Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

QUA ĐÈO NGANG




Có nơi đâu đẹp tuyệt vời 
Như sông như núi, như người Việt Nam 


Câu thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào về non sông đất trời Việt Nam. Thiên nhiên trên quê hương ta có vẻ đẹp mộng mơ, chan hoà sức sống. Chính vì vậy, thiên nhiên luôn là dề tài bất tận của thi ca. Lúc thì lung linh, huyền diệu như trong mộng, lúc lại rực rỡ, kiêu sa tựa ánh mặt trời. Nhưng đồng thời, cảnh vật cũng sẽ nhuốm màu ảm đạm, thê lương dưới ánh mắt của các thi nhân mang một tâm sự u hoài khi sáng tác một bài thơ tức cảnh. Vì thế, đại thi hào Nguyễn Du đã từng nói: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Câu thơ thật thích hợp khi ta liên tưởng đến bà Huyện Thanh Quan với bài thơ Qua đèo Ngang.


Tên thật là Nguyễn Thị Hinh sống trong nửa đầu thế kỷ 19. Quê ở làng Nghi Tàm, ven Hồ Tây, kinh thành Thăng Long. Bà xuất thân trong một gia đình quan lại, có nhan sắc, có học, có tài thơ Nôm, giỏi nữ công gia chánh – bà được vua Minh Mệnh vời vào kinh đô Phú Xuân làm nữ quan “Cung trung giáo tập”. Chồng bà là Lưu Nghi làm tri huyện Thanh Quan, tỉnh Thái Bình, nên người đời trân trọng gọi bà là Bà huyện Thanh Quan. 

Bà chỉ còn để lại 6 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật:

1. Qua Đèo Ngang 
2. Chiều hôm nhớ nhà 
3. Thăng Long thành hoài cổ 
4. Chùa Trấn Bắc 
5. Chơi Đài Khán Xuân Trấn võ 
6. Tức cảnh chiều thu”.


Phải hiểu rõ và yêu quý bài thơ mới thấy hết được tài năng cũng như tư tưởng luôn hướng về quê hương đất nước và gia đình của bà Huyện Thanh Quan. Ai dám bảo rằng người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có được những tình cảm thiêng liêng đó? 


Chỉ mới đọc hai câu đầu của bài thơ thôi: 

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà 
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa 

là ta đã nhận ngay ra một nỗi buồn xa vắng. 

Câu thơ xuất hiện cụm từ "bóng xế tà" và sự hiện diện của điệp từ "chen" cùng cách gieo vần "lá", "đá" đã tạo nên sự cô đơn, tĩnh mịch. Từ "tà" như diễn tả một khái niệm sắp tàn, biến mất. 

Thơ của bà hay nói đến hoàng hôn, man mác buồn, giọng điệu du dương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp, điêu luyện. 

Trên đường vào Phú Xuân…, bước tới Đèo Ngang lúc chiều ta, cảm xúc dâng trào lòng người, Bà huyện Thanh Quan sáng tác bài “Qua Đèo Ngang”. Bài thơ tả cảnh Đèo Ngang lúc xế tà và nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của người lữ khách – nữ sĩ. 

Lần đầu nữ sĩ “bước tới Đèo Ngang”, đứng dưới chân con đèo “đệ nhất hùng quan” này, địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng bình, vào thời điểm “bóng xế tà”, lúc mặt trời đã nằm ngang sườn núi, ánh mặt trời đã “tà”, đã nghiêng, đã chênh chênh. Trời sắp tối. Âm “tà” cũng gợi buồn thấm thía. Câu 2, tả cảnh sắc: cỏ cây, lá, hoa… đá. Hai vế tiểu đối, điệp ngữ “chen”, vần lưng: “đá” – “lá”, vần chân: “tà” – “hoa”, thơ giàu âm điệu, réo rắt như một tiếng lòng, biểu lộ sự ngạc nhiên và xúc động về cảnh sắc hoang vắng nơi Đèo Ngang 200 năm về trước: 

“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. 

Chỉ có hoa rừng, hoa dại, hoa sim, hoa mua. Cỏ cây, hoa lá phải “chen” với đá mới tồn tại được. Cảnh vật hoang sơ, hoang dại đến nao lòng. 

Yếu tố thời gian làm cho câu thơ thêm phần buồn bã. Ca dao cũng đã có câu: 


Vẳng nghe chim vịt kêu chiều 
Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau 

Thế mới biết, những tình cảm cao quý của mỗi người dường như gặp nhau ở một điểm. Đó chính là thời gian. Mà quãng thời gian thích hợp nhất để bộc lộ sự nhớ nhung khắc khoải chính là lúc chiều về. Ở bài thơ Qua đèo Ngang, tác giả bỗng dâng lên cảm xúc man mác khi bà bắt gặp ánh hoàng hôn bao phủ cảnh vật ở Hoành Sơn. Cảnh vật đã buồn lại trống vắng hơn bởi điệp từ "chen" ở câu thứ hai. Nó làm cho người đọc thơ bỗng cảm nhận được sự hoang vắng của đèo Ngang lúc chiều tà, bóng xế mặc dù nơi đây rất đẹp: có cỏ cây, đá, lá, hoa. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt để tìm kiếm một chút gì gọi là sự sống linh động. Và kìa, phía xa xa dưới chân đèo xuất hiện hình ảnh: 

Lom khom dưới núi tiều vài chú 
Lác đác bên sông, chợ (rợ) mấy nhà 

Câu thơ gợi cho tả hình dung trong ánh hoàng hôn lạnh lẽo, mấy người tiều phu đang đốn củi, mấy quán chợ xiêu xiêu trong gió.Đảo ngữ đưa hai từ láy "lom khom", "lác đác" lên đầu câu đã được tác giả sử dụng như nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Nhà thơ đi tìm một sự sống nhưng sự sống đó lại làm cho cảnh vật héo hắt, buồn bã hơn, xa vắng hơn. Sự đối lập vốn có của hai câu thực khiến cho cảnh trên sông, dưới núi thêm rời rạc,thưa thớt. Từ "vài", "mấy" như càng nói rõ thêm sự vắng vẻ ở nơi này. Trong sự hiu quạnh đó, bỗng nhiên vẳng lên tiếng kêu đều đều,man mác của loài chim quốc quốc,chim gia gia trong bóng hoàng hôn đang buông xuống.


Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, 
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. 

Từ ghép "đau lòng", "mỏi miệng" khiến cho ta có cám giác tha thiết, ray rứt. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ "quốc quốc gia gia" phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó? 

Sự song song về ý,về lời của hai câu thơ trong phần luận của bài thơ này nhằm nhấn mạnh tình cảm của bà Huyện Thanh Quan đối vớiTổ quốc, gia đình trước cảnh thật là khéo léo và tài tình. Từ thực tại của xã hội đương thời mà bà đang sống cho đến cảnh thực của đèo Ngang đã khiến cho tác giả sực nhớ đến mình và tâm sự: 

Dừng chân dứng lại trời non nước 
Một mảnh tình riêng ta với ta. 

Câu kết của bài, ta cảm thấy nhà thơ có tâm sự u hoài về quá khứ. Dừng lại và quan sát bà chỉ thấy: trời, non, nước. Vũ trụ thật rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng, ở đây, chỉ có một mình bà ta với ta, lại thêm mảnh tình riêng cho nước, cho nhà trong huyết quản đã làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái.Vũ trụ bao la quá! Con người cô đơn quá! Tất cả lại được diễn tả dưới ngòi bút tài hoa của người nữ sĩ nên bài thơ là bức tranh đặc sắc.Từ ta với ta như một minh chứng cho nghệ thuật điêu luyện trong sáng tác thơ ca của bà Huyện Thanh Quan. Bởi vì cũng ta với ta nhưng nhà thơ Nguyễn Khuyến lại nói: 

Bác đến chơi đây ta với ta 

Là sự kết hợp của hai người: tuy hai mà một, tuy một mà hai. Còn bà Huyện lại: 

Một mảnh tình riêng ta với ta. 

Đã tô đậm thêm sự lẻ loi, đơn chiếc của mình. Qua câu thơ, ta như cảm nhận sâu sắc hơn nỗi niềm tâm sự của tác giả trước cảnh tình quê hương... 

Từ xưa đến nay, có nhiều nhà thơ tả cảnh đèo Ngang nhưng không ai thành công bằng bà Huyện Thanh Quan vì trong tác phẩm của bà có cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng và tài năng của một cây bút tuyệt vời. Cả bài thơ được gieo vần "a" như chính tâm sự hoài cổ của tác giả. Chúng ta không tìm thấy dù chỉ một chút gọi là sự ồn ào trong cách miêu tả. Tất cả chỉ là sự trầm lắng, mênh mang như chính tâm sự của tác giả. 


Lời thơ nghe xao xuyến, bồi hồi làm cho người đọc xúc động cũng chính là những cảm xúc sâu lắng của bà Huyện Thanh Quan khi đặt chân lên đèo Ngang trong khung cảnh miền núi khi hoàng hôn buông xuống. Cũng những cảm xúc ấy, ta sẽ gặp lại khi đọc bài Chiều hôm nhớ nhà của bà với câu: 

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn 
Tiếng ốc xa đưa, vẳng trống dồn. 

Để tỏ lòng biết ơn đối với nhà thơ xưa đã cho ta những phút giây có được tình cảm tốt đẹp xuất phát từ đáy tâm hồn, từ sự rung cảm thật sự, người đời đã đặt một tên làng, một tên đường: Bà Huyện Thanh Quan để mãi mãi ghi nhớ tài năng cũng như tư tưởng tuyệt vời của người,nữ sĩ đối với non sông, đất nước một thời đã qua.


Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

"1975 - 2015" HÀNH TRÌNH TÌM TỰ DO


40 Năm Hành Trình Tìm Tự Do
* HÀ NGỌC CƯ

Vượt Biển: Sẵn Sàng Đổi SInh Mệnh Lấy Tự Do

   Bài viết dưới đây chỉ tóm lược những bước hành trình tìm tự do của người Việt trong 40 năm qua. Muốn có đầy đủ và chi tiết cuộc hành trình lịch sử này thì ta phải có một tổ chức gồm nhiều chuyên viên thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây xin sơ lược hành trình tự do 40 năm của chúng ta.

A. DI TẢN 1975

   Khoảng thời gian ngắn trước khi Sàigon thất thủ Quốc Hội Hoa Kỳ yêu cầu chính quyền Ford ước lượng số người Việt Nam lâm nguy và cần được di tản khi Việt Cộng chiếm miền Nam, phụ tá ngọai trưởng,  Philip Habib, đưa ra con số 200.000 người Đông Dương cần được di tản. Ngày 18 tháng 4 năm 1975, TT Ford thành lập Lực Lượng Đặc Nhiệm (Task Force) gồm 18 cơ quan chính quyền, đảm trách công tác di tản, định cư cho người tỵ nạn Việt Nam tại Hoa Kỳ và các nước khác.  
   Ngày 22/4, tức một ngày sau khi TT Thiệu rời VN, Thượng Viện Hoa Kỳ chấp thuận chính quyền Ford cho 150.000 người Đông Dương tạm dung (parole). Sở dĩ phải dùng quy chế tạm dung cho người tỵ nạn CS vì trước năm 1980, Hoa Kỳ chưa chính thức có quy chế tỵ nạn theo định nghĩa quốc tế. 
   Vào cuối tháng Tư một số tàu chiến Mỹ đã đậu sẵn ngoài khơi biển Việt Nam để cứu trợ người di tản. Ngày 29/4, chiến dịch “Frequent Wind” di tản được 7.000 người Việt bằng trực thăng. Bốn căn cứ quân sự Hoa Kỳ trên đất Mỹ đươc sử dụng để người tỵ nạn Việt Nam tạm trú trong khi chờ đợi người bảo trợ (sponsor).
   Ngay sau khi Sàigon thất thủ đã có 130.000 người Việt thoát khỏi Việt Nam, trong đó 65.000 người gồm quân nhân, công chức và nhân viên làm cho Mỹ, được quân đội Hoa Kỳ trực tiếp di tản, 65.000 người khác thoát khỏi VN do sử dụng các phương tiện quân sự của quân đội VNCH hoặc tư nhân. Để giúp người tỵ nạn Cộng Sản được chính thức định cư tại Hoa Kỳ, Tổng Thống Gerald Ford ký sắc luật Indochina Migration and Refugee Act of 1975, cho phép người Việt di tản được hưởng quy chế tỵ nạn đặc biệt. Sau đó, năm 1977, Thượng Nghị Sĩ Edward Kennedy bảo hộ dự luật bổ sung sắc luật trên, cho phép người tỵ nạn CS Đông Dương được hưởng quy chế Thường Trú Nhân (Permanent Resident Status) 
   Đợt người Việt Nam di tản đầu tiên được đưa tới các căn cứ quân sự Mỹ Subic Bay tại Phi Luật Tân, đảo Wake và đảo Guam, sau đó được chuyển tới các trung tâm tạm cư tại Camp Pendleton (California); Fort Chaffee (Arkansas), Eglin Air Force Base (Florida)  và Fort Indian Gap Town (Pennsylvania).
Làn sóng tỵ nạn CS ngày một dâng cao, chính phủ Hoa Kỳ chính thức yêu cầu Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ (United Nations High Commission for Refugees, UNHCR) đứng ra điều hành việc định cư cho người tỵ nạn tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Úc và các nước Tây phương khác. Tháng 5, 1975 , UNHCR bắt đầu thực hiện chương trình định cư trên khuôn khổ quốc tế gồm 25 quốc gia tham dự. Khỏang 11 đến 12 ngàn người tỵ nạn Việt được định cư trong đợt này.

B. THUYỀN NHÂN

   Một hai năm sau năm 1975 làn sóng thuyền nhân, bắt đầu là một số nhỏ, đến năm 1977 thì làn sóng thuyền nhân bùng phát. Thuyền nhân, liều mạng vượt biển trên những con thuyền nan, thuyền gỗ mỏng manh đổ vào các nước Mã Lai, Thái Lan, Tân gia Ba, Nam Dương (Indonesia) , Hongkong và Phi Luật Tân. Tính đến cuối năm 1977 đã có 15.600 thuyền nhân đến được các nước trên.
   Cuối năm 1978, chính quyền Mã Lai bắt đầu xua đuổi thuyền nhân Việt Nam, khiến UNHCR phải ra quyết định là mọi thuyền nhân Việt Nam phải được coi là người tỵ nạn và được UNHCR bảo vệ. Dầu vậy chính quyền Mã Lai vẫn tiếp tục xua đuổi thuyền nhân. Thuyền nhân phải đến Thái Lan, Phi Luật Tân hoặc Hongkong. Nhưng làn sóng thuyền nhân vẫn không giảm mặc dầu họ phải đương đầu với biết bao nhiêu bất trắc: bão tố, hải tặc Thái cướp bóc, hãm hiếp, sát hại… khiến một số tổ chức và cá nhân giàu lòng nhân đạo như tàu Cap Anamur, tàu Đảo Ánh Sáng (Ile de Lumière) của Hội Y Sĩ Thế Giới (Medecins du Monde) ra khơi vớt thuyền nhân, tàu Hải quân Ý….. Tính tới cuối năm 1978, họ đã vớt được 8.674 người và 186 thuyền vượt biển. Nhưng có thể có khỏang một phần ba số người vượt biển Đông đã thiệt mạng do đắm tàu, chết vì đói khát hoặc do hải tặc hãm hại.
   Tính tới giữa năm 1979 đã có 700.000 người tỵ nạn Việt rời khỏi Việt Nam, trong đó 500.000 được định cư trên nhiều nước và 200.000 vẫn còn kẹt lại trong các trại tỵ nạn. Đây là một vấn nạn cho các nước Đông Nam Á cho phép thuyền nhân tạm dừng chân chờ được định cư ở các nước khác. Do đó cần phải có một nỗ lực quốc tế giải quyết vấn nạn to lớn này. Dư luận thế giới ngày một có cảm tình sâu đậm với thuyền nhân buộc các nước trong khối tự do hành động.
   Trong hai ngày 20 và 21 tháng 7 năm 1979, 71 nước tham dự hội nghị Geneva nhằm  giải quyết vấn nạn thuyền nhân Việt Nam và 20 quốc gia bằng lòng tăng số người định cư tại quốc gia họ.

C. CHƯƠNG TRÌNH ODP

   Để chấm dứt thảm kịch của thuyền nhân trên Biển Đông, Hoa Kỳ thành lập chương trình tỵ nạn dành cho công dân Việt đang sống tại Việt Nam. Do đó chương trình ODP (Orderly Departure Program, Ra Đi Có Trật Tự) ra đời vào đầu năm 1980. Chương trình ODP giải quyết nguyện vọng tìm tự do cho người Việt trong nước theo nhiều chương trình khác nhau.
   1/ Chương trình Mỹ lai (Amerasian Homecoming Act of 1988) khởi sự từ cuối năm 1987 dành cho người có bố là công dân Hoa Kỳ và  mẹ Việt Nam. Khỏang 89.000 người được định cư tại Mỹ theo chương trình này.
   2/ Chương trình HO (Former Re-Education Center Detainees, HO là viết tắt của Humanitarian Operation) dành cho cựu tù nhân cải tạo (từ 3 năm trở lên) và thân nhân. Nhờ vận động tích cực của các TNS John McCain, Edward Kennedy và những nỗ lực không mệt mỏi của các ông Robert Funseth (Phụ tá thứ trưởng ngoại giao) và ông Shep Lowman (Giám đốc Văn Phòng Việt-Miên-Lào) hiệp định HO giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết ngày 30 tháng 7, 1989. Qua chương trình HO có 167.000 cựu tù nhân cải tạo và gia đình được định cư tại Hoa Kỳ. Song song với chương trình HO còn có các chương trình U-11 dành cho cựu nhân viên của chính phủ  Hoa Kỳ với ít nhất 5 năm công vụ (từ 1/1/63 tới trước 30/4/75), và V-11 dành cho nhân viên của các công ty tư nhân Hoa Kỳ hoặc tổ chức Hoa Kỳ có 5 năm làm việc trong khỏang thời gian từ 1/1/63 tới trước 30/4/75).
   3/ ROVR (Resettlement Opportunity for Vietnamese Refugees) dành cho người tỵ nạn đến trại tỵ nạn sau thời hạn (còn kẹt tại trại tỵ nạn hay đã trở về Việt Nam). Sau ngày 14/3/1989 thuyền nhân Việt không được tự động coi là người tỵ nạn cộng sản nữa, chỉ những người qua thanh lọc được coi  là người tỵ nạn mới được các nước khác nhận. Khỏang giữa năm 1990 hầu hết các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á đóng cửa. 
   Mặc dầu còn hàng triệu người Việt muốn rời Việt Nam để tỵ nạn Cộng Sản nhưng không quốc gia nào kể Hoa Kỳ có thể mở cửa mãi cho làn sóng tỵ nạn Cộng Sản. Khi chấm dứt chương trình tỵ nạn thì người Việt Nam chỉ có thể định cư tại Hoa Kỳ theo chương trình di dân thông thường, dành cho mọi quốc gia trên thế giới như qua bảo lãnh của thân nhân ruột thịt, đâu tư, lao động….
Chương trính ODP chấm dứt họat động kể từ ngày 30 tháng 9 năm 1994.
Tháng 7 năm 1999, Sứ Quán Hoa Kỳ tại Saigon giải quyết những tồn tại của ODP và bắt đầu đảm nhiệm việc duyệt xét các đơn xin chiếu khán (VISA) du lịch, du học và Visa di dân giống như công dân của các  nước khác trên thế giới (Regular Immigration program)
Tính từ năm 1975 đến năm 2002 đã có 759.482 người Việt tỵ nạn Cộng Sản (không kể những người vào Mỹ theo diện di dân)  định cư tại Hoa Kỳ.
Tính tới năm 1999 có 1,75 triệu người Việt Nam định cư ở các nước ngoài trong đó Hoa Kỳ chiếm 900.000;  Canada, Úc và Pháp: 500.000, Trung quốc: 250.000, các nước khác: 100.000.

D. NGƯỜI VIỆT TẠI HOA KỲ

   Theo thống kê năm 2010 , số người Việt sinh sống trên đất Mỹ là 1.548.449, (chiếm 0,5% dân số Hoa Kỳ gồm 308.745.583) gồm 473.810 sinh tại Hoa Kỳ và 997.699 sinh ở ngòai Hoa Kỳ.
     5 Tiểu bang có  người Việt đông nhất:
          - California:     581, 946 
          - Texas:          210, 000
          - Washington:   66, 575
          - Florida:          58, 470 
          - Virginia:         45, 263
     4 thành phố đông người Việt nhất:
          - Los Angeles:          271, 234
          - San Jose:              125, 774
          - Houston:               103, 525
          - Dallas-Fort Worth:   71, 839
   Hành trình tìm tự do của người Việt là một hành trình đầy gian khổ, đầy bất trắc và hãi hùng. Mỗi hành trình tìm tự do là một kỳ tích, đôi khi như một phép lạ. Hàng trăm ngàn thuyền nhân bỏ thây trên Biển Đông. Cái chết mang nhiều bộ mặt khác nhau: chết vì đói khát, chết vì đắm tàu, chết vì hải tặc. Nhưng người tìm tự do bất chấp mọi hiểm nguy, đem mạng sống đánh đổi với tự do, đánh cuộc với may rủi trên những con thuyền mỏng manh vượt biển Đông. Tự Do hay Chết là tâm niệm của thuyền nhân khi họ bước xuống con thuyền ra khơi, bất chấp tù đầy, bất chấp bão tố, bất chấp hải tặc. 
   Nếu may mắn đến được bờ Tự Do, thuyền nhân còn phải trải nghiệm cuộc sống khổ cực và thời gian chờ đợi đằng đẵng ở trại tỵ nạn.
   Mặc dầu được các nước định cư mở rộng vòng tay đón nhận nhưng người tỵ nạn gặp rất nhiều gian khổ trong giai đọan khởi đầu cuộc sống mới trên đất lạ quê người. Tiến trình hòa nhập vào xã hội mới không dễ dàng gì đối với đại đa số người tỵ nạn. Ai cũng phải trải qua những khó khăn do bất đồng về ngôn ngữ, về phong tục, về văn hóa.  Ai cũng day dứt về tình cố hương, về những kỷ niệm của cuộc sống trên quê cũ, về nỗi xa cách người ruột thịt. Những dần dần hầu hết đã hòa nhập vào mạch chính của xã hội mới. 
   Con cháu người Việt tỵ nạn thành công trên nhiều địa hạt: giáo dục, thương mại, chính trường, binh nghiệp…. làm người tỵ nạn cảm thấy những gian truân và hiểm nguy mà họ đã trải qua được đền bù xứng đáng.
Kỷ niệm 40 năm hành trình tìm  tự do cũng là để suy nghiệm về những cái mất và cái được. Mỗi người trong chúng ta có cái mất khác nhau và cái được khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một cái mất là mất quê hương bản xứ và được cái chung cao quý là TỰ DO.
   TT Franklin D. Roosevelt , trong diễn văn khai mạc nhiệm kỳ thứ 3 có nói:
“Chúng ta thà chết trên đôi bàn chân còn hơn sống trên hai đầu gối của mình”

Tháng Tư năm 2015

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

TÌM HIỂU NHỮNG Ý NGHĨA IN TRÊN ĐỒNG DOLLAR MỸ !!!






Đồng Dollar Mỹ là một danh từ, một vật chất, rất thông dụng chẳng những cho người Mỹ, mà còn rất hấp dẫn đối với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Bất kể quốc gia nào, thương hay ghét Mỹ, đồng dollar vẫn là cái tiêu chuẩn kinh tế để họ so sánh, ít nhất là cả gần một thế kỷ qua và ngay cả hiện tại nữa. Trong lãnh vực tình yêu, hay rộng hơn nữa, nhân tình thế sự, “dollars” cũng được xem như một trong những đặc điểm “đáng yêu” (có khi đáng ghét), hay ít nhất, “đáng nể” của đối tượng. Đối với những người mới tỵ nạn ở Mỹ, đồng “đô la” thường được nói lái thành “đa lo” (lo nhiều). Lo lắng nhiều, bỏ lắm công sức không ít, mồ hôi nước mắt vô kể, để có được trong tay, nên phải cân nhắc, tính toán về cách thức chi tiêu sao cho tương xứng trong cuộc sống của những thời gian đầu tị nạn...Nhưng bây giờ sau mấy thập niên, đa số cũng ổn định với cuộc sống nơi xứ Người. Vậy ngoài cơm áo gạo tiền, giờ chúng ta nên dành chút thời gian để tìm hiểu, ít nhiều về đời sống quanh ta, hầu mở mang nhãn quang, tầm hiểu biết về những cái lạ của đất nước nầy...  
Thật ra ta đang xử dụng "nó" hằng ngày, nhưng có bao giờ chúng ta để ý trên đồng bạc dollar có những hình vẽ, những ý nghĩa thế nào, hay ít nhất, màu sắc gì chưa? Cùng lắm, người ta nói “đô la xanh” để nói đến màu xanh của nó thôi. Nếu chưa có dịp thì ngay bây giờ ta hãy đem đồng đô la ra để “chiêm ngưỡng” nó một tí cho dễ tìm hiểu trong lúc đọc bài viết này.
Mẫu thiết kế của tờ đồng dollar hiện lưu hành ngày nay được ra đời vào năm 1957. Tuy gọi là “tiền giấy”, thật ra đồng dollar làm bằng chất vải lanh bện bông, với những đường chỉ tơ màu đỏ và xanh rất nhỏ đan ngang dọc. Thật sự đồng dollar làm bằng vải. Chúng ta đã từng bỏ quên trong túi quần, giặt nó mà chưa hề thấy bị rách, vuốt ra ngay ngắn lại xài tiếp.
Một màu mực đặc biệt được dùng trong đồng dollars, chẳng biết trong đó pha trộn thế nào ! Người ta in những dấu hiệu lên trên đó, và rồi nhuộm hồ để nó không thấm nước và được in ép cho nó mỏng và sát, đẹp đẽ như ta thấy. Nếu nhìn mặt trước của nó, bên phải ta sẽ thấy dấu mộc của sở Ngân Khố Hoa Kỳ. Phía trên cùng của dấu mộc là bàn cân tượng trưng cho sự cân bằng ngân sách. Chính giữa là thước thợ, một dụng cụ dùng để đo cắt cho ngay thẳng. Phía dưới là chìa khóa của sở Ngân Khố Hoa Kỳ. Tất cả đều có thể nhìn ra dễ dàng; Nhưng mặt sau của tờ dollar mới là điều mà ta cần tìm hiểu.
Nếu chúng ta lật phía sau của tờ dollar lên, ta sẽ thấy có hai vòng tròn. Cả hai vòng, họp lại làm thành con dấu lớn của Hoa Kỳ. Đệ Nhất Hội Nghị Lục Địa của Mỹ đòi ông Benjamin Frankin và một nhóm người nghĩ ra một con dấu. Họ đã phải mất bốn năm mới hoàn thành và hai năm sau nữa mới được chấp thuận.
Bên hình tròn phía tay trái là một Kim Tự Tháp. Để ý thấy mặt trước của nó thì sáng, và mặt phía Tây của nó thì tối đen. Ý nghĩa của thiết kế này như sau. Lúc ấy quốc gia này (Hoa Kỳ) còn mới bắt đầu. Người Hoa Kỳ chưa bắt đầu khám phá miền Tây hoặc chưa có quyết định gì đối với nền văn minh của miền đất phía Tây. Kim Tự Tháp không có ngọn, tượng trưng rằng họ còn chưa hoàn tất. Trong miếng đá trên đỉnh, có hình một thiên nhãn, mắt nhìn thấy mọi nơi, một dấu hiệu cổ xưa tượng trưng cho Thượng Đế. Ông Franklin tin rằng một người khó có thể thành công khi làm một mình, nhưng một nhóm người, với sự hỗ trợ của thần linh, có thể làm bất cứ việc gì.
Từ ý nghĩ trên, nhóm chữ “IN GOD WE TRUST” (chúng ta tin vào Chúa) được in trên đồng dollar. Hàng chữ Latin phía trên Kim Tự Tháp “ANNUIT COEPTIS” có nghĩa là “thượng đế đã ủng hộ trách nhiệm của chúng ta“. Hàng chữ Latin phía dưới Kim Tự Tháp “NOVUS ORDO SECLORUM” có nghĩa “một trật tự mới được bắt đầu”. Phía dưới nền của Kim Tự Tháp là số La Mã ghi năm 1776 (đánh dấu năm công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ).
Nếu ta nhìn kỹ bên phía hình tròn bên phải, sẽ tìm thấy nó trong tất cả các Nghĩa Trang Quốc Gia Hoa Kỳ. Dấu hiệu đó cũng được nhìn thấy trên đường phố hàng cờ ở Nghĩa Trang Quốc Gia ở Busnell, Florida, và là biểu hiệu chính cho hầu hết các đài kỷ niệm ghi ơn các anh hùng.
Sửa đổi một chút, nó thành cái dấu mộc cho Tổng Thống Hoa Kỳ, và luôn luôn hiện hữu mỗi lần ông nói chuyện, tuy ít có ai để ý những dấu hiệu này mang ý nghĩa gì. Con ó sói đầu được làm dấu hiệu tượng trưng cho vinh quang vì hai lý do: thứ nhất, nó không sợ bão táp, nó mạnh mẽ, và thông minh để vượt bay qua cơn bão. Thứ hai, nó không mang một vương miệng nào cả. Điều này nói lên sự phủ nhận vua chúa. Lúc ấy Hoa Kỳ vừa ly khai khỏi Anh Hoàng. Còn nữa, cái thuẫn che trước ngực nó không có cây đỡ. Ý nghĩa là xứ sở này ngày nay có thể tự đứng vững một mình.
Chúng ta thấy trên đầu của cái thuẫn che có một cái thanh ngang màu trắng, nó tượng trưng cho quốc hội, là một yếu tố kết đoàn. Chúng ta đến với nhau như một quốc gia. Trên mỏ của con ó đọc thấy hàng chữ “E PLURIBUS UNUM”, có nghĩa rằng “một quốc gia của nhiều dân tộc”. Phía trên con ó, thấy có 13 ngôi sao, tiêu biểu cho 13 tiểu bang nguyên thủy. Chung quanh các ngôi sao, tất cả những cụm mây mờ ngầm hiểu đang bay ra xa. Nhắc lại một lần nữa, chúng ta đang đến với nhau để họp thành một. Ta để ý xem con ó cầm cái gì trong những móng của nó. Nó cầm một cành cây olive và những mũi tên. Đất nước này muốn hòa bình, nhưng chúng ta không bao giờ sợ phải đi chiến đấu để bảo vệ hòa bình.
Con ó luôn hướng mặt về nhành olive, nhưng trong thời chiến, nó dán mắt nhìn vào những mũi tên. Người ta nói rằng số 13 là con số không may. Điều này gần như cả thế giới đều tin như vậy. Thường ít khi thấy phòng số 13, hoặc các khách sạn không có tầng lầu thứ 13. Nhưng hãy nghĩ xem: 13 thuộc địa đầu tiên, 13 người ký tên trong bản Tuyên Ngôn Độc lập, 13 sọc trên lá cờ Hoa Kỳ, 13 bậc trên Kim Tự Tháp, 13 mẫu tự trong hàng chữ Latin nói trên, 13 chữ trong “E Pluribus Unum”, 13 ngôi sao trên đầu con diều hâu, 13 sọc trong cái thuẫn đỡ của nó, 13 lá trên cành olive, 13 trái cây, và nếu ta nhìn gần một chút sẽ thấy 13 cái mũi tên. Còn nữa, đối với những người thiểu số: Tu Chính Hiến thứ 13.
Ít ai biết điều này, các em học sinh không biết, ngay cả các giáo sư dạy môn sử có nhiều người không để ý. Nhân đây, cũng nên biết, Tu Chính Hiến thứ 13 của Hoa Kỳ bãi bỏ chế độ nô lệ.
Đã có quá nhiều cựu chiến binh đã hy sinh, quá nhiều đến đỗi những ý nghĩa trên bị quên lãng đi. Đã có nhiều cựu chiến binh cố trở về nhà, quốc gia Hoa Kỳ, nơi có nhiều người không quan tâm. Đã có nhiều cựu chiến binh không bao giờ trở về. Tìm hiểu đồng đô la hôm nay để hâm nóng lịch sử và ghi nhận sự hy sinh của các cựu chiến binh tranh đấu cho hòa bình, đã gắn bó ít nhiều với ý nghĩa , đã được ghi trên đồng "Dollar" mà chúng ta đang xử dụng hằng ngày. 

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

PHIẾM LUẬN VỀ CON GÀ & TRỨNG GÀ !




                             

Cũng như những phạm trù triết học khác, phạm trù "quả trứng, con gà" và "điều gì có trước ?", đã làm đau đầu bao nhiêu thế hệ những triết gia, những học giả, những nhà tư tưởng từ hàng ngàn năm nay đều muốn lý giải vấn đề này. 

Nhưng càng lý giải, tranh luận bao nhiêu thì càng rơi vào rối rắm, mông lung không lối thoát bấy nhiêu…!


Đang nằm ngủ trưa, bỗng nghe tiếng gà toang toác, tục ta tục tác ngoài vườn, cậu con trai bảy tuổi rón rén trốn Ba ra chuồng gà rình xem, thì thấy một quả trứng hồng hồng nóng hổi, mà gà mái tơ mới đẻ trong ổ rơm do vợ tôi chuẩn bi mấy hôm trước đây. Hôm đó nó thấy, và hỏi : 
- Mẹ làm chi rứa ?
- Mẹ lót ổ cho gà mái đẻ .
- Rứa khi mô nó mới đẻ hả mẹ ?
- Khi mô con nghe tục ta tục tác là nó vừa đẻ xong 

Thế là trưa nay cu cậu nghe và vội trốn đi xem con gà đẻ ra quả trứng, cái trứng hiển hiện ra kia dưới bụng con gà, vậy là con gà có trước, con gà đẻ ra quả trứng. Lòng hả hê nó “cho là” đúng và “khẳng định” chắc chắn rằng như vậy. Mân mê quả trứng một lúc rồi để lại chỗ cũ, quay trở về phòng  




Buổi chiều nọ, cô gái út đang lững thững bên chuồng rơm chợt nó nghe thấy những tiếng chiêm chiếp, tích tích trong ổ trứng, những cái mỏ gà hồng hồng đang cố dẫy dụa hòng thoát ra khỏi cái vỏ vôi giòn rụm. A, trước mắt bé quả trứng đang nở ra con gà, vậy quả trứng có trước, quả trứng nở ra con gà. Lòng hả hê, bé lại “cho là” và “khẳng định” chắc chắn rằng như rứa.



Cái mà cậu trai thấy là con gà đẻ ra quả trứng, và bây giờ cô em gái nghe thấy rõ ràng là quả trứng nở ra con gà. Vật này có trước hay vật kia có trước đều không sai bởi cả hai cô cậu đã được mục kích tại chỗ một cách rõ ràng, sinh động, xác thực hiển hiện trước mắt như 1+1=2 vậy.
Vừa vào nhà đã nghe hai anh em đang tranh cải nhau hùng hồn lắm, thấy Ba im re hết,lật đật"Chào Ba mới về".Hai đứa đang cải nhau cái chi, mà trước với sau rứa ? nghe Ba hỏi cô em lên tiếng trước, bửa trước con thấy con gà từ cái trứng chui ra; như vậy cái trứng đẻ ra con gà phải không Ba ? vậy là có trứng trước, có gà sau Ba hả,làm như tôi đã đồng ý với con bé, nó bồi thêm: rứa mà anh cả cải với con là gà có trước mới đẻ ra trứng. Chừ ! con nói xong chưa? Dạ xong rồi Ba. Con nói răn, cái chi đẻ ra con gà, Dạ cái trứng, Không phải mô-số trứng được gà mẹ ấp đến ngày thứ 21 (từ 20-25 ngày) mới "nở" ra gà con, chứ không phải trứng đẻ mô. Nghe chừng nớ, cậu cả hậm hực.Em bé nói sai Ba nờ, bửa trước con nghe Mẹ nói khi mô con nghe gà mái kêu tục tác là nó đẻ trứng, bởi rứa mà bửa con nghe, nên ra núp coi thì thấy con gà nhảy xuống , con bắt ghế lên coi thì thấy một cái trứng,con gà mái mới đẻ con rờ nó còn ấm mà Ba. Như rứa gà có trước mới đẻ trứng sau...Rứa là hai đứa con cải nhau về việc nớ! Cô em năm tuổi đâu chịu nín,ừ mà anh nói chi lạ rứa,chính em bợ giúp cái vỏ cho nó chui ra nữa đó chứ bộ.
Thấy cụ anh muốn tranh cải với em.Tui phải giải huề cả hai.
Nhưng bất chợt tui cũng lại thấy không ổn! chẳng lẽ cái mà chúng thấy như rứa mà ta lại cho là như rứa ? Vậy thì sự màu nhiệm của tạo hóa đâu còn huyền bí, đâu còn gợi mở cho những bộ óc ưa khám phá. Muôn vật phải có trước có sau chứ ?... Nhưng cái nào, Con gà có trước hay quả trứng có trước ? Tui cũng thấy lúng túng, chưa biết phải trả lời răn cho con, nên dùng kế hoản binh.Bi chừ còn đi tắm rửa ,rồi chuẩn bị cơm tối với mẹ xong rồi còn học bài làm bài nữa.Ba hẹn cuối tuần sẽ nói rõ, nói nhiều việc và mất nhiều thì giờ lắm, khi nớ các con mới hiểu .     
Thế là ngày hôm sau tui và đám bạn già hẹn gặp nhau ở quán cà phê, để mỗ xẻ vấn đề tưởng như bình thường, nhưng chẳng thấy bình thường chút mô hết ! Mà cả đám bắt đầu đưa ra những suy đoán, nhận xét, tranh cãi…người thì đứng trên quan điểm cho là"chủ quan", người thì đứng trên quan điểm “khách quan”, lại có những người đứng cả trên hai quan điểm"chủ quan" lẫn “khách quan”, mỗi nhóm đều có chủ thuyết riêng bảo vệ chính kiến của mình: 


- Người thì nói quả trứng có trước, quả trứng nở ra con gà, nếu không có quả trứng thì gà có nở ra gà được không? 

- Ôn tra hơn lại cướp lời, bộ anh không thấy con gà đẻ ra cái trứng à, buổi sáng anh ăn trứng gà ốp la hay trứng trâu ốp la? Con gà của tôi đẻ ra quả trứng thì quả trứng của anh mới nở ra con gà được chứ, tôi cho rằng gà đẻ ra trứng. 

-Tui xin hai anh, không có cái nào có trước, cái nào có sau cả, cũng lại không có gà trước trứng sau hay ngược lại,chỉ vì trí huệ chúng ta hạn hẹp,nhận thức nông cạn,chúng ta chỉ thấy thế mà cho là như thế,ai cũng đúng hết mà ai cũng sai cả. Chúng ta chỉ có thể biết được một cách chắc chắn trứng có trước hay gà có trước tại những thời điểm xác định. 

Đám đông bắt đầu phân chia ra những phe, những nhóm, trường phái...Một bên thì cho là gà có trước trứng, gà đẻ ra trứng, một bên thì cho là trứng nở ra gà, trứng có trước gà, lại còn những người cho là gà và trứng xuất hiện đồng thời, không có trước có sau,cái có trước, có sau đấy chỉ là"cận kiến" tồn tại trong một không gian và thời gian nhất định, không đại diện cho sự nhận thức bao hàm theo quy luật huyền năng của tạo hóa. 
Đại khái, phạm trù triết học “con gà, quả trứng” được diễn giải theo cách thức trên, thấy như thế nào nói như vậy thiên về tranh cãi, lý giải mập mờ không thuyết phục. Nếu cứ như vậy, mãi mãi sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề tưởng chừng “dễ như bỡn” nhưng vô cùng hóc búa này. 


Các nhà Khoa học tuyên bố: rốt cuộc đã tìm ra giải đáp cho câu hỏi muôn thuở: ”Gà có trước, hay trứng có trước?”. Câu trả lời của họ là kết quả của một trong rất nhiều khám phá khoa học thú vị nhất từ trước tới nay.

gà, trứng, khám phá khoa học, cá ngựa, sò điệp


Vì cần phải có protein để tạo nên trứng, nên các nhà Khoa học kết luận rằng: gà chắc chắn có trước trứng.

Việc phát hiện một loại chất protein đặc biệt chỉ có thể hình thành trong buồng trứng của những con gà mái trên vỏ trứng gà đã giúp các nhà khoa học trả lời cho câu hỏi chưa tìm được lời đáp trong suốt hàng ngàn năm qua.
Con gà có trước quả trứng hay quả trứng được tạo ra trước con gà? Suốt nhiều thế kỷ qua, câu hỏi này vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà triết học cũng như các nhà khoa học trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học Anh Quốc khẳng định họ đã tìm ra đáp án cuối cùng cho câu hỏi hóc búa nàyVà câu trả lời, theo các nhà khoa học xứ sở sương mù, chính là con gà.
Các nhà khoa học tìm thấy một chất protein quan trọng cấu tạo nên vỏ trứng gà nhưng lại chỉ được tìm thấy trong buồng trứng của những cô gà mái.
Điều đó cũng có nghĩa là, trước khi hiện hữu trong thực tế, quả trứng phải ở bên trong con gà.
Chất protein đặc biệt này có tên là ovocledidin-17, hay OC-17, có tác dụng như một chất xúc tác đẩy nhanh sự phát triển của vỏ trứng. Chiếc vỏ cứng này chính là căn nhà chắc chắn cho lòng đỏ trứng đồng thời bảo vệ những chú gà con khi chúng lớn dần lên ở bên trong.
Các nhà khoa học thuộc hai trường đại học Sheffield và Warwick nước Anh đã xử dụng một máy tính cực mạnh có tên là HECTOR để phóng to cấu tạo của một quả trứng. HECTOR đã phát hiện ra rằng, OC-17 là một thành phần quyết định trong việc hình thành nên vỏ trứng.
Chính chất protein này đã biến carbonat calci thành các tinh thể calcit, nguyên liệu tạo nên vỏ trứng.
Mặc dù calcit được tìm thấy khá nhiều trong trứng và xương động vật, tuy nhiên các loài gà có thể tạo thành loại chất này nhanh hơn hẳn các loài khác. Trung bình cứ 24 giờ mỗi con gà mái có thể tạo ra 6 gam calcit trong vỏ trứng.
Tiến sĩ Colin Freeman, thuộc trường Đại học Sheffield nói: “Trong một thời gian dài nhiều người đã nghĩ rằng quả trứng có trước. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta đã có những bằng chứng khoa học để khẳng định rằng, trên thực tế, con gà có trước quả trứng”.
Giáo sư John Harding, cũng thuộc trường Đại học Sheffield cho biết, phát hiện này có thể có rất nhiều với những ứng dụng khác. "Tìm hiểu cách những chú gà tạo nên quả trứng không chỉ là một vấn đề lý thú mà còn có thể cung cấp những ý tưởng để tạo nên những vật liệu và quy trình mới”. Giáo sư Harding nói."Tự nhiên đã tìm thấy những giải pháp sáng tạo để giải quyết tất cả những vấn đề thuộc về khoa học và kỹ thuật vật liệu. Chúng ta có thể học được rất nhiều từ đó”,

Trứng gà hay con gà đến trước?



Câu hỏi này xuất hiện thường xuyên... 
Trong Nhiên nhiên,những vật sống tiến hóa nhờ những thay đổi của DNA (ADN,Acide Desoxyribo Nucleique của chúng. Trong con vật như con gà,DNA từ tế bào tinh trùng của con đực và trứng của con cái gặp nhau và kết hợp với nhau tạo thành một ZYGOTE -tế bào đầu tiên của bé gà.Tế bào đầu tiên này phân cắt vô số lần để tạo thành tất cả những tế bào của con vật nguyên vẹn.  Trong cùng một động vật, mọi tế bào đều chứa những DNA hoàn toàn giống nhau và DNA đó có từ ZYGOTE.

Gà tiến hóa từ những "không-phải-gà" xuyên qua những thay đổi nhỏ do sự pha trộn DNA đực và DNA cái cái hay do những sự đột biến của DNA khi tạo thành ZYGOTE. Những thay đổi và đột biến này  chỉ ảnh hưởng ở thời điểm zygote mới vừa tạo thành. Ðó là, hai "không-phải-gà" kết hợp với nhau và DNA trong zygote mới của chúng chứa những đột biến đã sản sinh ra con gà thật sự đầu tiên. TẾ BÀO ZYGOTE ÐẦU TIÊN ấy đã phân cắt ra để tạo ra CON GÀ THẤT SỰ ÐẦU TIÊN.

Trước con GÀ THẬT SỰ ÐẦU TIÊN ẤY chỉ có những "không-phải-gà". Tế bào zygote là nơi duy nhất có những đột biến DNA để có thể sản sinh ra con vật mới, và tế bào zygote được ở trong trứng gà.

Which came first, the chicken or the egg?
This question appears regularly in the question file, so let's take a shot at it.
In nature, living things evolve  through changes in their DNA. In an animal like a chicken, DNA from a male sperm cell and a female ovum meet and combine to form zygote the first cell of a new baby chicken. This first cell divides innumerable times to form all of the cells of the complete animal. In any animal, every cell contains exactly the same DNA, and that DNA comes from the zygote. 
Chickens evolved from non-chickens through small changes caused by the mixing of male and female DNA or by mutations to the DNA that produced the zygote. These changes and mutations only have an effect at the point where a new zygote is created. That is, two non-chickens mated and the DNA in their new zygote contained the mutation(s) that produced the first true chicken. That one zygote cell divided to produce the first true chicken. 
Prior to that first true chicken zygote, there were only non-chickens. The zygote cell is the only place where DNA mutations could produce a new animal, and the zygote cell is housed in the chicken's egg. So, the egg must have come first




NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ TRỨNG GÀ



           



Trứng gà là thực phẩm khá thân thuộc với cuộc sống chúng ta. Đặc biệt là chúng dễ chế biến,nhiều chất dinh dưỡng, dễ ăn.Nhưng không chỉ có vậy,bởi chúng còn có nhiều "bí mật"mà có thể chúng ta chưa biết hết !

1. Chúng ta có thể nắn quả trứng gà sống thành nhiều hình dạng khác nhau.


Muốn thay đổi hình dạng quả trứng sống,hãy ngâm với giấm trong khoảng 1 tuần để trứng mềm ra.Sau đó, ta có thể nắn quả trứng theo bất cứ hình dạng nào, rồi ngâm lại với nước lạnh.

2. Mỗi quả trứng mất 24 đến 26 giờ để hình thành trong cơ thể gà mái. Đó là lý do vì sao mỗi ngày, gà mái chỉ đẻ một trứng duy nhất, trừ một số trường hợp đặc biệt. Và trung bình gà mái đẻ được từ 250 đến 270 trứng/năm.

3. Khi đẻ, quả trứng đạt nhiệt độ khoảng 40,5°C.

4. Trung Quốc là nước sản xuất trứng lớn nhất thế giới với 390 tỷ quả mỗi năm.

5. Đã có nhiều thắc mắc xoay quanh việc: Gà có trước hay trứng có trước. Và mới đây, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng gà có trước quả trứng.


6. Mới đây, bà Jan Long (63 tuổi đang sinh sống ở Bromsberrow Heath, Gloucester, Vương quốc Anh) đã phát hiện ra một quả trứng có 4 lòng đỏ. Theo các nhà khoa học, cứ 11 tỉ quả mới có 1 quả như vậy.

7. Màu vỏ trứng có thể, thể hiện giá trị dinh dưỡng, phẩm chất… thậm chí là giống gà đẻ ra. Ví dụ gà có lông màu trắng sẽ đẻ trứng trắng, gà có lông màu đỏ nâu sẽ đẻ ra trứng màu nâu.

8. Không ăn trứng với sữa đậu nành, vì nó sẽ làm giảm hấp thu protein và điều này đã được khoa học chứng minh.


9. Màu lòng đỏ trứng được xác định bằng loại thức ăn của một con gà mái. Nếu vàng sẫm là gà mái ăn nhiều rau xanh, màu vàng tươi là ăn các loại hạt như lúa, lúa mì… Tất nhiên, giá trị dinh dưỡng của chúng tương đương nhau, nếu khác biệt cũng không đáng kể.

10. Trứng có hàm lượng chất béo lành mạnh và protein rất cao. Bên cạnh đó là chất chống oxyt hóa, giúp giảm nguy cơ lão hóa và ung thư.

11. Trứng có vết màu đỏ khi đập là do các mạch máu nhỏ trong lòng đỏ bị vỡ. Và theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc xuất hiện vết đỏ này không có nghĩa là chúng không an toàn.


12. Mỗi quả trứng cung cấp hai phần ba lượng cholesterol. Nhưng theo chuyên gia Alberto Soriano Maldonado, nếu ăn nhiều cũng sẽ không làm tăng nguy cơ bệnh tim bởi đây là cholesterol tốt. Ông nói rằng, thịt đỏ (thịt lợn, bò, trâu…) mới nguy hại, bởi chúng có tỉ lệ cholesterol xấu nhiều hơn

13. Trứng gà giả được làm ở Trung Cộng là có thật, chúng được tạo bởi hỗn hợp tinh bột, chất kết tủa và nhựa cùng bột màu tạo màu sắc cho vỏ.

14. Ngâm trứng gà vừa luộc vào nước lạnh sẽ dễ bóc, nhưng đây cũng là việc làm tiếp tay cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.

15. Mới đây, hiện tượng “trứng mẹ đẻ trứng con”, tức trong quả trứng lớn có một quả trứng nhỏ, đã gây xôn xao trong cộng đồng mạng.Người may mắn được đập quả trứng này là vợ chồng Jane và Chris Keast đang sống tại Vương quốc Anh. Và theo các chuyên gia, thì hiện tượng này là “lỗi kỹ thuật” của tự nhiên, rất hiếm gặp.


16. Trứng sống không nhiều dinh dưỡng bằng trứng chín, do đó nói ăn trứng sống có dinh dưỡng cao hơn là sai lầm, đó là chưa kể các bệnh gặp phải như nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.

17. Quả trứng gà lớn nhất thế giới được ghi nhận là từ làng Vũ Tiêu Châm, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc: dài 9,4cm, đường kính 6cm và nặng 198gram, to hơn cả trứng ngỗng.

18. Trong khi đó, quả trứng nhỏ nhất là từ Capel Iwan, Carmarthshire, Vương quốc Anh: dài 1,8cm, tức nhỏ hơn cả một quả trứng cút thông thường.

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

ĐGH JOHN PAUL II CÓ TÌNH BẠN "THẮM THIẾT" SUỐT 32 NĂM VỚI MỘT PHỤ NỮ CÓ CHỒNG.



Tên khai sinhKarol Józef Wojtyła
Sinh18 tháng 51920
WadowiceBa Lan
Mất2 tháng 4, 2005 (84 tuổi)



Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng từ năm 1978 đến năm 2005 và đã được Giáo Hội Công Giáo phong thánh năm 2014, sau khi ngài mất được 9 năm.


London (AFP)- Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có một mối liên hệ mật thiết với một người đàn bà có chồng theo những lá thư được trình bày trong cuốn phim tài liệu trên đài BBC hôm Thư Hai (15/02/2016)

Cuốn phim tài liệu không tuyên bố rằng ngài đã  quên lời thề  sống độc thân đối với triết gia và nhà văn Ba Lan Anna-Teresa, mặc dù giọng điệu của một số bức thư của ngài gửi đến bà cho thấy cảm tình thắm thiết  giữa hai người.

"Một trong những điều hấp dẫn mà những lá thư này tiết lộ là một cuộc phấn đấu để kiềm chế những mối quan hệ chắc chắn rất mạnh mẽ mà trong đó xúc cảm trộn lẫn những ý tưởng triết học nằm đúng mực trong  giới hạn Kitô giáo."
Nhưng Vatican cho biết  "không có gì khác thường với thực tế là Đức Giáo Hoàng Gioan Phalô II đã kết bạn với nhiều người khác nhau, cho dù nam giới hay nữ giới."
"Không ai sẽ ngạc nhiên trước thông tin này," một phát ngôn viên cho biết.

- Những phủ nhận về 'hôn thê'

Thư viện Ba Lan cũng từ chối sự diễn giải của BBC về mối quan hệ thư tín này, nói rằng Gioan Phalô II có nhiều bạn bè và những mối quan hệ như vậy là không có gì bí mật hoặc "ngoại lệ".
Một cộng sự thân cận của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói rằng đó "có thể" là một người đàn bà đã có chồng yêu ngài trước khi ngài trở thành người đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã.
"Phụ nữ rơi vào tình yêu với các linh mục xảy ra ở mọi thời, và nó luôn luôn là một nhức đầu lớn," Linh mục Adam Boniecki, chủ bút tuần báo Công Giáo tiến bộ Tygodnik Powszechny, nói với AFP.
"Nếu bà ấy yêu (Karol) Wojtyla, thì có thể không phải chỉ một mình bà," Boniecki, bản thân cũng là tác giả một quyển sách viết về chi tiết cuộc đời của Giáo hoàng cho biết.
Tymieniecka "dịch sách Karol Wojtyla sang tiếng Anh, đưa tác phẩm của ông vào giới học giả Mỹ … nhưng chính công việc dịch thuật này đã tạo mối liên hệ thắm thiết giữa hai người", Boniecki nói.
Đài BBC chỉ xem được những lá thư của John Paul II, không có phần thư tín về phía Tymieniecka. Bà qua đời vào năm 2014.
Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng từ 1978 đến 2005 và đã được của Giáo hội Công giáo phong thánh sau khi ngài mất.
Trong năm 2014 ngài được phong thánh bởi Đức Giáo Hoàng Francis hiện tại.
Trong một cuốn tự truyện 116 trang được phát hành vào năm 1996, mang tên "The Gift and Mistery", Đức Giáo Hoàng ngày đó đã bác bỏ ý kiến ​​cho rằng tình cảm làm trì hoãn sự cam kết cống hiến đời sống minh cho Giáo hội Công giáo La Mã tiếp theo một sự từ chối trước đó của Vatican là Đức Giáo Hoàng đã từng có một " vị hôn thê."
Phóng viên điều tra Carl Bernstein và Marco Politi vào năm 1979 nêu tên một cô gái trẻ người Do Thái, Ginka Bia, và Halina Krolikiewicz, con gái của một Phó Viện trưởng Đại học, như hai người bạn thân thiết của Wojtyla thời trai trẻ .

Bí mật vừa được tiết lộ về mối quan hệ giữa Giáo hoàng và một phụ nữ cho thấy khía cạnh ít được biết tới trong đời sống của ông.
Đức Giáo hoàng John Paul II là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ 20. Ngay cả sau khi mất, Giáo hoàng vẫn nhận được sự kính trọng của các tín đồ trên khắp thế giới. 9 năm sau khi qua đời,Giáo hoàng John Paul II đã được phong Thánh – đây là thời gian nhanh kỷ lục.
                 Những bức thư bí mật Giáo hoàng John Paul II gửi 1 người phụ nữ
Hồng y Karol Wojtyla và bà Anna Teresa-Tymieniecka trong một lần đi trượt tuyết. (Ảnh: BBC)
Mới đây, ngày 15/2, BBC đưa tin về việc có hàng trăm bức thư và các bức ảnh cho thấy mối quan hệ đặc biệt giữa Giáo hoàng John Paul II và một phụ nữ đã có chồng, kéo dài 32 năm được lưu giữ Bảo tàng Quốc gia Ba Lan.
Theo đó, những bức thư được Giáo hoàng gửi tới nữ triết gia người Mỹ gốc Ba Lan Anna-Teresa Tymieniecka.Tiết lộ này cho thấy một khía cạnh ít được biết tới trong đời sống của Giáo hoàng John Paul II.
Mối quan hệ giữa Giáo hoàng John Paul II và bà Anna-Teresa Tymieniecka bắt đầu vào năm 1973, khi Tymieniecka liên lạc với Hồng y Karol Wojtyla (tên khai sinh của Giáo hoàng John Paul II) khi đó là Tổng Giám mục  Krakow, để nói về một cuốn sách về triết học do ông viết.
Cũng giống như Hồng y Karol Wojtyla, bà Anna-Teresa Tymieniecka sinh ra ở Ba Lan và từng phải chứng kiến những đau khổ tột cùng, khi quê hương chịu sự chiếm đóng của Đức quốc xã trong Thế chiến II. Sau chiến tranh, bà rời Ba Lan đi du học và theo đuổi sự nghiệp của một nhà triết học tại Mỹ – nơi bà kết hôn và có 3 người con.
                 Những bức thư bí mật Giáo hoàng John Paul II gửi 1 người phụ nữ
Bà Tymieniecka và Hồng y Wojtyla trong một lần đi cắm trại năm 1978. (Ảnh: BBC)
Sau liên lạc đầu tiên, họ nhanh chóng bắt đầu thư từ qua lại. Ban đầu, những lá thư của Hồng y Wojtyla có lời lẽ bình thường, khi tình bạn giữa họ ngày càng thân thiết, những bức thư trở nên thân mật hơn.
Họ cũng đã quyết định cộng tác về một cuốn sách mở rộng từ cuốn sách triết học của Hồng y Wojtyla.
Theo tiết lộ của BBC, những bức thư này đã được Thư viện Quốc gia Ba Lan chi ra số tiền không ít hơn 7 con số để mua về. Thông thường, khi thư viện mua các tư liệu quan trọng về một nhân vật có tầm ảnh hưởng đặc biệt tầm cở như Giáo hoàng John Paul II thì chúng sẽ được trưng bày hoặc để làm tài liệu cho các học giả. Tuy nhiên, trong trường hợp này, những bức thư đã được giữ kín.
Trong những năm 1970, việc thư từ qua lại giữa một linh mục và một phụ nữ là trường hợp “tế nhị” ở Ba Lan. Vì vậy, những bức thư đầu tiên cho thấy sự thân tình giữa hai người không phải được gửi từ Krakow mà từ Rome (Italy) – nơi Đức Hồng y Wojtyla có hơn 1 tháng tham dự cuộc họp của các giám mục Công giáo vào mùa thu năm 1974.
                  Những bức thư bí mật Giáo hoàng John Paul II gửi 1 người phụ nữ
Anna-Teresa Tymieniecka và Hồng y Cardinal Wojtyla chụp ảnh lưu niệm năm 1977. (Ảnh: BBC)
Tiến sĩ Marek Lasota, chuyên gia nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Tư liệu Quốc gia ở Krakow cho biết, với những thông tin mà ông có được về một vài bức thư liên lạc giữa Giáo hoàng và bà Tymieniecka thì có thể cho rằng, “dù các bức thư được viết bằng một loại ‘mật mã’ triết học thì vẫn có thể thấy, đây là mối quan hệ cá nhân sâu sắc”.
Ông Lasota cũng cho rằng, ở giai đoạn đầu của mối quan hệ – có thể là trong mùa hè năm 1975 bà Anna-Teresa Tymieniecka đã nói với Karol Wojtyla rằng bà đang yêu.
Những bức ảnh chưa từng được công bố trước công chúng cũng tiết lộ những khoảnh khắc đời thường của Hồng y Karol Wojtyla. Ông từng mời bà Tymieniecka đi dạo ở miền quê và trượt tuyết trong kỳ nghỉ. Bà Tymieniecka thậm chí còn tham gia một chuyến đi cắm trại nhóm cùng ông.
Trong một lá thư ghi tháng 9/1976, Hồng y Karol Wojtyla gọi bà Tymieniecka là "món quà của Thượng đế".
“Teresa thân mến. Em viết về sự chia ly, nhưng tôi không thể tìm ra câu trả lời cho những lời này”.
Trước đó vào ngày 10/6/1976, ông viết: “Ngay từ năm ngoái, tôi đã đi tìm câu trả lời này “Tôi thuộc về em”, và cuối cùng, trước khi rời Ba Lan, tôi đã tìm thấy một cách – một chiếc vòng có hình Đức mẹ”. Ông nói, chiếc vòng giúp ông “chấp nhận và cảm nhận được em ở khắp mọi nơi, mọi lúc, dù em ở gần hay ở xa”.
                 Những bức thư bí mật Giáo hoàng John Paul II gửi 1 người phụ nữ
Chiếc vòng scapular – quà tặng của Hồng y Wojtyla dành cho bà Tymieniecka. (Ảnh: BBC)
Thực tế, Đức Hồng y Karol Wojtyla cũng có một số bạn bè khác giới, bao gồm cả Wanda Poltawska – một bác sĩ tâm lý – người cũng đã trao đổi thư từ với ông trong nhiều thập kỷ.
Những bức thư của Hồng y Karol Wojtyla gửi cho Anna-Teresa Tymieniecka đôi khi có cảm xúc mãnh liệt, đôi khi lại là cuộc tranh đấu trong việc lý giải ý nghĩa của mối quan hệ này.
Tuy nhiên, Edward Stourton, phóng viên của BBC tham gia đề tài này cho biết, hơn 350 lá thư đã được tìm thấy tại Thư viện Quốc gia Ba Lan, những lá thư đầu tiên được gửi đi năm 1973 và cuối cùng chỉ một vài tháng trước khi Giáo Hoàng qua đời vào ngày 2 tháng 4 năm 2005.
“Tôi sẽ nói rằng, mối quan hệ của họ là bạn bè nhiều hơn là tình nhân”, ông Stourton nhận định.
“Một trong những câu chuyện hấp dẫn mà các bạn có thể thấy được từ những lá thư này, đó là cuộc đấu tranh giữa giữa cái đúng và cái sai ở ranh giới của tư tưởng triết học Kitô giáo trong một mối quan hệ gồm những cảm xúc lẫn lộn”, ông Stourton cho biết thêm.
                Những bức thư bí mật Giáo hoàng John Paul II gửi 1 người phụ nữ
Bà Tymieniecka thăm Giáo hoàng John Paul II ở Vatican. (Ảnh: BBC)
Sau khi được bầu trở thành Giáo hoàng ngày 16 tháng 10 năm 1978, ông viết cho bà Anna-Teresa Tymieniecka: “Sự trao đổi giữa chúng ta nên tiếp tục. Tôi hứa rằng tôi sẽ ghi nhớ tất cả mọi điều ở giai đoạn đầu của hành trình này”.
Tuy nhiên, mối quan hệ của họ đã gặp phải trục trặc liên quan đến việc hợp tác xuất bản một cuốn sách. Tymieniecka dường như đã vội vã đưa vào in ấn trong khi Vatican cáo buộc cuốn sách này bóp méo ý tưởng của tân Giáo hoàng. Mặc dù không chỉ đích danh Tymieniecka trong cáo buộc nhưng Tymieniecka cho biết, bà cảm thấy bị phản bội.
Tình cảm giữa hai người ấm áp trở lại khi về già. Vào những năm 1990 khi Giáo hoàng John Paul II bị chẩn đoán mắc bệnh Parkinson, Tymieniecka thường xuyên đến thăm ông. Bà cũng có mặt bên cạnh Giáo hoàng ngay hôm trước khi ông qua đời vào năm 2005.
Ngay sau thông tin về những bức thư được công bố, một phát ngôn viên của Tòa thánh Vatican cho biết, “không có gì khác thường bởi thực tế là Đức Giáo hoàng John Paul II kết bạn với nhiều người khác nhau, cho dù đó là đàn ông hay phụ nữ. Chẳng ai ngạc nhiên trước thông tin này”.
Trong khi đó, Carl Bernstein, nhà báo điều tra vụ Watergate thì cho rằng: “Chúng ta đang nói về Thánh John Paul. Đây là một mối quan hệ không bình thường. Nhưng nó không phải là bất hợp pháp, dù sao nó cũng là một câu chuyện hấp dẫn. Nó thay đổi nhận thức của chúng ta về ông ấy”.
Đức Giáo hoàng John Paul II qua đời năm 2005, sau gần 27 năm tại vị. Thời gian xét duyệt phong thánh thường mất rất nhiều thời gian, nhưng Đức Giáo hoàng John Paul II được nhanh chóng phong Thánh chỉ sau 9 năm.
Thông thường, Vatican sẽ yêu cầu được cung cấp toàn bộ tài liệu công và thư từ cá nhân khi xem xét phong Thánh, nhưng BBC không thể kiểm chứng tư liệu cũng như những lá thư này đã được đọc hay chưa.
BBC chưa được đọc bất kỳ lá thư nào của bà Tymieniecka. Chúng tôi tin rằng bản sao của những lá thư này cũng được giữ chung trong tài liệu lưu trữ do bà bán lại cho Thư viện Quốc gia Ba Lan năm 2008, sáu năm trước khi bà qua đời.
Marsha Malinowski, người chuyên kinh doanh bản thảo viết tay và đã giúp thương lượng vụ bán những lá thư trên, nói bà tin rằng Anna-Teresa Tymieniecka đã yêu vị Hồng y Wojtyla ngay từ những ngày đầu của mối quan hệ. “Tôi nghĩ những lá thư trao đổi hoàn toàn cho thấy điều này,” bà nói với BBC.
Bộ Tuyên Thánh nói tùy vào mỗi giáo hội Công giáo để quyết định xem có gửi những tài liệu này hay không.“Toàn bộ trách nhiệm của chúng tôi đã được thực hiện,” Bộ nói với BBC trong một thông cáo. “Mọi tài liệu riêng, được gửi một cách trung thành để đáp lại sắc lệnh, và tài liệu được coi là thuộc những bộ lưu trữ quan trọng đã được xem xét.” Thư viện Quốc gia Ba Lan tranh luận rằng đây là mối quan hệ đặc biệt, là một trong rất nhiều mối quan hệ bạn bè thân thiết mà Giáo hoàng có được trong suốt cuộc đời mình.
               
    Hình ảnh bà Anna-Teresa Tymieniecka thời gặp Hồng y năm 1973.
Người phụ nữ lúc đó 50 tuổi, từ Hoa Kỳ đã bay tới Ba Lan để bàn về công việc.


                                         
                    Bà Tymieniecka cùng chồng, Hendrik Houthakker