Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

KÍNH TƯỞNG NHỚ HƯƠNG LINH CHA MẸ


Trong dịp "Mother’s Day" xem như là những lời tự tình của một người con chí hiếu đối với bậc sinh thành. Giữ được chữ HIẾU là một điều quý hiếm trong xã hội thực dụng, xã hội tiêu thụ và thiếu đạo đức ngày nay.
Kính chuyển đến đồng hương, thân hửu và bạn đọc tâm tình về tâm sự của một người con hiếu thảo đối với những người đã đưa ta đến cuộc đời này...

  

KÍNH TƯỞNG NHỚ HƯƠNG LINH CHA MẸ

Những đau thương và mất mát người thân trong gia đình là điều không thể tránh khỏi...Sự ra đi của anh chị em, dù đau thương vẫn không thể so sánh với nổi đau mất cha và mẹ. Hai sự mất mát đó có thể so sánh bằng hình ảnh của sự mất mát một cành cây và sự mất mát của cả gốc rễ và toàn thân cây. Anh chị em mất đi như cành cây gãy đổ, dù lớn vẫn còn cả thân cây sừng sững, nhưng khi cha mẹ mất đi là toàn thân cây bị tróc gốc, mất hết cội nguồn và bóng mát giữa cuộc đời.
Cái cảm giác đầu tiên hiện ra ngay với tôi, khi Đấng sinh thành trút hơi thở cuối cùng, đứng bên giường Mạ nhưng tôi thấy mất điểm tựa, nghĩa là hụt hẫng và toàn thân như rơi xuống, không dừng lại được. Tôi cảm thấy chỗ dựa tình cảm và tinh thần thiêng liêng suốt hơn nửa đời người của mình bỗng dưng mất hẳn. Nhìn lại cuộc đời mình, tôi thấy trống vắng mênh mông như người đang rơi trong không trung, đồng lúc là cảm nhận về sự cô đơn tuyệt cùng, hay nói cụ thể hơn là sự tách biệt hẳn ra khỏi một nguồn cội khai sinh ra mình giữa trần gian này. Lúc mới sinh ra đời và được bà mụ cắt cuốn rún để tách lìa bào thai của mẹ, để trở thành một chúng sinh có mặt hẳn hòi trên thế gian, vì quá nhỏ nên tôi không biết mình cảm nhận rạ sao. Nhưng khi cận kề ngày đêm suốt mãi đến lúc Mạ mất thì tôi cảm thấy như mình bị cắt đứt mọi liên hệ với Người đã sinh ra mình, và bị đẩy vào cuộc đời như kẻ cô thân độc mã. Mãi đến hôm nay, cảm giác lẻ loi cô độc một mình trên trần gian này vẫn cứ lảng vảng trong đầu óc, trong tâm thức mỗi khi tôi nghĩ nhớ đến mẹ mình.
Tình cám thiêng liêng cũng như linh tính, về sự ra đi của mẹ tôi, đã lởn vởn trong tôi suốt gần cả hai tuần. Với một người ở tuổi 99 như mẹ tôi không bệnh hoạn gì, nhưng liên tục mơ thấy vàng hầu như mỗi đêm, cho đến lúc ăn và uống sửa ít dần trong ba ngày cuối, như thế là chỉ dấu sắp ra đi rồi. Từ đó, mỗi ngày tôi đều gia tâm cầu nguyện, cho đến lúc mẹ tôi ra đi một cách bình an. Thực ra từ mấy chục năm qua, trong những ngày lễ vợ chồng tôi thường đến Chùa thắp nhang, xin cầu an cầu siêu cho gia đình, người thân, còn hay mất đều được ân triêm công đức gia hộ của chư Phật. Và điều mong cầu ấy đã trở thành hiện thực với mẹ tôi lúc ra đi. Dĩ nhiên, đó là nhờ vào nhân phúc đức của chính mẹ tôi, còn sự cầu nguyện của tôi hoặc của gia đình chỉ là trợ duyên phụ.
Dù đã liên tưởng trước sự ra đi, nhưng khi chính thức chứng kiến khoãnh khắc Mạ sắp từ giả phàm trần (2012), thì lòng tôi cũng không thể bình thản, sự đau đớn tột cùng đã làm tê liệt cảm xúc, tôi không khóc như lúc nghe tin Ba tôi qua đời (1994) cách nay mười tám năm. Có phải vì tôi thương ba hơn mẹ? Chắc là không! Ba tôi cũng như nhiều người đàn ông khác ít khi phô bày tình cảm thương con cho người khác nhận biết. Cha nghiêm khắc nhưng không phải không thương con nhiều. Mẹ tôi thì biểu lộ sự thương con rất rõ ràng, giận thì la rầy, thương thì chiều chuộng dịu dàng. Mạ hy sinh tất cả cho con cái. Mạ đã đi nhiều nơi để chăm sóc, và lo cho con cái có được cuộc sống yên ổn, đầy đủ. Sau 30-4-1975 chấm dứt cuộc chiến, mẹ già phải lội suối băng rừng để thăm nuôi con đang bị tù trong thời buổi đen tối của đất nước. Tiền của cha mẹ làm ăn cả đời, đều mất sạch sau những lần đổi tiền, cũng như đánh tư sản. Ra tù, đoàn tụ chưa được bao lâu, lại gạt nước mắt, tiển con đến quê người. Tiếp đến, Ba tôi mất, rồi hai người anh lần lượt ra đi.
Từ nhỏ tôi có ý nghĩ và lo sợ hai điều, nếu một ngày nào đó mình sẽ gặp phải dù biết chắc nó sẽ đến. Đó là sợ cha và mẹ qua đời. Bây giờ thì cả hai đã xảy ra và mỗi lần xảy ra đều mang đến cho tôi cảm giác riêng biệt. Điều rõ ràng mà tôi có thể chiêm nghiệm được là sự khác biệt cảm giác lúc cha mẹ qua đời cũng chính là sự khác biệt của tiến trình trưởng thành qua kinh nghiệm sống bản thân và qua thực nghiệm của tín ngưỡng.
Kinh nghiệm về đời sống lớn dần theo với tuổi tác. Mỗi giờ, mỗi ngày trôi qua, con người học thêm được một vài bài học từ trong chính cuộc sống của họ. Chẳng hạn như sự thành bại trong công ăn việc làm, sự khổ não và hạnh phúc trong tình yêu và hôn nhân, sự thăng trầm vinh nhục trong sự nghiệp ở ngoài xã hội, v.v… Mỗi lần trải nghiệm như thế, con người trở nên hiểu biết hơn về bản chất của cuộc đời, mặt phải và trái của thế gian. Cũng có thể, đối với một số người, mỗi lần trải nghiệm như vậy là mỗi lần bị tổn thương trầm trọng thêm, và rồi, đến một mức nào đó là họ không thể gánh chịu được nữa và đầu hàng. Đầu hàng được thể hiện qua hai cách: Một, buông xuôi tất cả mọi chuyện đời và sống buông thả, sống bất cần, sống không cần biết ngày mai theo nghĩa tiêu cực nhất, ở đây cũng có trường hợp trốn chạy nghịch cảnh bằng phản ứng tâm lý tự vệ để trở thành mất trí; Hai, kết thúc cuộc đời bằng hành động tự tử để mong thoát khỏi tình trạng bi đát và khổ não quá mức chịu đựng. Nếu biết học hỏi từng sự việc xảy ra trong đời sống thường nhật của mình thì kinh nghiệm có thể dạy cho chúng ta cách từ từ thích nghi và tự điều chỉnh mình đối với hoàn cảnh. Không bỏ mất một cơ hội nhỏ nào để tự đào luyện mình thì không những có thể nuôi dưỡng mình lớn lên theo với tuổi đời mà còn có đủ nghị lực để đương đầu với một cơn bão dữ xảy tới cho đời mình một cách bất ngờ vào một lúc nào đó. Giống như một người chưa một lần tập luyện, nên lần đầu sẽ không thể nhấc nổi một quả tạ nặng 200 kg. Nhưng nếu trước đó chúng ta biết tự tập luyện nhấc dần những quả tạ nhẹ hơn và tăng dần trọng lượng quả tạ theo thời gian tập luyện, thì việc nhấc quả tạ nặng 200 kg không phải là điều quá sức mình.

Trong mỗi con người đều có, của riêng mình:
* Nhân Cách (Khả Năng + Ý Thức)
- Nhân cách phát sinh từ tâm thức (Tâm trí, trí tuệ, tiềm thức)
* Phẩm hạnh (Đức hạnh và Phẩm chất)
- Phẩm hạnh thì phát sinh từ Đạo Đức (Ngộ đạo, công đức)

Kinh nghiệm cuộc sống qua ý thức đã dạy cho tôi điều gì trong trường hợp mẹ tôi mất? Mấy chục năm trong cuộc sống, một sự thật chắc như đinh đóng cột rằng ai rồi cũng chết, bản thân mình cũng vậy. Cái chết, dù là của mẹ tôi, thì cũng vậy, nghĩa là không thể tránh khỏi. Khi biết điều mà mình không tài nào tránh khỏi thì tự nhiên là phải can đảm chấp nhận. Hơn nửa đời người dạy cho ta rằng nếu có thể sống được một cách có ý nghĩa, làm tròn những bổn phận thiêng liêng, và không gì luyến tiếc nữa thì ra đi ở tuổi nào cũng là đủ, huống gì mẹ tôi thọ đến tuổi hạc bách niên. Mỗi ngày trải nghiệm thêm một việc, có thể là vui, có thể là buồn, làm cho tôi chững chạc hơn, thâm trầm hơn, sâu lắng hơn, bình thản hơn để đón nhận từng sự việc xảy ra trong đời mình, kể cả sự ra đi của mẹ tôi. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là tôi trở nên chai đá lòng dạ hơn qua kinh nghiệm trường đời, mà ngược lại là đàng khác, bởi vì giống như mặt nước hồ càng trong lắng bao nhiêu thì càng ghi nhận cảnh vật chung quanh rõ ràng và tinh tế bấy nhiêu.
Tuy nhiên, có một sự thật không thể chối cãi được, nếu tôi không sinh hoạt trong gia đình Phật tử lúc mười tuổi. (Ngày lễ Phật Đản, Vu Lan các Huynh trưởng thường chọn tôi trong vai Phật Thích Ca, và Mục Kiền Liên) không từng sống dưới ngôi Tam Bảo, không được sự dạy dỗ của nhiều bậc Thầy khả kính, từ lúc còn thơ ấu thì chắc chắn tôi cũng đã không có được hiểu biết và ý thức tỉnh giác để học những bài học quý giá trong đời sống hàng ngày. Chính Phật Pháp dạy cho tôi cách nghe, nhìn, hiểu, cảm nhận về mọi sự việc xảy ra chung quanh mình trong từng giây phút. Trong trường hợp Mạ tôi, từ bao nhiêu năm qua, điều mà tôi nghĩ là có thể giúp ích lớn lao nhất cho mẹ chính là niềm tin Tam Bảo và công phu niệm Phật. Cho nên, mỗi lần gọi điện thoại về thăm mẹ, tôi đều nhắc nhớ niệm Phật, và mẹ đã làm điều đó một cách tinh tấn. Em gái tôi đã mua băng niệm kinh, mở ra để Mạ đọc theo. Không có Phật Pháp thì chắc chúng tôi chỉ nghĩ được là báo hiếu cho mẹ bằng cách đáp ứng nhu cầu vật chất của đời sống và thuốc men là đủ, mà không biết rằng nhu cầu tâm linh cũng không kém quan trọng, đặc biệt cho đời sống khác trong tương lai của mẹ tôi. Không có Phật Pháp thì dù cho tôi có ý thức rằng ai rồi cũng mất, nhưng đến khi mẹ mất thực sự thì tôi cũng khó tránh được cảm giác thống khổ đi kèm với nỗi bi quan cùng cực về cuộc đời. Nhờ Phật Pháp, khi mẹ tôi mất, dù đau thương tôi vẫn có thể giữ được tâm mình không bị quật ngã bởi cơn đau quằn quại, không bị buộc chặt trong phiền não lâu dài. Nhờ Phật Pháp tôi biết rằng mẹ mất là cơ duyên để quán chiếu sâu hơn, kỹ hơn sự vô thường trong đời sống của chính bản thân mình.
Mất mát nào cũng là sự thiếu vắng, nỗi buồn, niềm đau, huống gì đó lại là mất mẹ! Mùa Vu Lan này, với tôi, chắc câu kinh tiếng mõ và những khóa lễ nơi thiền môn sẽ trở nên thiêng liêng và ý nghĩa hơn bao giờ hết, vì đó là cung bậc tâm linh mầu nhiệm mà những người con như tôi cần có để cầu nguyện và tiễn đưa hương linh của mẹ mình về cõi an lành.
Thành kính tưởng niệm và tri ân công ơn sinh thành dưỡng dục của Cha và Mẹ.


BA CỦA CÁC CON.
Mình nhẹ như hạc giấy
Ba mỏng như sương mai
Hiền từ như cỏ cây
Mong manh như làn gió

Ba là nhánh Mai gầy
Không là Tùng là Bách
Nhưng Ba đem mùa xuân
Cho đàn con hút mật

Chắt chiu mầm nhựa sống
Nuôi đàn con lớn khôn
Thân gầy như củi mục
Suối sông đã cạn nguồn

Thoáng chốc đã tám mươi
Ba ghé cuộc đời này
Rồi lại như sương mai
Tan trong ngày nắng sớm

Có nhiều giòng lệ ứa
Chảy tràn trong chiều nay
Trời cũng tuôn nước mắt
Khóc cùng nhau một ngày

Dù biết rồi sẽ đến.!
Nhưng mãi vẫn ngỡ ngàng
Một ngày Ba phải đi
Trần gian là cõi tạm

Phải đến giờ chia ly
Ba là Ba của con
Của Ký, Hùng, Hiền, Huệ,
Của Thanh Hương, Thanh Thủy

Là Chồng của Mạ hiền,
Hôm nay Vợ tiễn chồng
Có con "Cả" tóc bạc
"ba Con Gái" cùng Cháu

Khóc òa gọi Ba ơi !
Ba đi luôn thật rồi
Ngẩn ngơ giờ chia biệt !
Hạc đã bay về trời

Sương đã khô trên cây
Cánh mai gầy đã rụng
Đời đã về hư không !
Nơi chốn không hận thù

Ở phương trời xa thẳm
Có "hai Con" lạc loài
Khóc Cha xin qùy lạy
Tiễn biệt Ba kính yêu.!


- Ba tôi đã đến “chốn đi về”, vào lúc 9:30 tối ngày 22-3-1994 (11-2 giáp tuất)
- Mạ tôi “Một cỏi đi về“, buổi sáng lúc 11:50 ngày 16-3-2012 (24-2 nhâm thin)
– Ngày lễ Mẹ (mother’s day) 13-5-2012.
– Ngày lễ Cha (father’s day) 17-6-2012.
– Lễ Vu lan năm nay ngày 31-8-2012 (15-7 nhâm thin).
– Lần đầu tiên tôi cài hoa Trắng.

Mỗi người trong chúng ta ai cũng một lần được Cha Mẹ sinh ra và cũng sẽ có một lần mồ côi Cha Mẹ. Đó là điều tất nhiên không ai tránh khỏi…Tôi cũng vậy.
Ngày con ra đi, không lời từ giã…Ngày con chuẩn bị về thăm vào năm 1993 lại không được suôn-sẽ vì không có hộ chiếu. Thế là mãi đến năm 1999 (18/6 - 15/7/99) mới được về, thì Ba tôi đã vĩnh-viễn ra đi năm 1994. Viếng mộ Cha mà lòng con tái tê chua xót


THƯƠNG TIẾC CHA

Như thế là xong một cuộc ĐỜI
Với ba tấc đất phủ Ba TÔI
Cỏ xanh mai mốt phủ đầy kín
Nỗi nhớ rồi đây hẵn sẽ PHÔI
Bởi sống dương trần là tạm gởi
Còn về cực lạc mới tinh KHÔI
Cha nay được Tổ ban phần thưởng
Lên cỏi, con dâng vái lạy THÔI !

Cầu mong Cha được sớm siêu THĂNG
Để hưởng an vui chốn suối VÀNG
Tán tụng muôn đời dày đức độ
Ngợi khen trọn kiếp Đấng toàn NĂNG
Đã đưa, Cha khỏi nơi cay đắng
Sưởi ấm đời Cha hết giá BĂNG
Choáng ngợp thiên thu vùng ánh sáng
Hào quang chiếu tỏa thật vinh QUANG…


MỪNG THƯỢNG THỌ MẠ
Xuân giáp thân 2004

Mẹ gian Khổ, đôi Vai trĩu NẶNG
Suốt cuộc Đời, lo LẮNG tháng NĂM
Tảo Tần, buôn Bán quanh NĂM
Lo Cho, con Trẻ siêng NĂNG học hành

Khi khôn Lớn, đã Thành danh TOẠI
Nhưng mẹ Già chẳng PHẢI nghỉ NGƠI
Tuổi Già, sức Kiệt tàn HƠI
Bây Giờ con Cái lại RƠI vào tù (1975)

Thân già Yếu, mon Men lặn LỘI
Vượt suối Đồi đầu ĐỘI vai MANG
Mãi Đi chân Bước lầm THAN
Nhưng Lòng luôn Nghĩ con ĐANG ở tù (A30)

Gặp con Trẻ, lòng Già quặn THẮT
Thấy con Mà, nước MẮT lưng TRÒNG
Nghẹn Ngào đau Đớn trong LÒNG
Con Ơi ! mẹ Quá đau LÒNG đắng cay

Tù mãn Hạn trở Về đoàn TỤ (1981)
Chưa ấm Lòng quê CŨ rời XA
Tiễn Con đến Chốn quá XA (1992 đi Mỹ)
Ngày Trông Tháng đợi năm QUA mỏi mòn,

Lâm trọng Bệnh Cha Lìa dương THẾ (1994)
Tuổi xế Chiều Mẹ SẼ tựa ĐÂU?
Một Mình cam Chịu chẳng THAN
Tiếc Thương gặm Nhắm mà ĐAU xót lòng

Trời cao Hởi ! thấu Chăng nổi KHỔ
Thương Mẹ Già nay GIỖ mất CON (2002)
Khóc Con lệ Đã cạn MÒN
Mắt Mờ, tai Lãng, xói MÒN ruột gan

Con cầu Nguyện Phật Linh Bồ TÁT
Giúp Mẹ Hiền hồn XÁC bằng AN
Một Đời giữ Đạo thẳng NGAY
Trọng Nhân, Nghĩa Lễ, tâm AN mọi đàng

Không mưu Lợi riêng Mình gieo HẬN
Là tấm Gương cần MẪN suốt ĐỜI
Cháu Con giữ Lấy mà SOI
Lưu Truyền con Cháu đời ĐỜI khắc ghi

Nay con Trẻ suy Cùng xét CẠN
Rõ Mẹ Đây xứng ĐÁNG bậc HIỀN
Đạo Người chữ Hiếu vi TIÊN
Thay Cha trọn Đạo vợ HIỀN đãm đang

NGÀY TẾT XA QUÊ MỪNG TUỔI MẸ.

Ngày tết Đến, Lòng thương nổi NHỚ
Có mứt Trà cho ĐỠ quạnh HIU
Cuối Năm viễn Xứ buồn ThIU
Xa Quê nên Thấy hẩm HIU một mình

Thương Cha Mẹ lòng Buồn ray RỨT
Lễ đầu Năm cầu PHÚC Mẹ CHA
Nén Nhang ba Lạy kính CHA
Bài Thơ con Viết gởi CHA Mẹ hiền

Phúc cao Cả, Mẹ Cha để LẠI
Đức cao Dầy, con CÁI hưởng MAY
Gia Tài sẵn Có lâu NAY
Cháu Con mặc Sức hưởng LÂY suốt đời

Mừng tuổi Mẹ cửu Tuần thượng THỌ
Lộc ươm Đầy dòng HỌ thỏa THÊ
Trĩu Cành Phước Tộc sum SÊ
Đầy Đàn cháu Chắc mãi MÊ thỏa lòng.


- Năm 2005 (2/3 - 27/3/2005) được tin Mẹ nhập viện, vợ chồng con mua vé về gấp, đến phi trường đi thẳng vào bệnh viện thăm, thấy Mạ nằm ở phòng hồi sức, vừa mừng vừa tủi; Mừng vì Mạ, đã qua khỏi bệnh, tủi cho cảnh đơn chiếc, chỉ có anh hai và người giúp việc. Xuất viện, ở với Mẹ được khoảng ba tuần rồi phải ra đi.
Trong những năm về sau, theo lời Mẹ nói vợ chồng anh hai bất hòa, nên anh về ở với Mạ người làm thì khi có khi không rất khó kiếm, nên việc chăm sóc không được chu đáo, cũng như ăn uống không hợp với tuổi già nên dễ bị ngộ độc phải nhập viện năm 2009.
- Năm 2009 lấy phép được một tháng và xin thêm ba tuần không lương (22/9-19/11/2009) để có thời gian ở với Mẹ lâu hơn. Về đến nơi là thẳng vô bệnh viện thăm Mẹ, hiện tại Mẹ đang nằm điều trị tại phòng dành riêng cho người già yếu. Suốt tuần lễ ở bệnh viện thức suốt đêm cứ đi lui tới trong dãy hành lan cho khỏi buồn ngủ, ngoài trời thì mưa dầm suốt ngày đêm.Tiếng rên la kèm theo những cơn ho kéo dài, lâu lâu lại có người gọi cấp cứu, những đêm dài thê lương và buổn thảm quá, chốc chốc lại có những tiếng gíó rít qua mái tôn gây nên cảm giác rợn gáy.! Tôi lấy vội chiếc áo ấm khoát vào và lấy thêm chiếc mến đắp cho Mạ, thấy nhịp thở đều tôi quan sát hồi lâu rồi rón rén đi ra, nhưng giật thót quay lại vì tiếng gọi của người cùng phòng, chú Tư bà Ngoại cháu rên nhức mỏi tay chân, tôi trở lại lấy trong túi xách ống thuốc Bengay đem lại, cháu thoa thuốc và xoa bóp vào chỗ nhức cho bà.
Cũng may có hai anh em thay phiên nhau lo cho Mẹ. Sáng về làm vệ sinh cá nhân xong, dọn dẹp, lau chùi nhà cửa, đi chợ nấu ăn chuẩn bị mang cháo buổi trưa cho Mạ. Nhà cửa sơn quét sạch sẽ ngăn nắp từ trong ra ngoài. Đón Mẹ xuất viện về nhà lần nầy, điều trước tiên là phải có người giúp việc để trực tiếp lo săn sóc cho Mẹ, thứ đến là ăn uống và thuốc men, thức ăn thì phải hợp với sức khoẻ của tuổi già, cần phải xay đê dễ nuốt, vì ống thực quản hẹp và sự co thắt yếu, chuyển sang toàn bộ dược phẩm Đông y cho Mạ dùng.
Trong thời gian ở bệnh viện, Mẹ già đau mà chỉ có hai người con trai lớn tuổi chăm sóc. Những người vào chăm sóc thân nhân ở chung phòng, thấy lạ, có hỏi sao suốt tuần lễ không thấy vợ con, cháu chắt đến thăm, Mạ chỉ trả lời "vợ chồng chú hai bất hoà, còn chú tư ở nước ngoài được tin tui đau, nên mới về". Nghe Mạ nói lòng tôi cảm thấy thật chua xót, cho hoàn cảnh đơn chiếc cúa mẹ con tôi hiện tại.
Những thân nhân chăm sóc người bệnh, thường là con gái hay dâu họ làm vệ sinh cho người nhà rất gọn gàng. Vì thế, khi thấy đàn ông như tôi làm luộm thuộm, nên các chị bảo "để chúng tôi giúp cho anh tư", mỗi lần như vậy thật xúc động với tình Người, tôi cảm ơn và theo dỏi từng động tác, để làm theo thật vén khéo sau nầy. Gặp dịp nầy, tôi cũng nhờ các chị giúp để kiếm người săn sóc Mẹ. Nhờ đó, được giới thiệu một chị ở xã Hoà Bình giúp được khoảng mươi ngày, nhưng cảnh mẹ góa con côi lại sức khỏe yếu nên xin nghỉ…Nhờ cô Lan đưa đi khám Bác sĩ và mua thuốc cho chị về nhà nghỉ ngơi cho sớm khỏe laị…Cũng may thời gian nầy có Lan và hai cháu ở Mỹ về thăm Ngoại, nhờ vậy mà Mạ vui hơn ăn uống được, nói cười vui vẻ.
Bàn lui tính tới, cuối cùng ba anh em chúng tôi phải nhờ Ngân (thứ nhất là N, trước đây đã giúp cho Mệ rồi nên quen việc, thứ hai N là con đỡ đầu của vợ tôi nên có phần tình cảm hơn người ngoài)
Trong thời gian nầy lại có tin dời nghĩa trang, nên anh hai và cô Lan đã thăm dò đất ở cây số 9, nhưng không được. Sau đó Anh hai và tôi lo xong đất ở xã Chư Reng để sang năm 2010 chuẩn bị dời mộ Ôn về đó. Dịp đầu tiên sau mấy mươi năm trở về Huế thăm lại mồ mã bên Nội ở Ngự Bình và bên ngoại ở La Chữ. Sẳn dịp nầy anh hai có khám ở Bệnh viện Huế mới phát hiện ra bệnh ngoài da. Sau hai tuần ở với Mệ, ba mẹ con chuẩn bị về Sài gòn, có anh hai đi chơi …Mạ khóc, nét mặt buồn xo, tôi dỗ dành, Mạ nhìn con như cầu cứu “rứa khi mô con đi?" con còn ở với Mạ lâu lắm, Mạ đừng buồn. Nhưng rồi ngày đó cũng đã đến, sau gần hai tháng cận kề bên Mẹ, miếng ăn viên thuốc, giấc ngủ đều đặn, giờ giấc không sót. Bởi vậy cần phải sắp xếp ngăn nắp các loại thuốc và cách dùng sáng-trưa-tối ….Cho Mạ...


Ước rằng thân được xẽ Đôi
Nữa lo cho Mẹ, nữa Còn vợ Con
Ra đi lòng dạ héo Hon
Mẹ già đơn chiếc thật Lòng không an
Đôi lời, nhắn gởi lại Ngân
Mong con săn sóc ân Cần thường Xuyên
Ngân ơi.! hãy nhớ lời Khuyên !!!
Thương người già yếu mình Ên tội Tình
Việc làm phúc đức của Mình
Ngày sau hưởng phúc tâm Mình an vui...


XUÂN CANH DẦN 2010
- Năm 2010 (25/11/10 – 15/2/11)
Tính toán, sắp xếp việc gia đình ổn định, ngày 25-11-10 (lễ tạ ơn, thanksgiving) con lại về thăm Nội như đã hứa trong ngày ra đi. Phận làm con khó cầm lòng, khi thấy hoàn cảnh quá đơn chiếc và quá tội nghiệp của Đấng sinh thành …Nhất là khi anh hai con laị ngã bệnh nặng…Vì thế Mẹ già nằm một chỗ lại càng cô đơn hơn. Thấy rõ được điều đó, nên Loan nói với con phải cần ở với Nội lâu dài để có thời gian cận kề săn sóc và an ủi trong những ngày cuối đời của Mạ, chứ sợ anh con sẽ ra đi trước. Thế mà đúng vậy, con về được 26 ngày thì anh con mất ngày 21-12-10. Nổi đau buồn đó con vẫn chưa cho Mạ biết vội, mặc dù nằm một chỗ nhưng linh tính báo cho biết có gì khác lạ với ngày thường, nên Mạ hay hỏi sao mấy ngày nay không thấy anh hai đâu hết! Cho nên con vẫn nói xa nói gần nhiều ngày để cho Mệ ổn định, khỏi bị đau buồn quá, ảnh hưởng đến sức khỏe của tuổi già, khi biết rõ anh hai con đã vĩnh viễn ra đi …
Ngày di quan, con đẩy xe lăng mẹ ra trước để tiển đưa người con cả lần cuối …


Nằm một Chỗ, mắt Luôn theo DÕI
Cảnh trong Nhà, Mạ NÓI chẳng YÊN !!!
Hỏi con, đã mấy ngày LIỀN,
Vắng anh! Mạ thấy không YÊN chút nào
Anh tái Khám nên Vào bệnh VIỆN
Kết quả Xong nhập VIỆN luôn MÀ
Cho nên vắng mặt ở NHÀ
Mạ nên! yên trí việc NHÀ có con
Khi ăn Uống Mạ Thường luôn HỎI
Thăm anh Con, có NÓI gì KHÔNG?
Mạ ơi! thật khó trông MONG
Giờ nầy quá yếu khó LÒNG vượt qua
Trước khi Mất không Lần gặp MẶT (2010)
Mẹ đau Buồn, dằn VẶT xót XA
Thương con nước mắt tuôn RA
Nhớ con nên phải trải QUA nỗi buồn.


Sau lần ra đi của Ba con, anh ba và bây giờ anh hai. Mạ buồn nhiều vì phải chứng kiến những người thân lần lượt ra đi. Mỗi lần nhớ Mạ thường hát những bài ca dao ru con ngủ thuở xa xưa...

Mẹ già lút cút lui cui
Mua cua cúng đất, đất xui làm giàu


Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một như đường mía lau
- Mạ chậm nước mắt, rồi tiếp:
Mía lau vừa ngọt vừa bùì
Không dao mà róc không tiền mà mua


Chiều chiều ra đứng ngỏ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chin chiều


Nghe mỗi chữ, mỗi câu mà Mẹ đã từng ru các con. Bây giờ tuổi đã bách niên vẫn còn nhớ, để ru con lần cuối đi vào giấc ngủ bình yên, ở nơi chốn không còn tranh chấp, ganh ghét đố kỵ, hận thù...Tự dưng, lệ trào khoé mắt của đứa con trai út U70 như tôi, lại cảm nhận tha thiết, sâu đậm hơn cả; Tình của Mẹ cho con không giới hạn bới thời gian lẫn không gian, một tình yêu bao la vô cùng tận.

Thời gian Đó, tôi Luôn cạnh MẸ
Mấy tháng Trời qua LẸ như THOI
Ngày về sum họp vợ CON
Nhưng riêng để lại cô ĐƠN Mẹ già

Nên chạnh Thấy lòng Con se THẮT
Bởi Mẹ Già tuổi HẠC đã CAO
Một mình ở lại làm SAO!
Không ai chăm sóc ra VÀO sớm hôm

Một mình Mẹ, luôn Chờ trông NGÓNG
Mong con Về được SỐNG an VUI
Có con, khó tả niềm VUI
Nhìn con mắt Mẹ tươi VUI không rời

Lòng sung Sướng, ôm Ghì thật CHẶT
Đôi bàn Tay nắm CHẶT không BUÔNG
Thiêng liêng tình Mẹ vẫn LUÔN
Làm con xúc động lệ KHÔNG ngăn trào…

Qua khoảnh Khắc, mừng Mừng tủi TỦI
Mẹ ngập Ngừng buồn TỦI hỏi CON
Con về mấy tháng hở CON.?
Mẹ ơi.! ra tết vẫn CÒN dài lâu

Nghe con Nói, Mẹ Mừng ra MẶT
Thấy Mẹ Vui, trông THẬT dễ THƯƠNG
Lòng con quá đổi xót THƯƠNG
Nên con dành hết tình THƯƠNG cho Người.!

Thiếu chăm Sóc, một Mình tủi PHẬN
Kể từ nay, bổn PHẬN của CON
Giờ đây cả Mẹ cùng CON
Mẹ hiền bớt cảnh cô ĐƠN chạnh lòng


XUÂN TÂN MÃO 2011.

- Năm 2011(24/11/11-29/3/12). Ở nhà được 9 tháng, con lại lo thu xếp việc nhà, bàn tính với vợ con, ngày 24 tháng 11 năm 2011 (lễ tạ ơn- thanksgiving) về với Nội
Sống cạnh Mẹ để tiện bề theo dỏi. Tiếng nói nụ cười giấc ngủ đêm thâu...
Cũng như mọi lần, câu hỏi của Mẹ là:
- Con về được bao lâu?
- Dạ, sau Tết
- Mẹ nói, sau tết là mấy tháng? con nói với Mạ là
- Trên 4 tháng (nghe số 4 nhiều hơn 1, 2 và 3) Mẹ xiết đổi vui mừng.

Đấy chính là tâm trạng thật sự của Người đang chịu cô đơn trong một hoàn cảnh quá ư là phủ phàng.! Có tất cả như mọi gia đình, nhưng không được may mắn như họ…Cùng một kiếp người mà hai hoàn cảnh khác nhau xa, Bà ngoại của các cháu cũng nằm một chỗ nhưng luôn luôn có con, dâu, cháu chắc nội ngoại thăm viếng hằng ngày. Nhìn lại Nội của các cháu, lòng con cảm thấy quặn thắt, tim nhói đau và nước tràn ra khoé mắt vào mỗi đêm khi trở mình, nhìn giấc ngủ Mẹ tôi chìm sâu trong đêm trường tĩnh mịch. Hình ảnh và tình thương bất diệt của mẹ vẫn sống mãi trong lòng người con. Mối tình nào rồi cũng phai mờ trong tim ta, nhưng tình mẹ thì không thể quên được. Tình mẹ đã có trong ta từ thuở tượng hình, đến với ta qua hơi ấm thịt da, qua bàn tay trìu mến, qua dòng sữa bổ dưỡng, qua giọng ru ngọt ngào. Người Việt Nam chúng ta dù gặp phải cảnh ngộ nào, dù ở bất cứ nơi đâu trên mặt địa cầu, cũng luôn thiết tha với đạo lý, với truyền thống tốt đẹp về đạo hiếu. Lòng hiếu đó là lòng Phật. Hạnh hiếu đó là hạnh Phật... Người Phật tử đã thương nhớ, nghĩ và viết về mẹ: "Ta còn có mẹ, mẹ hát đưa ta, tiếng hát xa xưa buồn quá đỗi, nhà ai giã gạo trưa hè. Mẹ hát à ơi! Võng rời kẽo kẹt, da trời xanh ngắt. Người đâu có biết, mẹ bồng ta cả tuổi ban đầu. Câu hát ngày xưa chín vàng chín đỏ. Ba mươi tuổi đời lăn lóc đong đưa. Ba mươi tuổi đầu mẹ còn coi nhỏ, đưa từng trái bắp củ khoai. Ngày đó ta về mẹ còn vuốt tóc...Người biết không ta khóc ròng". Mẹ ơi, dù tháng năm có theo mùa trôi đi, dù đang sống cuộc đời ly hương viễn xứ, tiếng hát ru của mẹ thuở nào vẫn còn đọng mãi trong lòng con với bao kỷ niệm của tuổi ấu thơ, kỷ niệm về một hình ảnh thiêng liêng tuyệt vời nhất: Mẹ của tôi.


Mọi người hãy mở lòng ra
Để cho tình cảm của ta thấm vào
Vì rằng cuộc sống lúc nào
Vẫn còn Ruột thịt, máu đào bên nhau

Cuộc đời lắm khúc bể dâu
Làm người ta phải cùng nhau thật thà
Cho khi tuổi đã về già
Lòng ta mới nghĩ, hóa ra muộn màng

Mẹ Cha, tình cảm nồng nàn
Sáng thăm tối viếng muôn vàn yêu thương
Đi đâu bỏ Mẹ thảm thương
Miếng cơm, nước uống sao thương thế nầy

Mẹ tôi bụng đói thân gầy
Sao anh vui thú mâm đầy cỗ cao
Mẹ tôi như tép lao xao
Sao chị lấp lánh như sao trên trời

Mẹ tôi quần quật một đời
Sao anh ngoảnh mặt anh cười cợt hoa
Mẹ tôi đau ốm tuổi già
Sao chị đành nở tránh xa mẹ chồng

Mẹ cha bổn phận vợ chồng
Chồng săn vợ sóc đôi công vẹn toàn
Mẹ Cha ta phải chu toàn
Làm con bất hiếu, trần gian đoạ đày

Mẹ còn chẳng biết là may
Mẹ mất mới tiếc những ngày đã qua
Mẹ còn là cả trời hoa
Cha còn là cả một tòa kim cương

Cha Mẹ như ánh hướng dương
Dịu dàng soi tỏ bước đường cho ta
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ Cha kính Mẹ gọi là đi tu …


Đúng vậy, nếu chúng ta nhận thức đúng đắn, dù tu hành bất cứ một Đạo nào…thì điều trước tiên là phải hiểu biết rõ ràng về ĐẠO LÀM NGƯỜI, vì nó Hiện Hữu trước Mỗi, Một con người trong cuộc sống. Vậy thì, tôn giáo cũng chỉ là Phương tiện để làm thăng hoa cuộc sống về mặt Tâm linh, chứ không phải là Cứu cánh cho cuộc sống Tâm linh. Hay nói một cách khác hơn Phương tiện chỉ đóng vai trò Bổ sung cho Cứu cánh mà thôi …
Cũng vậy, Tiền là Phương tiện để làm Giàu cho cuộc sống về mặt Vật chất chứ không phải là Cứu cánh cho Cuộc đời. Vì thế, nếu coi đồng tiền là cứu cánh trong đời sống nên bất chấp mọi thủ đoạn gian manh nhất để chiếm đoạt hay sở hữu chúng, thì vô hình chung ta đã làm tổn thương về mặt Tâm linh đối với tín ngưỡng mà ta đang theo đuổi…Ngược lại nếu cho Tôn giáo là Cứu cánh của Cuộc sống thì chúng đã đi xa với thực tế, và đôi khi trở thành Cực đoan ngay chính với bản thân và tất cả mọi người chung quanh.
Nói tóm lại, là phải dung hòa cả hai mặt tâm linh và đời sống của mỗi một con người trong cách nhìn Tương đối thay vì Tuyệt đối.
Bởi vì, người có Đức mà không Trí (tài) trở thành ông Bụt, hay có Tài mà không Đức thì rất nguy hiểm, có thể trở thành kẻ sát nhân


Người đời lắm kẻ nói hay
Nhưng người làm đúng làm ngay khó tìm
Đọc kinh mắt nhắm lim dim
Nhưng lòng toan tính gút ghim hại người
Tâm xà khẩu Phật loại người
Tốt nhất nên tránh, kẻo người hại ta


Suy nghĩ và hành động sẽ tạo ra một vấn đề tốt-xấu, đúng-sai, phải-trái.v.v…Vì sự suy nghĩ dựa vào cái Tâm (đức) và cái Trí (tài) của mỗi con người mà đưa đến kết quả của hành động đó….Chiếc áo Cà sa hay áo chùng Màu đen không nói lên được sự chân tu của một cá nhân người đó, mà phải dựa vào "Tài đức, Trí tuệ" cũng như "Tri Hành hợp nhất" để hội đủ điều kiện ắt có và đủ cho một tu sĩ lãnh đạo về tôn giáo. Ngoài ra còn Đạo làm Người mà "Tứ thư, Ngủ kinh" đã dạy như: “Tam cương, Ngủ thường“ hay “Tam tòng, Tứ đức“.v.v…Cũng đóng một vai trò tối quan trọng trong đời sống của mỗi một con người chúng ta, sau khi đã gạn lọc; Vẫn còn giá trị như:

NHÂN tâm ở tại con NGƯỜI.
NGHĨA đạo luôn phải trọn ĐỜI với NHAU
LỄ lạc luôn giữ cùng NHAU
TRÍ tuệ sang suốt dồi TRAU giúp ĐỜI
TÍN hành xử sự giữ LỜI
Ngủ Thường xin nhớ là NƠI giữ mình

Ăn chay niệm Phật hãm mình
Thiền môn sớm viếng tâm mình sáng tinh
Nhớ lời Phật dạy chúng sinh
Từ bi, Hỷ xã cho mình thảnh thơi
Cầu kinh xin Chúa nhậm lời
Lễ lạc sốt sắn người đời chớ quên
Nhìn người gẫm lại đôi bên
Gắng công tu sửa đáp đền Mẹ Cha

Quì xin Phật Tổ chứng minh
Mong Ngải khai mở tâm tình xót thương
Mạ con già yếu đáng thương
Sớm trưa chiều tối, thảm thương một mình
Lạy Cha, Thần Thánh anh minh
Xin Người ghé mắt ban tình bằng yên
Mẹ con nay đã bách niên
Không người thân thuộc cận bên sớm chiều


TỪ BI-HỶ XÃ AI ƠI.!
CÔNG BẰNG-BÁC AÍ ĐIỀU RĂN GIÚP ĐỜI


HỶ, NỘ, AI, LẠC, ÁI, Ố, DỤC

MỪNG vì được, sống cạnh bên Người
GIẬN trái ngang, nhiều cảnh lắm lời
BUỒN kiếp người sinh ly tử biệt
VUI phù du thế tục trên đời
THƯƠNG người phận bạc hoa trôi dạt
GHÉT thế tục gian dối chót môi
HAM lợi danh tham bả vật chất
MUỐN ôm về một mối riêng thôi.


Sáng trưa chiều tối cận kề, Vui chơi cùng Mẹ, thỏa lòng nhớ́ mong …
Mỗi buổi sáng khoản từ 8 đến 9 giờ, cho Mệ thức dậy, chào Mạ buổi sáng, Mệ đưa tay chào, mắt mở lớn, miệng cười hồn nhiên như em bé. Hình ảnh đó, người làm con như tôi đây không bao giờ quên được. Mỗi lần nhớ đến Mẹ là hình ảnh Vui tươi sống động đó lại hiện về trong trí tôi như một sức sống trổi dậy ở người Mẹ đáng yêu của tôi. Ngồi xe lăn đưa tay lên chào rồi bắt tay tôi còn thêm kiểu lắc mạnh tay miệng lại cười toe toét, mắt mở tròn xoe. Một hình ảnh mà tôi cho là tuyệt vời, vì sự yêu đời, đầy sức sống và thật linh động của một Người Mẹ đáng thương trong hoàn cảnh QUÁ CÔ ĐƠN được hóa thân thành một người sung sướng, hạnh phúc nhất trên đời nầy, khi có đứa con máu mũ bằng xương bằng thịt về thăm, và đang cận kề chăm sóc. Điều đó chỉ Mạ và con là người đã và đang sống trong hoàn cảnh BI THƯƠNG đó mới nhận chân được giá trị đích thực của TÌNH THƯƠNG YÊU là gì?
Hằng ngày làm vệ sinh, tắm rửa xong lau thật khô, nằm xức thuốc, đánh dầu xanh, thoa lotion, phấn bột khỏi khô da, mặc tả, áo quần, nhỏ mắt, ngồi xe ăn sáng xong uống thuốc…


Phân chia thuốc uống hằng ngày
Mới mong níu kéo tháng ngày Mẹ tôi
LUNG CARE ấm phổi được thôi
Để cho đàm hạ, trở trời nắng mưa
BH CARE mỡ xấu ngăn ngừa
Để cho, mạch máu, chuyển đưa, dễ dàng
Nhịp tim không đập vội vàng
Khỏi sinh chứng bịnh đau ngang đỉnh đầu
Mỗi ngày NHỎ MẮT ba lần
Uống thêm BỔ MẮT một ngày ba viên
Kèm theo DẦU CÁ hai viên
Làm cho mắt Mẹ sáng lên thật rồi
Mí mắt co dãn đàn hồi
Không như còn trẻ như hồi tuổi thơ
Thế mà khi khách đến chơi
Hay ai thăm hỏi, mở to mắt liền
Mẹ nhìn một thoáng hỏi liền
Có phải chị Bốn ở bên đường luồng
Trí óc minh mẫn nhớ luôn
Chuyện xưa tích cũ Mạ luôn nằm lòng
Mỗi lần vui kể lòng vòng
Kề tai, tôi nói viễn vông đất trời
Mẹ cười khoái chí quá trời
Nên tôi thoải mái vui chơi với Người
Mẹ già, con đã bảy mươi
Với hai thế hệ sắp rời xa nhau
Về già trở lại lúc đầu
Hồn nhiên như thuở ban đầu tuổi thơ
Cho ăn bú sửa đã no
Xong rồi Mạ nói, con cho vài đồng
Làm chi, mà chỉ vài đồng
Mạ đi Bác sĩ để còn bắt sâu
Bắt sâu Mạ nói ở đâu?
Ngo ngoe trong mũi đã lâu rất nhiều
Thế rồi, con sẽ trị liền
Cô Vân THUỐC NGHỆ nhỏ liền một khi
LINH CHI nấm bổ tức thì
Cần cho Mẹ uống mỗi ngày hai viên
Lại thêm ONG CHÚA ba viên
Tạo thêm sức khỏe bách niên tuổi già
Thuốc dùng Mạ bảo nôm na
Sáng trưa chiều tối nhớ ba bốn lần
Sáu viên buổi sáng một lần
Bốn viên cho uống sau lần ăn trưa
Sáu viên buổi tối nhớ chưa!
Mẹ thường nhắc nhở làm chưa mỗi ngày!


Có những lúc chưa cho uống thuốc, Mạ phải nhắc cho Mạ uống thuốc "hoặc thường sáu viên nhưng mới cho bốn, Mạ lại bảo "còn hai viên nữa“.

Mạ ơi ! con thật sai rồi
Quả là bê bối lôi thôi quá chừng
Mẹ cười con thấy vui mừng
Nhưng còn xấu hổ thẹn thùng về sau
Từ đây hứa mãi dài lâu
Cố gắng giữ đúng trước sau mỗi ngày
Không kêu, ăn trể trong ngày
Trái lại quên thuốc hằng ngày không xong


NĂM NHÂM THÌN 2012

Mỗi ngày như mọi ngày. Sáng trưa chiều tối; một Mẹ một con…Mẹ đã già, con trẻ cũng đến lúc già, hủ hỉ bên nhau, cho đến những ngày, khoảng đầu tháng 2 âm lịch (cuối tháng 2 dương lịch) Mạ thường hay nằm thấy có vàng dưới giếng và bảo kêu cháu Tiến xuống giếng lấy vàng lên rồi chia cho các cháu, nhớ để lại cho Mệ một ít đi Bác sĩ. Cho đến ba ngày sau cùng 13,14,và 15 tháng 3 năm 2012. Đã thấy Mạ bắt đầu ăn ít…đến ngày 15 và 16 lại cũng uống sữa ít dần… Không tắm mà chỉ lau nước ấm tại giường cho Mệ, thường thì ban đêm uống một bình sữa không đủ phải pha thêm…Nhưng tối 15 cho Mệ bú nhưng chỉ nút một ít thôi. Sáng 16 dậy cũng lau sạch sẽ thay tả, áo quần và cho Mệ uống sữa. Thấy Mệ yếu dần qua hơi thở con và cháu Ngân thăm chừng nghe ngóng, hết rờ ngực lại đến mũi, rờ chân tay còn ấm. Có nhờ Bác sĩ nhưng không thấy, chạy lên nhà nhưng đi họp chưa về…Lúc 11:00 trưa Mẹ yếu dần thấy rõ cho đến khi thở hắt hơi ra, đúng 11:50 sáng ngày 16 tháng 3 năm 2012 (24-2 năm nhâm thin) Mạ đã ra đi một cách nhẹ nhàng trong tay con và cháu Ngân.


NGÀY TÔI MẤT MẸ

Hôm nay mất Mẹ thật rồi.!
Tìm đâu ra được Mẹ tôi trên đời…
Từ nay ở lại cuộc đời
Chỉ còn ký ức những lời Mẹ Cha
Đôi điều nhắn gởi bạn ta.!
Nếu còn Cha Mẹ phận ta báo đền
Cha còn…khuyên bảo nhiều điều
Mẹ còn…sưởi ấm lắm điều thiết thân.


Ngày tôi mất Mẹ, nổi đau buồn cùng cực đến tâm can.Tôi đứng sững như trời trồng bên Mẹ, muốn khóc oà cho thật lớn và kêu to. Ông trời hởi! Sao nở đành chia cắt Tình Mẫu Tử còn sót lại của riêng tôi. Nhưng! Ai chết đó lặng thinh và câm nín…Lòng tôi lại quặn thắt từng cơn, nhưng tự nhủ, không! không phải Mẹ tôi đâu? Mẹ tôi vẫn sống mãi trong tôi và cùng với tôi đi suốt chặng đường còn lại, cùng Mẹ già chia xẻ những buồn vui…Tôi đứng yên bất động ở một góc phòng, nhìn mọi người tẩn liệm hình hài Mẹ tôi, mà lòng se lại, nổi buồn đau dâng tràn với cỏi lòng trống vắng, mất mát, hụt hẫng…Nhập quan nhưng chưa đậy nắp quan, chờ hai ngày vợ chồng cô em ở California về nhìn mặt Mạ lần cuối…
Ngày di quan (27 tháng 2 năm nhâm thin) Ôm Di Ảnh Mạ, tiễn Mạ đến "Một cõi đi về" qua câu thơ của Huy Cận.

..."Ai đi đưa, xin đưa đến tận nơi
Chớ quay lại giữa đường mà lắm tủi
Người đã chết một vài ba đầu cúi
Dăm bảy lòng thương xót đến bên mồ" …


Trong lúc làm lễ Hạ quan, đầu óc tôi bần thần như người say nắng…ai bảo sao thì làm vậy, tôi không biết mình đang nghĩ...và đang làm gì…???
Tôi chỉ cảm thấy lòng đau ngút ngàn và mãi mãi từ nay không còn được thấy lại Mạ tôi nữa rồi !!!


Đầu bịt khăn tang trắng
Bầu trời mây trắng bay
Lòng tôi se thắt lại
Buổi chiều gió heo may
Tâm hồn con tê tái
Núi rừng thật âm u
Vĩnh biệt cùng Cha Mẹ
Quay về cảnh nhớ nhung.


NĂM QUÍ TỴ 2013
Nhân ngày giỗ đầy năm (24-1năm qúy tỵ,không tính tháng nhuận của năm nhâm thin)

Con kính dâng Mạ...
Cảm Tác "LÒNG MẸ"


Một bát cơm đầy nặng ước mong
Cúng dường hạt Ngọc mới yên lòng
Của tình con nặng trong tha thiết
Ơn nghĩa sinh thành, chữa trả xong!
Dẫu viết thành văn trăm quyển sách
Công lao của Mẹ đủ hay không?
Thay cơm khoai sắn cạn bầu sữa
Mớm cháo con ăn, hủ gạo không


Năm canh thao thức mí quầng thâm
Ngày nắng phơi thân mặt trán nhăn
Chữ Hiếu cả đời chưa trả được
Nặng lòng Tôn kính suốt ngàn năm
Dưỡng nuôi giáo dục công cha mẹ
Con trẻ trưởng thành theo tháng năm
Cuộc sống nối đuôi nhiều thế hệ
Ông bà cha mẹ phải luôn thăm


Con đã từng một thời được yêu thương chở che, đã từng một thời được mẹ dìu dắt những bước đi chập chững đầu tiên, từng được bao lần sà vào lòng mẹ để mẹ truyền cho hơi ấm nồng nàn của con tim đầy cao cả.

Dẫu ngàn trang giấy viết thành văn
Ấm áp ý thơ chẳng cách ngăn
Khó tả công lao Cha Mẹ tạo
Trải qua năm tháng đã qua dần
Chăm lo con trẻ từng hơi thở
Trái gió trở trời sợ ốm đau
Chợt giấc hằng đêm con trẻ ngủ
Hồn nhiên say giấc tựa thiên thần


Rồi tháng ngày qua con lớn khôn
Mẹ Cha vui sướng cả tâm hồn
Cho con ăn học nên danh phận
Khỏi khổ bản thân đở nhọc công
Dòng tộc gia đình vui mãn nguyện
Xứng đôi gia thất thỏa cầu mong
Dâu hiền rể thảo nên duyên nợ
Cháu chắt gái trai trọn ước mong


Nuôi con buôn tảo bán tần
Chỉ mong con lớn nên thân với đời
Những khi trái gió trở trời
Con đau là Mẹ đứng ngồi không yên
Trọn đời vất vả triền miên
Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con
Cuối năm lo Tết các con
May quần áo mới cho con vui mừng
Tối hôm thích mặc quá chừng
Thọc tay vào túi vui mừng săm soi
Cuối cùng Cha bảo con ơi.!
Cởi ra sáng mặc đi chơi bạn bè
Cuối năm, ngày Tết sắp về
Mẹ mua Guốc mới đem về cho con
Mang vào đếm bước oai phong
Đợi ngày mồng một sẽ dong ra đường


KÍNH LOAN
(Thương Cha...Nhớ Mẹ...Buồn cho Anh...)

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

VU LAN NHỚ MẸ.!


Hình ảnh có liên quan

Tháng Tám dương lịch năm nay cũng là tháng Bảy âm lịch với ngày lễ hội Vu Lan được tổ chức trọng thể ở các Chùa để tưởng nhớ công ơn ông bà cha mẹ hiện tiền và cầu siêu cho ông bà cha mẹ đã qua đời.
Năm nào cũng vậy, cứ đến Ngày Vu Lan là có nhiều ngấn lệ tuôn trào, vài giọt nước mắt chảy dài trên má của những người con xa xứ đã mất mẹ hoặc cha hay mất cả hai đấng sinh thành.
Hình như khi cha mẹ còn sống, tình thương yêu cha mẹ không được con cái tỏ bày tha thiết như khi cha mẹ đã mất. Điều đó có cả trăm nghìn lý do để viện dẫn cho sự thiếu sót này: bận lo gia đình riêng, bận lo công danh sự nghiệp, bận lo việc nước non, bận lo việc học hành v..v…Thậm chí quên đi cả bổn phận làm Dâu Con khi cha mẹ còn tại thế hay đã quá vãng...Lý do nào cũng đều cho là chính đáng để biện minh cho sự thiếu sót này. Với việc làm thiếu sót đó, chính là gương xấu mà cháu chắt sau nầy phạm phải là điều không thể nào tránh khỏi.
Từ thực tế cuộc sống và xã hội đã cho thấy: Phàm là người trên, người có vai vế là trụ cột gia đình mà ăn ở không chính trực hoặc phẫm chất đạo đức suy đồi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con cháu, đến mọi người trong nhà.

“Bởi trên ở chẳng chính ngôi
Cho nên kẻ dưới chúng tôi hỗn hào”

Thành ngữ Việt Nam có câu:
“Dột từ nóc dột xuống”
- Người trên mà không mẫu mực làm gương thì lớp dưới coi thường, khuôn phép gia phong không nghiêm thì luân thường đạo lý mai một…"Thượng bất Chính, Hạ tắc Loạn"
- Dù trong thời đại nào, câu thành ngữ “Thượng bất chính, hạ tắc loạn” vẫn luôn là lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở về sự nghiêm minh của luật lệ Quốc Gia, sự mẫu mực của khuôn phép gia đình, đạo đức, ngôi vị và trọng trách của mỗi con người trong cuộc sống gia đình, trong cộng đồng xã hội…


"NẾU CÓ YÊU TÔI" Lời nhắn nhủ
Nếu tới với tôi thì tới với tôi bây giờ
Đừng đợi ngày mai đến lúc tôi xa người
Đừng đợi ngày mai đến khi tôi phải ra đi
Ôi buồn làm sao nói lời tạ từ
Nếu có bao dung thì hãy bao dung bây giờ
Đừng đợi ngày mai đến lúc tôi xa đời
Đừng đợi ngày mai biết đâu tôi nằm im hơi
Tôi chẳng làm sao tạ lỗi cùng người
Rộn ràng bao nỗi đau
Nghẹn ngào bao nỗi vui
Dịu dàng bao nỗi đau
Nghẹn ngào bao nỗi vui
Có nhớ thương tôi thì đến với tôi bây giờ
Đừng đợi ngày mai lúc mắt tôi khép lại
Đừng đợi ngày mai có khi tôi nằm xuôi tay
Trôi dạt về đâu chốn nào tựa nương
Nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ
Đừng đợi ngày mai đến lúc tôi qua đời
Đừng đợi ngày mai có khi tôi thành mây khói
Cát bụi tìm nhau mà biết tìm người
Rộn ràng bao nỗi đau Nghẹn ngào bao nỗi vui
Dịu dàng bao nỗi đau
Nghẹn ngào bao nỗi vui


"ĐỪNG ĐỂ QUÁ MUỘN" Lời Trách móc
Đợi đến khi cha mẹ mất đi, chúng ta mới biết thương yêu cha mẹ thì đã muộn rồi. Rồi đợi đến ngày giỗ hay ngày lễ Vu Lan, chúng ta lại ngồi bên nhau kể lể tiếc thương, lại mắt hoen lệ đổ khi nghe tụng kinh Vu Lan với lời vàng của Đức Phật nói về công đức của mẹ cha.
Ngày lễ Vu Lan của văn hoá Á Đông là dịp để con cái nhớ ơn, công sinh thành dưõng dục của mẹ cha còn sinh tiền hay đã qua đời.
“Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một như đường mía lau
Chiều chiều ra đứng cửa sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chìu
Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc
Đất nào dốc cho bằng đất Nam Vang
Một tiếng anh than hai hàng lụy nhỏ
Có chút mẹ già biết bỏ cho ai nuôi
Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay mẹ rụng con rày mồ côi
Mồ côi tội lắm ai ơi
Đói no đau ốm ai người lo cho
Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con”
“Lên cao mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ”

– Trong mùa lễ Vu Lan, mọi người thường nhắc nhở Mẹ nhiều hơn Cha, có thể là vì sự tích Mục Kiều Liên cứu mẹ là bà Thanh Đề thoát khỏi địa ngục trong sự giúp đỡ chú nguyện của chư Tăng khiến bà Thanh Đề, một bà mẹ tham ác biết hồi tâm hướng thiện
– Hơn thế nữa, người Mẹ đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời con trẻ, yêu thương dạy dỗ gần gũi với con cháu nhiều hơn người Cha, người Ông nên con cháu thường quý yêu Mẹ, yêu Bà hơn yêu Cha, yêu Ông. Đó là lẽ thường tình thôi...
Từ bao đời nay, người phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với gia đình.
“Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”
- câu tục ngữ này luôn đúng trong mọi thời đại. Dù theo thời gian, những quan niệm về người phụ nữ có nhiều thay đổi, nhưng "đàn bà" vẫn là người "giữ lửa" trong gia đình, vẫn là người có tác động đặc biệt quan trọng đối với mỗi thành viên trong gia đình, nhất là đối với con cái
- Từ xa xưa, việc chăm lo gia đình, nuôi dạy con cái đã là thiên chức của người mẹ. Niềm hạnh phúc vô bờ bến của mỗi người phụ nữ đó là được làm mẹ, được chăm sóc cho những người mình yêu thương. Điều đó không hề thay đổi theo tiến trình văn minh của nhân loại, cũng như trình độ dân trí được nâng cao, hay dù quan niệm của mỗi thời đại có khác nhau đi chăng nữa. Lẽ thường tình, không thể chối cải...Ai đã từng làm mẹ sẽ cảm nhận sâu sắc về tình yêu thương, sự nhọc nhằn, hy sinh, tảo tần nuôi con khôn lớn của người mẹ. Mẹ là người mang nặng đẻ đau và nuôi con khôn lớn nên người. Chín tháng mười ngày nuôi dưỡng cái bào thai, khi con mẹ cất tiếng khóc chào đời, dù đang trong cơn đau đớn nhưng mẹ vẫn mỉm cười hạnh phúc... Nuôi con không quản ngày đêm, mẹ chăm lo cho con từng miếng ăn giấc ngủ. Ôi.! tình Mẹ quả thật Cao Cả Thiêng Liêng, bao la như Đại Dương.
Con mang ơn Cha Mẹ đã tạo nên "thân xác và hình hài" nầy trong suốt 74 năm.! biết bao "thịnh suy, thăng trầm" trong cuộc sống. Giờ đây, đứa trai út ngày xưa nay đã U 80 đang lưu lạc nơi xứ Người thầm khóc vì nhớ thương đến Đậ́ng sinh thành dưỡng dục, hiện ở chốn "Vĩnh Hằng" nơi không có hận thù, tranh chấp...