Tòa Thượng thẩm Santa Ana, California, một vụ xử gọi là lịch sử giữa hai bác sĩ trẻ Việt Nam, vì từ cách kết án, đến lời chung kết của chánh án và những nhắc nhở hai chữ “Việt Nam” mà hai bác sĩ, một người tốt nghiệp ở Việt Nam và một tại Hoa Kỳ kiện nhau về tội bội ước và lường gạt tấm chi phiếu 400 ngàn đô.
Chánh án James P. Gray tuyên bố nguyên văn và được ghi trong bản án rằng:
Nguyên văn: ”Both of you are highly educated, intelligent young men, very successful. Personally, I am really, deeply proud of the Vietnamese Americans; I am proud of their work ethic, I am proud of who they are, what they have done and their success, and I can tell you both that from a personal standpoint, I’ve been to Vung Tau when I was in the Navy and in Vietnam, I’ve adopted a son from Vietnam, who’s now 34 years old, and I am deeply proud of that young man and I am ashamed when each of you, in my view, has testified untruthfully in this court room. You have obligation to testify truthfully,to tell the truth to your family, to your friend, to the jury and to your community, and it is a question of integrity that I hope you have…. “.
Tạm dịch như sau: ”Tôi sắp nói một điều mà tôi nghĩ chưa bao giờ làm. Việc hơi bất thường, tuy nhiên tôi có bổn phận phải nói cho chính tôi chứ không phải cho bồi thẩm đoàn. Tôi không ngụ ý nói cho họ và chút nữa quí vị sẽ có cơ hội để nói chuyện với bồi thẩm đoàn. Nhưng là một viên chức tòa án, tôi tin những gì đã diễn ra trong tòa làm cho, không ra thể thống tốt đẹp gì cả.
Các anh là hai thanh niên có học cao, thành công. Cá nhân tôi, tôi rất kính nể người Mỹ gốc Việt. Tôi kính nể việc làm đạo đức của họ.Không biết họ là ai, tôi kính nể việc họ đã làm và những thành công của họ, và cá nhân tôi, tôi có thể nói với các anh, tôi từng phục vụ trong Hải quân tại Vũng Tàu, Việt Nam. Tôi nhận nuôi đứa con trai, nay anh ta 34 tuổi, và tôi rất hãnh diện về anh ta và cá nhân tôi, tôi cảm thấy xấu hổ về các anh khi nói những gì không thật trong tòa này. Các anh có bổn phận phải nói một cách thành thật, nói thật với gia đình các anh, với bạn bè,với bồi thẩm đoàn và cả cộng đồng của các anh nữa, và tôi hy vọng các anh có yếu tố liêm sỉ ấy…”
VỤ KIỆN BỘI TÍN
Nguyên cáo, Erick Lê, qua Mỹ 9 năm, tốt nghiệp Bác sĩ y khoa tại Việt Nam, khai trước tòa rằng, ông có mẹ từ Việt Nam qua thăm, bị đau chân. Nghe quảng cáo Trung tâm đau nhức có văn phòng chính tại đường Brookhurst, góc Mc Fadden, ông đưa mẹ đến đó chữa bịnh. Bác sĩ Trần Hồng Phong chữa bịnh cho bà. Trước khi trở về VN, ngoài tiền thù lao, bà tạ ơn Bác sĩ Phong bằng món quà, chiếc dồng hồ đeo tay, trị giá trên 2 ngàn đô. Hai người quen nhau.
Từ đó, Bác sĩ Trần Hồng Phong hay mượn tiền của Erick Lê, lần vài ngàn đô. Vợ bác sĩ Phong cũng vay tiền của Erick. Tổng cộng vay mượn là 16 lần, vay rồi trả. Thường trả đúng hạn.
Tháng 11,2004, bác sĩ Trần hồng Phong cho Erick biết là ông kẹt tiền vì đang xây và trang bị máy móc thêm mấy trung tâm chữa đau nhức nên đang làm thủ tục vay tiền. BS Phong cho biết ông phải vay bằng credit card, tiền lời trên 24% một năm. Nếu Erick cho vay nửa triệu, ông sẽ trả tiền lời 15 phần trăm một năm và sẽ dùng nhà ở trên đường Westminster để bảo đảm món nợ. Khi Erick xem nhà, thấy số tiền nợ và giá nhà chỉ cách nhau khoảng 200 ngàn nên không cho vay. Khi BS Phong bằng lòng dùng thêm các văn phòng Y khoa của ông làm tài sản thế chân thì Erick cho vay tiền, 400 ngàn, trả trong 2 năm, tiền lời 15% một năm. Thế chấp bằng căn nhà đang ở và phòng mạch trên đường Brookhurst. Hẹn nhau 2 P.M ngày 24-11-04 tại văn phòng Luật sư Nhuận làm giấy tờ.
Ngày 22-11-04, BS Phong gọi cho Erick là công việc đang xây cất, cần gấp tiền vì nhà thầu và thợ làm khó dễ. Cần có chi phiếu cho nhà thầu thấy sắp có tiền. Erick ký cho BS Phong chi phiếu 400 ngàn, hẹn sau khi ký xong giấy tờ mới được cash. Chi phiếu đề ngày 24 tháng 11 năm 2004.
Sáng 24-11, ngân hàng gọi cho Erick là có BS Phong đang ở ngân hàng, muốn cash số tiền 400 ngàn. Erick không cho cash và nói với BS Phong là tại sao không đợi tới 2 giờ chiều như đã hẹn tại văn phòng Luật sư, làm xong thủ tục giấy tờ mới cash tiền. Sau thời gian thuyết phục và BS Phong trao cho Erick giấy nợ có ghi thế căn nhà đường Westminster và phòng mạch, nói là đàng nào cũng sẽ đến văn phòng LS Nhuận ký sau. Erick cho lệnh ngân hàng cash tiền.
Chiều 24-11 như giao hẹn, sau khi lãnh được tiền, BS Phong không xuất hiện. Sau đó, Erick Lê gọi nhiều lần, lần nào BS Phong cũng bận hoặc không có ở văn phòng. Sau đó, người quen cho biết BS Phong cắm bảng bán nhà. Erick không tin, nhưng khi đến thấy nhà đã có cắm bảng bán nên Erick Lê đưa Bác sĩ Trần Hồng Phong ra tòa về tội bội ước và lường gạt 400 ngàn đô, cộng tiền lời, tiền luật sư và tiền phạt. Trước toà, Erick khai mục đích đưa BS Phong ra toà để ông phải làm thủ tục bỏ căn nhà và phòng mạch vào hồ sơ thiếu nợ chứ chỉ ghi sơ sài trên giấy nợ sẽ không đủ để bảo đảm món nợ.
Trước khi đưa BS Phong ra tòa, Erick còn cho BS Phong vay thêm 15 ngàn tiền mặt. Đến ngày trả nợ, Erick đòi và BS Phong chỉ trả 6 ngàn bằng chi phiếu của công ty Phòng mạch. Erick đặt vấn đề là tại sao ông cho vay bằng tiền mặt mà bây giờ trả nợ bằng chi phiếu của công ty.
Bị thưa, BS Trần Hồng Phong thưa ngược lại, đòi Erick Lê thêm 394 ngàn đô nữa, nói là Erick Lê còn thiếu BS Phong. Trong đơn kiện, Counter Claim, BS Phong khai rằng Erick Lê đã nhờ ông cố vấn để mở một trung tâm trị đau nhức giống như của BS Phong. Theo BS Phong, tiền cố vấn là 788 ngàn đô. Ông “discount” cho Erick 50%. Bây giờ kiện nhau, ông đòi lại hết.
Trước tòa, BS Phong kể thành tích của ông gần 3 giờ đồng hồ. Bác sĩ Trần Hồng Phong, 42 tuổi, 10 năm trong ngành Y khoa chuyên chữa đau nhức, có văn phòng Coastline trên đường Brookhurst, kể những bằng cấp ông đã có như bác sĩ duy nhất có Certified Pain do American Acadamy of Pain Management cấp, có nhiều chi nhánh, công tác với nhiều bịnh viện trong vùng Orange County…. BS Phong cũng có MBA, cao học về quản trị thương mại…BS Phong nói về món nợ 400 ngàn.
Theo BS Phong, Erick Lê muốn mở một trung tâm chữa trị về dau nhức vì Erick Lê cũng là bác sĩ Y khoa tốt nghiệp ở Việt Nam, nên nhờ ông cố vấn. Ông đã cố vấn Erick Lê chi phí tổng cộng là 394 ngàn đô. Erick Lê trả dư 6 ngàn nên ông đã ký trả lại cho Erick 6 ngàn.
Khi chánh án James Gray hỏi là tiền để cố vấn Erick Lê bao nhiêu một giờ?, BS Phong cho tòa biết là ông tính thân chủ là 600 đô một giờ. Nhưng ông chỉ tính 300 đô một giờ, discount 50%. BS Phong cho tòa biết là ông đã cố vấn cho Erick Lê tổng cộng là 1,313 giờ.
Một chi tiết nữa trong vụ kiện bội tín và lường gạt là Erick Lê đã nói vời tòa rằng BS Trần Hồng Phong đã là người ăn cắp chiếc Laptop trong xe của ông. Khi chánh án Jame Gray hỏi là tại sao ông lại quả quyết BS Phong đã ăn cắp Laptop của ông, Erick Lê khai rằng, trong thời gian giao thiệp với BS Phong, ông bị mất chiêc computer Laptop để trong xe. Ông mất, ông không dám nghi ngờ ai, nhưng Erick nhiều lần đã cho BS Phong mượn xe, có khi BS Phong lái, có khi tài xế của phòng mạch lái. Nhưng khi trước tòa, BS Phong đem trình tòa một dự án để làm bằng chứng là BS Phong đã cố vấn về dự án này, mà dự án này chỉ có gia đình Erick Lê có. Ngay cả logo trên các văn kiện chỉ một mình gia đình ông có. Dự án này viết trong Laptop và chưa bao giờ in ra giấy. BS Phong đã sữa chữa một số tên tuổi những người đứng tên trong dự án, nhưng những con số trong hợp đồng lại không sửa, mà chỉ có mình ông, Erick Lê, biết những con số này. Erick Lê cũng cho chánh án và bồi thẩm đoàn biết là sở dĩ ông quả quyết BS Phong đã ăn cắp máy Laptop của ông vì BS Phong đã trình tòa lá thư mà theo ông là BS Phong đã in ra từ cái Laptop của ông vì lá thư này do ông viết, viết mới lưng chừng và bị mất máy luôn.
BS Phong khi bị hỏi về lá thư in lưng chừng bằng chữ và tiếng gì thì BS Phong cho biết thư in bằng chữ Việt và Erick nhờ BS Phong dịch ra tiếng Anh.
Nhưng khi Luật sư của Erick hỏi là thư viết cho người Việt nam, tại sao Erick lại nhờ BS Phong dịch sang tiếng Anh, thì BS Phong có vẻ lúng túng.
Một chi tiết mà BS Phong nói về nguyên cáo Erick Lê là Erick là người thân với Cộng sản. theo BS Phong, nhiều Cộng sản cao cấp từng đến nhà của nguyên cáo… Nhưng chánh án cho bồi thẩm đoàn biết là những chi tiết BS Phong nói Erick thân Cộng sản này không liên can gì đến vụ án.
Sau hai ngày nghe 2 bên trình bày tố cáo nhau, bồi thẩm đoàn nghị án. Chỉ 15 phút sau, bồi thẩm đoàn quyết định Bác sĩ chuyên chữa trị đau nhức Trần Hồng Phong phải trả 400 ngàn cho Erick Lê, cộng tiền lời, tiền chi phí tòa án và tiền luật sư.
Lịch sử tòa án, chưa bao giờ một vụ kiện kéo dài 2 ngày mà nghị án 15 phút đã có kết quả 12/12. tức là không người nào trong bồi thẩm đoàn tin lời BS Phong trình bày. Loại kiện tụng này, chỉ cần 9 người đồng ý là đủ số quyết định ai thắng ai thua.
Cũng trong lịch sử tòa, chưa bao giờ chánh án lại tuyên bố những lời lẽ nặng nề với thân chủ của tòa. Vì những lời tuyên bố có tính cách bình phẩm trên dễ đưa đến cho bên nào bị thiên vị làm lý do xin kháng án.
“Đau” cho cả 2 vị bác sĩ là những lời nhận xét có tính “dạy đời” của vị chánh tòa. Ông này đã mỉa mai là “cảm thấy xấu hổ” khi phải nghe lời khai báo không thật thà của những người được xem là thành phần trí thức, sau khi ông đã công nhận sự kính trọng của mình đối với đa số trí thức gốc Việt. Sở dĩ xảy ra tình trạng lừa gạt nói trên là do tệ nạn cờ bạc. BS Trần Hồng Phong khá “nổi tiếng” về bài bạc cũng như cá độ football (bóng đá kiểu Mỹ). Đã từng có lần mấy thanh niên tới phòng mạch của Trần Hồng Phong làm hùm làm hổ đòi Trần Hồng Phong phải trả tiền thua độ, mà nào có ít, đến mấy chục ngàn USD.
Cũng do ghiền đỏ đen mà BS Trần Hồng Phong đã bị nhiều người từ bỏ. Các y sĩ khi tốt nghiệp đều thề sẽ trung thành với quy tắc “Danh dự và Liêm khiết” khi hành nghề. Những ai quên lời thề Hippocrates (tạm hiểu: lời thề y đức), người ấy sẽ “mang mối ô danh và cam chịu sự khinh bỉ của đồng nghiệp”.
Ngược lại với hành vi của BS Trần Hồng Phong nói trên, hầu hết các bác sĩ gốc Việt đã rất tận tình tận lực với đồng hương. Vào khoảng cuối tháng 6.2007, Hội Y sĩ Nam Cali đã tổ chức một buổi tặng sách vào dịp cuối tuần. Hôm đó, hơn cả ngàn đồng hương đến dự, chật kín cả hội trường. Các bác sĩ ngoài việc chữa trị bệnh, đã tâm huyết viết lại những triệu chứng bệnh cùng cách phòng ngừa để in thành tập sách Kiến thức y tế phổ thông rất cần thiết cho mọi người. Hội đã phát không 2.000 cuốn và các bác sĩ thành viên của Hội đã giải đáp thắc mắc về bệnh tật của quý đồng hương. Họ đã hành xử đúng châm ngôn “Lương y như từ mẫu” và nhận được sự kính trọng không những của cộng đồng người Việt mà cả những cộng đồng sắc dân khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét