Ngày 18-8-2016 Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đang lên kế hoạch đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ để gặp gỡ Tổng thống Thổ là Recep Tayyip Erdoğan, người đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ tham gia trong việc giám sát các loại vũ khí hạt nhân của Mỹ.Quyết định di dời kho Vũ khí hạt nhân của Mỹ bắt đầu từ khi Thổ Nhĩ Kỳ cải thiện mối quan hệ với Nga. Nga- Thổ từng trở nên căn thẳng trước đây sau khi không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi Máy bay Nga hồi cuối năm 2015, sau đó tổng thống Erdoğan đã xin lỗi về vụ việc. Kể từ đó,hai quốc gia này đã thiết lập các mối quan hệ gần gũi hơn như mở rộng hợp tác về an ninh, kinh tế, năng lượng.
Đầu đạn Nguyên tử Tiên tiến của Mỹ |
Ngày 19-8-2016 Hoa Kỳ đã bắt đầu dời kho vũ khí hạt nhân đóng tại Thổ Nhĩ Kỳ tới Romania, trong bối cảnh mối quan hệ giữa Washington và Ankara ngày càng xấu đi .
Theo một nguồn tin, việc chuyển giao đã có nhiều thách thức về mặt kỹ thuật và chính trị.
"Đây không phải là điều dễ để di chuyển hơn 20 vũ khí hạt nhân", nguồn tin cho biết với điều kiện được giấu tên.
Theo một báo cáo mới đây của Trung tâm Simson, kể từ thời Chiến tranh Lạnh, đã có 50 vũ khí hạt nhân chiến thuật đã được triển khai tại căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ, cách biên giới Syria khoảng 100 km.
Trong cuộc đảo chính thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 7-2016, nguồn điện ở căn cứ Incirlik đã bị cắt, và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm các máy bay Mỹ bay ra vào căn cứ này. Cuối cùng, chỉ huy căn cứ đã bị bắt và bị buộc tội trong cuộc đảo chính.
Liệu rằng Mỹ có thể duy trì quyền kiểm soát các vũ khí này trong trường hợp có xung đột dân sự kéo dài ở Thổ Nhĩ Kỳ hay không là một câu hỏi khó trả lời, báo cáo cho biết. Một nguồn tin khác nói với tờ EurActiv.com rằng quan hệ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã xấu đi rất nhiều sau cuộc đảo chính vừa qua, rằng Washington không còn tin cậy chính phủ Ankara để lưu trữ các loại vũ khí. Các loại vũ khí Mỹ đang được chuyển tới căn cứ không quân Deveselu tại Rumani, nguồn tin cho biết.
Deveselu, gần thành phố Caracal, là ngôi nhà mới của lá chắn phi đạn của Mỹ, đã từng chọc giận Nga. Romania là một đồng minh của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng quốc gia này chưa bao giờ tồn trữ vũ khí hạt nhân trong thời gian đó. Chiến thuật vũ khí hạt nhân của Mỹ gần biên giới của Nga có khả năng chọc giận nước Nga và dẫn đến một sự leo thang.
Trong quá khứ các phi đạn hạt nhân của Nga từng được triển khai đến Cuba trong năm 1962 điều này gần như đã khiến cuộc đối đầu Nga- Mỹ leo thang thành chiến tranh hạt nhân toàn diện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét