Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

TPP VÀ VIỆT NAM DƯỚI THỚI TỔNG THỐNG TRUMP.

Image may contain: text

TPP VÀ VIỆT NAM DƯỚI THỚI TỔNG THỐNG TRUMP.
TPP là chữ viết tắt của Trans-Pacific Partnership, là một hiệp ước thương mại của 12 quốc gia trong khối Apec : 
1. Singapore, 
2. Brunei, 
3. New Zealand, 
4. Chile, 
5. Hoa Kỳ, 
6. Australia, 
7. Vietnam, 
8. Peru, 
9. Malaysia, 
10. Mexico, 
11. Canada, 
12. Japan. 

Hiệp ước này được bàn thảo nhiều năm trời, thêm bớt sửa đổi các điều khoản, và cuối năm 2015, hiệp ước này được các quốc gia thành viên chấp thuận để đưa về cho quốc hội và tổng thống của họ thông qua.
Apec là chữ viết tắt của Asia Pacific Economic Coperation có 21 quốc gia ở chung quanh Thái Bình Dương.

CÁC HỘI VIÊN & NGÀY GIA NHẬP
Australia 6-7 Nov 1989
Brunei Darussalam 6-7 Nov 1989
Canada 6-7 Nov 1989
Chile 11-12 Nov 1994
People's Republic of China 12-14 Nov 1991
Hong Kong, China 12-14 Nov 1991
Indonesia 6-7 Nov 1989
Japan 6-7 Nov 1989
Republic of Korea 6-7 Nov 1989
Malaysia 6-7 Nov 1989
Mexico 17-19 Nov 1993
New Zealand ̉̉̉̉̉̉̉ 6-7 Nov 1989
Papua New Guinea 17-19 Nov 1993
Peru 14-15 Nov 1998
The Philippines 6-7 Nov 1989
Russia 14-15 Nov 1998
Singapore 6-7 Nov 1989
Chinese Taipei 12-14 Nov 1991
Thailand 6-7 Nov 1989
The United States 6-7 Nov 1989
Viet Nam ̀̀̀̀̀ 14-15 Nov 1998

Phiên họp đầu tiên thâu nhận các thành viên là vào năm 1989 ở Australia. Những quốc gia trong Apec không tham gia vô TPP gồm có :
1. Trung Cộng 
2. Hong Kong China, 
3. Đài Loan, 
4. Nga, 
5. Papua New Guinea, 
6. Thailand, 
7. Philippines, 
8. Indonesia, 
9. South Korea.

TPP đánh thuế thấp hoặc không đánh thuế hàng nhập cảng của các quốc gia thành viên. Điều này kích thích và tăng trưởng giao thương giữa các quốc gia thành viên với nhau. Người ta dự trù khi TPP được thông qua bởi các quốc hội của các quốc gia thành viên, Việt Nam là quốc gia có lợi nhiều nhất từ TPP vì các món hàng của Việt Nam còn ở trong thời kỳ công nghệ nhẹ như hàng may mặc, các sản phẩm đồ biển đông lạnh, v.v. 
TPP bảo vệ quyền tác phẩm trí tuệ (intellectual property) như các sản phẩm công nghệ thông tin. TPP còn ép buộc các thành viên phải cho phép lập công đoàn độc lập, bảo vệ không cho phép khai thác sức lao động của trẻ em, và nếu quốc gia sở tại không chịu tuân thủ điều kiện này thì sẽ bị các quốc gia khác trong TPP chế tài. Đây là những nguyên nhân chính yếu mà những quốc gia như Trung Cộng đã không tham gia vào TPP.
Tháng 11 năm 2015, Tổng Thống Barack Obama dự định đưa TPP ra Quốc Hội để bàn thảo và ký kết. Lúc này cuộc tranh cử Tổng Thống bắt đầu, Đảng Cộng Hòa và ứng cử viên Donald Trump tuyên bố không chấp thuận TPP vì có nhiều điều khoản không có lợi cho Hoa Kỳ. Vì thế, TPP phải bị đình hoãn để đợi vị tân tổng thống quyết định.
Trước kia, Trung Cộng tuyên bố không tham gia TPP vì cho rằng TPP bị Hoa Kỳ ảnh hưởng quá nhiều và Trung Cộng không có lợi. Khi TPP được đúc kết vào cuối tháng 11 năm 2015, nhiều người hy vọng TPP sẽ là một phương tiện tốt để ngăn chận sự lớn mạnh của Trung Cộng. Khi ấy, Trung Cộng khá hối tiếc. Nhưng khi được tin các ứng cử viên tổng thống của Mỹ, nhất là ông Trump, phản đối TPP thì Trung Cộng rất mừng và Trung Cộng còn dự định mở một chương trình giống như TPP cho các quốc gia khác theo định hướng của Trung Cộng.
Ông Donald Trump thắng cử tổng thống, nhiều người cho rằng TPP bị chết yểu. Có người lại cho rằng không hẳn là chết yểu mà sẽ phải thỏa thuận lại vì ông Rex Wayne Tillerson, Giám Đốc Công Ty Dầu Hỏa Exxon- Mobil, người được ông Donald Trump chọn làm Bộ Trưởng Ngoại Giao, lại là người ủng hộ TPP. Nhiều quan sát viên cho rằng ông Donald Trump khi tranh cử thì nói theo ý hướng cử tri gốc da trắng ở thôn quê để được phiều, nhưng khi đắc cử, đối diện với thực tế, ông phải điều chỉnh và chọn ông Rex Wayne Tillerson đã là một tín hiệu cho thấy ông sẽ điều chỉnh TPP.
Vậy TPP sẽ đi về đâu và ảnh hưởng như thế nào đối với Việt Nam?
Có người lo ngại nếu Quốc Hội Hoa Kỳ và Tổng Thống Trump cho TPP chìm xuồng thì Trung Cộng sẽ lấn lướt ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Thật ra, có TPP hay không có TPP, sách lược của Trung Cộng là lấn sân ở Biển Đông và Biển Đông theo chiến lược tầm ăn dâu, chiếm lấy và bồi đắp các đảo nhân tạo để dần dần tuyên bố chủ quyền biển và đòi hỏi đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các đảo nhân tạo này. Hoa Kỳ, Ấn Độ, Âu Châu, Nga và nhiều quốc gia khác quan tâm về quyền hàng hải ở Biển Đông và Biển Hoa Đông nên có hay không có TPP, Hoa Kỳ và những quốc gia đó vẫn ra tay đối phó với Trung Cộng khi Trung Cộng âm mưu biến cả khu vực béo bở này làm của riêng hoặc đặt dưới sự kiểm soát của Trung Cộng.
Phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế ở The Hague ngày 12/7/2016 đã minh định Trung Cộng không có cơ sở để chứng minh có chủ quyền trên Biển Đông, nhưng phán quyết này cũng không nói Việt Nam hay bất kỳ một quốc gia nào khác có chủ quyền ở Quần Đảo Trường Sa. Phán quyết này cho mọi người thấy rõ Biển Đông là khu vực biển quốc tế, do vậy, có TPP hay không có TPP, không quốc gia nào có quyền tuyến bố chủ quyền hay áp đặt kiểm soát đường hàng hải quốc tế trong vùng này. Đây là vùng biển nhiều tài nguyên và hàng năm hàng hóa đi ngang qua khu vực này ước tính khoảng 5 ngàn tỷ Mỹ Kim, một nguồn kinh tế to lớn không quốc gia nào có thể để cho ai độc thầu được. Quốc gia nào ngang nhiên đòi thiết lập chủ quyển hay áp đặt kiểm soát thì bị ông cảnh sát quốc tế là Hải Quân của Hoa Kỳ sẽ thẳng tay thực hiện phán quyết của Trọng Tài The Hague. Cuối tháng 12, 2016, tại Sydney nước Australia, Đô Đốc Harry Harris, tư lệnh Hải Quân của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không cho phép khu vực chung được chia xẻ giữa các nước bị ai đó đơn phương đóng lại dù có bao nhiêu căn cứ được xây dựng trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông đi chăng nữa."
Trung Cộng có tiến bộ nhiều mặt, nhưng so sánh kỹ thuật quốc phòng và nhất là kỹ thuật của hải quân, Trung Cộng còn thua xa Hoa Kỳ nên Trung Cộng không dại gì mà đối đầu với Hoa Kỳ ở Biển Đông. Ngày 16 tháng 12, 2016, một chiếc tàu hải quân của Trung Cộng vớt lấy một chiếc tàu ngầm dọ thám khoa học không người lái (drone) của Mỹ ở Biển Đông, nước Mỹ yêu cầu Trung Cộng trả lại. Tổng Thống tân cử Donald Trumg còn cho rằng Trung Cộng ăn cắp tàu ngầm dọ thám khoa học này, tháo rời ra để lấy tất cả những bí mật, chẳng còn gì nữa, Hoa Kỳ không nên nhận lại. Trước những lời cáo buộc nặng nề đó, Trung Cộng vẫn im hơi lặng tiếng. Nếu gặp một quốc gia khác thì Trung Cộng đã không ứng xử hiền lành như thế!
Có người e ngại khi TPP chết yểu thì Trung Cộng sẽ tăng cường áp lực trên VN và Việt Nam sẽ nghiêng về Trung Cộng nhiều hơn. Trên vị trí chính trị địa (geo-politic) thì Việt Nam sát liền với Trung Cộng như môi với răng nên có TPP hay không có TPP, lúc nào Trung Cộng cũng tìm cách làm áp lực và ảnh hưởng lên trên Việt Nam. Điều này đã được chứng minh qua 2000 năm lịch sử và Việt Nam đã phải trả bằng bao nước mắt cùng với máu xương khi bị Tàu đô hộ hơn 1000 năm và cả hàng 1000 năm lúc nào cũng làm áp lực nặng nề trên Việt Nam. Quan trọng là chính sách và cách ứng xử của những người lãnh đạo. Chính sách đầy nhân bản và cách ứng xử mềm mỏng khôn ngoan chứ không luồn cúi đã làm nên những vị vua tài ba như vua Trần Nhân Tông, vua Lê Lợi, Vua Quang Trung. Việt Nam, dưới bất kỳ thể chế chính trị nào, cũng sẽ bị Trung Quốc làm áp lực nặng nề, và những người lãnh đạo có biết học lấy những bài học của lịch sử để áp dụng những kế sách khôn ngoan của tiền nhân hay không lại là một chuyện khác, không phải vì có TPP hay có bất kỳ chính sách nào của một quốc gia thứ ba như Hoa Kỳ mà Việt Nam mới có đủ sức mạnh "thoát Trung."
Có người cho rằng TPP chết yểu thì lực lượng tranh đấu cho dân chủ mất đi một phương tiện tranh đấu hữu hiệu vì TPP bắt buộc các quốc gia thành viên cho phép lập công đoàn độc lập, công đoàn có quyền biều tình đòi hỏi các quyền lợi chính đáng, nhà nước mà can thiệp thì sẽ bị các quốc gia thành viên khác chế tài. Thật ra, vấn đề này đều có mặt phải và mặt trái của nó.
Về mặt phải, bề ngoài thì TPP mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế cho Việt Nam cũng như đặt cho nhà nước CSVN phải gò mình đi theo xu hướng chung của thế giới là chấp nhận cho có công đoàn độc lập.
Nhưng, kinh nghiệm với Cộng Sản Việt Nam cho thấy họ qua mặt thế giới một cách dễ dàng. Những người trong các công ty của VN được ưu đãi của TPP thường là những đảng viên cao cấp của CSVN, cho nên, lợi nhuận kinh tế được ưu tiên cho các đảng viên, còn người dân thấp cổ bé họng được rất ít. 
Mặt trái, là các đảng viên giàu có lên, liệu có lo cho dân hay lại chỉ lo ăn chơi phè phởn, rồi nhà nước dùng tiền của này để trấn áp các tiếng nói đối lập một cách tinh vi hơn? Quốc nạn tham nhũng đã có chỗ đứng quá sâu ở VN, không có Ngành Tư Pháp và Truyền Thông Độc Lập, không khéo TPP lại là cái cớ cho quốc nạn này lớn mạnh hơn!
Còn vấn đề công đoàn độc lập, chắc chắn Cộng Sản cho thành lập nhưng lại cài cấy người vào để kiểm soát và thao túng theo ý của Đảng. Khi người lao động biểu tình đòi những quyền chính đáng thì Đảng lại vu vạ họ là lợi dụng quyền lao động phá rối an ninh trật tự hay đòi lật đổ nhà nước rồi bắt giam truy tố họ theo Bộ Luật 88 Hình Sự!! Nếu người nào đó thuê luật sư kiện tụng thì cũng không có hiệu quả vì Ngành Tư Pháp ở Việt Nam không có độc lập, các quan tòa phải đợi lệnh của Đảng. Bằng chứng vụ kiện của dân chúng tại 3 tỉnh miền Trung vừa qua kiện Formosa thì hầu như chỉ là dã tràng xe cát. Đợi cho đến lúc các quốc gia thành viên khác chế tài thì không biết bao giờ mới có, vì còn phải qua nhiều thủ tục ngoại giao, nhất là còn có những màn ăn chịu với nhau, khó mà thi hành được. Công nhân Việt Nam cần không phải là TPP mà là Ngành Tư Pháp và Truyền Thông Độc Lập. Chỉ cần Ngành Tư Pháp và Truyền Thông Độc Lập thì sức mạnh của nó còn gấp trăm ngàn lần TPP.
Phần kết :
TPP là một phương tiện sắc bén cho Việt Nam, nếu phương tiện này được người lãnh đạo có lương tâm xử dụng thì nó rất tốt, nhưng nếu gặp phải lãnh đạo vô lương tâm, nhất là lãnh đạo chỉ biết quyền lợi cá nhân và phe nhóm, thì phương tiện này chẳng giúp gì cho đất nước bao nhiêu, thà không có TPP thì hơn. Trên bề mặt, TPP có lợi cho Đảng CSVN nhiều hơn có lợi cho công nhân, và nếu ĐCSVN còn cài cấy người vào công đoàn độc lập của công nhân thì coi như công nhân chỉ làm nô lệ cho Đảng và Nhà Nước mà quyền lợi thì không có bao nhiêu. Ngành Tư Pháp và Truyền Thông của Việt Nam phải độc lập để bảo đảm được tính độc lập của nghiệp đoàn công nhân thì TPP mới phát huy sức mạnh tối đa của nó. Nếu Tổng Thống Donald Trump quyết định đàm phán lại TPP thì cầu mong ông thêm những đoạn văn làm áp lực sao cho Việt Nam có Ngành Tư Pháp và Truyền Thông Độc Lập thì TPP mới có đúng ý nghĩa của nó cho người dân Việt Nam. Tổng Thống Donald Trump đã từng là nạn nhân của truyền thông thiên tả một chiều thì hy vọng ông hiểu được nỗi oan khiên của người dân thấp cổ bé họng trong một chế độ mà truyền thông và ngành Tư Pháp lại được kiểm soát hoàn toàn do một Đảng, đó là Đảng CSVN./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét