Thơ thất ngôn bát cú Đường luật gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Tổng cộng có 56 chữ.
LUẬT :
Về cách phối âm, hay luật bằng trắc giữa các câu, ta chỉ nói các thanh Bằng-Trắc của các chữ thứ 2-4-6 trong 1 câu (theo quy tắc Nhất-Tam-Ngũ bất luận, Nhị-Tứ-Lục phân minh). Chữ thứ 2-4-6 trong cùng 1 câu theo thứ tự luật bằng trắc có thể là B - T - B hay T - B - T.
Ví dụ: Bài thơ Thương Vợ của Trần tế Xương
Quanh năm (B) buôn bán (T) ở men (B)sông
Nuôi đủ (T) năm con (B) với một (T) chồng
Lặn lội(T) thân cò(B) khi quãng(T) vắng,
Eo sèo(B) mặt nước(T) buổi đò(B) đông.
Một duyên(B) hai nợ(T), thôi đành(B) phận,
Năm nắng(T) mười mưa(B), dám quản(T) công.
Cha mẹ(T) thói đời(B) ăn ở(T) bạc
Có chồng(B) hờ hững(T) cũng như(B) không.
Eo sèo(B) mặt nước(T) buổi đò(B) đông.
Một duyên(B) hai nợ(T), thôi đành(B) phận,
Năm nắng(T) mười mưa(B), dám quản(T) công.
Cha mẹ(T) thói đời(B) ăn ở(T) bạc
Có chồng(B) hờ hững(T) cũng như(B) không.
Đôi khi trong câu đầu tiên của bài thơ cũng có thể làm theo thứ tự B - B - T, cũng có thể xem đó là luật phối thanh của câu T - B - T.
Ví dụ: Bà̀i thơ Đèo Ba Dọ̣i của Hồ xuân Hương
Một đèo(B), một đèo(B), lại một(T) đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa son đỏ loét tùm lum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,
Đầm đià lá liễu giọt sương gieo.
Hiền nhân, quân tử ai mà chẳng ...
Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo.
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,
Đầm đià lá liễu giọt sương gieo.
Hiền nhân, quân tử ai mà chẳng ...
Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo.
VẦN :
Về cách gieo vần trong thơ: Vần trong thơ là những chữ đọc giống nhau hay gần giống nhau như cùng một vần, hay là vần gần giống nhau như "sông-chồng", "tà-hoa"....
– Các vần giống nhau trong thơ Đường luật mang thanh BẰNG, và được đặt ở Cuối mỗi câu thơ.
– Có thể gieo vần vào các chữ cuối của các câu 1-2-4-6-8, hay có thể là 2-4-6-8, và phải vần với nhau rõ ràng.
– Các chữ cuối câu 3-5-7 còn lại phải mang thanh TRẮC, các Cụ thời xưa thường hay gieo vần vào các chữ cuối các câu 1-2-4-6-8.
Ví dụ: (Bạch Đằng hải khẩu - Nguyễn Trãi)
Sóc phong suy hải khí lăng lăng (B)
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng (B)
Ngạc đoạn, kình khoa sơn khúc khúc (T)
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng (B)
Quan hà Bách nhị do thiên thiết (T)
Hào kiệt công danh thử địa tằng (B)
Vãn sự hồi đầu ta dĩ hĩ (T)
Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng (B)
Trong khi gieo vần thường các Cụ cũng chú ý đối thanh trong thơ là thanh huyền và thanh ngang (không dấu), thường có 2 cách đối thanh :
– Đối thanh huyền (H)
– Đối thanh ngang (N)
Ở bài thơ ví dụ trên ta thấy "lăng, Đằng, tằng, tằng, thăng" theo thứ tự N-H-H-H-N.
Còn đối cách là xen kẽ thanh huyền và thanh ngang với nhau.
Ví dụ như bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, ta thấy "tà, hoa, nhà, gia, ta" theo thứ tự H-N-H-N-N.
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà (H)
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa (N)
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, rợ mấy nhà (H)
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia (N)
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta (N)
Phép đối trong thơ thất ngôn bát cú, là đối giữa các câu 3-4, 5-6. Các câu này đối lại nhau như các câu đối thời xưa. Rõ nhất là về các câu trong bài Qua đèo Ngang.
Lom khom / dưới núi,/ tiều vài chú
Lác đác / bên sông,/ rợ mấy nhà
Nhớ nước / đau lòng / con quốc quốc
Thương nhà / mỏi miệng / cái gia gia
Bố Cục: Bài thơ được chia làm 4 phần, mỗi phần có 2 câu.
Câu 1-2 là hai câu đề: Mở ra vấn đề về bài thơ
Câu 3-4 là hai câu thực: Giải thích về vẫn đề
Câu 5-6 là hai câu luận: Bàn luận về vấn đề
Câu 7-8 là hai câu kết: Kết luận lại vấn đề
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét