Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

HƯỚNG DẪN DÙNG TIẾNG NÓI THAY ĐÁNH MÁY


typing joes apartment

Một số người hằng ngày phải dùng keyboard thường xuyên, nên mắc một chứng bệnh gọi là Carpal Tunnel nên khó tiếp tục, hoặc vì một lý do nào đó không đánh máy được như một người bình thường. Khỏi lo...
Với kỹ thuật tân tiến ngày nay, chúng ta không cần đánh máy, chỉ dùng giọng nói thay vì gõ trên keyboard.

image 

Có nhiều cách làm, một cách làm không đòi hỏi chúng ta phải cài đặt bất cứ nhu liệu điện toán nào ngoại trừ chỉ cần Google Chrome.
Đầu tiên, trong Chrome browser, những browsers khác như Internet Explorer, Firefox đều không hoạt động.

image 

Vào Email ấn Icon có 9 ô vuông ở bên phải phía trên của màn ảnh.

image

Sau đó chọn Docs

image

Google Doc: ấn trên dấu +, di chuyển chuột chọn Tools và Voice typing...

image 

Khi đã vào được Google Doc, thì nhấn vào dấu cộng để tạo ra một văn bản mới.

Chọn Tools /Voice Typing

image

Chọn Vietnamese nếu như muốn nói tiếng Việt.

image

Nhấn vào icon có hình microphone rồi nói những gì muốn nói.

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

BẢN TIN CUỐI CÙNG CỦA ĐÀI PHÁT THANH SÀI GÒN VÀO NGÀY 29-4-1975





Những xướng ngôn viên của Đài Phát Thanh Sài Gòn ngày 29-4-1975 giống như những nhạc công cần mẫn trên boong tàu Titanic, trong giờ phút lâm chung của tàu Titanic, tất cả đều hỗn loạn, nhưng họ vẫn bình thản tấu đoạn nhạc vui Mozart,...Sài gòn ngày 29-4-1975 cũng hỗn loạn, người ta giẫm đạp lên nhau để leo lên trực thăng hay trèo lên chiến hạm há mồm ở cửa biển như trong hồi ký Cao Xuân Huy,...mời quý vị nghe bản nhạc cuối cùng trước khi chiếc “Titanic” Việt Nam Cộng Hòa chìm xuống !

Mời quý độc giả nghe lại bản tin tổng kết của những ngày đen tối nhất của Việt Nam Cộng Hoà do Nữ xướng ngôn viên Mai Thy thay Nữ xướng ngôn viên Mai Liên của Đài Phát thanh Sài Gòn trình bày. ( Mai Liên và Mai Thy đều là XNV của Đài Phát Thanh SG.
Không hiểu do cố ý hay vô tình bản tin nầy được đệm tấu với bài Exodus "Cuộc Di cư" (This Land is Mine) của Do Thái.

Vùng đất nầy của tôi.

Thượng đế đã ban cho tôi vùng đất nầy...

Sự dũng cảm và linh địa cổ kính này của tôi

Và khi mặt trời buổi sớm mai cho thấy đồi núi và đồng bằng

Sau đó, tôi nhìn thấy một vùng đất nơi mà trẻ em có thể nô đùa tự do

Vì vậy, cùng nắm lấy tay nhau và rảo bước với tôi

Đi trên mãnh đất đáng yêu này 

Mặc dù tôi chỉ là một người đàn ông, khi anh đang ở bên cạnh tôi

Mà nhờ sự hổ trợ của Thiên Chúa, tôi biết mình có thể mạnh

Khi bạn đang ở bên tôi, dù tôi chỉ là một người đàn ông

Nhưng với sự trợ giúp của Thiên Chúa, tôi biết tôi có thể hùng mạnh

Để làm cho vùng đất này là nhà của chúng ta

Nếu tôi phải chiến đấu, tôi sẽ chiến đấu đến cùng để giữ vùng đất này

của chúng ta

Cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, vùng đất này vẫn là quê hương của

tôi.

This Land Is Mine 

This land is mine, God gave this land to me

This brave and ancient land to me


And when the morning sun reveals her hills and plain


Then I see a land where children can run free

 
So take my hand and walk this land with me


And walk this lovely land with me


Though I am just a man, when you are by my side


With the help of God, I know I can be strong

 
Though I am just a man, when you are by my side


With the help of God, I know I can be strong

 
To make this land our home


If I must fight, I'll fight to make this land our own


Until I die, this land is mine 


https://www.youtube.com/watch?v=QEYmomUuveU

Bây giờ mời quý thính giả nghe tổng kết tin tức trong 2 tháng, từ trung tuần tháng 3 đến thượng tuần tháng 4 năm 1975

                                
 Thưa quý vị thính giả:

Ngày 17 tháng 3 - Tổng thống Thiệu ra lệnh rút quân, bỏ trọn vùng cao nguyên Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột, dân chúng bắt buộc phải di tản đường bộ, theo quốc lộ số 7, một con đường bỏ hoang từ thời kỳ Pháp thuộc.

Ngày 19 tháng 3 - Phú Bổn và phần còn lại của Quảng Trị thất thủ, Huế và Đà Nẵng bị đe dọa nặng. Dân tị nạn đổ dồn về Đà Nẵng, cầu không vận được thiết lập nối liền Sài Gòn Đà Nẵng.

Ngày 20 tháng 3 - Dân tị nạn đổ về hướng Nam trong cảnh chết chóc. An Lộc thất thủ. Huế đang ở trong gọng kềm của Cộng quân. Tính đến nay Cộng quân đã chiếm 8 tỉnh trong số 44 tỉnh của miền Nam.

Ngày 21 tháng 3 - Huế thất thủ, Bắc Việt tấn công Quảng Đức, Gia Nghĩa, Khánh Dương. Có thể nói lần tấn công này mạnh hơn hồi Tết Mậu Thân.

Ngày 23 tháng 3 - Một tàu chở dân tị nạn Huế bị bảo đánh chìm ngoài biển Đà Nẵng. Trời không tha dân lành.

Đến Ngày 24 tháng 3 - Tam Kỳ (tức Quảng Tín) bị thất thủ. Quảng Đức và Quảng Ngãi cũng rơi vào tay Cộng quân.

Ngày 25 tháng 3 - Dân số ở Đà Nẵng lên tới 1 triệu rưỡi, tổng thống Thiệu yêu cầu Trần Thiện Khiêm cải tổ nội các.

Và Ngày 26 tháng 3 - Nhiều đơn vị quân đội bắt đầu hỗn loạn, mất tinh thần trong những cuộc tháo chạy. Nhiều cảnh thanh toán nhau diễn ra tại Đà Nẵng.

Ngày 27 tháng 3 - Đà Nẵng lâm nguy trước các mũi dùi của Bắc Việt. Bảo Lộc, Lâm Đồng cùng chung số phận. Trong khi đó, ở Sài Gòn, tướng Kỳ tái xuất hiện đòi TT Thiệu từ chức. 2 nghị sĩ, 1 giáo sư, 3 tướng lãnh và 3 ký giả bị bắt vì âm mưu đảo chánh. Dân tị nạn lên tới 2 triệu.

Ngày 28 tháng 3 - Hội An, Lâm Đồng lọt vào tay Cộng quân. Đà Nẵng vô cùng nguy ngập.

Và Ngày 29 tháng 3 - Các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa leo tàu ngoài khơi Đà Nẵng để chỉ huy binh lính. Dân chúng không còn đường để tháo chạy.

Vào Ngày 30 tháng 3 - Đúng 3 giờ sáng TT Thiệu ra lệnh rút bỏ Đà Nẵng, mặc dù các đơn vị đang còn giao tranh ác liệt với Bắc Việt.

Cuối cùng, ngày 31 tháng 3 - Qui Nhơn bị tấn công, Nha Trang bị pháo kích, dân miền duyên hải này ùa nhau kéo về Sài Gòn. Khối Phật giáo Ấn Quang xuống đường đòi TT Thiệu từ chức. Cựu hoàng Bảo Đại tuyên bố tại Paris sẵn sàng làm trung gian cho 2 bên tại miền Nam.

Thưa quý thính giả,

Vào ngày mồng 1 tháng Tư - Qui Nhơn, Phú Yên, Nha Trang hoàn toàn lọt vào tay phía Bắc Việt, 14 trên 44 tỉnh của miền Nam bị mất. Bắc Việt kêu gọi dân chúng tự động đứng lên lật đổ TT Thiệu.

Vào ngày mồng 2 tháng Tư - Đa số tuyệt đối thượng nghị sĩ tại Thượng viện VNCH đồng thanh kết án TT Thiệu và đòi TT Thiệu từ chức. Tại Paris, bà Nguyễn thị Bình tuyên bố một cuộc tấn công vào thẳng Sài Gòn rất có thể xảy ra. Cam Ranh thất thủ.

Ngày mồng 3 tháng Tư - Qua trung gian của phái đoàn Mặt Trận tại Tân Sân Nhất, Phía Mặt Trận cho biết sẵn sàng ngưng chiến và hòa đàm với một chính phủ không có TT Thiệu. Hội đồng tướng lãnh VNCH yêu cầu TT Thiệu từ chức.

Đến ngày mồng 4 tháng Tư - Thủ tướng Khiêm từ chức, chủ tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn làm thủ tướng. Mặt Trận tuyên bố thẳng rằng họ chỉ thương thuyết khi TT Thiệu ra đi. Một âm mưu đảo chánh khác bị lộ, nhiều người bị bắt. Cần Thơ bị pháo kích lần đầu kể từ 7 năm nay, và một máy bay Mỹ chở cô nhi tị nạn rơi gần Sài Gòn.

Vào ngày mồng 6 tháng Tư - Một đơn vị nhảy dù VNCH tự động chiếm lại Nha Trang nhưng rồi cũng không giữ được lâu.

Đến ngày mồng 8 tháng Tư - Dinh Độc Lập bị dội bom, viên phi công lái máy bay ra vùng Việt Cộng mới chiếm đóng. Xe tăng Việt Cộng mở cuộc tấn công Chân Thành, cách Sài Gòn 30 cây số. 

Đến ngày mồng 9 tháng Tư - Chiến trường Xuân Lộc bùng nổ. Hà Nội gởi phi cơ vào những vùng mới chiếm đóng. Các phong trào nhân dân ở Sài Gòn tiếp tục đòi TT Thiệu từ chức.

Đến ngày 14 tháng Tư - Nội các Nguyễn Bá Cẩn trình diện.

Ngày 15 tháng Tư - Kho bom lớn nhất miền Nam tại Biên Hòa bị Cộng quân đặt chất nổ phá tan. Phi trường Biên Hoà bị pháo tới tấp.

Vào ngày 16 tháng Tư - Phan Rang thất thủ.

Đến ngày 17 tháng Tư - Đại tướng Dương văn Minh đòi TT Thiệu từ chức để cứu vãn tình hình.

Đến ngày 18 tháng Tư - 10 sư đoàn Bắc Việt, gồm 100 ngàn quân thiện chiến tập trung cách Sàigòn 19 cây số.

19 tháng Tư - Trưởng phái đoàn Mặt Trận Giải Phóng đòi các nhân viên Mỹ, kể cả đại sứ Martin rời khỏi Sàigòn trước khi có thể có hội đàm.

Và ngày 20 tháng Tư - Phan Thiết thất thủ.

21 tháng Tư - TT Thiệu tuyên bố từ chức trao quyền cho Phó Tổng thống Trần văn Hương. Mặt Trận Giải Phóng không chịu và đòi nói chuyện với chính phủ không có người của TT Thiệu.

Ngày 23 tháng Tư - Hàm Tân thất thủ. Căn cứ Không quân Biên Hòa dời về Sài Gòn. 125 ngàn quân Bắc Việt và Mặt Trận đang vây 55 ngàn quân VNCH quanh biệt khu thủ đô. Tại đại học Tulane ở New Orleans, Tổng thống Ford tuyên bố "Với nước Mỹ, chiến tranh Đông Dương đã chấm dứt".

24 tháng Tư - Nội các Nguyễn Bá Cẩn từ chức.

Đến ngày 25 tháng Tư - Tổng thống Hương cử một phái đoàn tổng trưởng đi Hà Nội, nhưng Bắc Việt bác đề nghị đó.

Ngày 26 tháng Tư - Quốc Hội bằng lòng trao quyền tổng thống cho bất cứ ai do TT Hương chỉ định.

Đến ngày 27 tháng Tư - Đường Sài Gòn - Vũng Tàu bị cắt đứt.

Và đến ngày 28 tháng Tư - Đại tướng Dương văn Minh chánh thức nhậm chức Tổng thống, nghị sĩ Vũ văn Mẫu làm thủ tướng. Cộng quân vẫn không chấp nhận đề nghị hòa đàm và họ vẫn đánh.

Cuối cùng ngày 29 tháng Tư - Phi trường Tân Sân Nhất bị pháo dữ dội. TT Vũ văn Mẫu ra lệnh người Mỹ phải rút khỏi Việt Nam tức khắc trong vòng 24 tiếng. Đài Phát thanh Mặt Trận Giải Phóng đòi chính quyền Sài Gòn hãy đầu hàng.

Thưa quý thính giả,
Phần tổng kết tin tức của chúng tôi đến đây chấm dứt. Xin kính chào quý thính giả.



                                          

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

LUẬT CHIA NHÀ DO CHA MẸ ĐỂ LẠI


Luật chia nhà do cha mẹ để lại thường khó giải quyết sao cho công bình
(VienDongDaily.Com - 07/07/2016)
Trong những năm sống đời người tị nạn cộng sản tại Mỹ, mẹ đã có sống một cuộc sống khá tốt lành và nuôi dạy hai đứa con khôn lớn thành nhân, mua được một ngôi nhà để mẹ con cùng ở. Khi lớn khôn, người con trai tên Hùng có cuộc sống riêng ở bên Arizona, và có em gái Huệ tiếp tục sống trong ngôi nhà của mẹ đình ở Nam California với mẹ. Trước khi qua đời, người mẹ đã khéo léo để lại một tờ di chúc cho cả hai đứa con được chia đều tài sản và hưởng chung với nhau quyền sở hữu ngôi nhà.

Thế nhưng Hùng muốn mua một căn nhà chung cư, và đề nghị với cô em hãy bán ngôi nhà do mẹ để lại để anh ta nhận được một nửa số tiền thu được từ việc bán nhà. Còn Huệ thì cô muốn ở lại trong ngôi nhà có nhiều kỷ niệm ấy, nhưng lại không có đủ khả năng để mua lại phần nhà thuộc về Hùng để nắm toàn quyền sở hữu. Ngôi nhà đã được lên giá trong những năm qua so với lúc mẹ mua nhiều năm trước.
Làm thế nào hai anh em giải quyết tình trạng khó xử này, nếu họ không thể đạt được một thỏa thuận thân thiện, giữa hai anh em với nhau?

Trong một bộ luật có một khái niệm gọi là “phân chia tài sản chung” (partition). Các thẩm phán trên toàn quốc đã nói rõ rằng họ sẽ không ép buộc hai hoặc nhiều người tiếp tục sở hữu một bất động sản, nơi mà một trong những sở hữu chủ muốn dọn ra ngoài.

Hùng có thể nộp đơn kiện theo luật “partition” xin phân chia tài sản tại một tòa án địa phương nơi có tài sản này. Hay là anh có thể tìm một nhà đầu tư, người này sẽ cung cấp tiền cho Hùng ngay lập tức, để đổi lại việc ông ta nhận được giấy chủ quyền (deed) trên một phân nửa thuộc về Hùng trong ngôi nhà ấy.

Người ở trong căn nhà thuộc quyền sở hữu chung thường có thể bán phần của mình, hoặc thậm chí tặng phần ấy cho người nào đó, mà không cần sự đồng ý của người đồng sở hữu chủ của ngôi nhà. Và nhà đầu tư khi ấy có thể nộp đơn kiện xin phân chia, và cuối cùng là đẩy Huệ ra khỏi ngôi nhà của gia đình.
Nếu Hùng và Huệ sở hữu hai tài sản, tòa án có thể ra lệnh cho mỗi người được sở hữu một trong hai tài sản ấy. Trong nhiều trường hợp, tòa án sẽ bắt buộc bán nhà, và chia đều số tiền thu được.

Việc bán nhà có thể được phụ trách bởi một chuyên viên địa ốc độc lập, hoặc sau khi quảng cáo việc bán nhà trên báo trong mấy tuần lễ, thẩm phán có thể tổ chức đấu giá ngay trong trụ sở tòa án. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nhà được để lại cho anh em hay chị em, người được cho là kẻ thắng cuộc thường là các luật sư và các nhà đầu tư. Người đầu tư thường được lợi cao nhờ mua sở hữu nhà với giá thấp và bán lại với giá tốt hơn trên thị trường.

Huệ sẽ nhận được một nửa số tiền thu được. Cô có thể nhận được những món tiền hoàn lại cho bất kỳ khoản thuế địa ốc hoặc những khoản trả nợ mortgage, mà cô đã đóng trong ba năm qua. Nhưng trừ khi cô có thể thu xếp để trở thành một người sở hữu cùng với người chủ mới của ngôi nhà, cô sẽ phải dời ra khỏi ngôi nhà của gia đình.

Một bản báo cáo mới đây của National Conference of Commissioners on Uniform State Laws (Hội Nghị Quốc Gia Các Ủy Viên Luật Lệ Tiểu Bang Đồng Bộ) đã tìm thấy rằng các vụ kiện phân chia tài sản đã dẫn đến những vụ dời chỗ ở của nhiều gia đình có lợi tức từ mức thấp đến mức trung bình trên toàn quốc.
Chẳng hạn, bản báo cáo nói rằng “những người Mỹ gốc Phi Châu đã từng trải qua những vụ bị mất đất đai rất lớn trong thế kỷ vừa qua, và những thương vụ phân chia tài sản là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất đất không tự nguyện.” Tuy nhiên, bản báo cáo này đã làm rõ rằng “những thương vụ phân chia bị bắt buộc cũng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến các cộng đồng khác.”
Việc dời chỗ như vậy không bị giới hạn vào những khu vực nông thôn. Các thành phố đều phải đối diện với vấn đề tương tự. Rất thường xuyên, tài sản được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chẳng hạn, ông cố nội có hai anh em trai và một em gái. Ba người này đều thừa kế gia sản khi ông qua đời. Mỗi người anh em trai đều có vợ và hai đứa con. Khi một trong hai anh em này qua đời, vợ ông được thừa kế tài sản, nhưng bà tái giá và có một đứa con khác. Vấn đề chia gia tài này càng trở nên phức tạp hơn khi người qua đời không để lại bản di chúc.

Có một dự luật đã được trình ở Hoa Thịnh Đốn, mang tên là “Uniform Partition of Heirs Property Act” (Đạo Luật Phân Chia Đồng Bộ Tài Sản Những Người Thừa Kế”. Mục đích của dự luật này là loại bỏ những hậu quả tai hại xảy ra trong một cuộc phân chia bất động sản, đặc biệt đối với người không muốn bán nhà, trong khi đồng thời vẫn công nhận quyền bán tài sản của người kia. Đây là một vấn đề rất khó xử.
Nếu đạo luật trên được ban hành thành luật chính thức, trước khi Hùng hoặc nhà đầu tư có thể nộp đơn kiện “partition” tại tòa án, thì Huệ phải được thông báo trước. Một khi đơn kiện đã được nộp, thẩm phán được phép nhận một bản thẩm định trị giá nhà, để bảo đảm rằng tài sản sẽ không được bán với một mức giá “bán tháo.” Hơn nữa, Huệ sẽ có quyền mua tài sản ấy. Cô ấy có thể mang vào một người bạn hoặc người thân tới giúp đỡ nếu có thể, để cho cuối cùng cô có thể ở lại trong ngôi nhà do mẹ để lại.

Các gia đình có lợi tức cao thường có các chuyên gia lập kế hoạch chia tài sản, để bảo đảm một cuộc chuyển tiếp suôn sẻ của cải cho các thế hệ kế tiếp. Mẹ có công để lại di chúc chia tài sản cho của hai đứa con của bà, nhưng bà không biết các hậu quả có thể xảy ra. Trong nhiều trường hợp thì cha mẹ thường không có một bản di chúc và một chứng thư xác nhận tính cách hợp lệ của di chúc, khiến cho việc chia ngôi nhà có thể bị tranh cãi kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

NHỮNG ĐỘNG VẬT CÓ HÌNH THÙ KỲ LẠ


Hình ảnh “heo dị dạng” này do gia đình Murillo ghi lại, hiện họ sở hữu một trang trại heo tại thành phố ven biển của Los Mochis ở phía Tây Bắc của tiểu bang Mexico Sinaloa.
Các nông dân ở đây cho biết họ đã bị sốc khi phát hiện ra con heo sơ sinh này. Gia đình Murillos nói, họ chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ một con heo trong trang trại nhà mình đặc biệt như thế này. Họ nghĩ rằng bằng cách nào đó, con heo này là sản phẩm của sự hợp nhất hai con heo với nhau ngay từ trong bụng của heo cái.
Tuy nhiên, sinh vật kỳ lạ 8 chân, 2 đuôi và 1 đầu này đã chết sau vài phút được sinh ra. Trên thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp sinh vật dị dạng được sinh ra.
h1
                                                  Heo” 8 chân, 2 đuôi ở Mexico
Nhung dong vat dot bien gen ky di nhat the gioi hinh anh 20
h2
Chó con sinh ra với 2 mõm.
Nhung dong vat dot bien gen ky di nhat the gioi hinh anh 19

h3
Rùa hai đầu. 
h5
Rắn hai đầu.
h6
Mèo con hai mặt ở Perth, Úc.
Nhung dong vat dot bien gen ky di nhat the gioi hinh anh 16
Nhung dong vat dot bien gen ky di nhat the gioi hinh anh 14
Chú mèo này có đến 20 ngón chân và được xem là một kỷ lục thế giới.
 h7
Heo hai chân ở Tân Thái, Tú Mã Điếm, Hà Nam, Trung Quốc.
Nhung dong vat dot bien gen ky di nhat the gioi hinh anh 2
Chú lợn có bốn chân và hai mông này được sinh ra ở Philippines.
h8
Cừu 5 chân tại Cheltenham, Gloucestershire, Anh.

h9
Bò mọc thêm chân trên đầu gần Nareen, Victoria, Úc. h10
Bê 5 năm, 6 vó ở Hà Nam, Trung Quốc. 
Nhung dong vat dot bien gen ky di nhat the gioi hinh anh 6
Chú bê này cũng bị biến đổi gen và có đến 6 chân. Đặc biệt đôi chân thừa này lại mọc ở trên đầu giống hai chiếc sừng.
Nhung dong vat dot bien gen ky di nhat the gioi hinh anh 4
Chú bê này có hai đầu, bốn mắt, ba mũi và hai bộ não.

h11
Gà 2 đầu ở Gloucestershire, Anh.
 Nhung dong vat dot bien gen ky di nhat the gioi hinh anh 3
Loài động vật này là sự kết hợp giữa linh dương và bò rừng.
h12
Thỏ 4 tai.
Các chuyên gia sinh vật học cho rằng nguyên nhân của những trường hợp này là do con người lạm dụng thuốc trừ sâu phun vào các thực phẩm biến đổi gen làm thức ăn cho động vật. Các nhà bảo vệ động vật thì cho rằng việc này bắt nguồn từ các hóa chất công nghiệp được nông dân xử dụng và tác dụng phụ của kỹ thuật thâm canh.
    

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

CHÍNH QUYỀN QUÂN SỰ THÁI LAN TRƯNG CẦU DÂN Ý VỀ HIẾN PHÁP


media

Cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về dự thảo Hiến Pháp, Bangkok, ngày 07-08-2016.

Ngày 7-8-2016, người dân Thái Lan được kêu gọi tham gia cuộc trưng cầu dân ý về bản dự thảo Hiến Pháp mới đang gây nhiều tranh cãi. Nếu được thông qua, Hiến Pháp mới sẽ cho phép giới tướng lãnh, thuộc phe đảo chính hiện nắm quyền, sẽ tiếp tục kiểm soát chính trường Thái Lan, thậm chí cả sau cuộc tổng tuyển cử năm 2017.
Theo AFP, tướng Prayuth Chan-O Cha, người lên nắm quyền Thủ tướng Thái Lan sau vụ đảo chính, khi đi bỏ phiếu vào sáng nay, đã hô hào 50 triệu cử tri đến bỏ phiếu : “Đây là tương lai của Thái Lan … Đây là dân chủ, vì vậy các bạn hãy đi bỏ phiếu ».
Từ sau cuộc đảo chính năm 2014, phe quân đội nắm quyền bị tố cáo ngăn cản các cuộc tranh luận bằng cách đe dọa bỏ tù, bắt giữ hoặc cảnh cáo những người đấu tranh phản đối Hiến Pháp mới. Do các cuộc tranh luận bị cấm, cuộc trưng cầu dân ý bị coi là thiếu minh bạch.Các tờ truyền đơn mà Ủy Ban Bầu Cử rải trước cuộc trưng cầu dân ý đã nhấn mạnh đến "hạnh phúc" trong tương lai, với các bức ảnh các em nhỏ đang mỉm cười.Kể từ năm 1932, đây sẽ là bản Hiến Pháp thứ 20 của Thái Lan và do phe quân đội soạn thảo ra.
Dự thảo Hiến Pháp quy định Thủ tướng không phải do dân bầu, toàn bộ các Thượng nghị sĩ do chính quyền quân đội chỉ định và củng cố quyền lực của các toà án, vốn là thành trì của giới tinh hoa truyền thống Thái Lan. Vì thế, kể cả sau tổng tuyển cử được dự kiến vào tháng 07-2017, Nghị viện Thái Lan vẫn sẽ do các tướng lĩnh quân đội kiểm soát.Những người ủng hộ bản Hiến Pháp mới thì cho rằng văn bản này sẽ cho phép mở ra lối thoát trên chính trường và tổ chức tổng tuyển cử, đây cũng là điều mà quân đội không ngừng nhấn mạnh.
Theo giới quan sát, nếu dự thảo Hiến Pháp được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý thì đây sẽ là bước thụt lùi về dân chủ tại Thái Lan và có nguy cơ gây bất ổn định chính trị và bạo lực. Nếu dự thảo Hiến Pháp bị bác bỏ, chính quyền quân sự đã báo trước là sẽ đưa ra một văn bản mới khác.
Cử tri Thái Lan hôm qua 07/08/2016, với một đa số rất lớn, hơn 60%, đã tán đồng dự thảo Hiến Pháp mới mà chính quyền quân sự đã cho soạn thảo và đưa ra trưng cầu dân ý. Kết quả này gây ngạc nhiên không ít vì rất nhiều người chờ đợi là tỷ lệ người bỏ phiếu chống cao hơn.
                                                Phân tích kết quả : Dự thảo Hiến pháp được 62% người bỏ phiếu chấp thuận, tức là một đa số ủng hộ rộng rãi. Tuy vậy, tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu tương đối thấp : 55%, tức là thấp hơn 2% so với cuộc trưng cầu dân ý về Hiến Pháp cách đây 9 năm.
Điều đáng chú ý là kết quả theo vùng miền : Tỷ lệ tán đồng rất cao ở miền Trung và miền Nam Thái Lan, có đến khoảng 70% phiếu thuận. Miền Nam là một vùng có truyền thống bảo thủ, còn miền Trung nhìn chung ít lưu ý đến chính trị. Ở miền Bắc, phe chấp thuận ít hơn ở hai vùng kia, chỉ khoảng 58%. Đặc biệt nhất, điều này rất quan trọng, dự thảo Hiến Pháp đã 51% cử tri đi bầu bác bỏ ở vùng Đông Bắc.
Khi nhìn vào các phương tiện mà giới quân đội đã sử dụng để thuyết phục người dân tán đồng dự thảo Hiến Pháp, với hàng trăm ngàn tình nguyện viên được cử đến các ngôi làng để thuyết phục người dân bỏ phiếu thuận, tỷ lệ phiếu chống này ở miền Đông Bắc Thái Lan mang đầy ý nghĩa.
Chúng ta không nên quên rằng Đông Bắc là vùng của phe Áo Đỏ luôn đòi công bằng kinh tế và xã hội, và ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, bị lật đổ vào năm 2006.

Tình hình sẽ diễn biến ra sao với việc dự thảo Hiến Pháp được chấp nhận ? Hiến Pháp này sẽ bắt đầu có hiệu lực. Trước mắt, Ủy Ban Soạn Thảo Hiến Pháp sẽ phải soạn ra các đạo luật cơ sở, và việc này sẽ kéo dài đến giữa năm sau. Tiếp theo đó là tổ chức bầu cử, có lẽ vào cuối năm 2017, hay chậm nhất là vào đầu năm 2018.
Để giải thích về ý nghĩa kết quả cuộc bỏ phiếu vừa qua, có thể nêu lên hai yếu tố. Trước tiên hết là người Thái Lan đã bỏ phiếu cho sự ổn định. Câu trả lời "thuận" phản ánh sự lựa chọn một xã hội về bề mặt thì yên ổn, và không thấy có xung đột, tranh chấp.

Điều thứ hai là chiến thắng của câu trả lời thuận đã mang lại một tính chính đáng nhất định cho tập đoàn quân sự đương quyền. Cho đến nay, tập đoàn này không có bất kỳ một sự chính đáng nào vì đã lên nắm quyền bằng vũ lực vào tháng Năm năm 2014, và lật đổ một chính phủ dân cử. Với kết quả cuộc trưng cầu dân ý hôm qua, tập đoàn quân sự đang cầm quyền đã có thể nói là họ được hậu thuẫn của đa số dân chúng.
Các đặc điểm của bản Hiến Pháp mới tại Thái Lan là gì ? Đó là một bản Hiến Pháp nhằm thành lập một chế độ gia trưởng và độc đoán, gần giống với thể chế mà Thái Lan đã có trong những năm 1980 khi Tướng Prem Tinsulanonda làm thủ tướng.
Thượng Nghị Viện gồm 250 thành viên hoàn toàn do chính quyền bổ nhiệm với nhiệm kỳ năm năm. Thượng Viện cùng với Quốc Hội bỏ phiếu chọn thủ tướng chính phủ. Và một điều rất quan trọng là thủ tướng chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu dân cử, nhân vật này có thể là một công chức hay thậm chí là một cựu sĩ quan quân đội.

Điều đó có nghĩa rằng nếu tìm được hậu thuẫn của 251 dân biểu, chính quyền quân sự hiện thời có thể, nhờ quyền kiểm soát Thượng Viện, quyết định ai sẽ là thủ tướng chính phủ. Và tất nhiên mọi người đều nghĩ đến tướng Prayuth Chan-ocha, lãnh đạo tập đoàn quân sự, hay nhân vật số hai trong tập đoàn là tướng Prawit Wongsuwan.
Trên thực tế, quân đội Thái Lan đang chơi trò gì, và mục tiêu của họ ra sao ? Mục tiêu của quân đội là làm thế nào điều hành được đất nước, hoặc trực tiếp bằng cách đưa một viên tướng lên làm thủ tướng, hoặc gián tiếp thông qua Thượng Viện.
Họ muốn tiếp tục nắm quyền trong những năm tới đây, trước hết là để giám sát tiến trình nối ngôi vua. Quốc vương Bhumibol Adulyadej hiện đã 88 tuổi và bệnh rất nặng. Người kế vị là thái tử Vajiralongkorn lại không được lòng dân. Vì không biết được thái tử sẽ hành động như thế nào sau khi lên ngội, Quân Đội Thái Lan chủ trương giành quyền kiểm soát các vị trí trọng yếu của đất nước trong thời gian đầu khi tân vương mới lên ngôi.
Lý do thứ hai là giới tướng lãnh muốn bảo đảm sao cho cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006 và hiện sống lưu vong, không thể quay trở lại chính trường Thái Lan. 
Đừng quên rằng những cuộc biểu tình đầu tiên dẫn đến cuộc đảo chính năm 2014, đã bắt nguồn từ một đạo luật ân xá, một khi được thông qua, sẽ cho phép ông Thaksin trở về Thái Lan và xóa bỏ bản án nhắm vào ông về tội lạm dụng quyền hành %

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

HOA KỲ DỜI VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ RA KHỎI THỔ NHĨ KỲ


Ngày 18-8-2016 Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đang lên kế hoạch đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ để gặp gỡ Tổng thống Thổ là Recep Tayyip Erdoğan, người đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ tham gia trong việc giám sát các loại vũ khí hạt nhân của Mỹ.Quyết định di dời kho Vũ khí hạt nhân của Mỹ bắt đầu từ khi Thổ Nhĩ Kỳ cải thiện mối quan hệ với Nga. Nga- Thổ từng trở nên căn thẳng trước đây sau khi không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi Máy bay Nga hồi cuối năm 2015, sau đó tổng thống Erdoğan đã xin lỗi về vụ việc. Kể từ đó,hai quốc gia này đã thiết lập các mối quan hệ gần gũi hơn như mở rộng hợp tác về an ninh, kinh tế, năng lượng.

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

CỘNG SẢN VIỆT NAM SỢ GÌ NHẤT ?

Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.
Chủ nghĩa cộng sản (CNCS) là tấn bi kịch của nhân loại.Thật không may khi Việt Nam chúng ta lại là một phần trong tấn bi kịch có lẽ là lớn nhất trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại đó.
Đáng buồn hơn, trong khi hầu hết các quốc gia trong cái gọi là “phe xã hội chủ nghĩa” đều đã đoạn tuyệt với CNCS theo cách này hay cách khác thì Việt Nam vẫn là một trong số những quốc gia cộng sản ít ỏi còn sót lại trên trái đất.
Dù vậy, theo đúng quy luật đào thải của lịch sử, sự tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam cũng chỉ còn được tính từng năm. Như một lẽ tự nhiên, càng gần đến thời khắc sụp đổ, các giới chức cộng sản càng lo sợ, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, nhìn đâu cũng thấy “thế lực thù địch”.
Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích xem chế độ cộng sản ở Việt Nam sợ nhất điều gì.
Dân oan
Với một chế độ độc tài, phi nhân, buôn dân bán nước như ở Việt Nam thì trong 90 triệu người dân Việt Nam ai cũng là nạn nhân của nó. Tuy nhiên, “đồng tiền liền khúc ruột”, chỉ đến khi bị tước đoạt đến những thứ “liền khúc ruột” nhất thì một bộ phận trong số họ mới quyết vùng lên để đòi lại.
Ở Việt Nam, những dân oan bị tước đoạt phi pháp nhà cửa, ruộng vườn của mình thông qua đủ kiểu “dự án” gần như hiện diện khắp nơi. Không chỉ chống đối chính quyền sở tại, một số dân oan còn kéo ra tận thủ đô Hà Nội để trường kỳ đấu tranh, không đơn thuần là để đòi lại tài sản chính đáng của mình mà chính là đòi một quyền còn thiêng liêng hơn: quyền được sống.
Vậy dân oan có phải là mối lo sợ lớn nhất của chế độ cộng sản ở Việt Nam hay không? Xin thưa là không. Dân oan chưa phải là vấn đề được đề cập đến nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông của nhà nước. Dù bị trấn áp, sách nhiễu, thậm chí bị kết án tù, nhưng ở Hà Nội vẫn luôn hiện diện một lực lượng dân oan khá đông, mà một trong những lý do chính cho sự tồn tại làm lem luốc bộ mặt chế độ ấy là vì dân oan chưa phải là mối nguy lớn nhất cho chế độ.
Giới đấu tranh dân chủ
Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền đang ngày càng lớn mạnh ở Việt Nam, đặc biệt là trong những năm gần đây. Dĩ nhiên, nhà cầm quyền Việt Nam cũng nhận ra mối đe doạ ngày càng lớn này, thể hiện qua chính sách đàn áp, khủng bố ngày càng khốc liệt và tinh vi nhằm vào những người đấu tranh.
Tuy nhiên, phong trào đấu tranh dân chủ vẫn chưa phải là mối đe doạ lớn nhất của hệ thống. Dù không ngừng lớn mạnh trong thời gian qua, nhưng lực lượng này vẫn còn yếu, chưa đủ sức thách thức chế độ, chưa phải là chủ đề được bàn tới như là mối đe doạ lớn nhất đối với chế độ trên báo chí “lề đảng”.
Tham nhũng
Lãnh đạo Việt Nam nói rất nhiều về tham nhũng và chống tham nhũng, với những lời lẽ khó có thể mạnh mẽ hơn như “Tham nhũng đe doạ sự tồn vong của chế độ” hay “Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay”, v.v. Nhưng họ đã làm như thế nào thì ai ai cũng biết.
Tham nhũng có thể đe doạ sự tồn vong của chế độ trong dài hạn, nhưng chính nhờ tham nhũng nên mới có những kẻ sẵn sàng sống chết để bảo vệ chế độ, khi càng ngày họ càng nhận ra cái gọi là “lý tưởng cộng sản” kia chung quy cũng chỉ là quyền lực và lợi lộc mà thôi.
Không khó để nhận ra, tham nhũng chính là “lẽ sống” của cả bộ máy cầm quyền ở Việt Nam hiện nay, nghĩa là còn lâu nó mới là mối đe doạ lớn nhất đối với chế độ.
Hoa Kỳ
Hoa Kỳ từng là đối thủ của chế độ cộng sản ở Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam 1954-1975. Giai đoạn 1975-1994, lệnh cấm vận thương mại của Mỹ nhằm vào Việt Nam là một trong những tác nhân chính khiến Việt Nam lao đao. Hàng chục năm qua, Hoa Kỳ luôn là nguồn cỗ vũ lớn nhất cho phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.
Vậy Hoa Kỳ có phải là mối đe doạ lớn nhất cho sự tồn vong của chế độ cộng sản ở Việt Nam hay không? Câu trả lời là không. Việc Nhà Trắng mở cửa chào đón TBT Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Mỹ vừa qua của người đứng đầu chế độ cộng sản ở Việt Nam là một minh chứng nữa cho triết lý thực dụng của Hoa Kỳ: “Không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn.”
Hoa Kỳ không muốn Việt Nam rơi vào khoảng trống quyền lực, một khả năng khó tránh khỏi nếu chế độ CS ở Việt Nam bất ngờ sụp đổ. Một khi điều đó xẩy ra, Trung Quốc sẽ phát động cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm vào Trường Sa hòng kiểm soát hoàn toàn Biển Đông, thậm chí có thể gây chiến với Việt Nam hầu bảo đảm chí ít chế độ hậu cộng sản ở Việt Nam không đi theo quỹ đạo của Mỹ.
Đương nhiên, Hoa Kỳ không thể khoanh tay đứng nhìn Trung Quốc “múa gậy vườn hoang” như thế được: họ có quá nhiều lợi ích ở Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung. Song nếu để bị động kéo vào một cuộc chiến tranh với Trung Quốc thì kết cục rất khó lường và tổn thất cho Hoa Kỳ là không nhỏ chút nào.
Vì vậy, bản thân Hoa Kỳ cũng mong muốn Việt Nam sẽ từng bước chuyển tiếp sang một chế độ dân chủ và nhân bản. Hoa Kỳ đã và vẫn là một mối đe doạ với chế độ cộng sản ở Việt Nam, nhưng hoàn toàn không phải là hiểm hoạ lớn nhất. Thậm chí Việt Nam còn cần Hoa Kỳ hơn Hoa Kỳ cần Việt Nam. Không có Việt Nam thì Hoa Kỳ còn rất nhiều lựa chọn khác trong cuộc đối đầu thế kỷ Mỹ-Trung, nhưng nếu không có Hoa Kỳ thì Việt Nam rất dễ bị Trung Quốc thôn tính, từ lãnh thổ cho đến kinh tế - chính trị.
Trung Quốc
Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam. Điều đó thì hầu như người dân Việt Nam nào cũng biết, còn đảng viên Đảng CSVN thì chẳng mấy ai biết, ít nhất là qua lời nói và việc làm của họ. Thậm chí, các nhà lãnh đạo Việt Nam, từ TBT Nguyễn Phú Trọng trở xuống, còn tôn thờ cái gọi là “phương châm 4 tốt 16 chữ vàng” như thể đó chính là ông bà ông vải của họ.
Trung Quốc có muốn chế độ cộng sản ở Việt Nam hiện nay sụp đổ không? Xin thưa là không đời nào. Bởi cứ đà này thì sớm muộn gì Trường Sa cũng rơi vào tay họ, khi mà lãnh đạo Việt Nam chẳng ai hé răng phản đối việc Trung Quốc cấp tập bồi đắp các đảo đá ở Trường Sa trong bối cảnh cộng đồng quốc tế kịch liệt lên án Trung Quốc, còn Quốc hội Việt Nam thì không ra nổi một nghị quyết; khi mà Việt Nam không dám kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế như Philippines bất chấp việc họ ngang ngược đặt giàn khoan HD-981 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Trong khi đó, ban lãnh đạo Việt Nam vẫn đang ngày đêm “dâng” nền kinh tế nước nhà cho Trung Quốc; các vị trí xung yếu về an ninh - quốc phòng của Việt Nam lần lượt bị người láng giềng “4 tốt 16 chữ vàng” khống chế; Campuchia thì đã bị Bắc Kinh “mua” đứt và những diễn biến gần đây ở biên giới Tây Nam cho thấy Campuchia là con bài cực kỳ lợi hại với Trung Nam Hải và là bài toán vô cùng nan giải với Việt Nam; Lào cũng tỏ ra ngày càng lạnh nhạt với Hà Nội và mặn nồng với Bắc Kinh.
Nghiêm trọng hơn cả, việc Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, một người Hán khai man lý lịch và đã bị tố cáo công khai, nắm trong tay gần như cả nền kinh tế Việt Nam suốt từ năm 2007 đến nay và gây ra không biết bao nhiêu thảm hoạ cho Việt Nam cả về kinh tế - xã hội lẫn an ninh - quốc phòng là bằng chứng không thể chối cãi rằng bộ máy chóp bu ở Việt Nam đã bị ông Hoàng Trung Hải và Bắc Kinh khống chế, thao túng.
Như vậy, nếu cứ đà này thì sớm muộn gì Việt Nam cũng sẽ trở thành “một bộ phận không thể tranh cãi” của Trung Hoa Đại Hán. Trung Quốc dại gì mà mong hay làm cho chế độ hiện nay ở Việt Nam sụp đổ, bởi khi đó họ sẽ bị đặt vào thế phải phát động chiến tranh cả trên biển lẫn trên đất liền để rồi khó tránh khỏi phải gánh chịu những rủi ro khôn lường.
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”
Không phải dân oan, không phải giới đấu tranh dân chủ, không phải tham nhũng, không phải Hoa Kỳ và càng không phải Trung Quốc, vậy đâu mới là điều cộng sản Việt Nam sợ nhất? Mối đe doạ lớn nhất đối với sự tồn vong của chế độ độc tài cộng sản ở Việt Nam hiện nay là gì?
Xin thưa, đó chính là hiện tượng mà bộ máy tuyên truyền của đảng gọi là “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.
Giới lãnh đạo cộng sản ở Việt Nam thừa khôn ngoan để hiểu rằng, nhân tố bên trong mới đóng vai trò quyết định trong sự sụp đổ của bất kỳ hệ thống nào. Đó là những gì từng xẩy ra ở Liên Xô và Đông Âu trước kia; Việt Nam bây giờ cũng không phải ngoại lệ. Càng nhiều người “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” thì ngày tàn của chế độ CSVN càng đến gần.
Chính vì vậy, không phải “thế lực thù địch”, “phản động”, “Việt Tân”… mà chính “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” mới là những cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong các cuộc hội thảo, các bài tham luận, các bài báo, các bài phát biểu… ở Việt Nam khi đề cập đến những mối đe doạ đối với chế độ.
Trong lễ kỷ niệm thứ 85 ngày truyền thống ngành Tuyên giáo mới đây, việc chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” tiếp tục được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm của ngành.
Bộ máy cầm quyền ở Việt Nam không sợ dân oan, không sợ giới đấu tranh dân chủ, thậm chí không sợ quảng đại quần chúng… chừng nào các công cụ trấn áp trong tay họ như công an, viện kiểm sát, toà án, quân đội… còn nghe theo họ mà sách nhiễu dân oan, kìm kẹp dân chúng, khủng bố những người đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền.
Họ chỉ sợ khi cỗ máy đàn áp này “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, không còn tuân lệnh họ để gây tội ác với những người dân vô tội, với những người dấn thân vì cộng đồng, xã hội và đất nước; họ chỉ sợ những hình ảnh thảm thương của dân oan khiến ngày càng nhiều người trong bộ máy thức tỉnh lương tri, trở về với nhân dân, với chính nghĩa dân tộc.
Để chống hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong bộ máy, nhà cầm quyền ra sức tuyên truyền, nhồi sọ họ. Bên cạnh đó, lực lượng trấn áp, đặc biệt là công an và quân đội, luôn nhận được chế độ đãi ngộ cao nhất trong số những đối tượng hưởng lương từ ngân sách.
Giới lãnh đạo chóp bu Việt Nam không quá sợ những vụ tố cáo nhằm vào họ; pháp luật trong tay họ, họ muốn “điều tra” thế nào thì điều tra, muốn “xử” thế nào thì xử. Họ chỉ thực sự lo sợ khi sự thật về những vụ tố cáo đó được phơi bày trên các phương tiện truyền thông đại chúng, khiến dân chúng và đặc biệt là những người trong bộ máy biết được bộ mặt thật thối tha, nhơ nhuốc của chế độ.
Họ luôn tìm mọi cách che dấu, bưng bít những vụ tố cáo “khủng” đó, bởi chúng không chỉ khiến cho quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” bên trong bộ máy diễn ra nhanh hơn mà thậm chí có khi còn đủ sức làm tê liệt cả hệ thống.!