Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

CHIA XẺ NIỀM ĐAU MẤT MẸ


               Photo
C H I A  X Ẻ  N Ỗ I  Đ A U 

Hôm nay Mẹ mất hiện tiền !!!
Tìm đâu ra được Mẹ hiền nữa đây …
Từ giờ cho mãi sau nầy
Chỉ còn ký ức sum vầy Mẹ Cha 

Photo

Làm sao nói hết tình yêu thương về mẹ...! Qua nỗi xót xa trong tâm chúng ta trước những giây phút mất mẹ, nỗi đau buồn nhất khi Mẹ ra đi quá đột ngột, làm chúng ta không kịp trở tay. Tuy biết rằng trong chúng ta không ai một lần tránh khỏi phút chia ly vĩnh biệt đau đớn khi mẹ hiền đã lìa xa chúng ta vĩnh viễn. Mẹ đã cho ta tất cả. Mẹ là biểu tượng của tình thương bao la, dịu hiền, ngọt ngào, bảo bọc, lòng bao dung, tâm độ lượng. ..
Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền
Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao
Là mắt sáng trăng sao
Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối

Mẹ, Mẹ là lọn mía ngọt ngào
Mẹ, Mẹ là nải chuối buồng cau
Là tiếng dế đêm thâu
Là nắng ấm nương dâu
Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời

Mẹ mang nặng đẻ đau, chín tháng cưu mang, quên ăn bỏ ngủ, "nơi khô con nằm, nơi ướt mẹ cam"…Những lời văn về mẹ đã nằm lòng trong tận xương tủy chúng ta, và những nỗi đau của mẹ có ai chia sớt được. Mẹ đã âm thầm chịu đựng sự nhọc nhằn lẫn vui sướng khi nhìn thấy con khôn lớn trong tiếng ru êm của mẹ được Trịnh Công Sơn diễn tả qua bài: "Lời Mẹ Ru"
Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn đong đưa võng buồn
Mẹ ngồi ru con mây qua đầu ghềnh lạy trời mưa tuôn
Lạy trời mưa tuôn cho đất sợi mềm hạt mầm vun lên.
Mẹ ngồi ru con nước mắt nhọc nhằn xót xa đời mình.

Qua bao ngày tháng nhìn con khôn lớn, tình yêu thương của mẹ chất chứa bao nỗi ưu tư, vui buồn lẫn lộn. Ngay từ tiếng khóc chào đời, con đã nằm trọn trong vòng tay âu yếm của mẹ, mẹ bao trùm cả cuộc đời con từ lúc lọt lòng, dòng sữa ngọt lịm của mẹ cho con hơi thở nhịp nhàng trong tiếng khóc chào đời, từng muỗng cơm, ngụm nước mẹ chăm bón cho con. Tiếng cười của con là niềm vui của mẹ, giọt nước mắt của con là nỗi đau của mẹ được Lâm Thái Hiền kết ý thành thơ trong bài: "Mẹ Hiền"
"Dòng sữa ấm ngọt thơm, lời ru bao dịu êm
Vòng tay bao ân cần trao hơi ấm
Mẹ thắp sáng đời con bằng yêu thương biển khơi
Bằng đôi vai gầy vì mưa gió nhiều"

Trên bước đường đời, mẹ dõi mắt trông theo từng nhịp sống trong đời con và nhắc nhở con nên người. Lời khuyên nhủ của mẹ luôn bên con từng bước đi, từng lời nói. Con thành công mẹ vui sướng, con thất bại mẹ âu lo. Mẹ luôn luôn dành cho con những giờ phút hân hoan khi con thành đạt. Từng nét vui buồn hằn trên khuôn mặt với từng nếp nhăn theo bao năm tháng. Mẹ lúc nào cũng che chở cho con của mẹ đầy đủ và no ấm. Lòng mẹ bao la tựa như biển Thái Bình được Y Vân đúc kết trong bài "Lòng Mẹ" :
Một lòng nuôi nấng vỗ về những ngày còn thơ
Một tình thương mến êm như tiếng đàn lời ca
Mẹ hiền sớm tối bao lời khuyên nhủ mặn mà
Khắc ghi bên lòng con trẻ muôn bước đường xa

Tình yêu thương mẹ đã ăn sâu tận trong tâm hồn và thể xác của chúng ta, và càng sâu đậm, rõ nét hơn khi chúng ta có gia đình, con cái cọng thêm tuổi đời...Ai ! trong chúng ta đã từng có những nổi đau khi mất Mẹ, thì bây giờ nên luôn thông cảm, cùng chia xẻ nổi buồn mất mác to lớn khi người Mẹ yêu kính đã vĩnh viễn ra đi...!
Lạc loài
Xứ người nửa kiếp phận lưu vong
Nhớ Mạ làm con, thêm não lòng
Từ nay con thành người vong quốc
Kiếp sống bơ vơ nơi xứ người
Mẹ hỏi làm chi ngày trở lại
Ðể con tức tửi, khóc thương đau
Bao nhiêu năm buồn, nằm thao thức
Chỉ gặp mẹ hiền giữa chiêm bao

Nhưng nay thì :
Niềm nhớ Mạ theo thời gian tắc lịm
Nay ùa về như sóng cuộn mưa tuôn
Ta muốn gào cho trái tim vở nát
Hét thật to cho sụp đổ tinh cầu
Tự hủy nát lấp xong đời đọa lạc
Sống nợ trần, mang trọn kiếp thương đau
Còn chi nữa hỡi niềm vui nhân thế?
Khóc cũng không dẹp nổi vạn lần sầu
Mạ đã mất, nay còn ai kể lể
Mạ không còn, hết hẹn, hứa xuân sau
Ta ở đây ăn năn ngàn hối tiếc
Cùng men cay, chia sớt những tủi hờn
Nuôi ảo vọng, ngày đoàn viên sẽ tới
Quỳ bên mồ, cho Mạ bớt cô đơn..
(Mạ mất rồi, còn đâu mà hẹn hứa)

Tyler city,
Đêm buồn nhớ Mạ...!

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2017

TÌM HIỂU VỀ THƠ LỤC BÁT


1. Các loại 'thanh' trong tiếng Việt 


Tiếng Việt là một thứ tiếng đơn âm, tức là mỗi tiếng chỉ có một âm. Tuy nhiên, mỗi âm mang nhiều 'thanh' khác nhau. Thanh là cách phát âm cao hay thấp, bổng hay trầm của mỗi âm. 

Chữ quốc ngữ dùng để viết tiếng Việt chỉ có năm dấu 'sắc', 'huyền', 'hỏi', 'ngã', 'nặng', và chữ 'không đánh dấu'; vì vậy, nhiều người lầm tưởng là tiếng Việt chỉ có sáu thanh. Thật ra, tiếng nước ta có tiếng có 6 thanh nhưng cũng có tiếng có đến 8 thanh. Những tiếng có 8 thanh là những tiếng khi viết có một hoặc hai phụ âm ở phía sau. Những tiếng có 6 thanh là những tiếng khi viết có một hoặc nhiều nguyên âm ở sau. Thí dụ:

- Tiếng 'ba' có 6 thanh: ba, bà, bã, bả, bá, bạ. 

- Tiếng 'miên' có 8 thanh: miên, miền, miễn, miển, miến, miện, miết, miệt. 
- Tiếng 'linh' có 8 thanh: linh, lình, lĩnh, lỉnh, lính, lịnh, lích, lịch.
 2. Âm Bằng và âm Trắc trong tiếng Việt 


Tám thanh nêu trên có thể cô đọng thành 2 loại âm 'bằng' và 'trắc'. Bằng (nghĩa đen là bằng phẳng) gồm những tiếng lúc phát ra nghe đều đều. Trắc (nghĩa đen là nghiêng, lệch) gồm những tiếng phát ra mang âm tự thấp lên cao, hoặc từ cao xuống thấp. 
Để phân biệt bằng và trắc, theo lối viết chữ quốc ngữ, những chữ nào không mang dấu hoặc mang dấu huyền là tiếng 'bằng', còn những chữ mang dấu sắc, hỏi, ngã, nặng là 'trắc'. 

3. Vần trong tiếng Việt 

Trong tiếng Việt, những tiếng có vần với nhau là những tiếng không những cùng một thanh (bằng hoặc trắc) mà còn phải có âm hoặc hoàn toàn hợp nhau, hoặc tương tự nhau. Có hai loại vần là 'vần chính' (còn gọi là vần giầu hoặc vần sát) và 'vần thông' (còn gọi là vần nghèo hoặc vần gượng). 

Vầ̀n chính: Những tiếng cùng một khuôn âm như 'ba' với 'bà', 'thương' với 'trường', 'đời' với 'trời' (các âm bằng); hoặc 'chính' với 'tĩnh', 'sợ', và 'vợ' (các âm trắc), v.v.. 
Thí dụ như những câu thơ sau của Nguyễn Bính:

Láng giềng đã đỏ đèn dầu 
Đợi em ăn dập miếng trầu em sang 
Đôi ta cùng ở một làng 
Cùng đi một ngõ, vội vàng chi anh...

Hai chữ 'dầu' và 'trầu' cùng vần chính. Ba chữ 'sang', 'làng', và 'vàng' cũng cùng vần chính.
Vần thông: Những tiếng hợp nhau về thanh nhưng chỉ tương tự với nhau về âm như 'inh' với 'anh','ang' với 'ương', 'nâng' với 'trăng'(các âm bằng); hoặc 'lụt' với 'mục' (âm trắc), v.v.. 
Thí dụ như hai câu ca dao sau:

Hôm qua tát nước đầu đình 
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen 
Em được thì cho anh xin 
Hay là em để làm tin trong nhà...

Hai chữ 'đình' và 'cành' hợp vần thông với nhau. Ba chữ 'sen', 'xin' và 'tin' cũng hợp vần thông


Nói đến thơ là chúng ta liên tưởng đến các thể thơ:
- Lục Bát
- Song Thất Lục Bát
- Thất ngôn Bát cú
- Tự do
Lục bát là thể thơ đặc biệt của người Việt Nam. Người Hoa không có lục bát. Ở Đông Nam Á, chỉ có Thái Lan có lục bát với cách gieo vần giống như lục bát của chúng ta. Cụ Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu và nhiều tác giả khác trong văn học Việt Nam đã xử dụng lục bát trong các tác phẩm của họ. Trong dòng văn chương bình dân, lục bát hầu như là thể thơ độc nhất được xử dụng trong kho tàng ca dao đồ sộ của dân tộc. Đối với người xưa, ngoài tính cách giải trí, ca dao còn được mang mục đích giáo huấn con em. Thật vậy, thời trước, rất ít người được cắp sách đến trường, nên phương tiện để dậy dỗ các em về luân lý và các kinh nghiệm sống được gói ghém trong văn chương truyền khẩu gồm ca dao, tục ngữ, và truyện cổ. Thêm nữa, lục bát là thể thơ thường được dùng trong các lối hát dân gian như quan họ, trống quân, hát chèo, hát đúm, hát xẩm, hát ru em, hát gặt lúa, hát giã gạo, hát đưa đò, hát phường vải, hát chầu văn, và hò v.v...Vì vậy, văn chương bình dân trong những câu hò, câu lý, trong ca dao cũng đã đến với lục bát. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc cho rằng thơ lục bát dễ làm nhưng làm được một bài lục bát hay thì rất khó. Dở một chút thì lục bát thành vè ngay.
Nhưng có thật là lục bát dễ làm không?
Ở bậc trung học trước năm 1975, ngay ở năm đầu, tôi nhớ là học sinh lớp đệ thất cũng đã được dậy về luật thơ lục bát: chữ cuối của câu sáu phải vần với chữ thứ sáu của câu tám; chữ cuối của câu tám phải vần với chữ cuối của câu sáu, và chữ thứ sáu của câu sáu phải vần với chữ thứ sáu của câu tám … và cứ như thế tiếp tục trong suốt 3254 câu của truyện Kiều.
Cách hiệp vần lục bát như vừa nêu ra ở trên thoạt nghe thì có vẻ khó nhớ, nhưng chỉ cần lẩm nhẩm mấy câu đầu của truyện Kiều là nhớ ngay cách hiệp vần lục bát:
Trăm năm trong cõi người TA
Chữ tài chữ mệnh khéo  ghét NHAU
Trải qua một cuộc bể DÂU
Những điều trông thấy mà ĐAU đớn LÒNG
Lạ gì bỉ sắc tư PHONG,
Trời xanh quen thói má HỒNG đánh ghen.
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình có lục còn truyền sử xanh.
Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,
Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng...

Vần: Chữ cuối trong câu lục đứng trước hiệp vần với chữ thứ 6 trong câu bát đứng sau. Chữ cuối trong câu bát đứng trước hiệp vần với chữ cuối trong câu lục đứng sau. Bài thơ lục bát của cụ Nguyễn Đình Chiểu.

Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ
Dầu đui mà khỏi danh nhơ
Còn hơn có mắt ăn tanh rình
Dầu đui mà đặng trọn mình
Còn hơn có mắt đổi hình tóc râu
Sang chi theo thói tha cầu
Dọc ngang chẳng đoái trên đầuai
Sáng chi đắm sắc tham tài
Lung lòng nhân dục mang tai họa trời
Sáng chi sàm nịnh theo đòi
Nay vinh mai nhục mang lời thị phi
Sáng chi nhân nghĩa bỏ đi
Thảo ngay chẳng biết, lỗi nghì thiên luân
Thấy rồi muôn việc trong trần
Xin còn hai chữ “tâm thần” ở ta.

Luật bằng trắc: 
- Thanh Bằng là không dấu và dấu huyền. 
- Thanh Trắc là dấu sắc, nặng, hỏi, ngã.

Trong câu lục luôn phải theo: nhất-tam-ngủ bất luật, nhì-tứ-lục phân minh.
Trăm năm trong cõi người ta ( B - T- B )

Trong câu bát luôn phải theo: * nhì-lục-bát —> Bằng;  tứ —> Trắc
                                           * lục-bát —> Bằng, nhưng luôn khác dấu 
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau       ( B - T - B - B )
Những điều trông thấyđau đớn lòng  ( B - T - B - B )


Trong những câu trên, TA vần với LÀ; NHAU vần với DÂU, với ĐAU. Tuy dễ như vậy, nhưng hình như không phải người Việt Nam nào cũng biết cách hiệp vần của thơ lục bát. Mới đây, một cựu học sinh của một trường trung học danh tiếng ở Sài Gòn trước đây cũng đã lạc vậ̀n một cách tệ hại trong mấy câu gọi là lục bát của ông:
…Ấy ơi, ấy hãy vào ĐÂY
Cho em đổi lại cái QUẦN chút COI 
Cái quần duy nhất của EM 
Hôm qua anh lấy về BÊN ấy rồi...

...Ấy ơi, ấy hãy vào đây
Cho em đổi lại cái nầy chút coi
Cái quần duy nhất anh ơi
Hôm qua anh lấy về phơi ấy rồi...
Hôm nay mưa đổ sụt SÙI
Tớ không hong nữa cái QUẦN không PHƠI 
Bên hiên vẫn vắng bóng NÀNG 
Rưng rưng tôi nghiện cái QUẦN của em

Hôm nay mưa đổ sụt sùi
Tớ không hong nữa quần đùi không phơi
Bên hiên vắng bóng nàng ơi
Rưng rưng tôi nghiện cái nơi em nằm

Trong 8 câu lục bát, chỉ có mấy chữ EM, BÊN và NÀNG, QUẦN là tạm có thể coi là có vần với nhau mặc dù có hơi khiên cưỡng. Những câu khác thì đều lạc vận. ĐÂY không thể vần với QUẦN; COI không thể vần với EM; SÙI không thể vần với QUẦN; PHƠI không thể vần với NÀNG.
Thơ tự do thì không cần phải có vần. Nhưng nếu một câu sáu kế đó là một câu tám thì đó là lục bát và phải theo luật của lục bát và phải hiệp vần.
Gió đêm Thiên Chúa ra đời 
Cổng trời nguyệt thực ngôi lời trên cao
Giáng Sinh chẳng có trăng sao
Hồn không thắp lửa thơ vào lạnh tanh.
Đêm đông Chúa đến cùng anh
Hàng cây tuyết phủ lữ hành vòng tay.
Mấy câu đó được nghe thấy trong một cuộc họp mặt tất niên của các cựu học sinh mấy trường trung học ở Sài Gòn trước đây. Nguyên đó là một bài thơ lục bát của Nguyễn Bính gồm 42 câu kể chuyện một cuộc tình bi thảm của một thanh niên với cô hàng xóm. Mối tình chưa có dịp thổ lộ thì người phụ nữ trẻ qua đời. Bài thơ này đã được ít nhất hai nhạc sĩ phổ thành nhạc. Và một trong hai bản nhạc cũng được sửa lời để hát diễu thành hai người lấy lộn quần của nhau vì cùng phơi trên một cái cọc giữa hai căn nhà. Nhưng rồi chính lời diễu của bài hát diễu đó cũng lại được sửa lại thành những câu lục bát lạc vận một cách thảm hại được hát lên trong buổi họp mặt vừa qua.
Tác giả của những lời ca được sửa lại lần nữa với những câu lục bát què quặt ấy, theo bài tường thuật trên báo, cho biết có giữ bản quyền. Việc đó không cần thiết vì lục bát mà như vậy thì sẽ không có ai chôm chỉa của ông đâu khiến ông phải quá lo xa.
Nếu tác giả chỉ đọc cho vợ con nghe trong nhà thì chắc sẽ không người nào có ý kiến. Nhưng vì nó được phổ biến ở một nơi công cộng nên người nghe được quyền có ý kiến và nhận xét.
Có ý kiến vì tôi sợ rằng sẽ có người nghe hay đọc thấy những câu ấy rồi tưởng thơ lục bát là như thế rồi cứ thế mà bắt chước làm thơ lục bát thì tội cho cụ Tiên Điền biết là chừng nào. Bỗng nhớ hai câu bi thảm của Nguyễn Du:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

(Hơn ba trăm năm sau / Biết còn ai khóc Tố Như Tiên Điền)
Thưa Tố Như tiên sinh, lục bát, thể thơ mà tiên sinh dùng để viết truyện Kiều đã bị thảm sát như vậy thì con số người khóc tiên sinh chắc chắn không phải là nhỏ.
Mà cũng tội nghiệp cho lục bát biết là chừng nào! Ấy là chưa nói tới câu cuối (rưng rưng tôi nghiện cái quần của em) là một câu thật quá nham nhở và dơ dáy.

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

BUCHE DE NOEL


Image result for buche de noel


Bûche de Noël

Bánh của Pháp, nổi tiếng là ngon và thanh nhã. Nên gần như ở thành phố nào trên nước Mỹ cũng có một pâtisserie, tiệm bánh Pháp. Người Việt vốn gắn bó với croissants, pâté chaud, Choux à la crème, gâteaux, madeleines… đã lâu, bánh mì baguette kể từ khi du nhập vào Việt Nam thời Pháp thuộc, còn "bị" biến thành là món "của mình". Bánh mì ổ "biến tấu" thành bánh mì chiên tôm, bánh mì hấp, bánh mì chà bông, bánh mì paté thịt nguội… 

Lee's Sandwiches



Lúc người Việt di tản, bánh mì thịt nguội xuống tàu vượt biên theo ra hải ngoại, rồi có mặt ở khắp mọi nơi.
Gần nhà tôi, trong Northeast Mall thành phố Hurt tiểu bang Texas có tiệm bánh Pháp đủ loại, tôi đã đặt bánh trong dịp tiệc tùng cũng như sinh nhật hoặc ra trường của các con. Ngoài ra tiệm Ba lẹ bán bánh mỳ baguette ở thành phố Arlington, Texas

Image may contain: 4 people, people smiling

Gần đây, trong những chương trình nấu ăn trên đài truyền hình Hoa Kỳ, món bánh mì nhận thịt với những cái tên như Vietnamese-style Sandwich, Vietnamese Banh Mi… xuất hiện thường xuyên trong các show thi nấu ăn như Chopped của Ted Allen; Cutthroat Kitchen của Alton Brown, Grocery Games của Guy Fieri…, hay những show giới thiệu món ăn ngon của các ngôi sao, đầu bếp nổi tiếng do Alex Guarnaschelli, Bobby Flay, Andrew Zimmern…, đảm nhiệm. Và không những chỉ hiện diện, đài truyền hình Foodnetwork còn ra một cuốn "kim chỉ nam" làm bánh mì Việt Nam, có tên là "The Banh Mi Handbook: Recipes for Crazy-Delicious Vietnamese Sandwiches", với giá bán là 16.99 đô la, trong đó có những bài viết và giới thiệu rất xôm tụ. (Chỉ có điều tôi không biết họ lấy từ đâu ra mà có… năm mươi cái công thức làm bánh mì nhận thịt!).
The Banh Mi Handbook: Recipes for Crazy-Delicious Vietnamese Sandwiches
Bánh Pháp, bao gồm cả bánh mì và bánh ngọt, rất dễ hấp dẫn thực khách từ cái nhìn cho đến mùi vị. Mỗi lần nghĩ đến Paris, là tôi lại nhớ cái mùi thơm nồng nàn của những tiệm bánh mì, lại nhớ những chiếc croissants vàng ngậy, những chiếc bánh ngọt petite được chưng bày đẹp đẽ và thanh lịch trong những tủ kính bóng loáng. Và rồi cuối cùng thế nào cũng lại nhớ đến Buche de Noel, bánh khúc cây.
Bánh Bûche de Noël thường được dùng gần như là một truyền thống trong mùa Giáng Sinh ở Pháp, ở Bỉ. Sau đó lan sang Canada, Liban, và một số nước nói tiếng Pháp hay thuộc địa cũ của Pháp. Đây là một loại bánh bông lan có tên génoise, còn gọi là sponge cake hay swiss roll, được cuộn thành hình một khúc cây, nhân bên trong là mứt (marmelade), hoặc kem tươi (whipping cream) thỉnh thoảng trộn chung với trái cây; và phía bên ngoài phủ một lớp sô cô la (chocolate genache) hoặc kem sô cô la (chocolate butter cream). Đến mùa Giáng Sinh những ổ bánh kem bình thường này được trang trí thêm bằng trái cherry, dâu tươi, hay những búp nấm được làm bằng lòng trắng trứng gà và đường (meringue), điểm thêm vài chiếc lá thông thật hoặc làm từ kem. Nhiều ổ bánh sắc sảo hơn thì còn có Santa Claus hay snowman, tuần lộc kéo xe, chuông, thợ kéo gỗ vân vân, nặn từ fondant hay gumpaste -một loại hỗn hợp giữa đường, tròng trắng trứng và cream of tartar hoặc tylose…

Bûche de Noël bắt đầu có từ thế kỷ thứ mười sáu nhưng mãi đến thế kỷ thứ mười chín người dân Paris mới phổ biến rộng rãi món ăn này. Khởi đầu từ chuyện người Celt đốt những khúc gỗ sồi, gỗ du và gỗ cây cherry vào những ngày cuối năm để chuẩn bị chào đón mùa xuân sắp về để cầu mong mùa gặt hái kế tiếp được nhiều may mắn; đến thế kỷ thứ mười hai, nhiều người Công Giáo tại Pháp du nhập tục lệ và truyền thống này vào gia đình của họ bằng cách để người con trai nhỏ tuổi nhất kéo khúc gỗ vào nhà mình và tin rằng ngọn lửa cháy lên từ những khúc gỗ này sẽ đốt đi những điều sai trái trong năm cũ. Nhiều ngày trước khi các khúc gỗ này được đốt, người ta sẽ trang trí chúng bằng những sợi giây ribbon xanh, đỏ rất đẹp mắt, và chế rượu, dầu ô liu, cũng như rải muối lên trên cho có mùi thơm. Tại Provence, hay tại Brittany, mọi người trong gia đình sẽ cùng đốt những khúc cây này lên rồi cùng cầu nguyện xin Chúa ban phước lành. Tại Burgundy thì trẻ em cầu nguyện ở một phòng khác, sau khi cầu nguyện xong chúng sẽ chạy đi tìm quà mà cha mẹ sẽ dấu dưới các khúc cây. Nhiều năm sau, do tình trạng dân cư càng lúc càng tăng, lò sưởi ngày càng xây nhỏ lại, thay vào đó người ta trang trí một khúc gỗ rồi đặt lên bàn ăn. Dần dà về sau, chúng biến thành những chiếc bánh khúc cây hấp dẫn ngọt ngào.

TPP VÀ VIỆT NAM DƯỚI THỚI TỔNG THỐNG TRUMP.

Image may contain: text

TPP VÀ VIỆT NAM DƯỚI THỚI TỔNG THỐNG TRUMP.
TPP là chữ viết tắt của Trans-Pacific Partnership, là một hiệp ước thương mại của 12 quốc gia trong khối Apec : 
1. Singapore, 
2. Brunei, 
3. New Zealand, 
4. Chile, 
5. Hoa Kỳ, 
6. Australia, 
7. Vietnam, 
8. Peru, 
9. Malaysia, 
10. Mexico, 
11. Canada, 
12. Japan. 

Hiệp ước này được bàn thảo nhiều năm trời, thêm bớt sửa đổi các điều khoản, và cuối năm 2015, hiệp ước này được các quốc gia thành viên chấp thuận để đưa về cho quốc hội và tổng thống của họ thông qua.
Apec là chữ viết tắt của Asia Pacific Economic Coperation có 21 quốc gia ở chung quanh Thái Bình Dương.

CÁC HỘI VIÊN & NGÀY GIA NHẬP
Australia 6-7 Nov 1989
Brunei Darussalam 6-7 Nov 1989
Canada 6-7 Nov 1989
Chile 11-12 Nov 1994
People's Republic of China 12-14 Nov 1991
Hong Kong, China 12-14 Nov 1991
Indonesia 6-7 Nov 1989
Japan 6-7 Nov 1989
Republic of Korea 6-7 Nov 1989
Malaysia 6-7 Nov 1989
Mexico 17-19 Nov 1993
New Zealand ̉̉̉̉̉̉̉ 6-7 Nov 1989
Papua New Guinea 17-19 Nov 1993
Peru 14-15 Nov 1998
The Philippines 6-7 Nov 1989
Russia 14-15 Nov 1998
Singapore 6-7 Nov 1989
Chinese Taipei 12-14 Nov 1991
Thailand 6-7 Nov 1989
The United States 6-7 Nov 1989
Viet Nam ̀̀̀̀̀ 14-15 Nov 1998

Phiên họp đầu tiên thâu nhận các thành viên là vào năm 1989 ở Australia. Những quốc gia trong Apec không tham gia vô TPP gồm có :
1. Trung Cộng 
2. Hong Kong China, 
3. Đài Loan, 
4. Nga, 
5. Papua New Guinea, 
6. Thailand, 
7. Philippines, 
8. Indonesia, 
9. South Korea.

TPP đánh thuế thấp hoặc không đánh thuế hàng nhập cảng của các quốc gia thành viên. Điều này kích thích và tăng trưởng giao thương giữa các quốc gia thành viên với nhau. Người ta dự trù khi TPP được thông qua bởi các quốc hội của các quốc gia thành viên, Việt Nam là quốc gia có lợi nhiều nhất từ TPP vì các món hàng của Việt Nam còn ở trong thời kỳ công nghệ nhẹ như hàng may mặc, các sản phẩm đồ biển đông lạnh, v.v. 
TPP bảo vệ quyền tác phẩm trí tuệ (intellectual property) như các sản phẩm công nghệ thông tin. TPP còn ép buộc các thành viên phải cho phép lập công đoàn độc lập, bảo vệ không cho phép khai thác sức lao động của trẻ em, và nếu quốc gia sở tại không chịu tuân thủ điều kiện này thì sẽ bị các quốc gia khác trong TPP chế tài. Đây là những nguyên nhân chính yếu mà những quốc gia như Trung Cộng đã không tham gia vào TPP.
Tháng 11 năm 2015, Tổng Thống Barack Obama dự định đưa TPP ra Quốc Hội để bàn thảo và ký kết. Lúc này cuộc tranh cử Tổng Thống bắt đầu, Đảng Cộng Hòa và ứng cử viên Donald Trump tuyên bố không chấp thuận TPP vì có nhiều điều khoản không có lợi cho Hoa Kỳ. Vì thế, TPP phải bị đình hoãn để đợi vị tân tổng thống quyết định.
Trước kia, Trung Cộng tuyên bố không tham gia TPP vì cho rằng TPP bị Hoa Kỳ ảnh hưởng quá nhiều và Trung Cộng không có lợi. Khi TPP được đúc kết vào cuối tháng 11 năm 2015, nhiều người hy vọng TPP sẽ là một phương tiện tốt để ngăn chận sự lớn mạnh của Trung Cộng. Khi ấy, Trung Cộng khá hối tiếc. Nhưng khi được tin các ứng cử viên tổng thống của Mỹ, nhất là ông Trump, phản đối TPP thì Trung Cộng rất mừng và Trung Cộng còn dự định mở một chương trình giống như TPP cho các quốc gia khác theo định hướng của Trung Cộng.
Ông Donald Trump thắng cử tổng thống, nhiều người cho rằng TPP bị chết yểu. Có người lại cho rằng không hẳn là chết yểu mà sẽ phải thỏa thuận lại vì ông Rex Wayne Tillerson, Giám Đốc Công Ty Dầu Hỏa Exxon- Mobil, người được ông Donald Trump chọn làm Bộ Trưởng Ngoại Giao, lại là người ủng hộ TPP. Nhiều quan sát viên cho rằng ông Donald Trump khi tranh cử thì nói theo ý hướng cử tri gốc da trắng ở thôn quê để được phiều, nhưng khi đắc cử, đối diện với thực tế, ông phải điều chỉnh và chọn ông Rex Wayne Tillerson đã là một tín hiệu cho thấy ông sẽ điều chỉnh TPP.
Vậy TPP sẽ đi về đâu và ảnh hưởng như thế nào đối với Việt Nam?
Có người lo ngại nếu Quốc Hội Hoa Kỳ và Tổng Thống Trump cho TPP chìm xuồng thì Trung Cộng sẽ lấn lướt ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Thật ra, có TPP hay không có TPP, sách lược của Trung Cộng là lấn sân ở Biển Đông và Biển Đông theo chiến lược tầm ăn dâu, chiếm lấy và bồi đắp các đảo nhân tạo để dần dần tuyên bố chủ quyền biển và đòi hỏi đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các đảo nhân tạo này. Hoa Kỳ, Ấn Độ, Âu Châu, Nga và nhiều quốc gia khác quan tâm về quyền hàng hải ở Biển Đông và Biển Hoa Đông nên có hay không có TPP, Hoa Kỳ và những quốc gia đó vẫn ra tay đối phó với Trung Cộng khi Trung Cộng âm mưu biến cả khu vực béo bở này làm của riêng hoặc đặt dưới sự kiểm soát của Trung Cộng.
Phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế ở The Hague ngày 12/7/2016 đã minh định Trung Cộng không có cơ sở để chứng minh có chủ quyền trên Biển Đông, nhưng phán quyết này cũng không nói Việt Nam hay bất kỳ một quốc gia nào khác có chủ quyền ở Quần Đảo Trường Sa. Phán quyết này cho mọi người thấy rõ Biển Đông là khu vực biển quốc tế, do vậy, có TPP hay không có TPP, không quốc gia nào có quyền tuyến bố chủ quyền hay áp đặt kiểm soát đường hàng hải quốc tế trong vùng này. Đây là vùng biển nhiều tài nguyên và hàng năm hàng hóa đi ngang qua khu vực này ước tính khoảng 5 ngàn tỷ Mỹ Kim, một nguồn kinh tế to lớn không quốc gia nào có thể để cho ai độc thầu được. Quốc gia nào ngang nhiên đòi thiết lập chủ quyển hay áp đặt kiểm soát thì bị ông cảnh sát quốc tế là Hải Quân của Hoa Kỳ sẽ thẳng tay thực hiện phán quyết của Trọng Tài The Hague. Cuối tháng 12, 2016, tại Sydney nước Australia, Đô Đốc Harry Harris, tư lệnh Hải Quân của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không cho phép khu vực chung được chia xẻ giữa các nước bị ai đó đơn phương đóng lại dù có bao nhiêu căn cứ được xây dựng trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông đi chăng nữa."
Trung Cộng có tiến bộ nhiều mặt, nhưng so sánh kỹ thuật quốc phòng và nhất là kỹ thuật của hải quân, Trung Cộng còn thua xa Hoa Kỳ nên Trung Cộng không dại gì mà đối đầu với Hoa Kỳ ở Biển Đông. Ngày 16 tháng 12, 2016, một chiếc tàu hải quân của Trung Cộng vớt lấy một chiếc tàu ngầm dọ thám khoa học không người lái (drone) của Mỹ ở Biển Đông, nước Mỹ yêu cầu Trung Cộng trả lại. Tổng Thống tân cử Donald Trumg còn cho rằng Trung Cộng ăn cắp tàu ngầm dọ thám khoa học này, tháo rời ra để lấy tất cả những bí mật, chẳng còn gì nữa, Hoa Kỳ không nên nhận lại. Trước những lời cáo buộc nặng nề đó, Trung Cộng vẫn im hơi lặng tiếng. Nếu gặp một quốc gia khác thì Trung Cộng đã không ứng xử hiền lành như thế!
Có người e ngại khi TPP chết yểu thì Trung Cộng sẽ tăng cường áp lực trên VN và Việt Nam sẽ nghiêng về Trung Cộng nhiều hơn. Trên vị trí chính trị địa (geo-politic) thì Việt Nam sát liền với Trung Cộng như môi với răng nên có TPP hay không có TPP, lúc nào Trung Cộng cũng tìm cách làm áp lực và ảnh hưởng lên trên Việt Nam. Điều này đã được chứng minh qua 2000 năm lịch sử và Việt Nam đã phải trả bằng bao nước mắt cùng với máu xương khi bị Tàu đô hộ hơn 1000 năm và cả hàng 1000 năm lúc nào cũng làm áp lực nặng nề trên Việt Nam. Quan trọng là chính sách và cách ứng xử của những người lãnh đạo. Chính sách đầy nhân bản và cách ứng xử mềm mỏng khôn ngoan chứ không luồn cúi đã làm nên những vị vua tài ba như vua Trần Nhân Tông, vua Lê Lợi, Vua Quang Trung. Việt Nam, dưới bất kỳ thể chế chính trị nào, cũng sẽ bị Trung Quốc làm áp lực nặng nề, và những người lãnh đạo có biết học lấy những bài học của lịch sử để áp dụng những kế sách khôn ngoan của tiền nhân hay không lại là một chuyện khác, không phải vì có TPP hay có bất kỳ chính sách nào của một quốc gia thứ ba như Hoa Kỳ mà Việt Nam mới có đủ sức mạnh "thoát Trung."
Có người cho rằng TPP chết yểu thì lực lượng tranh đấu cho dân chủ mất đi một phương tiện tranh đấu hữu hiệu vì TPP bắt buộc các quốc gia thành viên cho phép lập công đoàn độc lập, công đoàn có quyền biều tình đòi hỏi các quyền lợi chính đáng, nhà nước mà can thiệp thì sẽ bị các quốc gia thành viên khác chế tài. Thật ra, vấn đề này đều có mặt phải và mặt trái của nó.
Về mặt phải, bề ngoài thì TPP mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế cho Việt Nam cũng như đặt cho nhà nước CSVN phải gò mình đi theo xu hướng chung của thế giới là chấp nhận cho có công đoàn độc lập.
Nhưng, kinh nghiệm với Cộng Sản Việt Nam cho thấy họ qua mặt thế giới một cách dễ dàng. Những người trong các công ty của VN được ưu đãi của TPP thường là những đảng viên cao cấp của CSVN, cho nên, lợi nhuận kinh tế được ưu tiên cho các đảng viên, còn người dân thấp cổ bé họng được rất ít. 
Mặt trái, là các đảng viên giàu có lên, liệu có lo cho dân hay lại chỉ lo ăn chơi phè phởn, rồi nhà nước dùng tiền của này để trấn áp các tiếng nói đối lập một cách tinh vi hơn? Quốc nạn tham nhũng đã có chỗ đứng quá sâu ở VN, không có Ngành Tư Pháp và Truyền Thông Độc Lập, không khéo TPP lại là cái cớ cho quốc nạn này lớn mạnh hơn!
Còn vấn đề công đoàn độc lập, chắc chắn Cộng Sản cho thành lập nhưng lại cài cấy người vào để kiểm soát và thao túng theo ý của Đảng. Khi người lao động biểu tình đòi những quyền chính đáng thì Đảng lại vu vạ họ là lợi dụng quyền lao động phá rối an ninh trật tự hay đòi lật đổ nhà nước rồi bắt giam truy tố họ theo Bộ Luật 88 Hình Sự!! Nếu người nào đó thuê luật sư kiện tụng thì cũng không có hiệu quả vì Ngành Tư Pháp ở Việt Nam không có độc lập, các quan tòa phải đợi lệnh của Đảng. Bằng chứng vụ kiện của dân chúng tại 3 tỉnh miền Trung vừa qua kiện Formosa thì hầu như chỉ là dã tràng xe cát. Đợi cho đến lúc các quốc gia thành viên khác chế tài thì không biết bao giờ mới có, vì còn phải qua nhiều thủ tục ngoại giao, nhất là còn có những màn ăn chịu với nhau, khó mà thi hành được. Công nhân Việt Nam cần không phải là TPP mà là Ngành Tư Pháp và Truyền Thông Độc Lập. Chỉ cần Ngành Tư Pháp và Truyền Thông Độc Lập thì sức mạnh của nó còn gấp trăm ngàn lần TPP.
Phần kết :
TPP là một phương tiện sắc bén cho Việt Nam, nếu phương tiện này được người lãnh đạo có lương tâm xử dụng thì nó rất tốt, nhưng nếu gặp phải lãnh đạo vô lương tâm, nhất là lãnh đạo chỉ biết quyền lợi cá nhân và phe nhóm, thì phương tiện này chẳng giúp gì cho đất nước bao nhiêu, thà không có TPP thì hơn. Trên bề mặt, TPP có lợi cho Đảng CSVN nhiều hơn có lợi cho công nhân, và nếu ĐCSVN còn cài cấy người vào công đoàn độc lập của công nhân thì coi như công nhân chỉ làm nô lệ cho Đảng và Nhà Nước mà quyền lợi thì không có bao nhiêu. Ngành Tư Pháp và Truyền Thông của Việt Nam phải độc lập để bảo đảm được tính độc lập của nghiệp đoàn công nhân thì TPP mới phát huy sức mạnh tối đa của nó. Nếu Tổng Thống Donald Trump quyết định đàm phán lại TPP thì cầu mong ông thêm những đoạn văn làm áp lực sao cho Việt Nam có Ngành Tư Pháp và Truyền Thông Độc Lập thì TPP mới có đúng ý nghĩa của nó cho người dân Việt Nam. Tổng Thống Donald Trump đã từng là nạn nhân của truyền thông thiên tả một chiều thì hy vọng ông hiểu được nỗi oan khiên của người dân thấp cổ bé họng trong một chế độ mà truyền thông và ngành Tư Pháp lại được kiểm soát hoàn toàn do một Đảng, đó là Đảng CSVN./.

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

CÔNG TY TRUNG CỘNG" DI TẢN" QUA MỸ.



chinese-deal

Mặc dù ông Donald Trump chưa chính thức nhậm chức tổng thống, nhưng Hoa Lục rúng động với chính sách kinh tế khác hẳn với hầu hết các đời tổng thống Hoa Kỳ từ sau chuyến viếng thăm đầu tiên của tổng thống Richard Nixon vào năm 1972 và năm 1976 tổng thống Jimmy Carter phát triển quan hệ ngoại giao và kinh tế, cho nên từ hơn 40 năm qua, các công ty sản xuất, doanh nghiệp Mỹ đổ dồn về Hoa Lục tìm kiếm nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên hiện tượng công ty người Trung Cộng bỏ chạy sang Hoa Kỳ làm ăn là hiếm hoi, nhưng đây là điều báo trước cho thế giới, các nước" xã hội chủ nghĩa anh em tàn dư" là mô thức kinh tế Dị Mô" lấy kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" đã đến thời kỳ" thoái trào cách mạng". Theo bản tin AFP tường trình từ Thượng Hải cho biết là nhà tài phiệt công ty làm kiếng xe vừa chính thức quyết định" di tản chiến thuật" một phần công ty qua Mỹ để sản xuất và đang xúc tiến thành lập hãng ở tiểu bang Ohio nhằm né tránh thuế nhập cảng cao và giá nhân công cao ở Hoa lục.

Tỷ phú Trung Cộng là Cao Dewang, 70 tuổi, trước tiên là bỏ ra 600 triệu Mỹ kim đầu tư vô Hoa Kỳ sau khi tân tổng thống Donald Trump tuyên bố chính sách kinh tế làm Bắc Kinh lo ngại, tác động vào tiền tệ và đánh thuế nhập cảng 45% vào sản phẩm từ "made in China" nhằm bảo vệ công việc cho dân Mỹ sau khi làm lễ tuyên thệ, trở thành tổng thống thứ 45 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. 

Chính sách kinh tế của tân tổng thống Donald Trump hoàn toàn khác với chính sách kinh tế của Obama và cả Hillary (nếu đắc cử), cả hai nhân vật đảng Dân Chủ muốn mang công ty Mỹ sang nước ngoài, trong đó Trung Cộng hưởng nhiều lợi nhuận và dần dần làm cho nền kinh tế Mỹ lụn bại, Trung Cộng lại thu nhiều tiền và dùng tiền khuynh đảo thế giới, bắt nạt cả Mỹ biến nước Mỹ thành thị trường tiêu thụ và hàng hóa Trung Cộng do hãng Mỹ làm tại Tàu, bán cho dân Mỹ, Tàu làm giàu, Mỹ càng thiếu nợ và chợ Mỹ tràn ngập mặt hàng từ gia dụng, quần áo, đồ chơi, điện tử mang nhãn hiệu" made in China". Chuyện" Gậy ông đập lưng ông" đã được Trung Cộng áp dụng trong sách lược kinh tế toàn cầu, mà Mỹ là thị trường tiêu thụ và các doanh nghiệp của người Mỹ mang qua Tàu làm, bán ngược lại cho dân Mỹ; nhưng chính sách kinh tệ của Donald Trump được coi là" vỏ quít dầy có móng tay nhọn". Nhà cầm quyền Bắc Kinh và thái thú Vẹm ra sức ngăn chận ông Donald Trump tiến vô White House nhưng thế lực ma quái nầy đã thất bại vì dân Mỹ không thể chịu được cảnh đất nước suy thoái dần và Trung Cộng sẽ biến nước Mỹ thành chư hầu kinh tế, từ đó khuynh đảo chính trị, là sách lược" bình thiên hạ" thời đại của con cháu Khổng Tử.

Nhà tỷ phú Trung Cộng hình như đánh hơi được sự thay đổi và Donald Trump có khả năng đắc cử, mặc dầu hệ thống truyền thông Tây Phương tung ra hầu hết cuộc thăm dò dư luận lẫn bài viết, cho rằng bà Hillary chắc chắn sẽ là nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Tỷ phú Tàu Cao Dewang là người" nằm trong chăn, biết chăn có rận" mà truyền thông khuynh tả chỉ đáng là" học trò" của tuyên truyền cộng sản, cho nên từ tháng 10 năm 2016, tức là chưa tới ngày bầu cử (8-11-2016) đã nhìn ra và có kế hoạch mở hãng làm kiếng xe hơi ở tiểu bang Ohio. Đây là trường hợp rất hiếm hoi là hãng của Trung Cộng tháo chạy sang Mỹ, vì hầu hết các công ty Tây phương, kể cả Mỹ, thường đổ vô Trung Cộng để tìm nhân công rẻ và an toàn vì nhân công ít dám biểu tình, đình công, các hãng nước ngoài chỉ cần hối lộ cho nhà nước là được bảo kê là dẹp nạn đình công như các công ty ở các nước dân chủ. Tỷ phú Cao Dewang đã bị truyền thông nhà nước, kể cả phát ngôn viên của đảng cộng sản phê phán, nhưng ông trả lời là tránh thiệt hại, nhưng ông quyết định là không thể làm ăn ở Hoa lục được.



Tỷ phú Cao Dewang


Công ty Cao Fuyao Glass Industry Group cung cấp kiếng xe cho các công ty sản xuất xe là Volkswagen và General Motors, là công ty sản xuất kiếng xe lớn nhứt thế giới, nằm tại Hoa Lục, lợi nhuận hàng năm là 2.6 tỷ Nhân Dân tệ (370 triệu Mỹ kim). Quyết định" di tản sang Mỹ" của ông Cao đã bị nhà nước Trung Cộng chỉ trích, nhưng ông biện minh qua cuộc phỏng vấn trên cơ quan truyền thông nhà nước là Beijing News Wednesday: “ tôi không bỏ chạy, và tôi cũng sẽ không bỏ chạy đâu, trung tâm thương mại của tôi là Tàu, bởi vì tôi là người Trung Hoa "Có nghĩa là ông chối là không bỏ chạy ra khỏi nước và khẳng định là người Tàu. Ông Cao nói thêm:" Tôi là người làm thương mại, đang làm ăn tại Mỹ và tôi cho nhà nước biết là thuế nhập cảng qua Mỹ và giá nhân công quá cao, làm sao tôi có lời"…Một cuộc phỏng vấn khác là China Business News tuần vừa qua cho biết là làm ăn tại quê hương (Hoa lục) bây giờ quá khó khăn, thuế cao nhứt thế giới, hầu hết các hãng xưởng bị đánh thuế 35%, cao hơn thuế khóa của nước Mỹ nữa. Điều nầy nói lên nền kinh tế Trung Cộng quá bệ rạc nên nhà nước phải kiếm tiền bằng cách đánh thuế quá nặng vào các công ty nội địa. 



Tỷ phú Cao Dewang cũng giống như" Bùi Kiệm", nhân vật học dỡ trong tập thơ Lục Vân Tiên của ông đồ Nguyễn Đình Chiểu, ông Cao thi rớt trung học và bỏ trường theo nghiệp kinh doanh, bước đầu là người bán hàng cho một công ty làm kiếng, sau ông làm ăn khắm khá và thành lập công ty Fuao Group, có chi nhánh ở hàng chục tỉnh lỵ Trung Cộng và có mặt ở Bắc Kinh và trung tâm thương mại Thượng Hải. Ông cũng có công ty chi nhánh tại Nga.

Tờ People’s Daily (nhân dân nhựt báo) là cơ quan tuyên truyền hàng đầu của đảng cộng sản Tàu đã đăng bài viết ngày thứ năm, 22-12-2016 chỉ trích tỷ phú Cao coi thương mại nặng hơn quyền lợi quốc gia. Ông Cao phản bác là chuyện nầy là do cảm tính cá nhân của ông khi nhìn thấy những xung đột từ cội rể với vấn đề mà nền kinh tế quốc gia Trung Hoa đang đối diện. Ông Donald Trump chưa nhậm chức tổng thống mà Trung Cộng đã có những biến chuyển bất lợi cho họ, thì trong tương lai, sau khi làm tổng thống, nền kinh tế Trung Cộng chắc gặp nhiều sóng gió mà thành phần tháo chạy là những đại gia Tàu, họ chấp nhận bỏ nước qua Mỹ làm ăn, hơn là bị lỗ ở trong nước.


Sự kiện công ty lớn của Trung Cộng tháo chạy và di tản chiến thuật qua Mỹ để tránh thuế cao ở nội địa và sau nầy bị Mỹ đánh thuế thêm 45% nữa là điều báo nguy cho nền" kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", trong tương lai cũng sẽ có thêm những công ty khác tháo chạy, theo sau là tiền cũng chảy vô Mỹ, đúng là " giáo Tàu đâm Chệt ".

Nói như nhà Phật bất cứ sự kiện nào trên đời đều có nhân duyên của nó, và nó sẽ được Giao Di Biến Dịch theo chiều hướng nhân quả. Làm Thiện được Lành, Làm Ác Gánh Dữ. Hoa Kỳ gần một thế kỷ nay trổi dậy trở thành siêu cường thế giới, có được ngày hôm nay, người Hoa Kỳ phải trả một giá rất đắc, những tiền nhân của Hoa Kỳ phải hy sinh cho con cháu hiện tại và tương lai có được một cuộc sống an bình, hạnh phúc, cơm no, áo ấm, tự do dân chủ thật sự. Họ đã hy sinh không giới hạn cho dân tộc Hoa Kỳ và cho cả thế giới, bằng chứng qua những đệ nhất, đệ nhị thế chiến, và những cuộc chiến không liên quan đến đời sống người dân Mỹ, nhưng người Hoa kỳ vẫn hy sinh để bình an và đem sự công bằng đến cho tất cả nhân loại trên hành tinh địa cầu này.
Bởi thế, sự thịnh vượng và hùng cường của Hoa Kỳ có được là nhờ sự hy sinh khổng lồ, chứ không phải xâm chiếm, cướp giựt như các đế quốc châu Âu xưa, hay Nga xô, và gần đây nhất là Tàu cộng. Hoa Kỳ đến từng quốc gia để chia sẻ kinh tế, văn hóa, văn minh và bác ái. Đó chính là Chân Nguyên để định hình một Hoa Kỳ giàu mạnh, văn minh và dân chủ đích thực nhất hành tinh này, vì vậy các tài phiệt trên thế giới nói chung, và nhất là người Tàu nói riêng, rời bỏ đất nước của họ (Trung cộng) đem tiền vào Mỹ để tìm cơ hội phát triển kinh tế cho công ty, cho cá nhân và nhất là bảo vệ được tài sản của họ. Với họ, gia sản để lại Trung cộng chắc chắn có ngày sẽ theo mây khói mà chính họ là chủ nhân cũng không hiểu tại sao… tình trạng này, chắc chắn sẽ làm thiệt hại cho nền kinh tế Trung cộng. 

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

THEO NHO HỌC LỨA TUỔI NÀO MỚI TỰ LẬP VÀ TẠO NÊN SỰ NGHIỆP ?


I. Kinh nghiệm thành đạt trong cuộc đời

“Tam thập nhi lập” nghĩa là người ta đến 30 tuổi mới có thể tự lập, dựng nên sự nghiệp cho mình.Theo giáo lý Khổng Học, điều này thường để áp dụng cho đàn ông và con trai.Tuy nhiên, cái tuổi 30 dù là trai hay gái cũng là tuổi có thể tự lập và có sự nghiệp vững vàng nếu được chuẩn bị từ nhỏ.
Đức KhổngTử có ý nói rằng con người tới một lứa tuổi nào...mới có khả năng nhận thức và thực hành những điều mà người chưa đạt đến lứa tuổi đó thì chưa nhận-thức và thực-hành được. Để giúp các bạn trẻ hiểu rõ trọn-vẹn ý-nghĩa lời phát-biểu của Khổng Tử trên đây, chúng tôi xin bàn về từng phần của lời phát-biểu này. 
Căn cứ theo sự giải thích của Khổng Tử, con người đến một mức tuổi nào đó mới hiểu rõ được một số điều mà những người chưa đến tuổi đó không hiểu nổi. Chính vì thế mà Khổng Tử đã nói : 

– Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học

Ta tới mười lăm tuổi mới chuyên-chú vào việc học.Trong câu "ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học," chúng ta thấy có mấy chữ cần phải được giải-thích để giúp các bạn trẻ hiểu cho rõ. Chữ "hữu" có nghĩa là "thêm" (thập hữu ngũ: mười thêm năm, tức là 15), chữ "chí" có nghĩa là "để hết tâm ý," và chữ "vu" có nghĩa là "đối vi" Cả câu "ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học" có nghĩa là khi tới 15 tuổi, ta mới có thể tự-mình chuyên-tâm vào việc học. Có biết như thế, các bậc cha mẹ mới không buồn-phiền khi thấy các con mình mãi chơi đùa và không chịu chuyên tâm học-hành trước khi chúng chưa tới lứa tuổi 15. Và cũng nhờ đó, các bậc cha mẹ mới đem hết kiên-nhẫn, kỹ-năng, và nghệ-thuật để chăm-nom săn-sóc cho các con mình ngay từ khi chúng còn nhỏ (trước 15 tuổi) hầu giúp chúng thành-công trong việc học.

– Tam thập nhi lập

Ba mươi tuổi mới tự lập. Con người ta tới 30 tuổi thì sức tự-lập mới có thể chắc-chắn và vững-vàng. Thực vậy, khi đạt tới 30 tuổi, con người có thể tự-lập và gây-dựng nên sự-nghiệp cho mình với điều-kiện là họ phải có chí tự-lập cũng như được cha mẹ săn-sóc và giáo-dục chu đáo. Chí tự-lập của con người giữ vai-trò quyết-định trong việc tự-lập. Trong thực-tế đã có nhiều người tự-lập từ trước lứa tuổi 30 và cũng có người không tự-lập được ở ngoài lứa tuổi 30. Đây là trường-hợp của những người có chí tư-lập hay không. Nếu không có chí tự-lập thì dù cha mẹ có săn-sóc và giáo-dục cũng vẫn không tự-lập được. Họ là những người ỷ lại, sống ăn bám gia-đình và xã-hội.

– Tứ thập nhi bất hoặc

Bốn mươi tuổi mới thấu hiểu hết sự lý trong thiên hạ, có lòng tin, nhận định được nghi hoặc. Khi người ta tới 40 tuổi mới có thể hiểu thấu mọi sự-lý trong thiên-hạ, phân biệt được việc phải hay trái cũng như hiểu được ai là người tốt hay xấu, phân biệt được những ai là người chân-chính yêu nước thương nòi và biết được cái gì nên làm hay không. Không phải người nào ở cái tuổi 40 cũng được như vậy. Muốn đạt tới trình độ "nhi bất hoặc," con người phải được giáo-dục kỹ-lưỡng và tự mình cố công học-hỏi chuyên-cần ngay từ khi còn nhỏ. 

– Ngũ thập nhi tri thiên mệnh

 Năm mươi tuổi mới biết mệnh trời, biết sống đúng với hoàn-cảnh. Khi người ta tới 50 tuổi mới có thể thông-suốt chân- lý của tạo-hoá, tức là hiểu được mệnh của trời. Không phải bất cứ ai tới 50 tuổi là đạt được trình-độ "tri thiện-mệnh" Muốn đạt được trình độ "tri thiên-mệnh," con người cũng phải có căn-bản vững-vàng về giáo-dục, kiến-văn, và kinh-nghiệm sống.

– Lục thập nhi nhĩ thuận

Sáu mươi tuổi mới có kiến-thức và kinh-nghiệm hoàn-hảo để có thể phán-đoán ngay được mọi sự lý và nhân vật mà không thấy có điều gì chướng-ngại khi nghe được, nghe điều gì cũng thông-đạt. Khi người ta tới 60 tuổi thì mới đạt đến mức độ hoàn-hảo về mặt tri-hành, kiến-văn, và kinh-nghiệm về cuộc sống. Nhờ đó, người ta có thể nhận-xét và phán- đoán được ngay tức-khắc và chính-xác về các sự-kiện và nhân-vật trong thiên-hạ. Khi nhìn hay nghe thấy điều gì, người ta không những không cảm thấy chướng-ngại mà còn hiểu thấu ngay mọi lẽ. Không phải tự-nhiên mà ta đạt được trình-độ "nhi nhĩ thuận" Muốn đạt được trình-độ này, con người cũng phải có căn-bản giáo-dục, đạo-đức, kiến-văn, và kinh-nghiệm từng-trải về sự đời.
  
– Thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ

Bảy mươi tuổi mới có thể nói hay làm những điều đúng theo ý muốn của lòng mình mà không ra ngoài khuôn-khổ đạo-lý. Sở dục thuận theo tâm-tính, không điều gì vượt khuôn phép. Tới 70 tuổi, con người sẽ đạt đến tình- trạng rất hoàn-hảo về cách xử-sự và xử-thế. Nhờ đó mà mỗi khi người ta định nói điều gì hay làm việc gì thì tự-nhiên thể-hiện đúng với chủ tâm của lòng mình, muốn sao được vậy, và không bao giờ vượt ra khỏi khuôn-khổ của đạo-lý hay lẽ thường. Đây là trình-độ tuyệt-hảo của con người ở vào tuổi từ 70 trở lên nếu trước đó họ được giáo-dục đúng cách, tự tìm tòi học-hỏi, có kiến-văn quảng-bác, có tu-tâm dưỡng-tánh, và đã từng-trải cũng như rút được ưu khuyết-điểm trong các kinh-nghiệm về nỗi ê-chề đớn-đau của cuộc đời. 

Ngoài tuổi “tam thập nhi lập" con người ta đến 40 tuổi mới có trình độ “tứ thập nhi bất" tức là có thể hiểu được lý lẽ trong thiên hạ, phân biệt được điều phải điều trái, ai tốt ai xấu, và ít khi sai lầm; đến 50 tuổi mới có trình độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh” tức là có thể hiểu được mệnh trời hay chân lý của tạo hóa; đến 60 tuổi mới có trình độ “lục thập nhi nhĩ thuận” tức là có học-vấn và kinh nghiệm trường đời chín mùi, sự hiểu biết và việc làm mới chu đáo, không thấy những gì nghe được là khó hiểu hay chướng ngại, và có thể phán đoán được ngay mọi việc; đến năm 70 tuổi mới có trình độ “thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ” rất tự nhiên, tức là khi 70 tuổi thì hễ nói hay làm một điều gì là tự nhiên thể hiện đúng chủ tâm của mình, muốn sao được vậy, không vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lý hay lẽ phải.

Muốn đạt tới mức hiểu biết ở mỗi loại tuổi như đã đề cập ở trên, không phải cứ sống tới tuổi đó là được, người ta còn phải chuyên tâm vào việc học hỏi liên tục từ khi còn trẻ mới đạt được kết quả ấy.


II. Tam Thập Nhi Lập và Việc Học Hỏi

Có tuổi là một việc. Nếu không có học thì dù tới 30 tuổi người ta cũng không có thể tự lập được. Có điều là nếu đã tới 30 tuổi mà không tự lập được vững vàng thì cuộc đời mai hậu sẽ gặp nhiêu gian truân và khó có thể giúp đời một cách hữu hiệu được. Muốn lập thân cho đúng nghĩa của nó, tuổi trẻ phải chú tâm vào việc học. Học không chỉ có nghĩa là cắp sách đến trường, đọc nhiều sách vở để biết chữ nghĩa, hay học được một nghề để kiếm nhiều tiền là được. Việc học phải gồm đủ mọi mặt và có nhiều cách. Mục đích của việc học là để thành người hữu dụng cho nhà cho nước.
Học là noi gương và bắt chước những việc tiền nhân đã làm, những gương sáng của các bậc vĩ nhân quân tử và của những người đồng thời với ta nhưng những việc làm của họ đáng cho ta học hỏi và noi theo để giúp nhân độ thế. Học để tránh những điều sai quấy. Thấy điều hay phải bắt chước, thấy điều sai quấy phải tránh. Người khôn học kinh nghiệm của người khác là vậy. Học để hiểu. Từ những hiểu biết căn bản đó, ta có thể nghiên cứu thêm và nhiên hậu phát minh ra những điều mới. Làm sao học một để biết mười, học cách tìm tòi, học để suy diễn chứ không phải cái học từ chương. Học phải có óc nhận xét và phê phán. Không nên quá tin vào sách vở vì “tận tín ư thư bất như vô thư” (quá tin vào sách thà đừng có sách còn hơn) là vậy.
“Học hành” có nghĩa là những điều gì học được phải đem thực hành để giúp ích cho người cho đời. Biết mà để đó cũng giống như không biết. Biết điều phải mà không làm thì cái biết đó chẳng có ích gì cho nhân quần xã hội. Hơn nữa, khi ta học được mà không đem thực hành thì cái học của ta cũng mai một đi. Chính vì thế mà việc học ở các nước tân tiến đều đi từ kiến thức tới thí nghiệm, trắc nghiệm, áp dụng, rồi thi hành, và cuối cùng lượng giá và cải tiến để rút ưu khuyết điểm hầu giúp ích cho đời sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Học để làm người là cái học quan trọng nhất dưới Chế độ Việt-Nam Cộng-Hòa và các nước Á Đông.
– Mục-đích việc học của Phương Đông là “tiên học lễ hậu học văn” để chú trọng tới việc xây dựng con người toàn diện về phép tắc, sự giao thiệp, lễ độ, tinh thần, và đạo đức cũng như kiến thức.
– Cái học của Âu-Mỹ chỉ chú-trọng về mặt chuyên môn để đào tạo các chuyên gia hơn là đào tạo con người. Tuổi trẻ Việt Nam ở hải ngoại có cốt lõi của cái học Phương Đông và bây giờ lại được thêm cái tinh túy về khoa học kỹ thuật Âu-Mỹ thì thật là điều tuyệt diệu. Học để có kiến thức và chuyên môn thì dễ. Muốn học để làm người toàn diện, tuổi trẻ cần chú ý các mặt sau:
+ Phải học sao để làm người con hiếu thảo ở trong gia-đình vì chữ “hiếu” là Rường mối của mọi nết ăn ở trên đời. Con cái phải có nghĩa vụ đối với cha mẹ mới là người con có hiếu và mới được gọi là người có ăn học. Nghĩa vụ đối với cha mẹ gồm: ân cần, săn sóc cha mẹ, kính trọng cha mẹ, chăm chỉ học hành, giúp đỡ cha mẹ, và nghe lời cha mẹ khuyên bảo,v.v. Con người mang tội bất hiếu thì chắc chắn họ chỉ là kẻ sâu dân mọt nước.
+ Có "đễ" với anh em và đồng-bào mình. Đối-xử tử-tế, hợp đạo-lý, giữ trọn tình-nghĩa trước sau với anh em đều được gọi là “đễ.” Có đễ thì anh chị em mới hòa-thuận, đồng-bào mới thương yêu nhau, và nhiên-hậu, xã-hội mới thịnh-vượng.
+ Học sao để có sự “cẩn-trọng” và “chân-thành.” Khi làm việc gì, khi tiếp-đãi ai, “cẩn-trọng” là việc ta phải chú-tâm, chẳng-hạn như khi giao-tiếp với tha-nhân, ta phải giữ lễ và tôn-trọng ý-kiến người ta. Sự “chân-thành” phải được coi là cốt-yếu. Có chân-thành thì mới có tín. Khi làm việc phải cẩn-trọng. Muốn thế, ta phải có kế-hoạch thi-hành và kiểm-soát trong tinh-thần khoa-học và dân-chủ mỗi khi bắt đầu một công-việc. Có cẩn-trọng và có tín thì mới có thể làm việc ích-quốc lợi-dân được.
+ Phải học sao có được lòng từ-bi, bác-ái, khoan-dung, và độ-lượng. Đạo Phật có “đại từ đại bi”; Đạo Thiên-Chúa có “bác-ái” (yêu người như yêu mình, yêu cả kẻ thù); và trong Khổng-Giáo có lòng “nhân.” Tất-cả đều dạy ta có lòng yêu thương tha-nhân, khoan-dung độ-lượng với mọi người, và ăn-ở phải có lòng nhân. Tuy-nhiên, ta phải sáng-suốt để gần-gũi người có nhân, và xa-lánh kẻ bất-nhân. Khoan-dung độ-lượng có nghĩa là tha-thứ và thương-yêu mọi người nhưng không có nghĩa là để kẻ bất-nhân lợi-dụng làm hại mình. Nếu không giáo-hóa được kẻ bất-nhân ta phải xa-lánh họ để tìm cách giáo-hóa cho họ sau.
Phải lập-chí. Khi muốn làm việc gì và quyết-định làm cho bằng được, đó là có “chí.” Người xưa thường nói: “có chí thì nên”; “có chí làm quan, có gan làm giàu”; “làm trai chí ở cho bền, chớ lo muộn vợ, chớ phiền muộn con”; “làm trai có chí lập-thân, rồi ra gặp hội phong-vân có ngày”; “làm trai quyết-chí tang-bồng, sao cho tỏ mặt anh-hùng mới cam.”
Khi có “hiếu,” “đễ,” “cẩn-trọng,” “chân-thành,” “từ-ái,” “khoan-dung độ-lương,” và “lập được chí” thì cái học của ta mới toàn-vẹn. Tuy-nhiên cuộc đời vẫn có nhiều ngoại-lệ, nhất là ở thời nay. Hoàn-cảnh và dòng-giống cũng có ảnh-hưởng đến sự hiểu-biết và sự lập-nghiệp của con người. Xưa cũng như nay vẫn có người lập-nghiệp và tự-lập ở tuổi hai mươi, có người còn lập-nghiệp sớm hơn nữa. Cùng một trình-độ học-vấn, mỗi tuổi hiểu sự-vật một cách khác. Cùng một tác-phẩm mỗi lần đọc lại ta lại hiểu rõ thêm. Cuộc sống và sự học-hỏi giúp ta hiểu đời càng lúc càng kỹ hơn. Đến tuổi 60 thì mỗi khi thấy sự việc dù trái hay phải, dù thiện hay ác, dù sướng hay khổ, hết thẩy đều không có gì phải ngạc-nhiên. Bởi thế mới có trình độ “nhi nhĩ-thuận.”

III. Kết-Luận

Thông-minh tài-giỏi không cứ phải do tuổi-tác nhiều mà có. Người xưa thường nói “Lão- ô bách-tuế không bằng phượng-hoàng sơ-sinh” (con quạ già trăm tuổi không bằng chim phượng-hoàng mới sinh ra) là vậy. Thông-minh có thể do nòi-giống và sự bẩm-sinh mà có. Kiến-thức và kinh-nghiệm phải do học-hỏi mà thành. Tuổi đời cộng thêm việc học-hỏi và từng-trải mới đạt được các trình độ “tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất-hoặc, ngũ thập nhi tri thiên-mệnh, lục thập nhi nhĩ-thuận, và thất thập nhi tùng-tâm sở-dục bất du-củ.”
Ta cần phải chú-tâm về việc học ngay từ khi còn trẻ và tiếp-tục học mãi cho đến già. Học phải bao-gồm từ sự bắt-chước, trau-giồi kiến-thức, nghiên-cứu, áp-dụng, thực-hành, đến việc học làm người, nhất-nhất đều cố-tâm thì mới mong “tam thập nhi-lập” một cách đúng nghĩa của nó được.