Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ


Thơ thất ngôn bát cú Đường luật gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Tổng cộng có 56 chữ.

LUẬT :
Về cách phối âm, hay luật bằng trắc giữa các câu, ta chỉ nói các thanh Bằng-Trắc của các chữ thứ 2-4-6 trong 1 câu (theo quy tắc Nhất-Tam-Ngũ bất luận, Nhị-Tứ-Lục phân minh). Chữ thứ 2-4-6 trong cùng 1 câu theo thứ tự luật bằng trắc có thể là B - T - B hay T - B - T.

Ví dụ: Bài thơ Thương Vợ của Trần tế Xương

Quanh năm (B) buôn bán (T) ở men (B)sông 
Nuôi đủ (T) năm con (B) với một (T) chồng 
Lặn lội(T) thân cò(B) khi quãng(T) vắng, 
Eo sèo(B) mặt nước(T) buổi đò(B) đông. 
Một duyên(B) hai nợ(T), thôi đành(B) phận, 
Năm nắng(T) mười mưa(B), dám quản(T) công. 
Cha mẹ(T) thói đời(B) ăn ở(T) bạc
Có chồng(B) hờ hững(T) cũng như(B) không.

Đôi khi trong câu đầu tiên của bài thơ cũng có thể làm theo thứ tự B - B - T, cũng có thể xem đó là luật phối thanh của câu T - B - T. 


Ví dụ: Bà̀i thơ Đèo Ba Dọ̣i  của Hồ xuân Hương


Một đèo(B), một đèo(B), lại một(T) đèo  

Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo. 
Cửa son đỏ loét tùm lum nóc, 
Hòn đá xanh rì lún phún rêu. 
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc, 
Đầm đià lá liễu giọt sương gieo. 
Hiền nhân, quân tử ai mà chẳng ... 
Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo.


VẦN :
Về cách gieo vần trong thơ: Vần trong thơ là những chữ đọc giống nhau hay gần giống nhau như cùng một vần, hay là vần gần giống nhau như "sông-chồng", "tà-hoa".... 

– Các vần giống nhau trong thơ Đường luật mang thanh BẰNG, và được đặt ở Cuối mỗi câu thơ. 
– Có thể gieo vần vào các chữ cuối của các câu 1-2-4-6-8, hay có thể là 2-4-6-8, và phải vần với nhau rõ ràng.
– Các chữ cuối câu 3-5-7 còn lại phải mang thanh TRẮC, các Cụ thời xưa thường hay gieo vần vào các chữ cuối các câu 1-2-4-6-8. 

Ví dụ: (Bạch Đằng hải khẩu - Nguyễn Trãi)

Sóc phong suy hải khí lăng lăng (B)
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng (B)
Ngạc đoạn, kình khoa sơn khúc khúc (T)
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng (B)
Quan hà Bách nhị do thiên thiết (T)
Hào kiệt công danh thử địa tằng (B)
Vãn sự hồi đầu ta dĩ hĩ (T)
Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng (B)

Trong khi gieo vần thường các Cụ cũng chú ý đối thanh trong thơ là thanh huyền và thanh ngang (không dấu), thường có 2 cách đối thanh : 

– Đối thanh huyền (H) 
– Đối thanh ngang (N) 
Ở bài thơ ví dụ trên ta thấy "lăng, Đằng, tằng, tằng, thăng" theo thứ tự N-H-H-H-N. 
Còn đối cách là xen kẽ thanh huyền và thanh ngang với nhau. 

Ví dụ như bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, ta thấy "tà, hoa, nhà, gia, ta" theo thứ tự H-N-H-N-N.

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà (H)
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa (N)
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, rợ mấy nhà (H)
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia (N)
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta (N)


Phép đối trong thơ thất ngôn bát cú, là đối giữa các câu 3-4, 5-6. Các câu này đối lại nhau như các câu đối thời xưa. Rõ nhất là về các câu trong bài Qua đèo Ngang. 


Lom khom / dưới núi,/ tiều vài chú
Lác đác / bên sông,/ rợ mấy nhà 


Nhớ nước / đau lòng / con quốc quốc
Thương nhà / mỏi miệng / cái gia gia 


Bố Cục:  Bài thơ được chia làm 4 phần, mỗi phần có 2 câu.
Câu 1-2 là hai câu đề: Mở ra vấn đề về bài thơ
Câu 3-4 là hai câu thực: Giải thích về vẫn đề
Câu 5-6 là hai câu luận: Bàn luận về vấn đề
Câu 7-8 là hai câu kết: Kết luận lại vấn đề



Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

VÌ SAO NƯỚC MỸ KHÔNG CÓ "LÃNH TỤ VĨ ĐẠI" ?


myquoc1
Trên vách núi Rushmore (Tiểu Bang South Dakota) - Khuôn mặt sinh động của 4 vị Tổng Thống Mỹ: 
– Georges Washington (tượng trưng cho sự đấu tranh giành độc lập), 
– Thomas Jefferson (tượng trưng cho nền dân chủ của nước Mỹ), 
– Theodore Roosevelt (tượng trưng cho sự bảo vệ thiên nhiên)  
– Abraham Lincoln (tượng trưng cho sự tự do)
Tuy không hẳn là những chính trị gia xuất sắc nhất, nhưng họ là biểu tượng cho những giai đoạn lịch sử đáng nhớ của nước Mỹ.

Đọc lịch sử nước Mỹ, sẽ có nhiều người thắc mắc: Vì sao một đất nước đã làm nên rất nhiều điều kỳ diệu, thay đổi cuộc sống người dân, thay đổi cả thế giới, nhưng nước Mỹ không có lấy một "lãnh tụ vĩ đại" nào cả, không có người dân nào tôn sùng lãnh đạo của họ?
Mặc dù dân Mỹ có được cuộc sống mà dân chúng ở nhiều nước khác mơ ước, nhưng họ không tôn thờ bất kỳ một nhân vật lãnh đạo nào, không coi một nhân vật nào là thánh sống, chưa từng nghe người nào nói "nhờ ơn Tổng thống George Washington", hay "nhờ ơn Tổng thống Abraham Lincoln" mà họ có được như ngày hôm nay.
Người Mỹ da đen cũng không phải "tôn thờ" Tổng thống Abraham Lincoln, mặc dù vị tổng thống này đã giúp giải phóng hàng triệu nô lệ da đen, viết nên Bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ năm 1862, giúp trả tự do cho hàng triệu nô lệ thời bấy giờ.

image

Nói đến chuyện giải phóng nô lệ, cũng cần nhắc đến cuộc nội chiến Mỹ năm 1861, khi các tiểu bang ở miền Nam nước Mỹ muốn duy trì chế độ nô lệ, nên đã tuyên bố ly khai khỏi chính quyền liên bang, lập ra Liên minh miền Nam. Chiến tranh giữa liên minh hai miền Nam - Bắc đã kéo dài 4 năm, với hơn 600.000 người chết, kết quả là chế độ nô lệ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật trên toàn lãnh thổ Mỹ.

image

Nội chiến Mỹ kết thúc sau khi tướng miền Nam là Robert Lee đã đầu hàng tướng Ulysses Grant miền Bắc. Việc đầu hàng của tướng Lee cũng như cách cư xử của tướng Grant đối với tướng bại trận miền Nam cũng đã viết nên những trang sử hào hùng cho nước Mỹ. Không một người lính miền Nam nào bị bắt làm tù binh, bị trả thù hay bị làm nhục. Không một người lính nào bị đưa đi học tập cải tạo, mà tất cả các binh lính miền Nam đều được trở về quê quán sinh sống như những người dân bình thường!

            myquoc2
       Hai Tướng miền Bắc - Ulysses Grant - và miền Nam - Robert Lee - ngồi nói chuyện, 
               có ai phân biệt được đâu là "Tướng Bại Trận" hay "Tướng Thắng Trận"?

Tướng Grant cũng đã nghiêm cấm các sĩ quan và binh lính của ông không được có bất cứ hành động nào thất lễ với tướng Lee và những binh sĩ miền Nam bại trận. Khi những người lính miền Bắc diễn hành ồn ào mừng chiến thắng, tướng Grant đã nhắc nhở họ: "NHỮNG KẺ NỔI LOẠN LÀ ĐỒNG BÀO CỦA CHÚNG TA ĐẤY"!

myquoc3 
                                 Tướng Robert Lee đang ký văn bản đầu hàng

Những việc làm của tướng Grant đã giúp hàn gắn phần nào vết thương trong cuộc nội chiến Mỹ, giúp hòa giải giữa 2 miền Nam - Bắc sau nội chiến, để cả nước cùng bắt tay xây dựng lại nước Mỹ hùng cường sau chiến tranh. Mặc dù có nhiều người dân Mỹ ngưỡng mộ tướng Grant nhưng họ không tôn thờ ông, không xem ông là thánh sống, hay lãnh tụ vĩ đại.

myquoc4
                                    Hai vị Tướng bắt tay nhau với lòng tương kính

Câu hỏi được đặt ra là: Vì sao nước Mỹ không có lấy một "lãnh tụ vĩ đại"? Đâu là câu trả lời cho câu hỏi này?
1- Sau khi nội chiến Mỹ kết thúc năm 1865, nước Mỹ không còn chế độ nô lệ, người dân được tự do suy nghĩ, tư tưởng của họ phóng khoán không còn bị lệ thuộc, nên không có chuyện tôn sùng và mãi ghi ơn bất cứ cá nhân nào đó đã giúp họ có cuộc sống tốt đẹp, được sống làm người? 
2- Các lãnh đạo nước Mỹ, cho dù họ làm được bao nhiêu điều lớn lao cho dân tộc họ, cho đất nước họ, nhưng họ vẫn là con người, với những mặt tốt, mặt xấu, họ có những cái hay, cái dở... nên họ không thể là "thánh", bởi vì "thánh" phải là những con người hoàn hảo, mọi việc làm của họ điều tốt, không có điều gì xấu. 
Người Mỹ dù tốt hay xấu, họ không che giấu, họ được tự do viết về lãnh đạo của họ. Các sử gia viết về lãnh đạo phải viết đúng sự thật, nên họ viết cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Do vậy nên ở Mỹ không có "lãnh tụ vĩ đại", không có lãnh đạo nào được phong thánh, cho dù còn sống hay đã mất?
3- Do Mỹ không phải là nước độc tài, nên lãnh đạo Mỹ bị thay đổi liên tục, cứ mỗi 4 hoặc tối đa là 8 năm, có một người mới lên làm tổng thống. Tổng thống Mỹ có người này giỏi hơn người khác, nhưng không có người nào "vĩ đại" để trở thành "thánh", cho nên hơn 200 năm qua, cho dù nước Mỹ có tới 44 tổng thống, nhưng không có một "lãnh tụ vĩ đại"?