Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

CẬP NHẬT COVID-19

 

1. (Taiwan new) 21:00 ngày 29- 2- 2020.
- Nhiễm: 85.687; Chết: 2.928


Số trường hợp được xác nhận và tử vong tăng vọt:
- China: Nhiễm 79.257;Chết 2.835; Lành 36.455; Nặng 7.952
- Nam Hàn: Nhiễm 3.150; Chết 17; Lành 24; Nặng 7
- Iran: Nhiễm / 593; Chết / 43; Lành / 73
- Ý: Nhiễm / 889; Chết / 17; Lành / 46; Nặng / 56


2. (worldometers) 18:40 GMT ngày 29- 2- 2020.
- Nhiễm: 86.020; Chết: 2.942; Bình phục: 39.801


Số trường hợp được xác nhận và tử vong tăng vọt:
- China: Nhiễm 79.257; Chết 2.835; L / 39.301; N / 7.664
- Nam Hàn: Nhiễm 3.150; Chết 17; L / 24; N / 10
- Iran: Nhiễm 593; Chết 43; L / 123
- Ý: Nhiễm 1.128; Ch 29; L / 50; N / 105

3. (scmp.com) 11:46 PM ngày 29- 2- 2020.
- Nhiễm 85.955; Chết 2.944; Bình phục 39.335

Số trường hợp được xác nhận và tử vong tăng vọt:
- China: Nhiễm 79.251; Chết 2.835 
- Nam Hàn: Nhiễm 3.150; Ch 17
- Iran: Nhiễm 2.128; Chết 29
- Ý: Nhiễm 593; Chết 43 
COVID-19: "WHO", CÁC CHUYÊN GIA KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC SỰ ĐỒNG THUẬN VỀ CÁCH XÁC ĐỊNH Ổ ĐẠI DỊCH TOÀN CẦU.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hôm thứ Sáu, nguy cơ Covid-19 lan rộng ra toàn cầu là rất cao, nhưng họ đã không tuyên bố đây là đại dịch

Bỏ qua một bên, các chuyên gia nói rằng điều quan trọng nhất là thiết lập một kế hoạch gắn kết để đối phó với dịch bệnh chết người nầy.


Các trường hợp lây nhiễm coronavirus vẫn tiếp tục phát triển trên khắp thế giới, cuộc tranh luận về việc liệu dịch Covid-19 có nên được gọi là đại dịch đang bùng phát hay không.?
Hôm thứ Sáu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết nguy cơ Covid-19 lan rộng ra toàn cầu là rất cao, nhưng họ đã không tuyên bố đây là đại dịch.

Hiện tại, chúng tôi đã tăng mức đánh giá về nguy cơ lây lan và nguy cơ ảnh hưởng của Covid-19 lên rất cao ở cấp độ toàn cầu, Tổng giám đốc của WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong một cuộc họp báo ở Geneva vào thứ Sáu.

Nhưng WHO cho biết chưa đến lúc tuyên bố đại dịch vì họ tin rằng các biện pháp ngăn chặn vẫn có thể có hiệu quả.
Nếu chúng ta nói có một đại dịch coronavirus, thì về cơ bản, chúng ta chấp nhận rằng mọi người trên hành tinh sẽ tiếp xúc với loại virus đó, ông Mike Mike Ryan, giám đốc điều hành của chương trình cấp cứu sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết trong cùng một cuộc họp báo.


Dữ liệu chưa hỗ trợ cho điều đó và Trung Quốc đã chỉ ra rõ ràng rằng, không nhất thiết là phải chấp nhận kết quả của sự kiện này nếu chúng ta có hành động thích ứng, nếu chúng ta di chuyển nhanh chóng, nếu chúng ta làm những việc cần làm thì kết quả sẽ khả quan hơn.

SỐ QUỐC GIA VÀ VÙNG BỊ LÂY NHIỄM COVID-19:

1 Taiwan: Nhiễm 39; Chết 1
2 China: Nhiễm 79.257; Chết 2.835
3 Hong Kong: N / 94; C / 2
4 Macau: N / 10; C / 0
5 Japan: N / 241; C / 5
6 Thailand: N / 43; C / 0
7 South Korea: N / 3.150; C / 17
8 United States: N / 66; C / 0
9 Singapore: N / 98; C / 0
10 Vietnam: N / 16; C / 0
11 France: N / 57; C / 2
12 Nepal: N / 1; C / 0
13 Australia: N / 25; C / 0
14 Malaysia: N / 25; C / 0
15 Canada: N / 16; C / 0
16 Germany: N 79; C / 0
17 Sri Lanka: N / 1; C / 0
18 Cambodia: N / 1; C / 0
19 United Arab Emirates: N / 19; C / 0
20 Finland: N / 3; C / 0
21 Philippines: N / 3; C / 1
22 India: N / 3; C / 0
23 Italy: N / 889; C / 17
24 United Kingdom: N / 20; C / 0
25 Russia: N / 2; C / 0
26 Spain: N / 45; C / 0
27 Sweden: N / 12; C / 0
28 Belgium: N / 1; C / 0
29 Egypt: N / 1; C / 0
30 Iran: N / 593; C / 43
31 Israel: N / 7; C / 0
32 Lebanon: N / 3; C / 0
33 Diamond Princess cruise ship: N / 709; C / 5
34 Bahrain: N / 38; C / 0
35 Kuwait: N / 45; C / 0
36 Afghanistan: N / 1; C / 0
37 Oman: N / 6; C / 0
38 Iraq: N / 8; C / 0
39 Croatia: N / 5; C / 0
40 Austria: N / 6; C / 0
41 Switzerland: N / 15; C / 0
42 Algeria: N / 1; C / 0
43 Brazil: N / 1; C / 0
44 Romania: N / 3; C / 0
45 Norway: N / 7; C / 0
46 North Macedonia: N / 1; C / 0
47 Georgia: N / 2: C / 0
48 Pakistan: N / 2; C / 0
49 Greece: N / 4; C / 0
50 Denmark: N / 2; C / 0
51 Estonia: N / 1; C / 0
52 Netherlands: N / 2; C / 0
53 Nigeria: N / 1; C / 0
54 Lithuania: N / 1; C / 0
55 Belarus: N / 1; C / 0
56 New Zealand: N / 1; C / 0
57 Azerbaijan: N / 1; C / 0
58 San Marino: N / 1; C / 0
59 Mexico: N / 2; C / 0
60 Monaco: N / 1; C / 0

Total: Nhiễm 85.687; Chết: 2.928

Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm thứ Năm đã đưa ra một kế hoạch khẩn cấp, nói rằng nguy cơ xảy ra đại dịch là rất nhiều đối với chúng tôi.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

ĐỜI KHÔNG NHƯ LÀ MƠ

 
Image result for đời không như là mơ

Trong cuộc đời có bao lần vấp ngã, bao lần mắt ướt lệ rơi, bao lần nuốt hận đẳng cay, bao lần than khóc ai oán, bao lần khổ cực trầm luân, bao lần phóng túng niệm suy, bao lần làm ác bất thiện...nhưng chung quy bởi do tâm sinh diệt điều khiển và bị che đậy bởi vô minh, tối ám đi trí huệ sáng tỏ trong tâm, khi mây mờ che phủ không còn ánh sánh của đạo pháp, giác ngộ, an lành, vị tha, của hạnh phúcbình an, để giải thoát trong hiện tại. Nên dùng trí huệ để tu, dùng tâm để hành, giải thoát là ở tại thân, và tất cả mọi sự xảy ra trong đời sống đều do tâm.

Hạnh phúc là cho đi, bình an tới do tâm buông xả, và bình tâm là tĩnh lặng nơi cõi lòng, bình là bên ngoài không động bởi trần cảnh, an là bên trong yên tĩnh cõi tâm. Hãy mỉm cười nhìn cuộc đời dẫu có còn bao nhiêu cay đắng và khổ đau, vì ta còn hiện hữu trong giờ phút này là phút giây hiện tại trân quý của cuộc đời. Mỗi sự sống, mỗi mạng sống đều trân quý, hãy trân quý bản thân cũng như trân quý yêu thương mọi người xung quanh, vạn vật muôn loài. Tình yêu cho đi muôn nơi là sẽ nhận được lại một tâm hồn rộng lớn, và tâm càng rộng lớn thì đạo càng cao cả anh minh. Bình tâm và hãy bình tâm, mỉm cười nhẹ nhìn cuộc đời, và thấy ta chỉ còn là chiếc bóng hư ảo nơi trần thế.

Trong cuộc đời vô thường sớm còn tối mất, không biết khi nào ta sẽ đi, hay đối diện với những bất trắc của cuộc đời như già, bệnh, chết, khổ công danh, buồn tình cảm, thiếu vật chất, sở nguyện không thành, tạo oán nhận khổ, ái biệt ly khổ...đến bởi quy luật nghiệp số, bởi nhân quả nghiệp báo, bởi vận hạn định quy, bởi số mệnh an bài cũng do nhân tạo tác đời trước hay quá khứchiêu cảm hiện tại hung hay lành. Hãy cho đi khi còn có thể, cho đi là cho đi sự an vui, cho đi nụ cười, cho đi sự quan tâm, cho đi sự yêu thương, cho đi sự nhân nghĩa, cho đi sự tâm lành, cho đi niềm ước vọng để cuộc đời thắp sáng sự yêu thươnghạnh phúc, an lành trong cõi đời vô thương của trần thế.

ĐỜI KHÔNG NHƯ LÀ MƠ.!

Ta chẳng phải có quá nhiều định kiến
Vì cuộc đời lắm vai diễn thật hư
Qua thời gian ta mới hiểu từ từ
Đời là thế đâu đẹp như ước mộng

Có lắm lúc lòng nổi trôi trống rỗng
Như cuộc tình phút chốc bỗng rời xa
Dù yêu nhau luôn thắm thiết mặn mà
Khi chấm dứt tình yêu là đau khổ

Sống thực tế sẽ không còn hụt hẫn
Làm cho ta thấy phấn chấn vui hơn
Đời dạy ta nên bỏ bớt giận hờn
Để ánh sáng mở ra trong đêm tối

Hãy sống thật để ngăn điều phạm lỗi
Bởi cuộc đời không thể ví như mơ
Cứ xem ta như là kẻ dại khờ
Mà vui vẻ dệt vần thơ ca ngợi

Con người ai cũng muốn vươn lên, vươn lên đến đỉnh cao như tục ngữ Anh nói :”My place is in the top” : chỗ của tôi phải ở trên chóp đỉnh. Con người phải vươn lên, vươn lên đến chỗ hoàn thiện, không thể sống tầm thường, sống tà tà trên ngọn cỏ, cuộc sống mà triết gia Jean Paul Sartre gọi là “cuộc sống đáng nôn mửa”.

Nhưng con người chúng ta lại không chú trọng tới  sự vươn lên của tinh thần mà chỉ chú trọng tới vật chất nghĩa là phải làm cho mình có một đời sống sung túc. lắm tiền nhiều của, muốn ngồi lên đầu lên cổ thiên hạ.  Thực hiện được điều đó thật là khó, mà nếu không thực hiện được thì lại tỏ ra bất mãn, hờn đời Tâm lý chung của con người là không hài lòng với điều mình đang có mà còn ao ước những cái gì xa hơn ngoài tầm tay của mình. Vì thế, nhà học giả Trung hoa, ông Lâm ngữ Đường trong cuốn Sống đẹp có nói :”Thế giới ngày nay giống như một quán cơm. Ai ăn món nào thì gọi món ấy. Nhưng ai cũng nghĩ rằng món của người bên cạnh gọi thì ngon hơn món của mình”
Bởi vậy, có những lúc ta cứ nhìn vào hạnh phúc của người khác để mà khao khát trong khi chúng ta đâu biết rằng cũng có nhiều người mong ước những gì ta đang có. Thế nên: "Hảy bằng lòng với những gì mà mình đang có, ta sẽ thấy vô cùng hạnh phúc".

Đã có nhiều khi chúng ta tự hỏi rằng, cuộc sống này phải chăng khi sinh ra đã có sự an bài?
Mỗi con người từ khi sinh ra đều có một số phận riêng, mỗi người có một sứ mệnh, có một bổn phận và trách nhiệm không giống nhau. Nhưng dường như lòng tham của con người là một thứ còn sâu hơn đáy biển, nên dường như chưa bao giờ họ bằng lòng với thực tại, bằng lòng với những gì họ đang có và  để rồi lại dè bỉu, hạ thấp những gì đang có trong tay.
Cuộc đời giống như một ván cờ, mà mỗi người có một nước đi riêng. Cũng giống như khi vấp ngã, có người sẽ đứng dậy và cố gắng đi tiếp bằng chính đôi chân của mình trên con đường mà họ chọn lựa, nhưng cũng có những người cứ mãi ngồi đó và phó thác cho số phận vì có thể họ đã quá mệt mỏi, không còn đủ sức để bước đi tiếp…
Trong cuộc sống hằng ngày có biết bao nhiêu cạm bẫy, bao nhiều cám dỗ đời thường, sẽ có những lúc ta cảm thấy áp lực, mệt mỏi… và rồi sẽ tự hỏi rằng tại sao mọi thứ lại không công bằng đến vậy, rồi sau đó là những so sánh với cuộc sống của những người xung quanh… nhưng bạn lại không nhận ra được, mọi sự so sánh vốn dĩ đều là khập khiễng.
Mỗi chúng ta thay vì than phiền, hãy tự bằng lòng với những gì mình có, học cách yêu bản thân mình hơn. Ngã – chắc hẳn sẽ rất đau, nhưng sẽ chẳng ý nghĩa gì khi ta cứ ngồi mãi một chỗ và than trách. Hãy trân trọng những gì mình đang có, vì chỉ khi mất đi cái gì đó mình mới nhận ra nó có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với ta, đừng để khi mất đi rồi mới hối tiếc muộn màng.
Mỗi khi gặp thử thách, khó khăn hay chùn bước… hãy tự an ủi bản thân rằng mình còn may mắn hơn rất nhiều người, có những người họ còn vất vả và khó khăn hơn mà họ vẫn tiếp tục cố gắng, vậy cớ sao mình lại không làm được?
Cuộc sống ngày hôm nay có quá nhiều điều phải lo toan, suy nghĩ, lo lắng và thử thách nên mỗi chúng ta phải tập học cách chấp nhận và bằng lòng với những gì mình đang có.

BẰNG LÒNG VỚI PHẬN SỐ.

Trong mọi người vẫn còn lắm luận suy
Những nhận xét, có phần tuy khác biệt
Tùy góc độ, nên cách nhìn hơn thiệt
Điểm tô son cho trọn nét thương yêu

Sau cuộc chơi lại chìm đắm lặng thinh
Mì̀nh ta giữa với thân hình chao đảo
Nổi cay đắng cỏi ta bà buồn não
Cứ bằng lòng với phận số con người

Khi tàn cuộc ta luôn cười mãn nguyện
Mất hay còn, đi hay đến… tùy duyên
Lấy buồn vui lời thơ quyện ngâm lên
Đừng vướng bận với ưu phiền chợt đến

Thân lữ khách với cuộc sống thầm lặng
Qua bốn mùa, trời mưa nắng chuyển giao
Gió từng cơn thổi giá buốt len vào
Hồn câm nín những lao xao vụn vỡ.

NHỮNG SAI LẦM CỦA HOA KỲ.!


Biển Đông là lợi ích sống còn của Mỹ, rất thiết thân cho Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Biển Đông mà thuộc hoàn toàn vào Trung Cộng hay Biển Đông có chiến tranh, có nổi sóng, thì Mỹ không yên. Cho nên, chúng ta tin vào sự trở lại của nước Mỹ.
Nhưng, ngoài lợi ích mà TC có thể nhượng cho Mỹ, lớn hơn cả Biển Đông, thì vẫn còn ngại một điểm nữa. Tức là người Mỹ, các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách của Mỹ nghiên cứu về TC chưa sâu và chưa thấy hết những âm mưu, thủ đoạn, những sách lược trong chính sách ngoại giao của TC.
Một ví dụ về kinh tế: Khi người Mỹ thấy rằng giá của đồng nhân dân tệ không đúng với thực tế, điều đó rất có lợi chonTC, cứ mỗi lần bị ép, TC chỉ nhích lên, tăng lên một tí. Thế là làm cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ hả hê : À hóa ra Trung Cộng cũng nhượng bộ mình đây. Nhưng thực ra, giá trị vừa rồi họ nâng giá là 0,43%, trong khi đó, ông Obama nói là đồng Nhân dân tệ phải nâng lên 20% thì mới đúng giá trị thực của nó. Hay là khi thặng dư mậu dịch của TC đối với Mỹ quá cao. Mỹ phàn nàn, thì lập tức họ đặt một đơn hàng một vài tỷ đô la về máy bay Boeing thế là Mỹ hài lòng, cho rằng TC nhượng bộ... Nhưng thực tế, TC vẫn giữ phần lợi về họ.

TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ TRUNG CỘNG:

Bây giờ Mỹ rất hối tiêc về sự sai lầm ấy. Và Kissinger phải chịu trách nhiệm rất lớn cho sự sai lầm này cùng những thiệt hại to lớn của nước Mỹ về địa chính trị và chiến lược toàn cầu. Mỹ bừng tỉnh nhưng đã quá muộn! Nhưng dù sao "better late than never:" (thà rằng muộn còn hơn là không bao giờ), Mỹ phải gấp rút xoay trục về Biển Đông. Và khi muốn quay về Biển Đông thì Mỹ rất cần Việt Nam vì đây là "địa điểm chiến lược quan trọng nhất" như Bộ Ngoại Giao đã phân tích ngay từ năm 1950. Một điều chắc chắn: đó là từ nay, sẽ không bao giờ TC bỏ tham vọng đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông, rồi ra khỏi Tây Thái Bình Dương, rồi khỏi các đại dương khác. Cho nên vì quyền lợi an ninh lãnh thổ của chính mình, Mỹ sẽ không bao giờ phạm phải lầm lỗi lần thứ hai là tháo chạy khỏi Biển Đông nữa.
Tại sao TC sẽ không bao giờ ngừng đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông để rút về tới bờ California? Lý do là vì Bắc Kinh đã đặt ra một mục tiêu chiến lược bí mật và quan trọng nhất: Đó là tới năm 2049 khi kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, nước này sẽ thay thế Mỹ để trở thành cường quốc số một trên thế giới. Tác giả nổi tiếng về Trung Quốc, ông Michael Pillsbury đã ra cuốn sách 'The Hundred Year Marathon' (Cuộc chạy đua 100 năm - xuất bản năm 2015) làm thức tỉnh các nhà chiến lược Mỹ. Pillsbury là một chuyên gia về TC đã từng làm việc với tất cả các tổng thống Hoa Kỳ kể từ thời Nixon, và như ông đã viết, "tôi đã có thể có nhiều thông tin của các cơ sở tình báo và quân sự của TC hơn bất kỳ người phương Tây nào khác".Ông viết: "Từ hàng thập niên nay, chính phủ Hoa Kỳ đã quá hào phóng, trao thật nhiều thông tin, công nghệ, bí quyết quân sự, thông tin tình báo và những lời cố vấn về các khía cạnh chuyên môn cho TC. Thật vậy, rất nhiều điều đã được cung cấp và cung cấp quá lâu...không thể có kết toán đầy đủ được về việc này! Và những gì chúng ta đã không đưa cho người Trung Quốc, thì họ đã ăn cắp."

Tất cả chỉ để phục vụ cho tham vọng trở thành siêu cường số một hầu thay thế Mỹ khi TC kỷ niệm 100 năm ngày ông Mao Trạch Đông tiến vào Bắc Kinh. Chỉ còn 29 năm nữa là tới năm 2049 cho nên từ nay Mỹ sẽ phải luôn luôn tập trung vào chiến lược "ngăn chặn lại tham vọng của TC". Vì vậy mới có kế hoạch điều động tới 60% của hải lực Mỹ về Thái Bình Dương vào năm 2020.
Tất cả 14 Tổng thống Mỹ kể từ Harry Truman tới Donald Trump đều muốn duy trì vai trò lãnh đạo số một của nước Mỹ trên thế giới này - một vai trò phát xuất từ sau Thế Chiến 2, nhưng 13 ông trước chỉ nói úp úp mở mở. Tới thời ông Trump - một con người bộc trực , bị coi là đồng bóng - thì ông thẳng thừng đưa ra chính sách "America First" - không chỉ có nghĩa là dành mọi ưu tiên kinh tế, thương mại, nhập cư để phục vụ quyền lợi vật chất của người Mỹ mà nó còn có một ý nghĩa chiến lược sâu xa: ông Trump muốn vãn hồi vai trò lãnh đạo của Mỹ vốn đã phai mờ đi trong thập niên vừa qua. Lập trường này làm cho tất cả các đồng minh đều nhìn vào Trump với con mắt nghi ngờ. Nhưng Washington đồn rằng TC rất e ngại tính "đồng bóng" ấy của Tổng thống Trump, nhất là vì họ biết rằng về hải lực thì TC còn thua Mỹ quá xa về mọi mặt: từ chiến hạm, tầu ngầm, hàng không mẫu hạm tới kinh nghiệm hải chiến, không chiến nên không có đòn bẩy răn đe là bao nhiêu đối với Mỹ.

Khi ông Trump ân cần tiếp đón ông Tập Cận Bình ở Florida ngay từ đầu nhiệm kỳ, và ông Tập nghênh tiếp ông Trump hết sức linh đình ở Bắc Kinh, ngược hẳn với việc đón tiếp cựu Tổng thống Barack Obama đầu tháng 11/2017, dư luận cho rằng Mỹ và TC sẽ tiến lại gần nhau hơn nữa. Nhưng chỉ bốn tháng sau chuyến đi, dư luận đã giật mình khi nghe tin ông Trump thông báo sẽ đánh thuế thép 25% và nhôm 10% - chủ yếu nhắm vào TC vì nước này đã xuyên qua nhiều nước để lợi dụng những kẽ hở của WTO, APEC, NAFTA gián tiếp nhập thép, nhôm vào Mỹ - việc mà ông Trump gọi là "trans-shipment" (thực ra là re-export). Đằng sau lệnh tăng thuế chính là ông Peter Navarro, một ngôi sao đang sáng lên ở Tòa Bạch Ốc. Navarro nổi tiếng về lập trường chống Bắc Kinh. Cuốn sách của ông "Death By China" (Chết bởi tay Trung Cộng) đã giúp vào việc đánh thức nước Mỹ và được ông Trump đặc biệt chú ý. Navarro cáo buộc TC đã "biến thành kẻ sát nhân hiệu quả nhất trên hành hành tinh này." (nguyên văn: "turning into the planet's most efficient assassin"). Navarro đang thuyết phục Trump áp dụng thêm những biện pháp chế tài đối với vi phạm của TC về quyền sở hữu trí tuệ. Rồi tới hai biện pháp khác: ngăn chặn Bắc Kinh ép buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác, và ngăn chặn các công ty quốc doanh TC (doanh nghiệp nhà nước) mua lại các công ty của Hoa Kỳ.
Vậy ta có thể kết luận rằng ít nhất trong Thế kỷ 21 quyền lợi của Mỹ ở Biển Đông đi song hành và trực tiếp với quyền lợi của Việt Nam. Việt Nam là địa điểm chiến lược quan trọng nhất ở Biển Đông, nhưng đồng thời, cái vị thế ấy luôn đặt nước này vào cái thế gọng kìm giữa các cường quốc. Hơn nữa Việt Nam lại nằm sát cạnh TC nên áp lực của TC rất là mạnh mẽ. Vì vậy có lẽ Việt Nam không còn một con đường nào khác ngoài chiến lược cân bằng (đu dây) giữa hai cường quốc để sống còn. Tuy nhiên vì áp lực của TC càng ngày càng gia tăng nhanh - một cách nguy hiểm - cho nên chính cái chiến lược cân bằng lại là lý do thúc đẩy Việt Nam nên gần Mỹ hơn để lấy lại và duy trì thế cân bằng. Những lý do để tin được Hoa Kỳ, vì vậy, có khả năng là quan hệ Việt - Mỹ sẽ sớm tiến tới "đối tác chiến lược toàn diện" - trở thành quan hệ thứ tư sau ba quan hệ Việt - Nga, Việt - Trung và Việt -Ấn. Nếu như vậy thì Việt Nam có cả ba cường quốc: Nga, Ấn và Mỹ để đối đầu với Trung Quốc. Sự lo ngại còn lại của Việt Nam là: Việt Nam Cộng Hòa từng là đồng minh thân thiết như vậy mà còn bị bỏ rơi thì nước Việt Nam XHCN hiện nay làm sao có quan hệ tốt bằng được? Nếu Việt Nam nghiêng về Mỹ thì có chắc chắn không, hay Mỹ Trung lại bắt tay nhau thì Việt Nam lại bị bỏ rơi? Đây là câu hỏi thật chính đáng, nhưng phân tích lịch sử cho kỹ và nhìn vào bối cảnh ngày nay thì thấy Việt Nam không cần phải e ngại. Đó là vì ba lý do:
● Thứ nhất, vấn đề bỏ rơi không đặt ra vì hai hoàn cảnh lịch sử khác hẳn nhau: trước đây, vì vấn đề kinh tế khó khăn (cảnh nghèo sau 10 năm Chiến tranh Đông Dương 1945-1955) VNCH phải lệ thuộc vào Mỹ hầu như hoàn toàn cả về quân sự lẫn kinh tế. Trong thực tế, VNCH trở thành "client state" (quốc gia lệ thuộc) và Mỹ thành "patron state" (quốc gia bảo trợ). VN ngày nay đã hoàn toàn tự lập, còn xuất siêu sang Mỹ tới trên $38 tỷ (2017). Về quân sự thì VN cũng đã có một lực lượng đáng kể và sẵn sàng bỏ tiền ra mua khí giới, kể cả của Mỹ. Trong dịp TT Trump thăm viếng Hà Nội, VN đã đặt $10 tỷ mua hàng của Mỹ
(cán cân thương mại Mỹ - Việt năm 2018 sẽ giảm xuống còn $30 tỷ).
● Thứ hai, chắc chắn rằng Mỹ sẽ không bao giờ yêu cầu VN cho đóng quân hay duy trì căn cứ quân sự lâu dài. Vì vậy Mỹ sẽ không phải đổ máu và tốn kém tiền bạc như trong 'Vietnam War' cho nên dân chúng Mỹ không chống đối, ngược lại còn ủng hộ việc Mỹ nối tay với Việt Nam để chống TC;
● Thứ ba, như đề cập trên đây, ngày trước Mỹ xây tiền đồn chống TC ở Miền Nam vì TC đe dọa quyền lợi an ninh của mình ở Biển Đông. "VÌ VẬY, KHI HÒA HOÃN ĐƯỢC VỚI TRUNG CỘNG THÌ MỸ ĐÃ VẤP PHẢI SAI LẦM" mà tưởng rằng hiểm họa TC đã chấm dứt cho nên rút khỏi Miền Nam và ra khỏi Biển Đông. Bây giờ thì Mỹ hối tiếc vì nhận thức rằng: trong Thế kỷ 21, TC còn đe dọa Mỹ gấp mấy lần như đã đe dọa trong Thế Kỷ 20.

Việc Tổng thống Trump chỉ định Giám đốc CIA Mike Pompeo thay thế Ngoại trưởng Rex Tillerson - theo Jim Cramer từ CNCB bình luận là để gửi một thông điệp gây sửng sốt cho TC: "Các ông là kẻ thù của chúng tôi." Pompeo cho rằng TC là kẻ thù cả về tinh thần lẫn vật chất. Khi Việt - Mỹ đi tới đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam sẽ có nhiều lợi ích vì "toàn diện" bao gồm cả an ninh cả kinh tế. Về an ninh quốc phòng, khi có hàng không mẫu hạm Mỹ ra vào Đà Nẵng và chiến hạm, tàu ngầm Mỹ ra vào Cam Ranh, tất nhiên TC sẽ phải cân nhắc cho thật kỹ khi muốn gây hấn với Việt Nam - thí dụ như khi TC tính toán để gây thảm hại ở Trường Sa lần thứ hai? Dĩ nhiên là về mặt chính sách, Việt Nam cũng phải để cho hàng không mẫu hạm của mọi quốc gia ra vào Đà Nẵng tự do như Mỹ, nhưng trong thực tế, TC chỉ có một con tàu cũ Liêu Ninh - mua lại của Ukraine - thì ra vào để làm gì? Về kinh tế, thì thị trường Mỹ - hiện đã là thị trường để Việt Nam xuất cảng nhiều nhất - sẽ mở rộng ra thêm nữa cho Việt Nam với những lợi ích về đầu tư, kỹ thuật, thông tin, và ưu đãi về thuế nhập cảng, như thép, nhôm - miễn là không phải xuất xứ từ TC. Dĩ nhiên là Mỹ cũng sẽ yêu cầu Việt Nam nhập thêm hàng Mỹ giúp cho cán cân thương mại bớt chênh lệch.
Từ Thế Chiến 2, chưa có nước nào trên thế giới này từ Đức, Pháp, Anh, Ý tới Trung Cộng, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, Thái Lan giàu mạnh lên được mà không nhờ thị trường Mỹ. Mặt khác, qua cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979 và việc TC gây thảm sát trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988, cùng với việc Chủ tịch Mao - người đã cáo buộc "Chủ nghĩa đế quốc Mỹ là kẻ thù hung ác nhất của nhân loại" đã ôm thật chặt Nixon năm 1972, Việt Nam cũng đã thấy rõ ràng rằng TC chẳng có bạn vĩnh cửu, và cũng chẳng có thù vĩnh viễn. Quyền lợi của TC mới là vĩnh viễn và vĩnh cửu.
Cách ứng xử của Việt Nam đang phản ánh sự thay đổi trong nhận thức như thế.


SINH MẠNG LÀ CÁI GIÁ ĐẮT NHẤT:

Đối với người Mỹ, với chúng ta, ai cũng nghĩ sinh mạng là cái giá đắt nhất. Người Mỹ khi hy sinh đến 50 000 ở Việt Nam là thấy ớn rồi. Hơn 10 000 ở Afghanistan là thấy ớn rồi. Nhưng người Trung Cộng thì từ ông Mao Trạch Đông, cho đến ông Đặng Tiểu Bình và cho đến ông Trì Hạo Điền bây giờ, người ta sẵn sàng hy sinh một nửa dân TC. Người ta không sợ. Một nửa dân Trung Quốc thời Mao Trạch Đông là 300 triệu người. Thời ông Đặng Tiểu Bình là 500 triệu người. Thời ông Trì Hạo Điền hiện nay là 700 triệu người. Cho nên người Mỹ đánh giá TC không đúng.
Một số giáo sư rất nổi tiếng ở Mỹ hy vọng rằng với số lượng sinh viên đi học ở Mỹ, ở Tây Âu về thì sẽ cải thiện được tình hình dân chủ ở TC, nhưng hơn 30 năm mở cửa của TC, thì những người tốt nghiệp đầu tiên đã có 25 năm, tức là một phần tư thế kỷ công tác ở TC. Liệu đã có ai vào được Bộ Chính trị (Đảng cộng sản Trung Quốc) trong số những người này chưa? Liệu có ai vào Trung ương chưa? Liệu có ai làm được bộ trưởng chưa? Có thay đổi được không khí dân chủ ở TC hay không?

Người lãnh đạo của TC thì có thể nói là 99,9% trong số họ luôn luôn đại diện cho lợi ích nước lớn. Bây giờ đương là lúc TC dấu mình chờ thời. Họ rút kinh nghiệm cái thời Mỹ và Liên Xô đấu tranh với nhau về hệ tư tưởng, chính trị thì thành phe thành khối, quân sự thì thành Vacxava, thành NATO, v.v... Cứ đối nhau chan chát. Cuối cùng, Liên Xô thua Mỹ. Cho nên bây giờ, họ không dại gì đối đầu trực diện với Mỹ. Những cái nào họ thấy chưa đủ lực, chưa đủ sức, chưa hợp thời cơ để đấu Mỹ thì họ bằng lòng khuất phục, họ cam chịu. Nhưng chắc chắn rằng cái thời kỳ đó không còn dài nữa. Bởi vì ngay trong nội bộ người TC chúng ta đã thấy những khuynh hướng hiếu chiến rất rõ.
Cuốn "Người Trung Cộng có thể nói không", xuất bản cuối thế kỷ trước, và gần đây nhất là cuốn "Người TC không vui" cũng đều cho thấy tư tưởng bá quyền.


27-2-2020

CORONAVIRUS: LÀM THẾ NÀO "WHO" (WORLD HEALTH ORGANIZATION) DẪN ĐẦU CUỘC CHIẾN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI CHỐNG LẠI THÔNG TIN SAI LỆCH.!


CORONAVIRUS:

Giống như một bệnh dịch, một bệnh dịch truyền nhiễm dẫn đến việc phổ biến rộng rãi; nhưng với một cơn sốt thông tin sai lệch với sự thật, xen lẫn với sự đồn đoán và lo lắng được truyền đi khắp thế giới thông qua giao tiếp, có thể được thực hiện bởi internet, máy tính xách tay, không dây, trang mạng, fax và email.v.v...
Để giải quyết vấn đề về coronavirus, tổ chức y tế thế giới đang hợp tác với các công ty truyền thông xã hội như Google và Tencent để chống lại tin đồn và thuyết âm mưu, và bảo đảm thông tin chính xác có sẵn một cách dễ dàng và nổi bật.

Mọi người có nhiệm vụ chia xẻ một cách chính xác.
Kể từ đầu năm, coronavirus mới đã lan rộng khắp thế giới với tốc độ chóng mặt. Làm trầm trọng thêm sự bùng phát là thông tin sai lệch, đang lan truyền trực tuyến nhanh hơn coronavirus trên mặt đất.
Đây là một cuộc tấn công dữ dội, đang cản trở những nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát, lan truyền sự hoảng loạn và hoang mang không cần thiết, và thúc đẩy sự chia rẽ, trong khi sự đoàn kết và hợp tác là chìa khóa để cứu sống và chấm dứt sự khủng hoảng dịch bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và mạng sống con người trên thế giới.
Các lý thuyết âm mưu đen tối đầy rẫy, từ việc tuyên bố virus là một nỗ lực để hủy diệt thế giới, cho đến tuyên bố chiến tranh sinh học (biological warfare). Hay Nga tung tin đằng sau COVID-19 là Hoa Kỳ. Các lý thuyết sai lầm đang lưu hành nhanh chóng trực tuyến ở mọi quốc gia trên thế giới và bằng nhiều ngôn ngữ hơn những nguồn tin chính thức của Liên Hợp Quốc (gồm 6 cơ quan chính là: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế Xã hội, Hội đồng Quản trị, Toà án Quốc tế và Ban Thư ký).
Thách thức này không phải là duy nhất cho cộng đồng y tế. Từ chính trị đến giáo dục, việc truyền bá thông tin sai lệch trên internet là một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta. Trong bối cảnh khẩn cấp y tế công cộng hiện nay, thông tin sai lệch có khả năng cản trở việc kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh, với những hậu quả đe dọa đến tính mạng.
Tuy nhiên, tất cả mọi người, ở Trung Cộng và trên toàn thế giới, xứng đáng được tiếp cận thông tin chính xác về cách bảo vệ bản thân và gia đình của họ khỏi virus coronavirus mới.
Tổ chức Y tế Thế giới đang đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu quan trọng này.Trong khi làm việc với các chính phủ, những nhà nghiên cứu và các nhà khoa học để xác định coronavirus lây lan như thế nào và cách điều trị, WHO cũng đang chiến đấu với tin đồn, âm mưu và thông tin sai lệch.
Là cơ quan y tế quốc tế hàng đầu, WHO xử dụng các nền tảng truyền thông xã hội và website của mình để công bố thông tin y tế công cộng có liên quan trên toàn thế giới.
Các cơ quan truyền thông xã hội đang ở tuyến đầu của thách thức thông tin. Các công ty bao gồm Google, Facebook, Pinterest, TikTok, Tencent và những cơ quan khác hỗ trợ WHO.


"Thật khó để tin rằng chỉ hai tháng trước, dịch bệnh 2019 nCoV
● Đã thu hút sự chú ý của truyền thông, thị trường tài chính và các nhà lãnh đạo chính trị - hoàn toàn xa lạ với "- @ DrTedros
● Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (@WHO) ngày 11 tháng 2 năm 2020


Google đã đưa ra Cảnh báo SOS với WHO, giúp tài liệu về coronavirus để chúng tôi dễ dàng truy cập hơn khi tìm kiếm bằng công cụ Google. Điều này bao gồm các mẹo an toàn, thông tin mới nhất về phản ứng bùng phát, với kỹ thuật và cập nhật Twitter từ WHO.
Các video trên YouTube, thuộc sở hữu của Google, có ý định cung cấp thông tin về coronavirus bằng cách chuyển hướng người dùng đến cổng website của WHO.
Tương tự, nếu cần nhập vào coronavirus, tìm kiếm trên Facebook, hay mọi người trên toàn cầu tìm đến WHO để biết thông tin mới nhất.
Giống như một bệnh dịch, một bệnh dịch truyền nhiễm dẫn đến việc phổ biến rộng rãi; Nhưng với một cơn sốt, thông tin sai lệch của virus, sự thật bị ém nhẹm xen lẫn với sự đồn đoán và lo lắng được truyền đi khắp thế giới thông qua giao tiếp tức thời có thể được thực hiện bởi internet, máy tính xách tay, không dây, trang mạng, fax và email.
Để chiến đấu với phương tiện truyền thông xã hội về bệnh dịch (infodemic) được cung cấp từ những thông tin sai lạc xung quanh vụ bùng nổ coronavirus COVID-19.Tin tức từ trang web Tencent "Theo dõi tình huống dịch bệnh" báo cáo dữ liệu thời gian trung thực từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Cộng và các Ủy ban Y tế thành phố khác nhau trên khắp Trung Cộng.
Đây là một trong nhiều sáng kiến của Tencent, bao gồm "Tencent Health" và "Rumour Filter", giúp người dùng được thông báo và cập nhật về các phát triển mới liên quan đến Coronavirus mới và kiểm tra tin đồn so với sự thật được chia xẻ bởi hơn 170 nguồn thông tin trên khắp Trung Cộng.
Rất tiếc, một số nguồn truyền thông xã hội đã được lưu hành hình ảnh chỉnh sửa về "Theo dõi tình huống dịch bệnh" với thông tin sai lạc mà Tencent chưa bao giờ công bố.
Tencent luôn xử dụng công nghệ thật tốt để đưa tin trung thực; Nhưng lại thất vọng với số hành vi thiếu đạo đức này. Tencent không chấp nhận cho việc phát tán những thông tin không chính xác và tin giả mạo đặc biệt là trong giai đoạn nhạy cảm này.
Tencent có các quyền pháp lý và phương pháp trong vấn đề này và khuyến cáo những người lạm dụng dịch vụ, ngay lập tức ngừng đưa những thông tin sai lạc.
Đối với dữ liệu thời gian thực, Tencent khuyến khích người dùng, truy cập liên kết này (https://news.qq.com/zt2020/page/feiyan.htm) hoặc chương trình "Tencent Health" qua QR Code. * bằng tiếng Trung.

Website Tencent có thể đã vô tình rò rỉ dữ liệu thực về cái chết của virus Vũ Hán.

● Tencent liệt kê ngắn gọn 154.023 ca nhiễm và 24.589 ca tử vong do coronavirus Vũ Hán.

Khi nhiều chuyên gia đặt câu hỏi về tính xác thực của số liệu thống kê của Trung Cộng về sự bùng phát coronavirus của Vũ Hán, Tencent cuối tuần qua dường như vô tình đưa ra những khả năng là số lượng nhiễm trùng và tử vong thực tế - cao hơn nhiều so với số liệu chính thức, nhưng phù hợp với dự đoán từ tạp chí khoa học của Trung Cộng.
Ngay từ ngày 26 tháng 1, cư dân mạng đã báo cáo rằng Tencent, trên trang web của họ có tiêu đề "Theo dõi tình hình dịch bệnh", đã trình bày ngắn gọn dữ liệu về coronavirus mới (2019-nCoV) ở Trung Cộng cao hơn nhiều so với ước tính chính thức, trước khi đột nhiên chuyển sang thấp hơn con số ban đầu.
● Hiroki Lo, một chủ cửa hàng đồ uống ở Đài Loan 38 tuổi, ngày hôm đó đã cho biết rằng Tencent và NetEase đều đăng "số liệu thống kê chưa sửa đổi" trước khi chuyển sang số báo cáo mới đã được điều chỉnh.
● Lo nói với Taiwan News vào ngày 26 tháng 1, anh đã kiểm tra các con số trên cả Tencent và NetEase và thấy chúng "thực sự đáng sợ". Anh ấy nói anh ấy không biết liệu những con số đó có thật hay không, nhưng anh ấy không có nhiều thời gian để nghĩ về nó vì anh ấy quá bậ̣n rộn trong ngày làm việc ở cửa hàng của mình.
● Lo nói rằng anh ta đã không kiểm tra lại các con số cho đến khi anh ta về nhà vào tối hôm đó, thì anh ta bị sốc khi thấy chúng đã giảm đáng kể và "có gì đó không ổn".
● Lo nói rằng anh nhận thấy một nhóm Facebooker Hồng Kông cũng quan sát và thấy sự việc kỳ lạ tương tự của ngày hôm đó.


Vào tối thứ bảy ngày 1-2-2020, trang web Tencent đã cho thấy các trường hợp được xác nhận về virus Vũ Hán ở Trung Cộng:


Biểu đồ ngày 1-2-2020 biểu thị số cao hơn (bên trái), biểu đồ số chính thức (bên phải). (Ảnh Internet)

● Số nhiễm đứng ở mức 154.023, gấp 10 lần con số chính thức vào ngày 2- 2- 2020 là 14.446 người.
● Liệt kê số trường hợp nghi ngờ là 79.808, gấp bốn lần con số chính thức ngày 2- 2- 2020 là 19.545.
● Số ca được chữa khỏi là 269, thấp hơn con số chính thức vào ngày2- 2- 2020 là 351.
● Đáng ngại nhất là số người chết là 24.589, cao hơn rất nhiều so với 304 được liệt kê chính thức vào ngày 2- 2- 2020.


Một lát sau, Tencent cập nhật các con số để phản ánh con số "chính thức" của ngày hôm đó. Cư dân mạng nhận thấy rằng Tencent đã có ít nhất ba lần đăng những con số thật cao, sau đó đã nhanh chóng hạ chúng xuống theo các số liệu thống kê được chính phủ ấn định.
Cư dân mạng cũng nhận thấy rằng mỗi khi màn hình với số lượng lớn xuất hiện, một so sánh với dữ liệu của ngày hôm trước xuất hiện ở trên, điều này cho thấy sự gia tăng "hợp lý", giống như các con số chính thức. Điều này đã khiến một số cư dân mạng suy đoán rằng Tencent có hai bộ dữ liệu là dữ liệu thực và dữ liệu "đã xử lý".
Một số người đang suy đoán rằng một vấn đề mã hóa có thể khiến dữ liệu "nội bộ" thực sự vô tình xuất hiện. Những người khác tin rằng ai đó đằng sau hậu trường đang cố gắng rò rỉ những con số thực.
Tuy nhiên, dữ liệu "nội bộ" do Bắc Kinh nắm giữ có thể không phản ánh đúng mức độ của dịch. Theo nhiều nguồn tin tại Vũ Hán, nhiều bệnh nhân coronavirus không thể điều trị và chết bên ngoài bệnh viện.
Sự thiếu hụt nghiêm trọng các dụng cụ xét nghiệm cũng dẫn đến số trường hợp được chẩn đoán nhiễm virus và tử vong thấp hơn. Ngoài ra, đã có nhiều báo cáo về việc các bác sĩ được lệnh liệt kê các hình thức tử vong khác thay vì bị coronavirus để giữ cho số người chết thấp một cách giả tạo.
Mặc dù một số người đang đưa ra những hình ảnh cho người dùng giả mạo trình duyệt của họ, nhưng 154.023 ca nhiễm vào ngày 1 tháng 2 rất gần với ước tính được dự đoán vào ngày đó bởi một nghiên cứu mô hình khoa học được thực hiện bởi Đại học Hồng Kông (HKU) và được công bố trên Trang web Lancet. Nghiên cứu ước tính số lượng các trường hợp được đưa ra nhiều hơn với tỷ lệ lây lan 2,68 cho mỗi trường hợp, tăng gấp đôi tổng số ca nhiễm sau mỗi 6,4 ngày và các mô hình du lịch đã biết ở Trung Cộng và trên toàn thế giới.

Nghiên cứu cho biết vào ngày 25 tháng 1, có khả năng đã có 75.815 người bị nhiễm coronavirus mới (2019-nCoV) ở Vũ Hán. Con số này cho tháng 1 vượt xa con số 28.000 do chính phủ đưa ra vào ngày 6- 2- 2020.

Theo báo cáo ước tính hơn 75.000 trường hợp vào ngày 25 tháng 1 và bài đăng ngày 1 tháng 2 là bảy ngày sau đó, số trường hợp chỉ riêng ở Vũ Hán, theo mô hình, đã lên tới 150.000, gần với mức tối đa 154.023 được liệt kê cho tất cả Trung Quốc trên trang Tencent. Với gần 12 ngày trôi qua kể từ khi báo cáo được công bố, dự đoán số ca nhiễm trùng ở Vũ Hán hiện có thể ở mức 300.000.

Một hiện tượng kỳ lạ khác mà cư dân mạng đã nhận thấy là tỷ lệ tử vong, vì số người chết của chính phủ thường xuyên duy trì tỷ lệ phần trăm chính xác trong nhiều ngày liên tục. Nhiều người nhận thấy rằng trong những ngày đầu báo cáo, chính phủ đã đưa tỷ lệ tử vong lên 3,1%.

● 22- 1- 2020: 17 người chết / 542 ca nhiễm = 3,1%
● 23- 1- 2020: 26 người chết / 830 ca nhiễm = 3,1%
● 24- 1- 2020: 41 người chết / 1.287 ca nhiễm = 3,1%


Đến cuối tháng 1, chính phủ rõ ràng đã quyết định đặt tỷ lệ tử vong chính thức mới, giữ ở mức 2,1%, kể từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 3 tháng 2 năm 2020.
Tỷ lệ tử vong cho những con số được ghi nhận trên Tencent cao hơn nhiều:


● Ngày 26- 1- 2020, trường hợp tử vong là 2.577 trong số 15.701 ca nhiễm, tỷ lệ tương đương 16%.
● Ngày 1- 2- 2020, trường hợp tử vong là 24.589 trong số 154.023 ca nhiễm, tỷ lệ này cũng lên tới 16%.


Tỷ lệ tử vong được ghi nhận rõ ràng, chính xác 16% cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ ấn định là 3.1% và 2.1% của nhà nước, cũng như cao hơn đáng kể so với SARS ở mức 9,6%, nhưng thấp hơn MERS ở mức 34,5%.

27022020

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

NHỮNG ĐÁNH GIÁ SAI LẦM CỦA MỸ ĐỐI VỚI TRUNG CỘNG



Sự khác biệt giữa người thành công - kẻ thất bại: Phạm sai lầm không đáng sợ, thái độ của mỗi người khi đối diện với sai lầm mới đáng sợ!

Nhận sai cũng không hạ thấp giá trị của một con người. Thừa nhận sai lầm và giải quyết tốt vấn đề gây ra sau khi phạm sai lầm sẽ càng nâng cao đánh giá của người khác về mình.



Sự khác biệt giữa người thành công - kẻ thất bại: Phạm sai lầm không đáng sợ, thái độ của mỗi người khi đối diện với sai lầm mới đáng sợ! - Ảnh 2.

NHỮNG SAI LẦM CỦA HOA KỲ.!

Biển Đông là lợi ích sống còn của Mỹ, rất thiết thân cho Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Biển Đông mà thuộc hoàn toàn vào Trung Cộng hay Biển Đông có chiến tranh, có nổi sóng, thì Mỹ không yên. Cho nên, chúng ta tin vào sự trở lại của nước Mỹ.
Nhưng, ngoài lợi ích mà TC có thể nhượng cho Mỹ, lớn hơn cả Biển Đông, thì vẫn còn ngại một điểm nữa. Tức là người Mỹ, các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách của Mỹ nghiên cứu về TC chưa sâu và chưa thấy hết những âm mưu, thủ đoạn, những sách lược trong chính sách ngoại giao của TC.
Một ví dụ về kinh tế: Khi người Mỹ thấy rằng giá của đồng nhân dân tệ không đúng với thực tế, điều đó rất có lợi chonTC, cứ mỗi lần bị ép, TC chỉ nhích lên, tăng lên một tí. Thế là làm cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ hả hê : À hóa ra Trung Cộng cũng nhượng bộ mình đây. Nhưng thực ra, giá trị vừa rồi họ nâng giá là 0,43%, trong khi đó, ông Obama nói là đồng Nhân dân tệ phải nâng lên 20% thì mới đúng giá trị thực của nó. Hay là khi thặng dư mậu dịch của TC đối với Mỹ quá cao. Mỹ phàn nàn, thì lập tức họ đặt một đơn hàng một vài tỷ đô la về máy bay Boeing thế là Mỹ hài lòng, cho rằng TC nhượng bộ... Nhưng thực tế, TC vẫn giữ phần lợi về họ.

TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ TRUNG CỘNG:

Bây giờ Mỹ rất hối tiêc về sự sai lầm ấy. Và Kissinger phải chịu trách nhiệm rất lớn cho sự sai lầm này cùng những thiệt hại to lớn của nước Mỹ về địa chính trị và chiến lược toàn cầu. Mỹ bừng tỉnh nhưng đã quá muộn! Nhưng dù sao "better late than never:" (thà rằng muộn còn hơn là không bao giờ), Mỹ phải gấp rút xoay trục về Biển Đông. Và khi muốn quay về Biển Đông thì Mỹ rất cần Việt Nam vì đây là "địa điểm chiến lược quan trọng nhất" như Bộ Ngoại Giao đã phân tích ngay từ năm 1950. Một điều chắc chắn: đó là từ nay, sẽ không bao giờ TC bỏ tham vọng đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông, rồi ra khỏi Tây Thái Bình Dương, rồi khỏi các đại dương khác. Cho nên vì quyền lợi an ninh lãnh thổ của chính mình, Mỹ sẽ không bao giờ phạm phải lầm lỗi lần thứ hai là tháo chạy khỏi Biển Đông nữa.
Tại sao TC sẽ không bao giờ ngừng đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông để rút về tới bờ California? Lý do là vì Bắc Kinh đã đặt ra một mục tiêu chiến lược bí mật và quan trọng nhất: Đó là tới năm 2049 khi kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, nước này sẽ thay thế Mỹ để trở thành cường quốc số một trên thế giới. Tác giả nổi tiếng về Trung Quốc, ông Michael Pillsbury đã ra cuốn sách 'The Hundred Year Marathon' (Cuộc chạy đua 100 năm - xuất bản năm 2015) làm thức tỉnh các nhà chiến lược Mỹ. Pillsbury là một chuyên gia về TC đã từng làm việc với tất cả các tổng thống Hoa Kỳ kể từ thời Nixon, và như ông đã viết, "tôi đã có thể có nhiều thông tin của các cơ sở tình báo và quân sự của TC hơn bất kỳ người phương Tây nào khác".Ông viết: "Từ hàng thập niên nay, chính phủ Hoa Kỳ đã quá hào phóng, trao thật nhiều thông tin, công nghệ, bí quyết quân sự, thông tin tình báo và những lời cố vấn về các khía cạnh chuyên môn cho TC. Thật vậy, rất nhiều điều đã được cung cấp và cung cấp quá lâu...không thể có kết toán đầy đủ được về việc này! Và những gì chúng ta đã không đưa cho người Trung Quốc, thì họ đã ăn cắp."

Tất cả chỉ để phục vụ cho tham vọng trở thành siêu cường số một hầu thay thế Mỹ khi TC kỷ niệm 100 năm ngày ông Mao Trạch Đông tiến vào Bắc Kinh. Chỉ còn 29 năm nữa là tới năm 2049 cho nên từ nay Mỹ sẽ phải luôn luôn tập trung vào chiến lược "ngăn chặn lại tham vọng của TC". Vì vậy mới có kế hoạch điều động tới 60% của hải lực Mỹ về Thái Bình Dương vào năm 2020.
Tất cả 14 Tổng thống Mỹ kể từ Harry Truman tới Donald Trump đều muốn duy trì vai trò lãnh đạo số một của nước Mỹ trên thế giới này - một vai trò phát xuất từ sau Thế Chiến 2, nhưng 13 ông trước chỉ nói úp úp mở mở. Tới thời ông Trump - một con người bộc trực , bị coi là đồng bóng - thì ông thẳng thừng đưa ra chính sách "America First" - không chỉ có nghĩa là dành mọi ưu tiên kinh tế, thương mại, nhập cư để phục vụ quyền lợi vật chất của người Mỹ mà nó còn có một ý nghĩa chiến lược sâu xa: ông Trump muốn vãn hồi vai trò lãnh đạo của Mỹ vốn đã phai mờ đi trong thập niên vừa qua. Lập trường này làm cho tất cả các đồng minh đều nhìn vào Trump với con mắt nghi ngờ. Nhưng Washington đồn rằng TC rất e ngại tính "đồng bóng" ấy của Tổng thống Trump, nhất là vì họ biết rằng về hải lực thì TC còn thua Mỹ quá xa về mọi mặt: từ chiến hạm, tầu ngầm, hàng không mẫu hạm tới kinh nghiệm hải chiến, không chiến nên không có đòn bẩy răn đe là bao nhiêu đối với Mỹ.

Khi ông Trump ân cần tiếp đón ông Tập Cận Bình ở Florida ngay từ đầu nhiệm kỳ, và ông Tập nghênh tiếp ông Trump hết sức linh đình ở Bắc Kinh, ngược hẳn với việc đón tiếp cựu Tổng thống Barack Obama đầu tháng 11/2017, dư luận cho rằng Mỹ và TC sẽ tiến lại gần nhau hơn nữa. Nhưng chỉ bốn tháng sau chuyến đi, dư luận đã giật mình khi nghe tin ông Trump thông báo sẽ đánh thuế thép 25% và nhôm 10% - chủ yếu nhắm vào TC vì nước này đã xuyên qua nhiều nước để lợi dụng những kẽ hở của WTO, APEC, NAFTA gián tiếp nhập thép, nhôm vào Mỹ - việc mà ông Trump gọi là "trans-shipment" (thực ra là re-export). Đằng sau lệnh tăng thuế chính là ông Peter Navarro, một ngôi sao đang sáng lên ở Tòa Bạch Ốc. Navarro nổi tiếng về lập trường chống Bắc Kinh. Cuốn sách của ông "Death By China" (Chết bởi tay Trung Cộng) đã giúp vào việc đánh thức nước Mỹ và được ông Trump đặc biệt chú ý. Navarro cáo buộc TC đã "biến thành kẻ sát nhân hiệu quả nhất trên hành hành tinh này." (nguyên văn: "turning into the planet's most efficient assassin"). Navarro đang thuyết phục Trump áp dụng thêm những biện pháp chế tài đối với vi phạm của TC về quyền sở hữu trí tuệ. Rồi tới hai biện pháp khác: ngăn chặn Bắc Kinh ép buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác, và ngăn chặn các công ty quốc doanh TC (doanh nghiệp nhà nước) mua lại các công ty của Hoa Kỳ.
Vậy ta có thể kết luận rằng ít nhất trong Thế kỷ 21 quyền lợi của Mỹ ở Biển Đông đi song hành và trực tiếp với quyền lợi của Việt Nam. Việt Nam là địa điểm chiến lược quan trọng nhất ở Biển Đông, nhưng đồng thời, cái vị thế ấy luôn đặt nước này vào cái thế gọng kìm giữa các cường quốc. Hơn nữa Việt Nam lại nằm sát cạnh TC nên áp lực của TC rất là mạnh mẽ. Vì vậy có lẽ Việt Nam không còn một con đường nào khác ngoài chiến lược cân bằng (đu dây) giữa hai cường quốc để sống còn. Tuy nhiên vì áp lực của TC càng ngày càng gia tăng nhanh - một cách nguy hiểm - cho nên chính cái chiến lược cân bằng lại là lý do thúc đẩy Việt Nam nên gần Mỹ hơn để lấy lại và duy trì thế cân bằng. Những lý do để tin được Hoa Kỳ, vì vậy, có khả năng là quan hệ Việt - Mỹ sẽ sớm tiến tới "đối tác chiến lược toàn diện" - trở thành quan hệ thứ tư sau ba quan hệ Việt - Nga, Việt - Trung và Việt -Ấn. Nếu như vậy thì Việt Nam có cả ba cường quốc: Nga, Ấn và Mỹ để đối đầu với Trung Quốc. Sự lo ngại còn lại của Việt Nam là: Việt Nam Cộng Hòa từng là đồng minh thân thiết như vậy mà còn bị bỏ rơi thì nước Việt Nam XHCN hiện nay làm sao có quan hệ tốt bằng được? Nếu Việt Nam nghiêng về Mỹ thì có chắc chắn không, hay Mỹ Trung lại bắt tay nhau thì Việt Nam lại bị bỏ rơi? Đây là câu hỏi thật chính đáng, nhưng phân tích lịch sử cho kỹ và nhìn vào bối cảnh ngày nay thì thấy Việt Nam không cần phải e ngại. Đó là vì ba lý do:
● Thứ nhất, vấn đề bỏ rơi không đặt ra vì hai hoàn cảnh lịch sử khác hẳn nhau: trước đây, vì vấn đề kinh tế khó khăn (cảnh nghèo sau 10 năm Chiến tranh Đông Dương 1945-1955) VNCH phải lệ thuộc vào Mỹ hầu như hoàn toàn cả về quân sự lẫn kinh tế. Trong thực tế, VNCH trở thành "client state" (quốc gia lệ thuộc) và Mỹ thành "patron state" (quốc gia bảo trợ). VN ngày nay đã hoàn toàn tự lập, còn xuất siêu sang Mỹ tới trên $38 tỷ (2017). Về quân sự thì VN cũng đã có một lực lượng đáng kể và sẵn sàng bỏ tiền ra mua khí giới, kể cả của Mỹ. Trong dịp TT Trump thăm viếng Hà Nội, VN đã đặt $10 tỷ mua hàng của Mỹ
(cán cân thương mại Mỹ - Việt năm 2018 sẽ giảm xuống còn $30 tỷ).
● Thứ hai, chắc chắn rằng Mỹ sẽ không bao giờ yêu cầu VN cho đóng quân hay duy trì căn cứ quân sự lâu dài. Vì vậy Mỹ sẽ không phải đổ máu và tốn kém tiền bạc như trong 'Vietnam War' cho nên dân chúng Mỹ không chống đối, ngược lại còn ủng hộ việc Mỹ nối tay với Việt Nam để chống TC;
● Thứ ba, như đề cập trên đây, ngày trước Mỹ xây tiền đồn chống TC ở Miền Nam vì TC đe dọa quyền lợi an ninh của mình ở Biển Đông. "VÌ VẬY, KHI HÒA HOÃN ĐƯỢC VỚI TRUNG CỘNG THÌ MỸ ĐÃ VẤP PHẢI SAI LẦM" mà tưởng rằng hiểm họa TC đã chấm dứt cho nên rút khỏi Miền Nam và ra khỏi Biển Đông. Bây giờ thì Mỹ hối tiếc vì nhận thức rằng: trong Thế kỷ 21, TC còn đe dọa Mỹ gấp mấy lần như đã đe dọa trong Thế Kỷ 20.

Việc Tổng thống Trump chỉ định Giám đốc CIA Mike Pompeo thay thế Ngoại trưởng Rex Tillerson - theo Jim Cramer từ CNCB bình luận là để gửi một thông điệp gây sửng sốt cho TC: "Các ông là kẻ thù của chúng tôi." Pompeo cho rằng TC là kẻ thù cả về tinh thần lẫn vật chất. Khi Việt - Mỹ đi tới đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam sẽ có nhiều lợi ích vì "toàn diện" bao gồm cả an ninh cả kinh tế. Về an ninh quốc phòng, khi có hàng không mẫu hạm Mỹ ra vào Đà Nẵng và chiến hạm, tàu ngầm Mỹ ra vào Cam Ranh, tất nhiên TC sẽ phải cân nhắc cho thật kỹ khi muốn gây hấn với Việt Nam - thí dụ như khi TC tính toán để gây thảm hại ở Trường Sa lần thứ hai? Dĩ nhiên là về mặt chính sách, Việt Nam cũng phải để cho hàng không mẫu hạm của mọi quốc gia ra vào Đà Nẵng tự do như Mỹ, nhưng trong thực tế, TC chỉ có một con tàu cũ Liêu Ninh - mua lại của Ukraine - thì ra vào để làm gì? Về kinh tế, thì thị trường Mỹ - hiện đã là thị trường để Việt Nam xuất cảng nhiều nhất - sẽ mở rộng ra thêm nữa cho Việt Nam với những lợi ích về đầu tư, kỹ thuật, thông tin, và ưu đãi về thuế nhập cảng, như thép, nhôm - miễn là không phải xuất xứ từ TC. Dĩ nhiên là Mỹ cũng sẽ yêu cầu Việt Nam nhập thêm hàng Mỹ giúp cho cán cân thương mại bớt chênh lệch.
Từ Thế Chiến 2, chưa có nước nào trên thế giới này từ Đức, Pháp, Anh, Ý tới Trung Cộng, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, Thái Lan giàu mạnh lên được mà không nhờ thị trường Mỹ. Mặt khác, qua cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979 và việc TC gây thảm sát trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988, cùng với việc Chủ tịch Mao - người đã cáo buộc "Chủ nghĩa đế quốc Mỹ là kẻ thù hung ác nhất của nhân loại" đã ôm thật chặt Nixon năm 1972, Việt Nam cũng đã thấy rõ ràng rằng TC chẳng có bạn vĩnh cửu, và cũng chẳng có thù vĩnh viễn. Quyền lợi của TC mới là vĩnh viễn và vĩnh cửu.
Cách ứng xử của Việt Nam đang phản ánh sự thay đổi trong nhận thức như thế.


SINH MẠNG LÀ CÁI GIÁ ĐẮT NHẤT:

Đối với người Mỹ, với chúng ta, ai cũng nghĩ sinh mạng là cái giá đắt nhất. Người Mỹ khi hy sinh đến 50 000 ở Việt Nam là thấy ớn rồi. Hơn 10 000 ở Afghanistan là thấy ớn rồi. Nhưng người Trung Cộng thì từ ông Mao Trạch Đông, cho đến ông Đặng Tiểu Bình và cho đến ông Trì Hạo Điền bây giờ, người ta sẵn sàng hy sinh một nửa dân TC. Người ta không sợ. Một nửa dân Trung Quốc thời Mao Trạch Đông là 300 triệu người. Thời ông Đặng Tiểu Bình là 500 triệu người. Thời ông Trì Hạo Điền hiện nay là 700 triệu người. Cho nên người Mỹ đánh giá TC không đúng.
Một số giáo sư rất nổi tiếng ở Mỹ hy vọng rằng với số lượng sinh viên đi học ở Mỹ, ở Tây Âu về thì sẽ cải thiện được tình hình dân chủ ở TC, nhưng hơn 30 năm mở cửa của TC, thì những người tốt nghiệp đầu tiên đã có 25 năm, tức là một phần tư thế kỷ công tác ở TC. Liệu đã có ai vào được Bộ Chính trị (Đảng cộng sản Trung Quốc) trong số những người này chưa? Liệu có ai vào Trung ương chưa? Liệu có ai làm được bộ trưởng chưa? Có thay đổi được không khí dân chủ ở TC hay không?

Người lãnh đạo của TC thì có thể nói là 99,9% trong số họ luôn luôn đại diện cho lợi ích nước lớn. Bây giờ đương là lúc TC dấu mình chờ thời. Họ rút kinh nghiệm cái thời Mỹ và Liên Xô đấu tranh với nhau về hệ tư tưởng, chính trị thì thành phe thành khối, quân sự thì thành Vacxava, thành NATO, v.v... Cứ đối nhau chan chát. Cuối cùng, Liên Xô thua Mỹ. Cho nên bây giờ, họ không dại gì đối đầu trực diện với Mỹ. Những cái nào họ thấy chưa đủ lực, chưa đủ sức, chưa hợp thời cơ để đấu Mỹ thì họ bằng lòng khuất phục, họ cam chịu. Nhưng chắc chắn rằng cái thời kỳ đó không còn dài nữa. Bởi vì ngay trong nội bộ người TC chúng ta đã thấy những khuynh hướng hiếu chiến rất rõ.
Cuốn "Người Trung Cộng có thể nói không", xuất bản cuối thế kỷ trước, và gần đây nhất là cuốn "Người TC không vui" cũng đều cho thấy tư tưởng bá quyền.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

DỊCH CÚM SẼ QUÉT SẠCH NƯỚC MỸ?

BM

Để giải quyết vấn đề nước Mỹ, chúng ta cần phải vượt lên trên những điều thông thường và hạn chế. Trong lịch sử, khi một nước đánh bại và chiếm đóng một nước khác, họ không thể giết hết dân chúng của nước bị chinh phục một cách hiệu quả bằng gươm hoặc giáo dài, hay thậm chí bằng súng tiểu liên hoặc súng máy. Bởi vì không thể giữ được vùng đất rộng lớn mà không duy trì người của mình trên vùng đất đó. Tuy nhiên, nếu chúng ta chinh phục nước Mỹ theo kiểu đó, chúng ta không thể đưa nhiều người Trung cộng di cư tới Mỹ.

Chỉ có thể xử dụng những biện pháp đặc biệt để quét sạch nước Mỹ và sau đó chúng ta mới có thể đưa nhân dân Trung cộng tới đó. 

Đây là lựa chọn duy nhất đối với chúng ta. Đó không phải là vấn đề chúng ta muốn hay không muốn. Những biện pháp đặc biệt nào chúng ta có thể thực hiện để quét sạch nước Mỹ? Những loại vũ khí thông thường như máy bay chiến đấu, đại bác, tên lửa hay tàu chiến không thể làm điều đó; các loại vũ khí huỷ diệt như vũ khí hạt nhân cũng không thể làm được như vậy. Chúng ta không ngu ngốc đến nỗi cùng tự huỷ diệt với Mỹ bằng cách xử dụng vũ khí hạt nhân, cho dù trên thực tế chúng ta vẫn tuyên bố giải quyết vấn đề Đài Loan bằng mọi giá.

BM

Chỉ có thể xử dụng loại vũ khí không huỷ diệt, nhưng có khả năng giết nhiều người, chúng ta mới có thể giành lấy nước Mỹ cho chúng ta. Công nghệ sinh học hiện đại đang phát triển nhanh chóng, và các loại vũ khí sinh học mới được phát minh nối tiếp nhau. Tất nhiên là chúng ta không để lãng phí thời gian; trong những năm qua chúng ta đã nắm được khả năng trở thành chủ nhân của các loại vũ khí này. Chúng ta có khả năng đạt được mục tiêu quét sạch nước Mỹ một cách hoàn toàn bất ngờ. Khi đồng chí Đặng Tiểu Bình còn sống, Ban chấp hành trung ương Đảng đã sáng suốt đưa ra quyết định đúng đắn là không phát triển các nhóm tàu sân bay và thay vào đó, tập trung phát triển các loại vũ khí có thể thủ tiêu hàng loạt dân chúng của nước thù địch.

Xét về mặt nhân đạo, chúng ta cần phải cảnh báo cho dân chúng Mỹ và thuyết phục họ rời khỏi nước Mỹ và để lại vùng đất họ từng sinh sống trên đó cho người Trung cộng. Hoặc là ít nhất họ phải rời khỏi một nửa nước Mỹ để nhường phần đất đó cho người Trung cộng, bởi phát hiện ra nước Mỹ lần đầu tiên chính là người Trung cộng.

Nhưng sẽ phải làm điều đó như thế nào? Nếu chiến lược đó không thực hiện được, thì khi đó chúng ta chỉ còn một lựa chọn duy nhất. 

BM

Tức là xử dụng những biện pháp kiên quyết để Quét sạch nước Mỹ và giành lấy nước Mỹ cho chúng ta ngay lập tức. Thực tế lịch sử của chúng ta cho thấy chừng nào chúng ta thực hiện được điều đó, không có nước nào trên thế giới có khả năng ngăn cản chúng ta. Hơn nữa, với một nước Mỹ với một tư cách thế giới bị mất đi, thì tất cả các kẻ thù khác buộc phải đầu hàng chúng ta.

Vũ khí sinh học là một loại vũ khí tàn ác chưa từng thấy, song nếu nước Mỹ không chết thì Trung cộng sẽ bị huỷ diệt. Nếu nhân dân Trung cộng bị mắc kẹt trên diện tích đất hiện nay, thì sự sụp đổ hoàn toàn của xã hội Trung cộng chắc chắn sẽ xảy ra. Theo cách tính mô hình hoá trên máy tính của tác giả Yellow Peril, hơn một nửa dân số Trung cộng sẽ chết, và con số đó sẽ là hơn 800 triệu người! Ngay sau khi giải phóng, vùng đất màu vàng của chúng ta có khoảng 500 triệu dân, trong khi dân số chính thức hiện nay là hơn 1,3 tỉ người. Khả năng của vùng đất màu vàng này đã đạt tới mức giới hạn của nó. Một ngày nào đó người ta có thể biết điều đó xảy ra nhanh chóng như thế nào, sự sụp đổ lớn có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào và hơn một nửa dân số của chúng ta sẽ buộc phải ra đi.

BM

Chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng hai phương án. Nếu thành công trong việc xử dụng vũ khí sinh học bất ngờ tấn công nước Mỹ, chúng ta có thể giảm thiểu thiệt hại về người trong cuộc chiến tranh với Mỹ. Nếu trong trường hợp cuộc tấn công đó thất bại, và kích động một cuộc phản công bằng vũ khí hạt nhân từ nước Mỹ, Trung cộng sẽ phải gánh chịu một thảm hoạ, trong đó hơn một nửa dân số sẽ chết. Bởi vậy, chúng ta cần phải sẵn sàng với các hệ thống phòng không để bảo vệ các thành phố lớn và vừa của Trung cộng…

TRÌ HẠO ĐIỀN