động bay bình thường hoặc quyền tự do hàng hải và hàng không là những hành vi "khiêu khích cao độ" và "không thể chấp nhận được".
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines,Delfin Lorenzana cho biết Manila đã cam kết kềm chế trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Carter từ trước khi PCA ra phán quyết. Trong phản ứng được xem là mạnh mẽ nhất cho đến nay, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay hôm 14-7-2016 kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết và cho biết sẽ nêu vấn đề này tại Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) diễn ra ở Mông Cổ cuối tuần này. "Ông Yasay sẽ thảo luận trong khuôn khổ lịch trình của ASEM về cách tiếp cận hòa bình và dựa trên luật lệ của Philippines, đồng thời yêu cầu các bên tôn trọng phán quyết mới đây", AFP dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Philippines cho biết.
Bắc Kinh trước đó kêu gọi không đưa tranh chấp hàng hải vào nghị trình của ASEM, với lập luận rằng đây "không phải là chỗ thích hợp" để trao đổi vấn đề nầy.
Đáp lại lời kêu gọi của Philippines, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng hôm qua 14.7 tuyên bố phán quyết sẽ “không có tác động gì đến chính sách hiện tại” của Bắc Kinh, đồng thời đe dọa sẽ có “phản ứng cương quyết” với bất kỳ “hành động khiêu khích nào” nhằm vào các lợi ích an ninh của Trung Quốc. Đến tối 14.7, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết ông sẽ cử cựu Tổng thống Fidel Ramos đến Trung Quốc đàm phán với Bắc Kinh về phán quyết, nhưng không tiết lộ lịch trình cụ thể.
Kế hoạch khẩn cấp
Theo Reuters, giới chức Mỹ cũng đã bàn đến khả năng ứng phó trong trường hợp chiến thuật vận động ngoại giao không mang lại hiệu quả như mong muốn. Một quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng nếu nỗ lực của Mỹ thất bại và các tranh chấp leo thang thành cuộc đối đầu, các lực lượng hải quân và không quân Mỹ sẵn sàng thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải mới tại Biển Đông. Trước đó, báo chí Mỹ cho biết tính đến đầu tháng này, ít nhất 7 chiến hạm của nước này đang hiện diện trong khu vực, bao gồm hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan, 2 tàu tuần dương và 4 tàu khu trục.
Thượng nghị sĩ Ben Cardin, một thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, nhận định một cuộc đối đầu sẽ khó xảy ra hơn nếu các quốc gia như Philippines và Indonesia hợp tác với Mỹ thay vì hành động một mình. Phát biểu tại một cuộc điều trần tại quốc hội Mỹ ngày 13.7, cựu Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Dennis Blair cho rằng Washington cần hành động cương quyết để bảo vệ bãi cạn Scarborough khỏi tay Trung Quốc. “Mục đích không phải là gây chiến với Trung Quốc mà là sự giới hạn đối với hành vi cưỡng ép về quân sự của nước này”, tờ Inquirer dẫn lời ông Blair.
Phán quyết của PCA cũng được dự đoán là nội dung nổi trội tại hội nghị các ngoại trưởng ASEAN sẽ diễn ra tại Lào vào cuối tháng 7. Tuy nhiên, Kyodo News hôm qua 14.7 dẫn nguồn tin từ ASEAN cho biết khối này đã quyết định không đưa ra bất kỳ tuyên bố chung nào về phán quyết ngày 12.7. Theo nguồn tin, các quốc gia thành viên đã được Lào, nước chủ tịch luân phiên năm 2016, thông báo vào đêm 13.7 rằng ASEAN sẽ không ra một tuyên bố chung do “thiếu đồng thuận”. Nguồn tin từ chối tiết lộ những nước nào phản đối, nhưng Campuchia, nước có quan hệ gần gũi với Trung Quốc, đã công khai bày tỏ sự không đồng tình với một động thái như vậy.
Tương tự, theo Reuters, khối EU cho đến hôm qua 14.7 vẫn không thể ra được tuyên bố chung về phán quyết vì bất đồng giữa các thành viên trong lời văn của tuyên bố.
Nhiều thành viên ASEAN e ngại
Đó là một trong nhiều ý kiến của các chuyên gia quốc tế ngày 14.7, khi nhận xét về thông tin ASEAN sẽ không có tuyên bố chung đối với phán quyết ngày 12.7 do PCA đưa ra.
Giáo sư James Holmes (chuyên gia của Trường Chiến tranh hải quân Mỹ): Một tổ chức chỉ có thể đưa ra tuyên bố chung khi đạt được đồng thuận của các thành viên. Nhưng đáng tiếc là ASEAN khó có thể đưa ra một quyết định như thế trước Trung Quốc.
Giáo sư James Holmes
Bà Bonnie Glaser (Cố vấn cao cấp về châu Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Mỹ): Sau những gì xảy ra ở Côn Minh (ý nói cuộc họp Ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc diễn ra tại TP.Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc), thì không có gì bất ngờ với việc ASEAN không đưa ra tuyên bố chung về phán quyết của PCA. Tuy nhiên, đây là phán quyết dựa trên luật quốc tế, tôi tin rằng Trung Quốc không thể hoàn toàn phớt lờ.
Bà Bonnie Glaser
Tiến sĩ Koh Swee Lean Collin (chuyên gia quân sự của Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore): ASEAN đưa ra tuyên bố dựa trên sự đồng thuận, nên không thể có tuyên bố chung khi nước thành viên là Campuchia không dưới một lần cho biết sẽ từ chối đồng ý một công bố chung của ASEAN về phán quyết của PCA. Nếu cố tạo áp lực để đạt được đồng thuận thì ngược lại sự chia rẽ càng lớn hơn.
        Tiến sĩ Koh Swee Lean Collin
Tiến sĩ Satoru Nagao (chuyên gia của Diễn đàn nghiên cứu chiến lược Nhật Bản): Có thể nhiều thành viên trong ASEAN biết rằng đây là cơ hội để tạo ra sự đồng thuận. Nhưng cũng có các thành viên lo ngại khi thấy rằng không có lực lượng "thi hành án" thực thi phán quyết. Vì thế, những thành viên lo ngại sẽ muốn chờ đợi thái độ của một số bên, như Mỹ.
Tiến sĩ Satoru Nagao
Tiến sĩ Patrick Cronin (Giám đốc cấp cao Chương trình an ninh châu Á-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm an ninh nước Mỹ mới): Các thành viên ASEAN có quan hệ không đối xứng trong vấn đề về Biển Đông. Tuy nhiên, khối nầy cần phải đạt được đồng thuận trong các vấn đề quan trọng như phán quyết của PCA, bởi những nền tảng như thế, sẽ giảm thiểu nguy cơ giải quyết tranh chấp bằng vũ lực.
         Tiến sĩ Patrick Cronin
VN kêu gọi các bên kềm chế, tôn trọng pháp luật quốc tế
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 14-7-2016, trước câu hỏi về khả năng Trung Quốc sẽ có hành động gây căng thẳng sau phán quyết vừa qua của PCA, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Hải Bình nhấn mạnh VN kêu gọi các bên kềm chế, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và không có hành động làm phức tạp tình hình, duy trì hòa bình, ổn định an ninh ở Biển Đông.
Liên quan đến thông tin ASEAN sẽ không ra tuyên bố chung về phán quyết, ông Lê Hải Bình cho biết việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước trong và ngoài khu vực. Lập trường của ASEAN là giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý trên cơ sở tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế và nhất là Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982.
Về thông tin ngày 12.7 Trung Quốc tuyên bố việc máy bay dân sự hạ cánh thành công xuống sân bay tại các đá Xu Bi, Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của VN và việc ngày 11.7, Bộ Giao thông Trung Quốc khẳng định đã hoàn thành 4 hải đăng và động thổ xây dựng hải đăng thứ 5 trên các đá thuộc quần đảo, ông Lê Hải Bình tiếp tục nhấn mạnh VN có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động vi phạm chủ quyền của VN.
Trả lời câu hỏi của Hãng tin AP về khả năng khởi kiện Trung Quốc, ông Lê Hải Bình nêu rõ VN chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Cũng tại họp báo, ông Lê Hải Bình đã cho biết một số nội dung chính trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao VN gửi Tòa trọng tài (liên quan đến vụ kiện Biển Đông của Philippines đối với Trung Quốc) ngày 5.12.2014. Tại tuyên bố này, VN bày tỏ ủng hộ việc tuân thủ và thực thi đầy đủ tất cả các quy định và thủ tục của UNCLOS 1982, kể cả việc giải quyết mọi tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng công ước bằng các biện pháp hòa bình. VN đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của VN ở Biển Đông, trong đó có chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền, lợi ích tại các vùng biển được xác định theo công ước. Cũng tại tuyên bố này, VN mong tòa giải thích và áp dụng các quy định liên quan của công ước trong vụ kiện để đưa ra phán quyết công bằng và khách quan. VN đề nghị tòa đặc biệt quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý của VN ở Biển Đông và VN sẽ xem xét các bước đi tiếp theo để bảo vệ các quyền và lợi ích quốc gia.
Trả lời câu hỏi về phản ứng của VN trước việc Tổ chức Ân xá quốc tế ra báo cáo về tình hình trại giam tại VN, ông Lê Hải Bình khẳng định các thông tin mà Tổ chức Ân xá quốc tế đưa ra là hoàn toàn sai sự thật. Theo ông Lê Hải Bình, chính sách của VN là bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người phù hợp Hiến pháp VN và chuẩn mực quốc tế.
  Việt Nam phản đối Đài Loan xâm phạm chủ quyền

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

MỸ BUỘC PHẢI "GIẢI QUYẾT" VẤN ĐỀ TRUNG CỘNG


Trong thập niên 2010-2020 Mỹ phải đánh Trung Quốc vỡ ra từng mãnh vì bầu trời biển Ðông không thể có hai mặt trời cùng mọc, kết thúc thế chiến lược toàn cầu Eurasian Great Game 1920-2020



Lịch sử đứng đầu thế giới của Mỹ 100 năm qua theo như chiến lược Eurasian Great Game 1910-2020, là chặn đường đấu tranh tiêu diệt các đối thủ hạng-2 của thế giới, những quốc gia giàu mạnh đứng nhì thế giới mà muốn dành vị trí đứng nhất của Mỹ đều bị Mỹ đánh cho suy yếu vỡ ra từng mảnh.
Từ 1880 Mỹ đứng làm chủ cái chia bài (dealer) muốn nước nào hạng-2 phải phục tùng theo quyền lợi Amarican First; Hay nói cách khác Mỹ là Soạn-giả vở bi-hài-kịch Tam Quốc Chí tân thời nhưng có “quyền chọn bạn một thời gian rồi trở nên thù” cho trò chơi chính trị.
Biện chứng rõ ràng nhứt thể hiện tại chiến trường Việt Nam, hơn nữa triệu quân Mỹ (thay phiên mỗi một năm đổi lính G.I một lần, cho đũ 3 triệu air passagers (on booked schedule) và một triệu quân VNCH, còn thêm quân Đồng minh mà vẫn thua mới ngộ chớ nhĩ?
Mục tiêu đưa Liên Xô hạng-2, qua chiến lược “on the strongman side” đến khi Mỹ bứng hạng-2 của LX cho TQ như hiện nay và bây giờ Mỹ đang muốn đưa Ấn Độ lên hạng-2 thế Trung Quốc như một dư âm hồn ma vì Ấn-Độ chưa đũ điều kiện cần và đũ (criteria) để trở nên Đệ 2 anh hùng trong thiên hạ, vì thế Mỹ muốn chêm thêm phần công lực bằng cách nhập Việt Nam vào trục Ấn Độ đễ chận cữa ĐNÁ và Đông Á. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tổng tư lệnh quân đội Ấn Ðộ, nước này tới Việt Nam trong suốt 15 năm.
Thời gian gần đây, Việt Nam và Ấn Độ đã có nhiều trao đổi cấp cao về an ninh-quốc phòng. Hai nước cũng vừa tiến hành đối thoại về chiến lược quốc phòng lần thứ năm tại New Delhi từ 23/06- 25/06 -
Truyền thông Ấn Độ nói trong chuyến thăm lần này, Tướng Singh sẽ có tiếp xúc với giới lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam kể cả về chính phủ và quân đội- Ông sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hai bên sẽ bàn thảo việc thúc đẩy quan hệ giữa hai quân đội.
Thông cáo của quân đội Ấn Độ cũng nói Tướng Singh sẽ đi thăm TP Saigon và tiếp xúc lãnh đạo một số Quân khu, tăng cường quan-hệ Tháng 11 năm ngoái, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, đã tới New Delhi, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Anthony thăm Việt Nam năm 2007, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ quốc phòng hai nước.
Từ đó tới nay, Ấn Độ nổi hiện lên như một đối tác tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng ở khu vực, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang củng cố năng lực quốc phòng của mình. Ấn Độ đã cung cấp trang thiết bị hải quân, đồng thời tham gia tập huấn cho nhiều sỹ quan Việt Nam, Delhi cũng có thể tham gia huấn luyện thủy thủ đoàn tàu ngầm cho Việt Nam trong tương lai; Quân đội Ấn Độ có tới 1,130..000 lính, thuộc loại hùng mạnh trên thế giới.
Tướng bốn sao VK Singh, 59 tuổi, mới nhậm chức Tổng tư lệnh quân đội hồi đầu năm nay, thay Tướng Deepak Kapoor trong nhiệm kỳ hai năm.
-1) Từ năm 1880, thu nhập quốc gia (GDP) Mỹ vượt qua Anh, và đứng hạng-1 thế giới cho đến năm nay, 2010. Thế là Mỹ giữ ngôi vị đứng nhất đã được 130 năm .
-2) 1918 chiến tranh thế giới thứ nhất nỗ ra: nước Anh đang hạng nhì thế giới.
Mỹ là vua xúi-bẫy, viện trợ và xúi Đức (Đức hạng tư thế giới) và Áo đánh Anh và Pháp, gây nên chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Anh suy yếu, Nước Nga ngoi lên đứng nhì thế giới,
-3) 1939 chiến tranh thế giới thứ hai nỗ ra: tiêu tùng nước Nga đang hạng nhì thế giới.
Mỹ viện trợ xúi Đức đánh Nga, gây nên chiến tranh thế giới thứ hai, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nga suy yếu, nước Trung Hoa ngôi lên đứng nhì thế giới nhờ Mỹ viện trợ cho sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch đi theo con đường Tư Bản Chủ Nghĩa.
-4) Thập niên 1950 cộng sản hóa Trung Quốc nhờ Mỹ đi ngỏ sau với Mao, Mao giúp Mỹ tiếp tục chia 2 Triều Tiên và Việt Nam như vừa chia 2 Đức sau thế chiến thứ hai. Nước Trung Hoa đang hạng nhì thế giới; Nhờ phản gián móc nối, Mỹ đưa kỹ thuật Bom nguyên tử cho Mao Trạch Đông, giúp Mao cân bằng đối lực với LX, và đánh bại Tưởng Giới Thạch, và phi cơ CAT của CIA lo cưỡng bức chở di tản T.G Thạch và đồng bọn ra đảo Taiwan, đến phiên Miền Nam Việt Nam, Mỹ giúp Hà Nội thôn tính miền nam, cộng sản hóa toàn nước Trung Quốc và Việt Nam cho nghèo đói ăn Bo Bo một thời gian, (decent interval) gây nên 1 Trung Quốc và Việt Nam kiệt quệ về kinh tế rồi sẽ dồn nỗ lực giúp đỡ tái thiết sau, để có cớ kéo lên tiếp nối theo tư bản.
Trung Quốc cộng sản suy yếu, Liên Xô gượng dậy sau thế chiến, ngôi lên hạng-2 thế giới; nhờ Mỹ viện trợ 1941-1946 Aid to Russia Plan. Tất cả các nước nhận viện trợ đều bắt buộc phãi nhận nguyên vật liệu và khoa học kỹ thuật điện tử từ Mỹ như là điều kiện bắt buộc có nghĩa phải hoàn toàn lệ thuộc Mỹ
-5) 1991 Mỹ đánh Liên Xô vỡ ra từng mảnh qua New Euarasian Great Game by 2nd Dynasty Skull and Bones, World-Emperor George H W Bush. Tiêu nước Liên Xô đang hạng-2 thế giới: Lần đầu tiên Mỹ diệt 1 quốc gia hạng-2 sừng sõ nhứt là Liên Xô mà không cần dùng đến hành động quân sự, mà dùng chiến tranh phản tình báo (Intelligence War)
LX chỉ bị tiêu hao rĩ máu về kinh tế rồi ngã chết (còn như Tổng Thống Kennedy đạo đức hơn tuyên bố: muốn tiêu-diệt Cộng Sản, không cần tốn 1 viên đạn với chủ nghĩa thực tiễn căn bản về tư bản, nhưng trái lại đối với Triều đại 2 Skull and Bones phải sản xuất vũ khí là phương tiện và nắm cứng ngắt vòi xăng để thống lãnh thế giới)
Mỹ dùng chiến tranh kinh tế và khí tượng để phá hoại Liên Xô, Cuba, và Việt Nam (đến nổi sông ngòi Cửu long giang trứng cá cũng bị tiêu diệt, giây trồng khoai lang, hom khoai Mì đều bị khô cháy phải ăn Bo Bo, nhưng Trung Quốc thì lại không dám, vì sợ quăng một cục đá vào ỗ kiến lữa, thì thế giới sẽ đại loạn ngay) LX vỡ ra từng mảnh vì giúp các nước đàn em bị mê hoặc thiên đàn Cộng Sản. Nước Trung Quốc ngoi lên hạng-2 thế giới như Nixon đã hứa 1972 hạng-2 thế giới, (nhưng chĩ tạm thời thôi nhé!)
-6) 2010 đến 2020 Mỹ đánh Trung Quốc vỡ ra từng mảnh: Tiêu nước Trung Quốc đang hạng-2 thế giới. Vì Mỹ quan niệm không thể có 2 mặt trời mọc một lượt trên Biễn Đông và đưa Ấn Ðộ lên cường quốc hạng-2


                     Mỹ Sẵn Sàng Ủng hộ Việt nam kiện                          Trung Quốc ra Toà như Philipine !


Tại sao Mỹ phải đánh Trung Quốc vỡ ra từng mảnh trong 10 năm tới ?
Theo chiến lược Eurasian: năm 2020 nếu Trung Quốc vẫn duy trì được đà phát triển như hiện nay, GDP Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ, và đứng nhất thế giới.
Nếu Mỹ không đánh gục Trung Quốc trước năm 2020 ,thì Mỹ sẽ xuống vị trí thứ hai, nhưng người viết nghĩ không thễ xãy ra vì Mỹ đã chuẩn bị chu đáo cho tương lại phải hạ bệ TQ sau khi đưa lên một thời gian theo nhịp điệu cung cầu. Làm gì Mỹ sẽ chịu kiếp Quốc Gia hạng hai, như các bạn đã thấy kiếp quốc gia hạng hai như Trung Quốc, Liên Xô….
Chẳng nước nào coi trọng , nói chẳng ai nghe, đồng tiền chẳng ai thèm xài, dân nghèo, nước lạc hậu , …Vì bị nước hạng nhất (Mỹ) dùng sức mạnh kinh tế, quân sự, chính trị vượt trội để kèm kẹp LX và TQ có thể đưa Ấn Độ lên hạng-2 thời gian thật ngắn đễ dằn mặt hai nước kia.
Dùng sức mạnh đồng USD: chuyển USD vào nhiều thì hình thành bong bóng tài sản, đợi giá thật cao bán sạch, rút USD ra thật nhanh làm bể bong bóng, gây khủng hoảng kinh tế như hiện nay chính ông nội Mỹ là thủ phạm (khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – thị trường chứng khoán Trung Quốc và Nga giảm giá trị 4 lần, 4 đồng còn 1 đồng. Đánh bằng quân sự không vui nên đổi qua kinh tế vui hơn)
August, -2008 Mỹ ra lệnh cho Georgia đánh 2 vùng ly khai, cho Nga tham chiến, để Nga không được Georgia ủng hộ vào WTO, Nga đứng trước tương lai chậm được vào WTO trong nhiều năm nay là Mỹ chơi, làm các nhà đầu tư rút vốn khỏi nước Nga, Stock Nga rớt 4 lần.
Nếu Mỹ đánh vỡ được Trung Quốc ra từng mảnh, thì Mỹ sẽ giữ được vì trí quốc gia hạng nhất cả 100 năm nữa, từ 2020-2120. Vì không còn nước nào dành vị trí nhất thế giới với Mỹ, tiếp tục chiến lược toàn cầu lần thừ-2 là “Eurasian-Great Game-2”
-Trung Quốc bị nội loạn vỡ ra, Tây Tạng Đức Đạt Lai như hồn ma và 1 vài tỉnh tách ra từ các tỉnh theo đạo Hôi, Tân Cương làm cho diện tích Trung Quốc chỉ còn 1/2 của Mỹ, Mỹ sẽ kềm kẹp Trung quốc giống như kềm kẹp kinh tế Nga bây giờ, không cho phát triển. Kết quả, một nước Trung Hoa thay đổi lá cờ theo ý nguyện người dân và Việt Nam cũng rứa. Các bạn hãy kiên nhẩn chờ xem
-Quốc gia hạng ba là Ấn Độ có dân số gấp 3 lần Mỹ, nhưng có diện tích 1/2 của Mỹ, và là xứ nhiệt đới nóng bức không thuận lợi cho những người xử dụng trí não nhiều, nên sẽ thiếu nhân tài để phát triển quốc gia. Nên cả 100 năm nữa Ấn Độ mới đe dọa vị trí đứng nhất của Mỹ, nhưng Mỹ nâng lên hạng-2 là vui vẻ lắm rồi như đang có kế hoặch nhập với VN, một nước chịu chơi ưa-thích đánh đấm đễ hù doạ TQ (như vừa qua có chuyện gọi là ngư dân VN bắn chìm tàu Trung Quốc qua bàn tay bí mật CIA vào lúc đang có sự hiện diện của Bà Hillary Clinton)
Tiếp nối âm mưu CIA, đúng vào đợt kỷ niệm 50 năm ngày khởi nghĩa bất thành của người Tây Tạng chống lại Trung Quốc (10/3/1959) các dân biểu Mỹ đưa ra một nghị quyết mang tính không ràng buộc, hối thúc Trung Quốc phải chấm dứt "sự đàn áp" trên vùng mái nhà thế giới.
Trong buổi họp báo mới đây, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc nói: "Chúng tôi yêu cầu các dân biểu Mỹ có liên quan phải tuân theo các chuẩn mực cơ bản trong quan hệ quốc tế và ngừng ngay việc gây sức ép cho dự luận về Tây Tạng".-"Vấn đề Tây Tạng là vấn đề hoàn toàn mang tính nội bộ của Trung Quốc. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn phản đối bất cứ quốc gia hay cá nhân nào muốn can thiệp vào công chuyện nội bộ của Trung Quốc dựa trên vấn đề Tây Tạng".
Nhưng Hoa Kỳ đã có dự mưu từ lâu, ngày khỡi nghĩa bất thành của Tây Tạng, Đại-Tá USAF, Harry Aderholt chuyên viên nhà nghề về hành quân thâm nhập bí mật vào không phận Trung-Quốc, ông đã bay chiếc C130A không bảng số vào sâu trong không phận Tây-Tạng do Trung-Quốc chiếm đóng để thả dù tiếp-tế cho kháng chiến quân bảo vệ Đức Dalai Lama trong cái thế siêu chiến lược Eurasian sẽ gây xáo trộn tình hình trong nửa thế kỷ tới về các sắc tộc ở quanh vùng nổi loạn tại Trung-Á, đây cũng là cái cớ để lật đỗ ngôi hạng-2 của Trung Quốc vào đúng lộ đồ chiến lược toàn cầu trong thế kỹ 21th.
Vì những lý do mộng bá quyền trên đây nên Mỹ bằng mọi giá phải triệt tiêu Trung Quốc trước năm 2030, khi đó TQ có đủ khoa học kỹ thuật để khoan dầu dưới độ sâu thềm lục địa có đá cứng như quần đảo Ðiếu-ngư và Hoàng Sa, làm sao Mỹ chịu nhục cho TQ dẫn đầu thế giới?
Ðó là lý do 10 năm sau cùng của chiến lược Eurasian 1920-2020, Mỹ phải hoàn tất chia TQ ra nhiều tiểu quốc bằng mọi giá!
Cũng như trong tài liệu mật đã khẳng định rằng: Mỹ rút khỏi Việt Nam là theo sự yêu cầu của Trung-Quốc qua Mao Trạch Đông? (Tôi nghĩ đây là do Đỉnh-cao trí-tuệ vẻ vời)
Như trong tác phẩm nầy đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhu cầu cần thiết phải có chiến tranh cho Tư-bản phát triễn kỹ nghệ, xong công trình là tới giai đoạn họ cần nghĩ’ để tu chỉnh lại cho kỳ phát động chiến tranh tới; Vì thế đã đến giai đoạn họ cần rút, chỉ đơn giản là thế, chớ không phải là theo sự yêu cầu của Trung-Quốc (Chúng ta đừng tin vào tài liệu mật về câu nầy vì Tôi đã có những dẩn chứng khá rỏ rệt vì sao cần có CIP trong chiến tranh VN)
Thế nên mặc dù Liên-Xô muốn cho Hoa-kỳ phải sa-lầy ở Việt-Nam, áp-lực không cho Hà-Nội ký hoà đàm Paris. Nhưng một khi Mỹ đã quyết định rồi thì họ lợi dụng ngay ưu thế mà họ đã cố ý ngụy-tạo dựng lên trước đó: “Vụ Vịnh Bắc-Việt” (Tonkin Gulf Incident) để giành thế thượng phong là: B.52 thả ngay Hà-Nội qua chiến dịch ‘Linebacker 2’ trong 11 ngày đêm là buộc Hà-Nội phải ngồi vào bàn Hội- Nghị ngay, Hà Nội không còn một trái Hoả-tiển SAM nào để chống trả? Còn như Trung-Quốc thì Họ dùng kế “Rung cây nhát khỉ” (shake the tree to scare monkeys)
Ngày xa xưa lắm, khi mà mối tình nồng cháy giữa anh em hai nước lớn Cộng-Sản; Mao có lời thúc giục Liên-Xô nên thừa lúc trên chưn Hoa-kỳ về khoa học không gian mà tiêu diệt địch thủ lợi hại nhất Thế-giới, vì Mỹ là con Cọp Giấy nhưng Liên-Xô đáp lời: “Tuy là con Cọp giấy đấy, nhưng nó có nanh-vuốt nguyên tử!”
Khi Hoa-kỳ đưa qua chiến trường Việt-Nam với quân số lên đến 543.500 (1969) quân thì Trung-Quốc muốn tè trong quần, nghĩ hối hận vì trước đó mình lỡ dại xúi Liên-Xô nên bây giờ nó đem quân qua chơi mình một mách! Mao-Trạch-Đông bèn nói một câu bâng-quơ: “Người không đụng đến Ta thì Ta không đụng đến ngươi!”
Nhưng những đòn phép cũa Harriman là “như vậy nhưng không phải vậy,” đem qua nhiều quân như vậy là để “Hù-dọa” rồi rút quân về; Cũng như khi Harriman khuyên TT Truman đem Hạm- Đội 7 vào eo biển Đài-Loan nên Trung-Quốc không dám đụng tới Đài-Loan mà rút về thế thủ, và Hoa-Kỳ không những không muốn dùng lực lượng cực mạnh về nguyên tử để tiêu diệt Trung-Quốc mà còn cách chức Tư-Lệnh Chiến trường của Tướng Mc Arthur vì Arthur hiếu chiến và hiểu lầm ý nghĩ của Harriman, cũng như trong cuộc tháo chạy ở Việt-Nam, Đại-sứ Martin đã hiểu lầm ý nghĩ của Kissinger là thi hành những điều khoản của Hiệp định Paris.
Chính-trị nó lắc-léo khó hiễu là vậy, cho nên trong tài liệu giải mật, nên suy nghĩ nhiều lần: “Hoa-Kỳ rút khỏi Việt-Nam là do sự yêu cầu của Trung-Quốc?” Có phải thật như vậy không!? Hay như Tôi đã nêu trên là: Đã đến lúc tới giai đoạn “Trồi lên để thở”
Mao và Chu lại hiểu theo cách khác khi gặp Kissinger và Nixon (1972) Chu-An-Lai có lời khen TT Eisenhower là có hành động sáng suốt và can đảm khi đưa ra quyết định chấm dứt chiến tranh Triều-Tiên. Chu cũng bày tỏ quan điểm của Trung-Quốc thời bấy giờ, là sở dĩ Trung-Quốc phải đưa quân vào Triều-Tiên là kẹt vào thế bị ép buộc do TT Truman gây ra, vì ông ta đưa Hạm-Đội 7 đến phòng thủ Đài-Loan nên Trung-Quốc thời đó không thể thu hồi lại hòn đảo nầy được.
Quân Mỹ lại tiến gần đến bờ sông Áp-Lục (Yalu-River) Trong khi Trung-Quốc đã ra tuyên bố nếu quân Mỹ mà tiến đến Sông Áp-Lục thì Trung-Quốc sẽ không ngồi yên cho dù Trung-Hoa lục địa mới được giải phóng; Vì thế khi TT Truman đưa quân đến Sông Áp-Lục, cho dù Trung- Quốc không chắc thắng và Liên-Xô nhất định không gởi quân qua tham chiến, Trung-Quốc không còn chọn lựa nào khác phải nghênh chiến thôi.
Nhưng trong thế Siêu-Chiến-Lược và phát triển kỷ nghệ quốc phòng như để lại tại Triều-Tiên 50.000 quân và NSC-68 đã chấp thuận tăng ngân quỷ quốc phòng trong cuộc họp ngày 28/11/1950 với danh ngôn: “US Objectives and Programs for National Security” xong mục tiêu đi đến thời kỳ phải ngưng chiến để kiểm kê kế-toán (inventory) theo cung cách làm ăn của Tư-Bản Mỹ là đều lập đi lập lại như vậy.
Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều lần trong quá khứ của lịch-sử, từ thế-chiến-1, rồi-2, Triều tiên, Việt Nam, Afghanistan, Iraq…mà cái lò thuốc súng đó đã xây dựng năm 1918 khi Prescott Bush được những thành viên Skull and Bones bầu làm Chủ tịch WIB (War Industries Board)
Thế-Giới khó tránh khỏi thế chiến thứ Ba giữa Hoa-Kỳ và Trung-Quốc?
Dường như thế Siêu-Chiến-Lược do Kiến trúc sư Harriman phát hoạ từ 21/9/1960, lúc nầy có xuất hiện phụ họa thêm Prescott Bush cùng đứa con ‘Vua-Tình-báo’ là George H.W.Bush qua Hội-đồng NSC đã từ từ lộ ra dưới con mắt cũa chiến lược gia Trung-Quốc?
Chuyến công du Á-Châu cũa TT Bush-Con vào cuối năm 2005 cho thấy Trung-Quốc không phải là mục tiêu chính của cuộc viếng thăm, với chỉ có tính cách xã giao, mà Mông-Cỗ mới là trọng điểm, một pháo đài mới của Mỹ ở Trung-Á. (Tới giờ nầy mới hiểu được thế siêu chiến lược của Harriman “không Mầy là Tao chớ không phải Nó” thì ông đã xuống chín tầng Hỏa-ngục ngày 26/July/1986)
Thế chiến lược mới của Hoa-kỳ đã thấy rõ; Từ vòng vây vô hình càng ngày càng hiện rõ là vòng vây hữu hình bao chặt xung quanh Trung-Quốc; Nhưng những sự kiện nầy không thể tránh khỏi viễn kiến sâu xa của Mao Trạch-Đông, khi Ông cùng Chu-An-Lai từ tốn tuyên bố (1972): “Dù cho Trung- Quốc có phát triển kinh tế, muốn nhanh chóng hiện đại hóa các nghành công nghiệp nặng, Trung-Quốc không tự coi mình là một Cường-Quốc! Không ngoài mục đích để cho Hoa-Kỳ bớt chú tâm đến Trung-Quốc, và câu gợi ý về âm mưu của Liên-Xô cùng đồng lỏa với Mỹ vây chặt vòng tròn Trung-Quốc không khác gì những cục than hồng nóng bỏng bao vây trên miệng ổ Kiến lửa! Chu-An-Lai xác định lại lập trường mà Trung-Quốc cho là tối quan trọng, không những cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước mà còn cho tương lai của Thế-giới;
Một khi hai bên đã thỏa thuận không có tham vọng chiếm đất đai, cũng không có tham vọng xâm lăng lẫn nhau, mà muốn giảm sự căng thẳng trên toàn Thế-giới, thì điều trước tiên là làm sao giảm tình trạng căng thẳng tại vùng Viễn-Đông, mà vấn đề Đông-Dương là vấn đề tối quan trọng!
Nhưng sự thật bên trong Mao chỉ thị trong 10 năm phải tăng nhân số thêm 350 triệu và kế hoạch phân tán di dân giống như ổ Kiến làm đường hầm ra thật xa khỏi miệng tổ để tránh những cục than hồng bao chung quanh phía trên ổ Kiến, bung ra khắp cả trên Thế-giới, nước nào cũng có người Trung-Hoa tập trung thành khu phố, nhất là trên lục địa Mỹ-Châu, để chuẩn bị một cuộc chiến tranh nguyên-tử không thể nào tránh khỏi, đánh lạc hướng thế bao vây của Mỹ và Liên-Xô.
Thành lập một nước Trung-Hoa nói tiếng Anh ngoài lục-địa Trung-Quốc để thống lãnh Thế-giới, sau cuộc chiến tranh nguyên tử thứ Ba sẽ phải xảy ra, dù phải hy sinh 1, tỉ 4 dân Tàu trong một nước Trung Hoa Củ tại Á-châu!
Lịch-sử Thế-giới thường được xác định bởi quan hệ giữa các nước lớn, và lịch-sử của thế kỷ hiện tại cũng vậy; Hai Quốc-gia xác định hình thù của thế kỷ 21 là Hoa-kỳ, đương kim cường quốc và Trung-Quốc một sức mạnh đang vươn lên “long trời lở đất” mà bị một nước khác cố tình dìm xuống thì việc gì sẽ xảy ra?


Trước Đại-tướng Chi-Hao Tian là Đại-Tướng Zhu Chenghu, Giải-Phóng quân Trung-Quốc, nhân vật đầy quyền lực.Tổng quân ủy ĐCSTQ tuyên bố một câu động trời: “người Mỹ sẽ phải chuẩn bị hàng trăm thành phố sẽ bị tàn phá bởi người Trung- Quốc (nguyên văn) Lẽ tất nhiên Chu Đại-tướng đưa ra lời động trời như trên không phải do Ông bốc đồng cao hứng. Tướng lãnh dưới chế độ CS không được phép nói năng lạng quạng như vậy
Sau đó, bài nói chuyện dầy 10 trang, của Tướng Chi HaoTian mang tựa đề “chiến tranh sẽ xảy ra cho chúng ta không còn xa nữa”(The war is not far from us!) Bằng mọi giá khi Trung- Quốc bị Hoa-kỳ chèn-ép dồn vào sự khan hiếm năng lượng dầu hỏa như Quân Phiệt Nhật hồi năm 1941, thì phải bất thần khởi xuất phát động chiến tranh chốp nhoáng.
Nếu Trung-Quốc không đánh Mỹ thì Mỹ cũng sẽ đánh Trung-Quốc do Trung-Quốc đụng vào cái huyệt-đạo của Nam Tây Bán Cầu, nơi mà từ xưa đến nay trong vòng ảnh hưởng sân sau an-toàn của Mỹ.
Trung-Quốc bất thần tấn công Mỹ theo chiến thuật, “tấn công là cách phòng thủ tốt nhất” Trung- Quốc sẽ làm chủ con Đường Xa-lộ Trường-Sơn Tây của Việt-Nam, phối họp song song với Xa-lộ từ Côn-Minh qua Miến-Điện xuống tận Ấn-Độ-Dương mở đường xuống Đông-Nam-Á và làm chủ biển Đông. Ðồng thời từ căn-cứ Tàu ngầm nguyên tử từ Ðảo Hải-Nam, điểm xuất phát đường tiến sát qua Hoàng-Sa, Trường-Sa, các Lộ, Quân-đoàn xung kích gồm các Sư-đoàn Dù và TQLC thẳng tiến xuống eo biển Malacca, đánh phủ đầu tấn công xuống tận Úc-Châu và Tân-Tây-Lan.
Các hỏa-tiển liên lục địa (tầm ngắn) từ các chiến hạm, cũng như từ tiềm thủy đĩnh thừa lúc hộ tống các tàu dầu khi băng ngang Kinh-đào Suez, cùng một lúc trên đất liền và phi thuyền không gian sẽ quét sạch vào Ngũ-Giác-Đài, vì Mỹ là kẻ thù cần tiêu diệt trước hết. Đồng thời để bảo toàn lực lượng chiến đấu, Trung-Quốc điều động 1 triệu quân thẳng xuống Việt-Nam án ngử để giữ làm con tin, chiếm ngay hải cảng Đà-Nẵng và Qui-Nhơn, rồi tràn xuống Úc-Châu, và tránh hỏa-tiển Hoa-kỳ trả đủa; 1 triệu quân sẽ tiến vào Mông-Cỗ đễ thống lãnh Âu-Châu và nữa triệu quân sẽ tiến vào Tây-Tạng để thống lãnh Trung-Đông.
Sau đó, chỉ vài giờ tất cả các nước còn lại sẽ cúi đầu vâng lệnh Trung-Quốc; Như Đại- Tướng Trì Hạo Điền (Chi Hao Tian) cựu Bộ-trưởng Quốc-phòng Trung-Quốc công khai nói với dân Trung-Quốc: “Quả thật là tàn nhẫn khi phải giết một hai trăm triệu người Mỹ, nhưng đó là con đường duy nhứt bảo đảm cho chúng ta mở ra một thế-kỷ của người Trung Hoa, một thế kỷ trong đó Ðảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo thế giới!” (toàn văn từ bản dịch Hoa ngữ)
Chúng ta cũng nên hiểu rằng, lời phát ngôn của Tướng Chi Hao Tian không phải là tự ý Ông nỗi hứng nói lên, mà đó là câu nói của Bộ Chính Trị, ĐCSTQ, theo như cách làm việc của họ. Dĩ nhiên sau đó Chi Hao Tian bị cách chức để xoa dịu dư luận Thế-giới
Trong một bài báo nói tràng giang đại hải trên internet cho biết chủ trương của Đảng CSTQ là “dùng phương tiện đặc biệt để quét sạch Hoa-Kỳ” hầu lập một nước Trung-Hoa trên đất Mỹ…ngay sau khi tiêu diệt Hoa-kỳ…Tướng Chi Hao Tian tiếp: “…thì các nước Tây phương ở Âu-Châu sẽ cúi đầu trước chúng ta, không kể Đài-Loan, Nhật-Bản và những nước nhỏ khác.
Vì vậy, giải quyết vấn đề Hoa-kỳ là sứ mệnh lịch-sử chỉ định cho các đảng viên CSTQ Chủ trương của Đảng CSTQ là tập trung các loại vỏ khí nguyên tử để quét sạch Hoa-kỳ một cách bất ngờ trong nháy mắt…Giải quyết vấn đề Hoa-kỳ là chuyện căn bản đễ giải quyết tất cả những vấn đề khác.
Đã đến kỷ nguyên, thời điểm Trung-Quốc thống lãnh Thế-giới!” Trung-Quốc thừa khôn ngoan, họ sẽ không bao giờ tấn công Đài-Loan để tiêu diệt chủng-tộc Hán mà Hoa-kỳ mới là mục tiêu tối thượng; “Nên nhớ rằng người Trung-Hoa sẽ không bao giờ tiêu diệt chủng-tộc Hán”
Dùng phương tiện đặc biệt để quét sạch Hoa-kỳ là gì!? Có lẽ Họ sẽ dùng các loại hỏa-tiển tầm trung MRBM, bắn xa từ 1,000 đến 3,000 miles, có gắn đầu đạn nguyên tử chuyên chở bởi các tàu lặn nguyên tử, theo hộ tống các tàu Dầu của Trung-Quốc qua kinh đào Panama, và bỗng chốc trong nháy mắt tấn công vào bộ đầu nảo Pentagon của Hoa Kỳ, từ các vùng biển cận Nam- Mỹ?
Ðồng loạt các phi thuyền không gian sẽ phóng xuống vô số hỏa-tiển trực thẳng vào nước Mỹ hoà nhịp với các chiến hạm trên Thái-Bình-Dương
Một điều mà Hoa-kỳ đang lo ngại là từ xưa tới nay sân sau Hoa-kỳ không ai động đến Nhưng đổi lại, ngày nay Trung-Quốc lại chơi cái trò ‘triều cống’ và ‘điếu-đóm’ qua kế hoạch ‘vết dầu loan’đến các nước Nam-Mỷ như Ba-Tây (Brasil) Argentina, Peru, Chile, Venezuela…
Địa vị Trung-Quốc càng ngày càng lớn và lan rộng ở sân sau Hoa-kỳ, có sự ủng hộ nhiệt tình của Cuba, Venezuela trở thành tiền đồn bành trướng của Trung-Quốc ở Tây-Bán-Cầu, Vancouver biến thành một Thượng-Hải ở Miền-Tây Canada, còn Toronto trở thành một Hồng-Kông ở trung tâm Canada. Hoa-kỳ đang bị thương trường của Trung-Quốc lấn ngay tại huyệt đạo ở Nam-Mỹ, đẩy lùi, hoá giải thế bao vây vô hình cũng như hữu hình của Harriman và Nhóm học-giả Dân sự;
Nói trắng ra Trung-Quốc dùng “Thương trường” đánh gục Mỹ thay vì trên “Chiến trường” Cho đến một ngày nào đó, sau hàng loạt con người mang Bom tự sát, rồi các Toán, các Nhóm tự sát để sau cùng cả một nước tự sát, thì lúc nầy mới thật sự là một nước “Trung-Hoa Mới” ngoài nước Trung-Hoa là duy nhất một “Siêu-cường” độc đáo của nhân loại. Biết đâu lúc nầy Dân-tộc Bách Việt sẽ trở lại địa vị của mình thống lãnh Á-Châu như từ thời thủy tổ cách đây 7.000 năm do sự khôn ngoan của hậu sanh khả quý?
Ngày xưa, TT Theodor Roosevelt bị khiêu khích bởi những nhóm loạn quân ở Trung Nam- Mỹ thì ông chủ trương là nước Mỹ nên cầm trong tay một cây gậy thật to trong khi ăn nói mềm dẽo (speak softly and carry a big stick) nghĩa là tiên lễ hậu binh. Hoa-Kỳ sẽ sẳn-sàng ra tay hành động nếu thuyết phục không xong.
Chiến thuật nầy được gọi là “Gun-boat diplomacy”, mỗi khi có chuyện lộn xộn ở Trung Nam Mỹ là TT Mỹ ra lệnh cho Thũy-Quân Lục-Chiến đổ bộ và can thiệp mau lẹ để dẹp loạn như ở Dominican Republic, Grenada, Panama, Guatemala…Điều bất lợi là chính sách nầy sẽ khiến cho một số nước lo ngại là quân đội Mỹ sẽ trở thành một thứ cảnh sát Quốc-Tế, đơn phương hành động trên thế giới theo kiểu đàn-áp thô bạo để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của nước Mỹ bị đe doạ dù là thiệt hay giả.
Nhưng ngày hôm nay thì thấy Mỹ đã bị yếu thế ngay tại sân sau nhà của mình, mà anh chàng Trung-Quốc đã ngang nhiên xé rào chường mặt tới
Ngay trong cuộc Hội-Nghị Thượng Đĩnh các nước Tây Bán Cầu, thì Hugo Chavez rời hội nghị đến vận động trường khích động và dẫn đầu cuộc biễu tình đầy sát khí. Chavez trở thành anh hùng, được hoan hô cuồng nhiệt như ông thánh sống cứu tinh của những nước Nam-Mỹ; với lời hứa hẹn sẽ chôn vùi chủ-nghĩa Tư-bản kiểu Mỹ trên khắp Châu-Mỹ La-Tinh.
Chavez cho rằng: “Tự do mậu dịch là một loại Ðế-quốc kinh tế mà Hoa-kỳ trùm lên đầu các nước nghèo, để thống trị theo kiễu đế quốc kinh tế Mỹ!” Venezuela giàu có nhờ dầu hõa, nhờ vậy, với 26, 5 triệu dân, tổng sản lượng Quốc-gia GDP lên đến 110 tỷ đô-la, lợi tức đầu người là 4,140 đô-la; Cho nên Chavez không sợ Mỹ: dọa cúp sản xuất dầu qua Mỹ và giành ưu tiên độc nhất cho Trung-Quốc nhập cảng dầu của Venezuela. Cho nên khó khăn không phải là nhỏ cho Hoa-kỳ giữa một Chavez càng ngày càng hung-hăng đe-dọa, ông ta thề đánh gục Đế-quốc kinh tế Mỹ ở tại Tây Bán Cầu
Chiến lược của Mao-Trạch-Đông là: dựng một nước Tàu vĩ đại ngoài nước Tàu để không những chống lại thế bao vây Trung-Quốc của Mỹ mà còn áp đặt Mỹ phải trở về thế phòng thủ và co cụm (có phải vì thế mà hiện nổi lên nhân vật Dick.Cheney và Nhóm học-giả mới để thay đổi thế siêu chiến lược quá lỗi thời của Harriman?
Chúng ta trông ngóng để chào mừng kết quả của các chiến lược gia Hoa-kỳ, thiên tài tái thế của thế hệ trẻ ra đời! Nhưng theo cá nhân tôi nghĩ sẽ không bao giờ xảy ra với cái Nhóm Dầu-Hỏa đầy vị-kỷ của Dich Cheney và Bushes cùng Tham mưu Donald Rumsfeld và Lewis Libby)
Để đối phó với tình hình đã đến hồi gay cấn quyết liệt, Hoa- Kỳ với bất cứ giá nào cũng phải giành lại quyền khống chế kinh-đào Panama
Ngày 31/December/1999, Hoa Kỳ đã chuyễn quyền sở hữu kinh đào cho chính quyền Panama Sáu năm sau, ngày 8/November/2005, TT George Bush trở lại thăm kinh đào, sau khi dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-châu, ở Argentina, TT Bush cùng TT Panama, Martin Torrijo dạo trên cầu tàu dọc theo kinh đào ở cầu Miraflores. Hoa Kỳ sẽ yểm trợ ngân khoản 10 tỷ để canh tân kinh đào, TT Bush nhấn mạnh, đây là kinh đào Quốc-tế, mọi nước đều có quyền xử dụng như nhau, gọi là “equal access”.
Mưu-sự nhẹ nhàng trước mắt là tại sân nhà Trung-Quốc phải làm chủ biển Đông, sự lắc-léo, hay là cái bẫy mà ngày 19/Jan/1974, Kissinger ẩm-ờ làm bộ “bật đèn Xanh” qua tin nơi hành lang, giao miếng mồi béo-bở mà Trung-Quốc thèm đến chảy nước miếng về sự chiếm lỉnh chùm đảo chiến-lược Hoàng Sa của Việt Nam, gây ra sự hư hại cũa 4 chiến hạm VNCH, thiệt mạng 18 binh sỉ, bị thương 43 và bị bắt 48.
Trung Cộng chiếm lĩnh Hoàng-Sa, kiểm soát đường giao thông quốc tế Đông-Tây, và sẽ đánh bật Hoa-kỳ ra khỏi ĐNÁ và TBD! Hay buộc phải va-chạm với Mỹ và các nước đàn em của Mỹ trong đó Việt-Nam và Phi luật tân sẽ là mũi nhọn phối hợp hải chiến …rồi Trung Quốc lâm vào cảnh tự sát?
Trước đó cả thập niên, khi Đế-quốc Liên-Xô tự giải thể, tan rã, vỡ ra thành từng mãnh; Tại sao Bắc-Kinh không làm nhanh, làm mạnh, làm ẩu đúng lúc ngay khi Khối Liên-Xô tan rả với tình trạng nội bộ hỗn loạn, hoang mang vô trật tự, thì Họ có thể tràn lên chiếm Tây-Bá-Lợi-Á! Và 5 tiểu bang phía Nam của Nga với dân tộc gốc người Tàu từ Trung-Hoa tràn sang vào thế kỷ thứ 13 cùng với đại quân Mông-Cỗ?
Vấn đề quan trọng là Bắc-Kinh không biết tổ chức chiến dịch hành quân, không có khả năng dùng đường lối hành động sắc bén, thần tốc, cũng như không biết lợi dụng tình thế chiến lược vô cùng thuận lợi cho Bắc-Kinh. Chứng tỏ Bắc-kinh, từ Đặng Tiễu Bình xuống đến chính quyền Bắc-Kinh hiện nay, hoàn toàn không có chiến lược gia nào thuộc loại tài ba, xuất chúng; Tài động binh hạng chót-bẹt như vậy mà đòi đánh gục Hoa-kỳ để làm bá chủ toàn cầu.
Nói được mà làm có được không! Thế giới và nhất là Mỹ có chịu ngồi khoanh tay chờ Trung-Quốc tấn công bằng nguyên tử trước rồi mới phản ứng sau… như vậy thì quá trễ vào kỷ nguyên nầy? Thật sự Trung-Quốc đã thành một Siêu cường, Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố từ Hà-Nội: Tự đề cao Trung-Quốc là đang lên đến đĩnh cao phát triễn “long trời lỡ đất”
Các báo chí trên thế giới khuyên Hoa-kỳ nên xem Trung-Quốc là một cơ hội chớ đừng coi là mối đe dọa; Nhưng lại đi đến kết luận rằng nếu ta nghiên cứu vào lịch-sử thì thấy rằng đại cường mà Mỹ có một ngày phải đụng độ lại là đại cường Trung-Quốc đang vươn lên
Lịch-sử đã chứng minh không chỉ một thời gian ngắn mà Mỹ ngoi lên đĩnh cao siêu cường của Thế-giới; Sự hùng mạnh đó là một tiến trình trải qua hàng trăm năm, khi hạm đội Hoa-kỳ trở thành sức mạnh ở Địa Trung-Hải, đánh tan lũ hải tặc hoành-hành trong vùng mà thường là lũ hải tặc là bọn người Hồi-giáo. Sau khi bình định con đường biển huyết mạch, rồi cứ như diều gặp gió, Hoa-kỳ cùng Anh tìm ra dầu lửa ở Iran, Iraq rồi Saudi-Arabia….
Lấy đà vào đầu thế kỷ 20 Hoa-kỳ đã bành trướng tới khắp biển Thái-Bình-Dương (có lẽ người xưa đã nghi ngờ nơi đây sẽ là ngòi nỗ xảy ra “tận thế” cho nên đặt cho cái tên là biển ‘Thái-Bình’ trái ngược chăng?) từ Hawai đến Wake,Guam, Samoa…
Còn Trung-Quốc ngày nay phát triễn nhanh quá như đôi hia ngàn dậm, bắt đầu tranh lấn trên “thương trường” khắp Thế-giới bằng cách làm ăn theo phương cách cạnh-tranh với giá rẻ mạt. Kết quả, kinh-tế các nước trên Thế-giới đã bắt đầu rên xiết vì người dân nước họ thích chử mua đồ Sale hay mua đồ tiêu-dùng rẽ tiền mà Trung-Quốc đang phát triễn rất hấp dẵn đối với họ.
Tuy nhiên, Con-Rồng Đỏ đang chới với, vì uống dầu, hít khí đốt, ăn than, như Voi ăn lá Tre thì biết bao nhiêu cho đủ. Sau Mỹ, Trung-Quốc là nước thứ Hai tiêu thụ nhiên liệu nhiều nhất trên Thế-giới cho nên dưới thềm lục địa từ đảo Điếu Ngư dài xuống Hoàng-Sa, Trường-Sa chạy tận xuống chùm đảo Indonesia là miếng mồi gần nhất và béo bở nhất, mà Trung-Quốc cần tử tế, lịch sự mời Mỹ rời khỏi nơi đó đễ Trung-Quốc không buộc phải dùng võ lực tiêu diệt từ gốc rễ, qua lời hù dọa thách thức của các Tướng Tàu như đã nêu trên.
Trung-Quốc đang lửng-lờ dùng từ tiên- lễ hậu-binh; Đổi lại, phản ứng của Hoa-kỳ: “Chúng tôi đã ở đây từ cuối thế kỷ 19, chúng tôi vẫn tiếp tục ở đây, hôm nay, ngày mai và mãi-mãi. Còn đối với những nước ở vùng Thái-Bình-Dương nầy, chúng tôi bày tỏ sự cam kết vững chắc keo sơn của Hoa-kỳ đối với họ dưới sức mạnh và quyền lực tuyệt đối của chúng tôi! Trung-Quốc nghe hiểu câu nầy nên tạm thời co mình chùng lại
Sau các chuyến bay gián điệp từ Tây-Tạng dọc biên giới Miến-Điện của Đại-Tá Harry- Aderholt từ đầu năm 1960 cho đến nay làm một vòng rào cãng ở phía Nam và Tây-Nam của Trung-Quốc, bằng cách tiếp tế cho các kháng chiến quân ủng hộ Đức Đạt Lai, và ngày nay đang hâm nóng lại làm Bắc-Kinh đau đầu! còn phía Đông thì có đồng minh son sắc của Mỹ, nên mới đây, Hoa-Kỳ cần nghĩ đến hướng Bắc của Trung-Quốc qua sự viếng thăm nước Mông-Cỗ lần đầu tiên cũa một vị Tổng-thống Mỹ (Bush Con)
Nước Mỹ thường thích chử “danh chính ngôn thuận” nên đặt cho cái tên cuộc viếng thăm nầy là: “cám-ơn” Mông-Cỗ đã gỡi 160 quân qua Iraq chiến đấu bên cạnh quân đội Mỹ.
Lẽ dĩ nhiên cuộc viếng thăm của TT Bush làm cho Bắc-Kinh vô cùng khó chịu nếu không muốn nói đến rất hoảng-hốt cho tương lai nước Tàu sẽ bị chia năm xẻ bẩy đúng theo kế hoạch của Nhóm Học Giả Harriman hồi 1950’ “Rồi đây!...sẽ không có nước nào dân số trên 200 triệu dân, ngoại trừ Mỹ!” với chiêu bài “Dân-quyền, Dân-chủ” rộng khắp Thế-giới, bắt nguồn dùng chiến tranh Việt-Nam làm thí điểm mô-hình kiểu mẫu sẽ lan dần ra khắp Thế-giới như vết dầu loang, để cho Thế-giới sẽ chiêm ngưỡng nước Mỹ như một ngọn hải đăng cần thiết trong đêm tối mờ mịt, hàm ý buộc Miến điện và Bắc Hàn nên noi gương Việt Nam để được tồn tại trong thịnh vượng..
Nhưng đánh Trung Quốc bằng cách nào? Từ ngày làm anh cả thế giới được 130 năm, có bao giờ Mỹ ra tay trước đâu! Toàn bắt đàn em nhảy vào đánh đấm túi-bụi trước cho đến khi đối-thủ mệt đừ rồi mới nhảy vào dứt điễm, như hiện nay tạo ra sự kiện ở vùng Ðông Bắc để lập lại biến cố Vịnh Bắc Bộ 1964 bằng biến cô tàu Cheonan bị Bắc Hàn đánh chìm, đồng thời tại vùng biển Ðông Nam là tàu Trung Quốc la hoảng bị tàu lạ tấn công.
Cái gút mắc của nghị-quyết mà Trung Quốc phản đối là do dân biểu đảng Dân chủ, Rush Holt, chủ xướng, vào dưới thời Tổng thống George W Bush, khi phe Cộng hòa còn đang mạnh, Quốc hội Mỹ năm 2007 cũng có cử-chỉ tặng lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma huân-chương Vàng cao quý nhất cho một nhân vật dân sự, khi đó Bắc Kinh đã triệu đại sứ Mỹ đến để phản đối. Lần này nghị quyết cho thấy dù thay đổi cấp lãnh đạo đi nữa, Hoa Kỳ vẫn muốn lên tiếng về Tây Tạng.(như tôi đã nói dù chính phủ nào đi nữa cũng phải đi đúng theo lộ đồ chính sách đã vạch sẳn)
Lời qua tiếng lại trong động thái được coi là phản ứng mới của chính quyền Obama, Hoa Kỳ đã chê trách cách cư xử của Trung Quốc với sáu triệu người Tây Tạng, nói rằng họ "hết sức quan ngại" về tình trạng nhân quyền Tây Tạng và kêu gọi Bắc Kinh tái tục đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma – Người phát ngôn TQ nói Mỹ không nên can thiệp vào chuyện nội bộ của họ.
Hôm thứ Ba, ông Robert Wood, quyền phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, ra tuyên bố nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc khởi nghĩa bất thành của người Tây Tạng, nói rằng: "Hoa Kỳ tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và coi Tây Tạng là một phần của Trung Quốc. Đồng thời, chúng tôi hết sức quan ngại về tình hình dân quyền tại các vùng dân tộc Tây Tạng" -
Ông Wood nói rằng Hoa Kỳ "hối thúc Trung Quốc cân nhắc lại các chính sách tại Tây Tạng, vốn đã tạo ra nhiều căng thẳng do tác động xấu tới tôn giáo, văn hóa và mưu sinh của người Tây Tạng".Trung Quốc đã phản ứng một cách giận dữ trước những chỉ trích của quốc tế về vấn đề Tây Tạng. Họ yêu cầu Hoa Kỳ nên ngừng can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác, và gọi Đức Đạt Lai Lạt Ma là đứa trẻ mèo nheo.
Đúng hôm 10/3, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chỉ trích mạnh Trung Quốc, nói rằng cuộc sống của người dân Tây Tạng dưới sự cai trị của TQ là "địa ngục trần gian", và rằng Trung Quốc đã phạm tội "diệt chủng về văn hóa" tại Tây Tạng. .Đáp lại, Tân Hoa xã có bài xã luận nói rằng "Cái gọi là "địa ngục trần gian" thực ra lại chính là "thiên đàng trên hạ giới" đối với người dân Tây Tạng".
Căng thẳng ngoại giao giữa Mỹ/TQ – Trước khi ông Obama lên cầm quyền, nhiều người cho rằng chính quyền mới của Mỹ vì bị khó khăn về kinh tế, nên có thể sẽ ‘nhẹ tay' hơn trong việc xử lý vấn đề nhân quyền của Trung Quốc, lo ngại động chạm đến cường quốc mới nổi lên về kinh tế này, nhưng sự thật dù tổng thống nào lên cũng phải tiếp tục tiến bước theo sách lược đã định trước -.
Tuy nhiên, trong chuyến công du đầu tiên tới Trung Quốc trong cương vị Ngoại trưởng, bà Hillary Clinton cũng đã đề cập tới tình hình nhân quyền ở Trung Quốc như tôi đã nêu ở trên là theo đúng lộ đồ của sách lược đã thiết kế từ trước. Việc Hoa Kỳ lên tiếng về tình hình nhân quyền Tây Tạng diễn ra sau khi hai nước đã có lời qua tiếng lại về chuyện "gây hấn" tàu hải quân tại khu vực hải phận quốc tế bên ngoài đảo Hải Nam cuối tuần vừa rồi.
Căng thẳng hiện nay diễn ra ngay trước chuyến thăm Hoa Kỳ của Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì- Chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì tới Mỹ còn là để chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao giữa chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Barack Obama bên lề hội nghị thượng đỉnh khối G20 tại London vào tháng tới. Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc lâu nay vốn phức tạp, hai nước hiện còn đang phải lo đối phó với những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu;
Nhưng trên thực tế Trung Quốc đã nhượng bộ bắng cách tăng lên mức giá đồng nhân dân tệ, hơn là đễ Mỹ chủ động tăng thuế nhập cảnh hàng Trung Quốc. Nhưng cũng vì đã đến điễm mốc thời gian (decent interval) phải giải quyết nên Mỹ phải cần bạo lực để “giựt-nợ”, dù Trung Quốc có đưa ra cây bài 9 nút hay Ba-Tây gì cũng không bằng Ba Chú Sam đứng chần-dần đòi chơi theo luật gian hồ! Cũng như ngang nhiên cho rằng Saddam vì có vũ khí giết người hàng loạt để có lý do gây chiến thì làm gì nhau?
Còn Nga thì diện tích lớn hơn Mỹ một ít mà không hữu dụng, quanh năm tuyết phủ, dân số được phân nửa Mỹ, nên không bao giờ qua mặt Mỹ được – Brazil thì còn thua Ấn Độ nữa mà còn bị Mỹ đì vì lỡ dại chơi với Trung Quốc.
Nếu Mỹ đánh vỡ Trung Quốc, Mỹ được ở ngôi vị số một thêm 100 năm vinh quang, hoặc mãi mãi đứng nhất thế giới với điều kiện phải chia năm xẽ bãy TQ, nhưng TQ rất khôn sẽ nhường Mỹ và mềm như con bún để bám được hạng-2 thế giới. Vì thế rất may cho sự khôn ngoan của TQ Mỹ sẽ xét lại và cho TQ quản lý việc khai thác dầu khí vùng phụ cận với giá nhân công rẽ mạt, như tại Biễn Đông và đóng thuế cho các nước có chủ quyền trên thềm lục địa do LHQ quyết định, chủ yếu bán sản phẫm bằng dollar Xanh do Mỹ độc quyền quyết định thương trường phân phối sản phẫm.
Những điều trên nầy không thể duy trì như còn đại đế dấu mặt George H W Bush thống lãnh mà phải chia TQ ra nhiều mãnh như LX theo lộ-đồ nguyên thủy của người tiền nhiệm William Averell Harriman cho chiến lược toàn cầu “Eurasian-1” Nếu Mỹ không đánh Trung Quốc, Mỹ chỉ còn 10 năm vinh quang nữa, sau đó như Anh, Pháp bây giờ, phải ôm chân Mỹ cùng hưởng giàu sang.
Chống Mỹ thì nghèo đói như Nga, Trung Quốc – Nghĩa là Mỹ phải ôm chân quốc gia đứng nhất là Trung Quốc, Trung Quốc nói gì cũng phải nghe? Vậy chỉ còn con đường duy nhất là Mỹ phải đánh Trung quốc trong thập niên nầy (2010-2020) đúng theo Eurasian Great Game-1 để chuyển qua Eurasian-2, vì vòm trời không bao giờ có hai mặt trời cùng mọc một lượt.trên Biển Ðông?
Trước tiên Mỹ đánh Trung Quốc bằng kinh tế phối hợp cùng chính trị (giống như đánh tan Liên Xô năm 1991) như Mỹ kiếm cớ tố Trung Quốc là "nước thao túng tiền tệ" tạo cớ để Mỹ đánh thuế nhập khẩu lên hàng Trung Quốc 30 % chỉ trong 6 tháng. Tất cả các hảng Trung Quốc sẽ phá sản, vì nền sản xuất Trung Quốc tồn tại chính yếu dựa vào thị trường tiêu thụ Mỹ, (đó là cái láo cá của Mỹ khi bắt tay Mao Trạch Đông 1972 và hứa sẽ nâng TQ lên Hạng-2)
Không bán được hàng, tất cả các hảng Trung Quốc sẽ phá sản, còn Mỹ mua hàng các nước khác mắc hơn 10 % không sao cả, và chũ mưu như thế. Mỹ sẽ tố Trung Quốc giữ giá trị đồng tiền thấp, để tạo ra phong trào trên toàn cầu áp thuế chống bán phá giá lên hàng Trung Quốc, để hàng Trung Quốc khó tiêu thụ trên toàn thế giới. Trò chơi chiến tranh kinh tế kiểu mới nầy Mỹ đang rất Exciting và muốn thí nghiệm thành công như ước tính
Áp thuế phá giá 30% lên từng ngành hàng của Trung Quốc thay phiên nhau, gây phá sản lần lượt từng ngành sản xuất của Trung Quốc, sau khi chơi trò Chó Mèo ngộ độc, trẽ con bị đe doạ qua trò chơi mới …
Nếu Trung Quốc nghe lời Mỹ tăng giá trị đồng tiền so với USD, thì Mỹ sẽ nâng giá đồng USD vừa đủ cho kinh tế Mỹ phát triển ổn định, còn đồng tiền Trung Quốc tăng giá vượt qua tốc độ tăng của USD sẽ ngăn cản sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc sẽ đi xuống, các nhà đầu tư sẽ rút ra khỏi Trung Quốc, Trung Quốc sẽ gặp khủng hoảng (Như khủng hoảng kinh tế Trung Quốc năm 2008, Stock Trung Quốc xuống 4 lần)
TQ không bình yên với Mỹ đâu dù có tỏ ra dễ dạy! Còn nếu Trung Quốc hạ giá đồng tiền so với USD, các nhà đầu tư Mỹ sẽ rút đầu tư ra khỏi Trung Quốc, và chuyễn qua VN như là “cơ duyên nghiệp quả” mà Mỹ đã dự mưu theo đáp số cho ra từ máy tính điện tữ.
Vì đầu tư vào nơi có đồng tiền xuống giá sẽ lỗ, gây khủng hoảng kinh tế Trung Quốc triền miên, Mỹ đánh Iran, mượn cớ chiến tranh cản đường vận chuyển dầu đến Trung Quốc trong 6 tháng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ phá sản vì không có dầu để sản xuất, lập lại chuyên cô lập dầu hoả cho Nhật trong thế chiến-2, để công nhân không còn phương tiện di chuyển đến sở làm, hãng xưởng sẽ phá sản hàng loạt.
Ra lệnh cho các nước có mâu thuẫn biên giới với Trung Quốc, kiếm chuyện cho Trung Quốc tấn công đó là nghề cũa chàng (giống như Nga ở vị thế kẹt buộc phải tấn công Georgia) Mỹ tố Trung Quốc chiếm nước khác bất hợp pháp, lập lại vụ Geogia nhưng lần nầy Mỹ bạo tàn hơn vào trường hợp nầy, tuyên bố cấm vận Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc tan ra tro sau đó. Mỹ rất tự tin tự mãn vì diệt Trung Quốc dễ hơn diệt Liên Xô, như người viết có tầm nhìn: LX là võ trái Sầu Riêng gai gốc cứng ngắt mà đã tét ra rồi …


TQ chỉ là múi thịt thơm ngon tại sao không hẫu xực?
Chiến tranh thế giới thứ III : Nếu đánh bằng kinh tế mà Trung Quốc chưa vỡ thì bắt buộc Mỹ phải đánh bằng nước cờ cuối cùng đánh bằng quân sự, Mỹ đánh Irắc để có nguồn cung cấp dầu bảo đảm, trong lúc chiến sự xảy ra giữa Mỹ với Trung Quốc, Mỹ đánh Afghanistan để đưa quân Mỹ sát biên giới Trung Quốc để cùng Ấn Ðộ phò trợ các nước Tây Hồi cũa TQ nỗi dậy xáp nhập thành các nước Cộng Hoà y-chang như 8 nước Cộng Hòa LX mà W.A Harriman cho là chiến lược Trung-Á (“Eurasian”)
Mỹ bán và dàn trận các hoả tiển chống hỏa tiễn SM3 khắp Trung Đông, để bảo vệ các mỏ dầu chống hỏa tiển Trung Quốc, bảo đảm nguồn cung cấp dầu, bán hỏa tiễn SM3 cho các nước có biên giới giáp Trung Quốc, kể cả Việt Nam sau nầy theo kế hoạch (vì Mỹ không muốn làm khổ VN thêm một lần nữa, là bãi chiến trường tiên khởi nên chưa muốn bán)
Nhưng đừng vội mừng khi cần VN sẽ tiên phuông là mũi nhọn cho nỗ lực chính, Mỹ sẽ xúi VN làm mũi dùi xung kích đánh chiếm Căn Cứ chiến lược tàu ngầm ở Hải Nam, tạo nên một huyền thoại Iwo-Jima Memorial cho VN với 100.000 binh sĩ hy sinh cho sự sát nhập lãnh thỗ đảo nầy cùng HS và TS về với VN.
Theo sau cùng với đạo quân Ðài Loan, Nam Hàn và Phi Luật Tân do Nhựt yễm trợ bao vùng bằng hoả-yễm. Mỹ thuê căn cứ Manas ở Kyrgyzstan giáp biên giới phía Tây của Trung Quốc. Mỹ đặt căn cứ quân sự trên đảo của Tây Ban Nha gần Venezuela nhằm cản Venezuela vận chuyển dầu cứu Trung Quốc. Mỹ triễn khai máy bay 747 cải biến trang bị vũ khí Laser, bắn hạ các hỏa tiễn nguyên tử của Trung Quốc bắn lên.
Mỹ sẽ ra lệnh cho các quốc gia đệ tử Mỹ, xung quanh Trung Quốc, khiêu khích cho Trung Quốc ra tay, ví dụ như: Đài Loan bắn chìm 1 chiếc tàu của Trung Quốc. Việt Nam chịu thiệt hại nặng nề tấn chiếm Căn Cứ chiến lược tàu ngầm ở Ðão Hãi Nam xác nhập vào thành phần lãnh thổ của mình bằng máu xương gần 100.000 binh sĩ, tấn chiếm lại Hoàng Sa, Trường Sa.
Nhật đánh chiếm mỏ dầu ở đảo Ðiếu Ngư của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp. Ấn Độ đánh Trung Quốc hùa với người đạo Hồi trên biên giới Ấn Hoa, tố-cáo Trung Quốc xâm phạm biên giới, Ngụy-tạo điều kiện lập lại Vịnh Bắc Việt (Tonkin Incident 1964) gọi là Bắc Hàn bắn chìm 1 tàu chiến Mỹ, nhưng đoàn viên có phao cứu không ai chết, Mỹ đánh chiếm Bắc Hàn, Trung Quốc tham chiến… thế là un point final
Mỹ mượn cớ đó cùng với các nước đánh Trung Quốc tứ phía, kể cả đánh bằng nguyên tử: Phía Đông Bắc có Nhật, Nam Triều Tiên - Phía Đông có Đài Loan - Phía Đông Nam có Philipines, Thái lan, (có Việt Nam tham chiến vào giờ chót vì Mỹ muốn vậy để VN không thành bãi chiến trường) vì Việt Nam cần chiếm lại Hoàng Sa, Trường Sa (vào cơ hội nầy VN chấm dứt sách lược đu dây để không thành bãi chiến trường, đó là cái khôn ngoan của VN nhưng qua lời cố vấn CIA xúi bẫy)- Mỹ đang ve vãng Việt Nam và Miến Điện, phía Nam có Ấn Độ, phía Tây có quân đội Mỹ và NATO ở Afghanistan; Trung Quốc bắn vào quân Mỹ ở Afghanistan sẽ trúng quân NATO, Các nước NATO cùng nhau tấn công Trung Quốc .
Kết quả nước Trung Quốc tan hoang, vỡ ra từng mảnh vụn, mỗi nước chiếm 1 miếng, Việt Nam chiếm 1 miếng (xác nhập đảo Hải Nam, HS, TS) Nhật chiếm 1 miếng, (đão Điếu Ngư) Ấn Độ chiếm 1 miếng, Tây tạng, Tân Cương, Ðài Loan giành độc lập, hình thành nhiều quốc gia Cộng-Hoà theo sau như y-chang LX. được đồng hưởng tối huệ quốc của Mỹ. Sự mâu thuẫn giữa các tôn giáo, các dân tộc thiểu số với Cộng Sản như: quốc gia Hồi Giáo, quốc gia Thiên Chúa Giáo , các quốc gia của các dân tộc thiểu số: Duy Ngô Nhỉ, Quảng Đông, Tiều, Quang Thoại,.… đều độc lập dưới cái dù LHQ.
Đoạn kết Eurasian-1, Nam Hàn thống nhất nam bắc Hàn trong tình trạng huy hoàng không đau khổ như ở VN, Việt Nam sẽ giống như các nước Đông Âu: Ba-Lan, Rumani sau 1991. Giải phóng Iran, Venezuela, Cuba , Việt Nam , Bắc Hàn, Miến Điện sẽ được bầu cử tự do giống như Iraq, một nước dân chủ là cơ chế mẫu cho các nước Trung Đông, có sự kiểm tra của Liên Hiệp Quốc.
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều nằm trong lòng bàn tay của Mỹ, Mỹ muốn nước nào sống thì sống, mà muốn chết thì chết. Hy vọng rằng sẽ không có thế chiến thứ III, mà Trung Quốc vẫn vỡ ra, đó là ước mong lớn nhất của những nhà lãnh đạo Mỹ trong Eurasian Great Game-1 trước khi chuyển qua Eurasian-II
Mỹ chắc chắn thắng, Tàu Cộng đương nhiên phải thua . Bỡi vì Mỹ đang trong thời đại "Nguyên Tử Lực (Nuclear Age)" còn Tàu Cộng thì vẫn còn trong thời đại "Kỹ Nghệ Hoá (Industrialize age)" .
Về khoa học, kỹ thuật thì Hoa Kỳ đã vượt xa Tàu Cộng hàng 100 năm .
Dự báo...
Chiến tranh là một sự mất mát, đau thương, là một tai họa khủng khiếp cho Nhân loại, mà tất cả lương tri loài người không ai muốn.
Nhưng nếu chẳng đặng đừng, thà một lần xãy ra, để lập lại trật tự Thế giới mới. Còn hơn là kéo dài kiếp sống phập phòng, trong nổi sợ hải, lo âu.
Bọn quân phiệt bành trướng Trung cộng, với tham vọng mộng bá đồ vương, trong thế kỷ 21 này, chỉ là ước vọng hảo huyền.
Cộng đồng thế giới đã biết được dã tâm của TC từ khuya. Ngay từ bây giờ Mỹ và Đồng minh đã và đang gửi tín hiệu cho TC. Nếu chẳng dừng lại tham vọng nói trên, sẽ nhận lấy một bài học, để biết thế nào, là sư lể độ, đối với loài người tử tế.
Xuyên suốt thời sự, trong những năm vừa qua, Mỹ và Nato đã nhân nhượng Nga, không ủng hộ nhóm kháng chiến Checnya, chống Nga để đòi độc lập, không ủng hộ triệt để nước Gruzia ( Georgia. )
Khi bị Nga xua quân đánh phá, để tách rời 2 tỉnh giáp giới với Nga, Mỹ đã không triển khai hỏa tiển, trên những nước Đông Âu giáp giới với Nga, làm lơ cho Nga được dự phần buôn bán vũ khí với Ấn Độ, và gần đây nhất là Việt Nam.
Đối lại, Nga sẽ không ủng hộ, hoặc yểm trợ các nước Hồi giáo cực đoan. Đặc biệt là Iran và Syria, cùng đám tàn dư Al Queada và Taliban. Nga còn cho Mỹ và Đồng minh Nato mượn không phận, lập căn cứ và phi trường trên đất Kagystan giáp giới với Nga, để yểm trợ cho chiến trường Afghanistan.
Hiện nay Trung cộng lo sợ, tứ bề thọ địch, quân thù đang lăm le xé nước Tàu ra nhiều mảnh. Các nước bị cưởng chiếm, Tạng, Mông, Mãn, Hồi, sẽ nổi lên đòi độc lập.
Hướng Bắc sẽ có quân Nga tiếp tay với Mỹ và Nato, (Vì Nga có nhiều ân oán với Tàu, về vùng biên giới, và Nga không muốn có tên láng giềng da vàng, nổi lên làm anh chị khu vực)
Hướng Đông ngoài khơi TBD, khối Nato hiệp cùng với Nhật Bản, đánh thốc vào, sẽ dội lên đất Tàu, những cơn bão lửa thật khủng khiếp, (Chưa kể vũ khí hủy diệt đặt ngoài không gian )
Hướng Tây quân Ấn Độ sẽ đâm ngang cạnh sườn TC, ( Ấn Độ rất thâm thù TC, vì bị chiếm dọc hành lang biên giới, trong cuộc chiến Ấn, Trung năm xưa. )
Hướng Đông Nam sẽ có quân của Asean, từ dưới đánh thốc lên. Chắc chắn quân TC sẽ quỵ ngã, vì mảnh Hổ nan làm sao địch quần Hồ ?
Chúng ta hãy chờ xem, sau cơn mưa trời lại sáng, và điều chắc chắn Chủ nghĩa Cộng Sản, sẽ bị cơn " Cách mạng Đại Hồng thủy. " Sẽ quét sạch chúng ra khỏi Địa cầu.