Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

CÔ GÁI THÁI LAN CÓ LIÊN HỆ GÌ VỚI CA SĨ NGƯỜI HOA ĐẶNG LỆ QUÂN ĐÃ MẤT !?


                          


                                                                                                                        Năm 2015, một thiếu nữ 16 tuổi người Thái Lan tên Langgalamu đã gây xôn xao ở Trung Quốc, xem trên internet ai nấy đều kinh ngạc: “Không lẽ cô là Đặng Lệ Quân chuyển kiếp?



Cô bé Langgalamu (trái), và ca sĩ nổi tiếng một thời Đặng Lệ Quân (phải) có quan hệ thế nào? (Hình Internet)

Trong năm 2015, thiếu nữ 16 tuổi người Thái Lan là Langgalamu đã lưu diễn ở Trung Quốc và hát bài “Thiên ngôn vạn ngữ” của Đặng Lệ Quân khiến mọi người ai cũng kinh ngạc! Langgalamu ngoài tài năng âm nhạc lay động lòng người thì tướng mạo cũng giống Đặng Lệ Quân, điều này không khỏi khiến người ta băn khoăn: “Không lẽ là Đặng Lệ Quân chuyển kiếp?”

Thiếu nữ 16 tuổi người Thái Lan có liên hệ gì với danh ca một thời Đặng Lệ Quân?

Mọi người có lẽ ai cũng biết, vào ngày 8/5/1995, Đặng Lệ Quân đã qua đời tại Chiang Mai – Thái Lan, hưởng thọ 42 tuổi, cảnh sát cho biết Đặng Lệ Quân bị đột tử vì bệnh suyễn!

            Đặng Lệ Quân (Hình tư liệu)
                                                   Danh ca Đặng Lệ Quân (Hình tư liệu)            
           
Còn Langgalamu sinh năm 1999 tại Thái Lan. Vào năm 7 tuổi lần đầu tiên cô nghe được giọng ca của Đặng Lệ Quân, dù không nói được một câu tiếng Hoa nhưng rất nhanh, Langgalamu đã hát được bài hát kinh điển “Mật ngọt” (甜蜜蜜) của Đặng Lệ Quân cùng hơn 20 bài khác, thậm chí còn kể lại một số câu chuyện về Đặng Lệ Quân khiến cha mẹ và người thân ai nấy kinh hoảng! Hơn nữa, các ca khúc của Đặng Lệ Quân, Langgalamu chỉ nghe hai, ba lần là hát theo được. 

 
                                           Thiếu nữ người Thái Lan Langgalamu
    
Từ đó, cô bé người Thái Lan luôn cảm thấy mình và Đặng Lệ Quân có liên hệ gì đó. Vì muốn tìm hiểu ngọn nguồn chuyện này, cô đã nói với cha mẹ rằng muốn đi Trung Quốc học tiếng Trung, muốn tìm về ký ức của Đặng Lệ Quân, muốn biết mình đang hát gì.

   Thiếu nữ người Thái Lan Langgalamu (trái), ca sĩ nổi tiếng một thời Đặng Lệ Quân (phải)
    Thiếu nữ người Thái Lan Langgalamu (trái), ca sĩ nổi tiếng một thời Đặng Lệ Quân (phải)

Đến Trung Quốc học, ngoài thời gian học chính thức, thì vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần Langgalamu đều đến hát tại nhà hàng âm nhạc Đặng Lệ Quân ở đường Đài Loan, khu Cảnh Sơn, Bắc Kinh. Trên sân khấu nhỏ ở đây, trong số tất cả các ca sĩ bắt chước theo Đặng Lệ Quân thì Langgalamu là người nước ngoài duy nhất, cũng là người nhỏ tuổi nhất.

  
Không may cho gia đình, cha cô bé qua đời, giấc mơ của Langgalamu tạm thời phải gác lại. Đến một kỳ nghỉ đông năm 14 tuổi mong ước của Langgalamu được như ý nguyện, cô bé đi đến nơi Đặng Lệ Quân từng thích nhất là thành phố Chiang Mai, Thái Lan, rồi được vào trong gian phòng tại khách sạn nơi Đặng Lệ Quân qua đời, Langgalamu đã không cầm được nước mắt. 

  Chu Kiệt Luân (trái) và cô bé Langgalamu (phải) song ca
                                Chu Kiệt Luân (trái) và cô bé Langgalamu (phải) song ca

Có hai sự việc trùng hợp kỳ lạ: 
– Một là khi Chu Kiệt Luân hỏi ngoài hát ca khúc của Đặng Lệ Quân còn nghe ca khúc của ai không, Langgalamu trả lời: Còn có bài “Thiên lý chi ngoại” (xa ngàn dặm) của anh, câu trả lời khiến Chu Kiệt Luân ngạc nhiên rồi nhớ lại, thì ra mình trước đây cũng từng hợp ca với Đặng Lệ Quân một bài hát, đó chính là bài “Thiên lý chi ngoại”.
– Hai là, chỉ cần là ca khúc của Đặng Lệ Quân, cho dù hát ngôn ngữ nào (tiếng Quảng Đông, tiếng Hán, tiếng Nhật, tiếng Anh), chỉ cần nghe qua ba lần là Langgalamu nhớ ngay. 

Điều kinh ngạc nhất là ngày sinh của Langgalamu là ngày 8/5/1999, trùng với ngày mất của Đặng Lệ Quân vào ngày 8/5/1995. Thật là chuyện kỳ lạ, khác thường!

  Langgalamu người Thái Lan
                                                      Langgalamu người Thái Lan

  Ca sĩ nổi tiếng một thời Đặng Lệ Quân
                                              Ca sĩ nổi tiếng một thời Đặng Lệ Quân

Có người sau khi xem xong video trên internet đã bình phẩm: “Tôi tin vào chuyện luân hồi, được trông thấy cô Đặng Lệ Quân thứ hai bé nhỏ này tôi vô cùng xúc động…”
Cũng có người chia xẻ: “Nếu cô bé này không phải do nhớ lại tiền kiếp thì tại sao tự nhiên có thể quen thuộc được tiếng Hoa như thế? Nếu không phải do Đặng Lệ Quân đầu thai, tại sao cứ ca khúc của Đặng Lệ Quân, cô bé chỉ nghe qua ba lần là thuộc, cứ như ca khúc của chính cô vậy?”
Video so sánh 2 giọng hát: 
                                         
Trong vòng đầu tiên của The voice tại Trung Quốc, ca khúc Ngàn lời không nói hết (tựa tiếng Việt là Mùa thu lá bay) của một cô bé người Thái, 16 tuổi là Langgalamu đã làm kinh ngạc bốn vị giám khảo, tiếng hát, cách trình diễn cũng như dung mạo đều phảng phất bóng dáng Đặng Lệ Quân. Phần đông đều tin rằng Đặng Lệ Quân mang tiếng hát hoàn mỹ và nụ cười, dáng điệu, giọng nói quen thuộc đã trở lại qua một hình hài mới !?. Sự thật có phải là vậy không? Chúng ta hãy cùng theo dõi và tìm hiểu thêm về cô ca sĩ nhỏ Langgalamu, người Thái Lan nầy...
 
    

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

DẠY CON SỐNG TRONG KỶ LUẬT LÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HIỆU QUẢ NHẤT




Trong bối cảnh xã hội hiện nay, đang có những biến đổi lớn trong việc nuôi dạy, giáo dục trẻ em ở nhà và ở trường ngày càng trở nên một mối thách thức lớn hơn. Đa số người lớn đều mong muốn con em,học sinh của mình có ý thức kỷ luật, giữ gìn nề nếp tốt, chủ động, tự tin là "con ngoan, trò giỏi" 
Tuy nhiên ! làm thế nào để đạt được điều đó luôn là câu hỏi khiến cho phụ huynh và giáo viên có nhiều trăn trở, đặc biệt đối với những trẻ em thường bị coi thường là bướng bỉnh hay quậy phá, mắc lỗi. Trong rất nhiều trường hợp khi trẻ mắc lỗi, người lớn thường dùng nhiều hình phạt hà khắc như đánh đập, mắng chửi để muốn trẻ phải thay đổi, sữa sai và không tái phạm nữa. Song kết quả đều không tốt đẹp như bậc làm cha mẹ mong muốn. Thay vì làm theo ý người lớn, nhiều trẻ trở nên lỳ lợm, khó bảo hơn và tỏ thái độ chống đối; cũng có trẻ trở nên khép mình hơn, ít nói, trầm cảm, thiếu tự tin. Hậu quả là trẻ thường học tập kém, phát triển không toàn diện về mặt thể chất, tinh thần và mối quan hệ với người lớn ngày càng tồi tệ hơn...
Mặc dù, nhiều người biết việc trừng phạt, đánh đập, mắng chửi không làm cho trẻ tốt hơn, nhưng vì họ không biết nên làm cách nào khác hơn. 
Vậy ! "phương pháp kỷ luật" là giải pháp tốt nhất mà chúng ta nên áp dụng ở trong gia đình, cả nhà trường lẫn xã hội...    
Trong bất cứ một cộng đoàn, xã hội nào dù lớn hay nhỏ cũng cần phải có kỷ luật hoặc qui định để bảo đảm lợi ích cho các thành viên hay cho chính cộng đoàn, xã hội đó: Ở đâu mà mỗi người được tự do hành động theo ý mình thì sẽ nhanh chóng tạo ra mọi sự hỗn độn và mất trật tự lan tràn (N. Machiavel). Riêng trong lãnh vực gia đình, kỷ luật là một phương pháp giáo dục hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con cái, giúp chúng trở thành những người biết tự chủ và có ích cho xã hội. Kỷ luật bao gồm tất cả những vấn đề như hướng dẫn con cái bằng cách nêu gương, khuyên dạy bằng lời nói, bằng sách vở, dạy dỗ và giúp chúng học thông qua những kinh nghiệm vui tươi (Dr. Ross Campbell). Như vậy, giáo dục con cái sống trong kỷ luật là điều hết sức cần thiết và đem lại rất nhiều lợi ích không những cho chúng, cho gia đình mà còn cả đến xã hội nữa.

ubmvgiadinh.org

1. Kỷ Luật Được Xây Dựng Ra Sao?
Mỗi cha mẹ đều có quan điểm riêng về cách giáo dục, rèn luyện con trẻ. Một số người cho rằng: Nên nghiêm khắc với con dù bé chưa đầy một tuổi. Họ lập luận khi bé khóc, không nên vội vàng lao tới vì như thế sẽ làm cho bé sớm biết vòi vĩnh. Nhiều cha mẹ khác lại cho rằng: Thật ngớ ngẩn khi nghiêm khắc với một đứa trẻ sơ sinh vì nếu bạn phớt lờ con khi con khóc, bé sẽ sớm cảm thấy cô đơn. Qua những kết quả nghiên cứu trong thực tế cho thấy:
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, đang có những biến đổi mạnh mẽ việc nuôi dạy, giáo dục trẻ em ở nhà và ở trường ngày càng trở nên thách thức hơn. Đa số người lớn đều mong muốn con em, học sinh của mình có ý thức kỷ luật, giữ gìn nề nếp tốt, chủ động, tự tin là "con ngoan, trò giỏi" 
Tuy nhiên ! làm thế nào để đạt được điều đó luôn là câu hỏi khiến cho phụ huynh và giáo viên có nhiều trăn trở, đặc biệt đối với những trẻ em thường bị coi thường là bướng bỉnh hay quậy phá, mắc lỗi. Trong rất nhiều trường hợp khi trẻ mắc lỗi, người lớn thường dùng nhiều hình phạt hà khắc như đánh đập, mắng chửi để muốn trẻ phải thay đổi, sữa sai và không tái phạm nữa. Song kết quả đều không tốt đẹp như bậc làm cha mẹ mong muốn. Thay vì làm theo ý người lớn, nhiều trẻ trở nên lỳ lợm, khó bảo hơn và tỏ thái độ chống đối; cũng có trẻ trở nên khép mình hơn, ít nói, trầm cảm, thiếu tự tin. Hậu quả là trẻ thường học tập kém, phát triển không toàn diện về mặt thể chất, tinh thần và mối quan hệ với người lớn ngày càng tồi tệ hơn...
Mặc dù, nhiều người biết việc trừng phạt, đánh đập, mắng chửi không làm cho trẻ tốt hơn, nhưng vì họ không biết nên làm cách nào khác hơn. 
Vậy ! "phương pháp kỷ luật" là giải pháp tốt nhất mà chúng ta nên áp dụng ở trong gia đình, cả nhà trường lẫn xã hội...    
– Trước hết, chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng: “Con còn nhỏ đâu hiểu gì, để lớn lên sẽ dạy bảo nó.” Không đâu! Các vị con nít cũng đáo để lắm đây, ngay từ khi nằm trong nôi đã có khuynh hướng “bắt nạt cha mẹ”. Này nhé, một em nhỏ nếu cứ bồng bế hoài trên tay, sẽ la khóc đòi bế, không chịu cho đặt xuống giường. Ngược lại nếu cứ cương quyết đặt trong nôi, ít bế ẵm, bé quen đi sẽ ít quấy khóc. Ai bảo là bé không hiểu gì ?
– Việc giáo dục con cái không phải là việc làm trong một ngày, một tháng, một năm, hoặc tùy hứng mà phải là một việc làm thường xuyên, liên tục ngày này qua ngày khác, từ khi con còn nhỏ mới bắt đầu tập đi, tập nói, cho đến tuổi trưởng thành.
Các cụ ta có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Cái cây mới mọc, thân mềm cành nhỏ, ta muốn uốn theo hình dáng thế nào cũng được, để lớn quá một chút, thân cứng cành chắc, làm sao mà uốn cho cành khỏi gãy ? Đứa con cũng vậy, khi còn nhỏ đầu óc ngây thơ trong trắng, được cha mẹ uốn nắn dạy dỗ, chúng dễ ghi nhớ hơn. Chừng năm bảy tuổi, thói hư tật xấu đã nảy nở thành thói quen, sự dạy dỗ sẽ khó khăn gấp bội.
– Hãy dạy con với lòng yêu thương êm ái. Hãy hết lòng thương yêu và tận tình chăm sóc con. Tình thương đó sẽ khiến tâm hồn con chúng ta được yên vui, bình tĩnh, không bị lạc lõng. Tình thương đó sẽ an ủi và nâng đỡ con chúng ta mỗi khi chúng gặp khó khăn ngoài đời. Nhưng đừng lầm lẫn tình thương với sự nuông chiều mù quáng.
– Đừng nuông chiều con thái quá. Đứa trẻ được nuông chiều, muốn gì được nấy sẽ trở nên ích kỷ, đòi hỏi, không biết phải quấy, càng lớn càng gây khó khăn cho cha mẹ.
– Hãy dạy cho con biết bổn phận con em trong gia đình. Ngay từ lúc còn nhỏ, hãy dạy cho con biết kính trọng, vâng lời, săn sóc, giúp đỡ cha mẹ, quý mến ông bà. Lại cũng hướng dẫn cho anh chị em phải yêu thương nhau, nhường nhịn và chia xẻ cho nhau…
– Trong gia đình phải có kỷ luật, một thứ kỷ luật xây dựng. Chúng ta phải ấn định giờ học, giờ chơi, giờ phụ việc nhà, giờ ăn, giờ ngủ… Hãy chỉ bảo con cái thật rõ ràng, bắt buộc con phải tuân theo kỷ luật gia đình.
– Hãy cố gắng dành thì giờ với con: chơi đùa, nói chuyện với con, gây tình thân giữa cha mẹ con cái và cũng là tập cho con có tinh thần gia đình.
– Phải công bằng với các con. Đừng yêu đứa này hơn đứa kia, đó là mầm mống chia rẽ giữa anh chị em, gia đình sẽ kém vui.
– Hãy kiên nhẫn chỉ dạy cho con điều phải, sửa đổi cho con mỗi khi chúng phạm điều sai lầm. Con cái cần cha mẹ dạy bảo từ cách nói năng, cách đi đứng đến cách xử thế sao cho đúng thì sau này khi ra đời chúng mới biết cư xử đàng hoàng. Hãy luôn luôn khuyên con phải thành thật, tử tế với mọi người. Muốn như vậy thì chính mình phải cố gắng làm gương tốt cho con noi theo.
– Hãy đối xử lịch sự với con. Hãy nói với con một cách ôn tồn hòa nhã. Đừng nên tiếc một lời khen hoặc một tiếng “cám ơn” khi con làm được một điều tốt hoặc một lời “xin lỗi” nếu quả thật điều mình làm là không phải. Đứa trẻ được đối xử lịch sự trong gia đình sẽ biết cách đối xử lịch sự với người khác.
– Hãy biết “nghe” và chịu khó “lắng nghe” con nói. Đứa con sẽ sung sướng khi thấy cha mẹ chịu dẹp bỏ quan niệm của mình để nghe “ý kiến” của con.
– Hãy nhẹ nhàng khuyên nhủ con. Đừng la hét, đánh mắng, đừng nói nhiều quá, đừng nói dai quá, khiến đứa con quen đi, sẽ coi thường lời nói của cha mẹ, đôi khi còn sinh lòng oán hận.
– Đừng bênh con một cách mù quáng. Nên sáng suốt hiểu rằng con mình không sao tránh khỏi lầm lỗi. Khi con mắc lỗi phải răn đe, đừng dung túng che đậy, để chúng ỷ thế càng làm càn, mà người lãnh hậu quả tai hại sẽ chính là mình.
– Phải luôn luôn để ý đến ảnh hưởng bên ngoài, nhất là ảnh hưởng của chúng bạn. Ảnh hưởng này càng gia tăng khi đứa con càng lớn. Phải luôn luôn xem xét việc học hành của con, phải để ý từ cách ăn mặc, nói năng, giờ giấc đi về, đến những bạn bè mà chúng thường giao du. Nếu thấy có sự thay đổi khác thường, phải răn đe, sửa đổi, ngăn ngừa ngay.
– Hãy luôn luôn nhắc nhở con em đừng quên rằng chúng có một Tổ Quốc thiêng liêng, nơi đã sinh ra tổ tiên, ông bà, cha mẹ chúng: đó là Tổ Quốc Việt Nam. Hãy tập cho chúng nhớ đến Tổ Quốc bằng cách nói chuyện cho con nghe về quê hương đất nước và dạy cho con nói tiếng Việt trong gia đình. Đó là những sợi dây vô hình, những chất keo thiêng liêng khiến gia đình thêm vững bền tồn tại, và cũng nói lên sức trường tồn của dân tộc ta.
Sau chót khi con đã lớn khôn, đủ tuổi trưởng thành, hãy dần dần trả tự do cho con, đừng răn đe cấm đoán như khi còn nhỏ, để chúng có cảm giác thoải mái khi sống gần cha mẹ. Nhất là khi con đã có gia đình riêng, cha mẹ nên nhận thức là giai đoạn của mình dã hết, và nên tự ý rút lui, đừng áp đặt ảnh hưởng của mình lên con cái như khi chúng còn nhỏ, nhưng lại vẫn luôn luôn sẵn sàng bên con để giúp đỡ con khi chúng cần đến.
Giáo dục con cái quả là một nghệ thuật : từ trẻ đến già lúc nào cha mẹ cũng là dòng suối ngọt cho con tìm đến, lại còn là một bổn phận, một trách nhiệm, một cố gắng không ngừng. Công việc thật không dễ dàng, cũng có lúc gây cho ta nhiều lo âu buồn bực, nhưng rồi chúng ta sẽ được đền bù, chúng ta sẽ được vui sướng hãnh diện vì con. Đó là phần thưởng vô giá cho chúng ta. Làm cha mẹ ai cũng chỉ mong có thế !
Các quy tắc nên hình thành từ sớm
Những quy định, nguyên tắc tạo nên nền nếp, thói quen rất tốt cho con cái, vì thế cha mẹ cần thiết lập các quy tắc bắt đầu từ khi con có nhận thức để theo đó mà thực hiện. Hãy cho con trẻ hiểu điều gì chúng được phép và điều gì không được phép làm. Tuy nhiên những quy tắc này phải rõ ràng, dễ hiểu và dễ nhớ với chúng. Như không được phép đi với người lạ, không được tự ý đi đâu, không được nhận tiền và nhận quà của người khác nếu chưa có sự cho phép hay đồng ý của cha mẹ v.v.
Đừng thiết lập quá nhiều quy tắc
Đừng áp đặt quá nhiều luật lệ, qui định cho con vì thế trước khi đưa ra một quy tắc nào thì các bạn tự hỏi: Quy tắc nầy có cần thiết không? Có đơn giản và dễ hiểu không? Thường thì chúng không thể nhớ ngay toàn bộ những quy tắc do bạn đặt ra mà sẽ nhớ dần và nằm lòng khi trải nghiệm trong thực tế.
Thống nhất trong việc thực hiện các quy tắc
Khi cha mẹ bỏ qua cho con lần này lần khác hoặc con năn nỉ cha mẹ không trừng phạt  thì chúng nghĩ làm sai phạm điều gì đó cũng chẳng có gì ghê gớm cả. Như vậy tất cả các nỗ lực xây dựng kỷ cương và nguyên tắc của bạn sẽ bị phá vỡ. Hãy để con bạn tự nhận lãnh hậu quả về hành vi của chúng.
2. Kỷ Luật Có Phải Là Hình Phạt Không?
Có phụ huynh cho rằng cần phải phạt con khi chúng phạm lỗi nhưng cũng có phụ huynh cho biết rất thành công trong việc giáo dục con mà không cần phải phạt chúng vì tùy thuộc vào chính các bậc cha mẹ đã được dạy dỗ như thế nào cùng phương pháp dạy dỗ của họ. Thật vậy, kỷ luật không phải là một hình thức trừng phạt, kỷ luật có thể bao gồm hình phạt và nhiều cách khác nữa để uốn nắn hành vi của con trẻ trong một thời gian dài, chứ không phải là một sớm một chiều. Đó là một hệ thống giáo huấn toàn diện dựa trên mối quan hệ tốt đẹp, khen ngợi và hướng dẫn con về cách tự kiểm soát hành vi của mình, biết phân biệt cái gì đúng và cái gì sai và làm cho những đức tính đó trở thành những giá trị bên trong của chúng.
Với một số bậc phụ huynh cho rằng kỷ luật là trừng phạt cùng thiếu phương pháp sư phạm trong việc dạy dỗ con nên thường có hành vi cấm đoán, kiềm chế chúng bằng các hình thức kỷ luật hà khắc. Đặc biệt các hình phạt về thể chất như đánh, bạt tai hoặc lăng mạ bằng lời nói dễ làm cho con trẻ mất can đảm và xấu hổ, thậm chí có thói quen sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề. Những hình phạt đó có thể đạt kết quả nhanh nhưng về lâu dài có hại hơn có lợi, không phát huy được tính độc lập sáng tạo. Từ đó dẫn chúng đến tâm lý thụ động, chán nản, luôn có xu hướng phá vỡ sự ràng buộc của gia đình và không ít trường hợp đã bị bạn bè xấu lôi kéo vào con đường phạm tội. Vì thế thay vì trừng phạt, bạn nên dạy con biết hành vi nào được phép, hành vi nào không được phép và lý do tại sao.
3. Kỷ Luật Cần Có Ở Độ Tuổi Nào?
Dù con ở độ tuổi nào, các bậc phụ huynh cũng cần phải có kỷ luật nhất định để hướng dẫn con vào nền nếp ngay từ nhỏ, tuy nhiên cách thức ứng dụng cần được thay đổi và thích hợp với từng độ tuổi của chúng. Một yếu tố quan trọng khác trong việc rèn luyện kỷ luật cho con là giải thích cho chúng hiểu rõ rằng bạn có trách nhiệm phải làm như vậy. Theo kết quả một số nghiên cứu cho biết:
Dưới 2 tuổi
Bé rất táy máy muốn nắm lấy những vật dụng gần mình. Trường hợp bé đã cầm được những thứ có thể gây nguy hại, thì nên bình tĩnh nói “Không được” và bế bé ra chỗ khác và thay thế bằng vật dụng khác hợp lý. Không nên đánh, tát trẻ vì chúng không thể hiểu được mối liên hệ giữa hành động của chúng và sự trừng phạt về thể xác. Điều duy nhất chúng cảm nhận được là cảm giác đau khi bị đánh.
Từ 3 đến 5 tuổi
Bé đã đủ lớn để hiểu mối liên hệ giữa một hành động và hậu quả nó đem lại, vì vậy bạn có thể bắt đầu nói cho con biết các phép tắc trong gia đình. Nói để chúng hiểu làm như thế nào là đúng chứ không chỉ nói việc đó là sai rồi. Như cháu dùng bút chì vẽ lên tường. Hãy giải thích cho cháu biết tại sao không được phép làm và điều gì sẽ xảy ra nếu bé lặp lại hành động trên. Sau đó, khi bức tường đã được sơn sửa lại, hãy nhắc cho cháu nhớ bút chì chỉ được vẽ trên giấy, không được vẽ trên tường. Và bên cạnh việc răn dạy hành động nào sẽ bị phạt, bạn cũng đừng quên khen ngợi những hành động tốt của con. Đừng đánh giá thấp những tác động tích cực của việc khen ngợi.
Từ 6 đến 8 tuổi
Những hình thức phạt như bắt ngồi yên suy nghĩ và chấp nhận kỷ luật vẫn còn phát huy tác dụng ở nhóm tuổi này. Điều quan trọng là trẻ làm không đúng thì phải nhận hình thức kỷ luật như đã giao hẹn trước. Trẻ cần phải tin rằng bạn nói được và sẽ làm được. Đừng đưa ra những biện pháp trừng phạt khi bạn đang bực tức bởi nó sẽ làm giảm tính nghiêm khắc trong hình phạt của bạn. Nhưng nếu những hình phạt quá nghiêm khắc thì chỉ có tác dụng ngược lại.

[Caption]
Từ 9 đến 12 tuổi
Ở độ tuổi này con cái thường đòi hỏi nhiều quyền tự do, tự trách nhiệm với bản thân. Tốt nhất là dạy cho chúng cách đối phó với những hậu quả do hành vi của bản thân chúng. Ví dụ nếu cháu đang học lớp 5 và vẫn không chịu làm bài tập trước giờ đi ngủ, bạn có nên bắt cháu phải thức để làm bài hoặc thậm chí là giúp chúng? Có thể là không nên bởi bạn sẽ bỏ lỡ một cơ hội dể dạy con bài học quan trọng về cuộc sống. Nếu không làm bài tập đầy đủ thì chắc chắn bị điểm xấu. Cha mẹ bao giờ cũng muốn giúp con không phạm lỗi, nhưng về lâu dài bạn cũng nên để trẻ biết thế nào là thất bại. Trẻ sẽ nhìn ra rằng cách ứng xử không phù hợp sẽ nhận lấy hậu quả và có thể không mắc lại sai lầm này một lần nữa. Nếu con bạn không tự rút ra được kinh nghiệm cho mình, bạn nên thiết lập một cách phạt riêng để giúp chúng tránh sai lầm trên.
Từ 13 tuổi trở lên
Độ tuổi này bạn đã xây dựng một nền tảng nhất định cho con về những quy tắc, luật lệ của mình. Chúng đã nhận biết điều gì nên làm, điều gì đúng và không đúng, tuy nhiên ở lứa tuổi này bạn cũng đừng vì thế mà lơ là. Phải có những quy định cho con trong việc học hành, vui chơi, bạn bè hay trong các mối quan hệ và giải thích tường tận. Chắc chắn sẽ có những phàn nàn, bực dọc của chúng về những luật lệ trên nhưng sau đó dần dần chúng sẽ cảm nhận sự quan tâm và kiểm soát của cha mẹ là điều cần thiết. Và qua đó, chúng cũng nhận hiểu dù cha mẹ có trao thêm quyền tự do và trách nhiệm cho con cái, cha mẹ vẫn cần luôn đặt cho chúng những giới hạn nhất định.
4. Kỷ Luật Được Ứng Dụng Ra Sao?
Nếu kỷ luật được áp dụng quá nghiêm khắc khiến con bị tổn thương cả thể xác lẫn tinh thần hay áp dụng quá lỏng lẻo để con tự do phóng túng thì không đúng mục đích. Mục đích của việc áp dụng kỷ luật là để hướng dẫn, chỉ dạy, giúp cho con trẻ hình thành và phát triển nhân cách, biết điều hay lẽ phải, có hướng đi đúng cho cuộc đời. Vì thế, kỷ luật được áp dụng:
Không phải là để chứng tỏ uy quyền
Trên thực tế, hầu hết các bậc cha mẹ đều có cảm nhận chung là bực tức, giận dữ và phản ứng thường là chửi mắng, xỉ vả và có thể đánh đập trước lỗi lầm của con trẻ. Theo một chuyên gia về giáo dục gia đình cho biết mỗi ngày, một người chỉ có nghe 32 từ và câu tích cực nhưng lại đến 432 từ và câu tiêu cực. Chính điều nầy đã đem lại những hậu quả tâm lý không tốt, và không khuyến khích con trẻ phát triển. Vì vậy, cha mẹ cần phải học cách kềm chế những cơn giận hay thậm chí đe dọa con trẻ sẽ gây ảnh hưởng xấu trong khi kỷ luật con. Hãy dành thì giờ để lắng nghe những bất đồng, những lý lẽ hoặc ý kiến riêng của con cái rồi sau đó mới phân tích cho chúng hiểu cái gì đúng các gì sai.
Phải thực sự nghiêm minh công bằng
Các bậc cha mẹ cần phải nghiêm minh và công bằng khi áp dụng kỷ luật. Các quy tắc đều áp dụng cho tất cả con cái trong gia đình. Không một ai được miễn trừ hay được giảm nhẹ để chúng hiểu rằng cha mẹ đối xử với các con rất công bằng. Trước khi kỷ luật, hãy cảnh cáo trước.  Nếu con vẫn vi phạm thì có biện pháp mạnh mẽ như đã đề ra và báo trước cho con. Học tập từ lỗi lầm là một tiến trình học hỏi, để đạt được điều nầy thì việc trừng phạt phải tương xứng với sai phạm. Nếu con vâng lời thì có khen thưởng đúng mức vì kỷ luật việc “nói dối” thì cũng phải khen thưởng việc “nói thật”.
Trừng phạt vào chính quyền lợi
Khi con trẻ hư mà trừng phạt trẻ về mặt thể chất thì thường không hiệu quả vì việc trừng phạt trẻ về mặt thể chất không dạy trẻ phân biệt đúng sai, không dám trái lời cha mẹ khi họ có mặt nhưng khi họ vắng mặt thì chúng dễ có hành vi hư hơn. Ngoài ra, việc đánh đập trẻ thường làm suy giảm tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Hình phạt hiệu quả nhất là phạt vào ngay quyền lợi của con. Như quy định chỉ được xem tivi đến 7giờ tối, sau đó phải đi học bài, nếu chúng vi phạm sẽ không cho chúng xem tivi trong vòng một tuần.
Khuyến khích, khen ngợi
Cha mẹ cần thiết phải phạt con khi chúng làm sai nhưng cũng biết khuyến khích, khen ngợi khi chúng làm một việc gì đó tốt đẹp. Con cái dù đã lớn khôn cũng rất thích được khen ngợi như được người khác công nhận những thành quả do chúng làm đựơc. Một sự giáo dục toàn là chỉ trích sẽ khiến cho con cái hiểu rằng cha mẹ luôn ghét bỏ chúng và luôn tìm ra những điểm không tốt của chúng mà thôi.
Hãy cư xử theo cách bạn muốn trẻ cư xử
Con trẻ sẽ học hỏi tinh thần kỷ luật từ cha mẹ và phân biệt đúng sai bằng cách nhìn cha mẹ chúng làm. Nếu cha mẹ nói dối, chúng cũng sẽ nói dối. Nếu cha mẹ xử dụng bạo lực trong gia đình, trẻ cũng sẽ xử dụng bạo lực. Nếu phụ huynh không muốn con mình phạm những sai lầm đó, trước tiên bạn phảo làm gương tốt cho con về những việc đó. Đấy là bước đầu tiên. Bạn có thể nói “Hãy làm theo những gì ba nói chứ đừng làm theo những gì ba làm” nhưng khi bạn quay lưng đi, con bạn sẽ làm theo những gì mà bạn đã làm. Nếu bạn có những thói quen xấu như tính cẩu thả hay thì giờ dây thun, thì đừng mong con của bạn sẽ gọn gàng và đúng giờ. Lời nói đi đôi với việc làm. Nếu so sánh, thì Hành động là quan trọng, giá trị hơn lời nói. Bạn muốn con cái có hành vi hay thái độ như thế nào, tốt hơn hết là bạn hãy thực hiện những điều đó trong cuộc sống của mình, nói đúng hơn bậc làm cha mẹ phải luôn làm gương tốt cho con cái noi theo.
Thể hiện tình thương
Kỷ luật con cái bắt nguồn từ một động cơ tốt đẹp, đó là lòng yêu thương và quan tâm đến chúng chứ không từ sự giận dữ hay hành hạ ngược đãi. Vì vậy khi con trẻ phạm lỗi, cha mẹ cần bình tĩnh làm chủ bản thân, lựa lời giải thích kỹ cho chúng hiểu, rút kinh nghiệm lần sau làm khác đi. Hãy luôn bày tỏ tình yêu thương, khoan dung, quan tâm giúp đỡ con cái phân biệt đúng, sai và biết cách để lần sau làm cho đúng. Nên dành thời gian cho con, lắng nghe để hiểu con cái ngày càng hơn chứ đừng vịn lý do vì quá bận rộn công việc nên không có hoặc có rất ít thì giờ gần gũi con hay không đủ kiên nhẫn để trò chuyện tâm tình với con. Khi con cái cảm nhận được tình thương chân thật của cha mẹ đối với mình, chúng sẽ dễ dàng đón nhận sự dạy dỗ của cha mẹ mà không tỏ thái độ chống đối, cản trở hay bất cần trước sự hướng dẫn của cha mẹ. Thực tế cho thấy những em có tính kỷ luật tốt là những em được lớn lên trong một gia đình đầy yêu thương, được yêu thương và học cách yêu thương.
Thống nhất khi áp dụng kỷ luật
Sự mâu thuẫn trong thi hành kỷ luật là do một bên dễ dãi trong khi bên kia lại khắt khe, độc tài. Phần lớn trong gia đình, người mẹ thường có khuynh hướng nuông chiều con còn người cha nghiêm khắc, nặng về kỷ luật. Dĩ nhiên không phải lúc nào cha mẹ cũng đồng thuận trong các phương cách kỷ luật nhưng không nên để cho con nhìn biết cha mẹ có mâu thuẫn. Hãy bàn luận kín đáo về việc xác định hành vi của con, đồng thuận là con sai trái, phạm lỗi như thế nào và thống nhất cách kỷ luật. Trường hợp không đồng ý với nhau, không nhắm vào cá nhân để chỉ trích như: “Ông quá độc tài, lúc nào cũng bắt cả nhà theo ý ông” hay “Bà chỉ lớn tiếng bênh vực con gây cho nó hư hỏng thêm” mà nhắm vào việc trình bày quan điểm của mình: “Tôi đã giải thích với con nhưng nó vẫn chơi games nhiều hơn số giờ qui định. Điều nầy không đúng, cần trừng phạt.” Cả cha lẫn mẹ làm việc như team-work để đạt mục tiêu chung là ủng hộ, khuyến khích nhau để giáo dục con cái nên người.
Tóm lại, gia đình là một tế bào của xã hội và cũng là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con cái, vì vậy, nuôi dưỡng và giáo dục con cái sống trong kỷ luật là trách nhiệm của tất cả các bậc cha mẹ. Đó là những việc hết sức cần thiết và đem lại rất nhiều lợi ích không những cho con cái, cho gia đình mà còn cả đến cho cộng đồng, xã hội nữa. Sau thảm họa kép kinh hoàng ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản vừa qua, nhiều người trên thế giới đã phải xúc động khi chứng kiến em bé 9 tuổi người Nhật, co ro đứng xếp hàng gần cuối để lãnh lương thực. Anh cảnh sát người Nhật gốc Việt đến khoác chiếc áo ấm và đưa phần thực phẩm khô của anh cho em. Em vòng tay cúi đầu cám ơn rồi đến quầy phát thực phẩm đặt phần thức ăn vừa nhận được lên quầy. Anh cảnh sát ngạc nhiên hỏi thì em trả lời: "Vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ.” Hành động của em nhỏ nầy, không thể có được ngày một ngày hai mà phải là cả một quá trình giáo dục lâu dài để trở thành văn hóa ứng xử trong cộng đồng.
Mong rằng những điều góp nhặt trên đây là một dịp tiện giúp cho các bậc cha mẹ nhớ lại hay đã thực hiện còn thiếu sót trong việc giáo dục con sống trong kỷ luật. Còn nếu phụ huynh nào đã thực hiện tốt thì xin chia xẻ lại những kinh nghiệm đầy quý báu đó để cộng đồng người Việt hải ngoại ngày càng có thêm những người con ngoan hiền, có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Và đó cũng là hạn chế số lượng con trẻ hư hỏng dưới nhiều hình thức như sống vô kỷ luật, bỏ nhà đi hoang, phạm tội hình sự vì các em sinh ra và lớn lên trong gia đình thiếu sự quan tâm cùng phương pháp giáo dục của cha mẹ không phù hợp với tâm lý, tình cảm, nhận thức trong từng lứa tuổi của con.

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

NGƯỜI VIỆT VỚI CỐC RƯỢU VANG


Trong những năm gần đây khi nền kinh tế hội nhập của Việt Nam ngày một hòa vào đời sống của thế giới thì rượu vang cũng theo cánh cửa mở ấy vào Việt Nam ngày một nhiều và đa dạng hơn.
Rượu vang xuất hiện mọi nơi từ các cửa hàng chuyên bán các loại vang nổi tiếng của thế giới tới siêu thị lớn và người ta cũng bắt đầu thấy vang nội địa sản xuất tại Đà Lạt đã xuất hiện tại nhiều thành phố kể cả nông thôn.
Ban đầu khi chưa biết hương vị của vang, vị chát của nó làm người ta nhìn vang với ánh mắt nghi ngại nhưng lâu dần, từ người này lan sang người khác người ta uống rượu vang hầu như trong mọi trường hợp có cuộc vui hay họp bạn, mặc dù vang không phải là thứ rượu có nồng độ cồn, có thể làm tăng hưng phấn cho những cuộc vui như thế.
Tại hải ngoại, người Việt đã xử dụng vang như một thứ nước uống thay cho bia hay rượu mạnh từ rất lâu. Các loại vang đắt tiền không phải là chọn lựa của đa số bởi nhiều lý do khác nhau, tuy nhiên khuynh hướng trong nhà nên có vài nhãn hiệu vang ngon đã từ lâu góp phần thay đổi cách thưởng thức của cộng đồng Việt Nam xa xứ. Hàng ngàn chai vang khăp thế giới được nhiều người sành điệu mua thử, nếu chai nào còn ở lại với họ kể như hãng rượu đã thành công khi chinh phục được khầu vị người Việt, những người từng nếm rất nhiều cay đắng trên con đường tìm tới bến bờ tự do...
Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu thấy vang ngon trong một lần tình cờ uống thử, rồi thì tìm mua một chai vang ngoài tiệm thật không dễ dàng chút nào.! Vì trong hàng ngàn chai mang đủ mọi quốc tịch, nằm ngay hàng trên kệ, vậy ! bạn sẽ chọn chúng theo cách nào? Với chúng tôi người đang chia xẻ với quý vị, tôi ưu tiên cho những chai vang nào nhìn bắt mắt đầu tiên, có design đẹp hay cái logo cũng hợp với nhãn quan là đủ chinh phục được mình rồi, vốn dĩ cái "đẹp" bao giờ cũng dễ được thu hút và sẽ dẫn dắt mọi chuyện...
Tuy vậy, đã nhiều lần tôi đã bị hố, và hố nặng nữa là đằng khác. Vẻ đẹp của cái nhãn không bảo đảm được phẩm chất của rượu, và ngay cả một chai rượu đắt tiền,cũng có người nói ngon kẻ nói chua người nọ lại nói chát là chuyện thường gặp khi uống rượu vang.

Image result for các loại rượu vang
Ngắm màu sắc của nó, nếm chất vị của nó và ngửi mùi hương quyến rũ của nó để rồi cuối cùng thưởng thức vang là cả một nghệ thuật, vậy nếu không biết những bước căn bản này thì người uống vang sẽ thiếu mất một phần quan trọng nhất trước khi bắt đầu uống những ngụm vang đầu tiên...Nó chính là món quà mà Thượng Đế đã ban tặng cho Nhân loại.
Những người đã đến nhiều quốc gia, nghiên cứu nhiều và đặc biệt tỏ ra rất nặng lòng với các loại rượu vang, nhất là vang của Pháp nơi nổi tiếng đã trồng và sản xuất hàng trăm loại rượu vang ngon nhất thế giới.
Năm 2003 nhà báo Lê Văn đã cho ra mắt cuốn sách có tên “Rượu vang, món quà của Thượng đế” để chia sẻ những kinh nghiệm của ông về loại rượu đặc biệt này.
Khi hiểu rõ những điều quan trọng nhất về loại thức uống này, cũng như có ít nhiều kinh nghiệm về nó, chúng sẽ giúp ta có cái nhìn khác sâu hơn về Vang và từ đó nắm thêm những bí quyết thưởng thức chúng.
Muốn uống thử một chai vang do tự tay mình mua thật không dễ dàng tí nào, vậy có tiêu chuẩn nào nhất định khi chọn mua một chai vang hay không?
Cách chọn rượu đầu tiên, vẫn có nguyên tắc cơ bản là rượu nào mà mình nếm thử mà ưng ý thì đó là rượu ngon rượu tốt đối với mình, không cần phải có một tiêu chuẩn chắc chắn nào cả.
Các chuyên gia về rượu Vang viết trên các tạp chí có uy tín, người ta đặt ra những tiêu chuẩn, nhưng nhiều khi mỗi một người chúng ta có khẩu vị riêng biệt của mình. Người thì ưa uống rượu có vị ngọt ngọt một chút cho dễ uống, đó là những người mới bắt đầu đi vào thế giới rượu vang
Người uống lâu rồi thì thấy, à! uống ngọt ngọt như vậy nó có vẻ lợ và không hợp với đồ ăn cho nên dần dần họ bỏ bớt vị ngọt đi, họ tiến lên nếm thử những thứ rượu mà vị của nó đậm đà hơn, nó thích hợp với từng món ăn một, thì đó là trình độ của họ đã cao hơn thành ra ở mỗi giai đoạn mỗi người có một sở thích riêng biệt nào đó.
Cái sở thích của mình chính là "tiêu chuẩn" thì dựa vào đó mà lựa chọn rượu vang thôi. Tuy nhiên cũng có một vài thứ rượu mà người ta có thể khuyến nghị để cho người mới bắt đầu uống có thể khám phá rượu vang. Các loại rượu ấy không cần phải tốn nhiều tiền, một khi mình đã uống lâu rồi đã có kinh nghiệm đã biết thứ rượu nào cao cấp thứ rượu nào ngon hơn thứ nào thì chứng đó chúng ta mới bắt đầu khám phá dần dần cái thế giới rượu vang rất mênh mông đó.

Rượu vang đỏ ngon nhất
Đối với các loại rượu mạnh thì rõ ràng là càng đắt tiền thì rượu càng ngon. Trường hợp của vang thì có thể áp dụng được điều này hay không?
Không cần gì phải nhiều tiền! Ta cứ dần dần tìm ra loại rượu ưa thích đấy là cái thú của ngưởi đi vào thăm dò, khám phá thế giới rượu vang, tức là một thứ đồ uống mà bây giờ hầu như phổ biến khắp thế giới. Người Việt Nam chúng ta càng ngày càng hội nhập nhiều vào nền kinh tế toàn cầu tiếp xúc với bạn bè với khách hàng ngoại quốc cho nên không thể không biết đến rượu vang, đấy là điều tốt mà chúng ta nên khích lệ.
Khi đứng trước một kệ rượu vang là tôi lại choáng váng. Không những với cái tên của hãng sản xuất mà còn các thể loại của chúng. Nào là Merlot hay Pinot Noir, rồi Chardonnay, Cabernet Sauvignon….Không thể biết mỗi loại ấy nó có đặc điểm gì và nó ngon trong trường hợp nào…
Rượu vang nó tùy loại, có những loại mà người ta làm ra với mục đích uống ngay thí dụ như rượu beaujolais. Loại người ta làm ra để lâu ngày càng lâu nó càng đậm, càng trầm xuống cái vị nó càng merlot down. Merlot down tức là nó tựa như là kín mùi thì loại này người ta phải làm theo một công thức, một phương pháp khác để thích hợp với thời gian kéo dài làm cho nó dần dần chín muồi đi.
Như vậy thì không nhất thiết rượu càng cũ bao nhiêu thì càng ngon bấy nhiêu và càng đắt tiền bấy nhiêu. Không, không phải vậy. Chai rượu Beaujolais chẳng hạn, tức là rượu vang của Pháp, nếu chúng ta mua về và chúng ta không uống ngay mà để lại vài ba năm thì rượu đó nó bắt dẩu xuống dốc ! phẩm chất của nó kém dần đi bởi vì loại vang đó nó quý ở chỗ cái “taste”, cái vị của nó phải tươi mát, phải mới mẻ thì nó mới đem lại cho ta một sự thích thú khi chúng ta nếm nó cùng với những món ăn nhẹ nhàng ngay cả seafood tức là đồ biển cũng vẫn rất tốt dù nó là rượu đỏ.
Thế nhưng có những chai rượu làm ở vùng Bordeaux của Pháp thì phải đợi từ 5 cho tới 10 năm hẳn mở ra uống. Nểu uống sớm quá thì nó chưa đạt tới mức độ ngon nhất của nó. Nó chưa đến đỉnh cao phẩm chất của nó cho nên uống như vậy là uổng là phí vì chai rượu ấy thường là đắt tiển có khi năm bảy chục hay một vài trăm đô la hay hơn nữa.
Chúng ta giữ nó, phải bảo tồn nó ở một nơi thích hợp. Ở một chỗ mát mẻ không có ánh sáng, không bị những tiếng động chung quanh gây ra những chấn động với nó. Tới chừng đó nó sẽ cho ta một thứ rượu vang rất ngon. Nhưng mà, nó phải tùy loại rượu không phải loại nào cũng để lâu được đâu. Có những loại càng để lâu càng dở. Đó là một sai lầm rất nhiều người mắc phải là cứ tìm mua những chai nào thật cũ và cho rằng là rượu vang quý, mở ra nhiêu khi uống chua lè bởi vì đến lúc ấy thì rượu đã trở thành dấm rồi, điều đó không đúng.

Rượu vang trắng ngon nhất

Các loại rượu vang:
– Rượu vang đỏ: được lên men từ các loại nho vỏ màu sẫm, các chất như tannin, pigment (anthocyanin) có trong vỏ trái nho đã tạo ra màu sắc đỏ tự nhiên cho loại vang này.
Vang đỏ
Vài loại tiêu biểu như: Zinfandel, Petite Sirah, Merlot hay Pinot Noir

– Rượu vang trắng: được lên men từ nhiều loại nho khác nhau, thường là loại có vỏ màu vàng và màu xanh. Vang trắng có thời gian lên men ít hơn vang đỏ nên nồng độ rất nhẹ.
Vang trắng
Vài loại tiêu biểu như: Chardonnay, Chenin Blanc hay Pinot Gris.

– Rượu vang hồng: được lên men từ loại nho có vỏ màu sẫm nhưng đã được bỏ vỏ để tạo màu nhẹ của rượu. Sự pha trộn giữa vang đỏ và trắng cũng tạo nên vang hồng nhưng cách này ít khi được áp dụng.
Vang hồng
Vài loại tiêu biểu như: White Zinfandel, Grenache, Blush.

– Rượu vang có ga: như Champage ở giai đoạn đầu chiết xuất cũng giống các loại rượu vang thông thường khác, nhưng loại rượu này còn có thêm giai đoạn lên men thứ hai để tạo bọt.
Vài loại tiêu biểu như: Champagne, Cava, Cre'mant và Sparkling Brut.

Loại rượu vang thường, hay vang nổ là loại vang dùng để tráng miệng như Port, Sherry, Madeira và Eiswein. Hàm lượng đường trong các loại rượu này khá cao.
Các loại rượu vang hoa quả: được chiết xuất từ các loại quả như: đào, táo và mâm xôi kết hợp thêm với nho.

Thưởng thức rượu vang:Việc thưởng thức rượu vang thường phải kết hợp giữa giác quan từ việc quan sát, dùng tay lắc nhẹ ly, đến ngửi mùi vị, nếm thử và nhấm nháp.

SEE (nhìn ngắm): Rượu được rót vào ly thủy tinh mỏng, trong veo để có thể quan sát được màu sắc, độ đặc cũng như độ kết dính của rượu.

SWIRL (lắc nhẹ): Lắc nhẹ cho rượu sóng sánh lên thành ly để quan sát kỹ hơn độ kết dính và giúp bạn cảm nhận đầy đủ nhất bước tiếp theo.

SMELL (mùi vị): Sau khi ngắm và lắc nhẹ ly rượu vang, bạn hãy ghé mũi vào miệng ly để cảm nhận hương vị đặc trưng ngọt ngào ấy.

SNAP (nếm): Bây giờ vị giác mới phát huy tính năng. Nhấp một ngụm nhỏ ở đầu môi, để phân biệt loại rượu mình đang uống.

SAVOUR (nhấm nháp): Khi đã phân biệt được màu sắc, mùi vị bạn hãy tiếp tục nhấm nháp để cảm nhận hết vị chát nhẹ của vỏ nho, vị ngọt dịu của thịt nho, vị đăng đắng của cuống nho, vị nồng của men rượu, vị ẩm của gỗ sồi… trong từng ly rượu vang.
 
Mỗi một loại rượu vang nó được làm theo một công thức khác nhau và bằng một loại nho khác nhau cho nên mùi vị của nó cũng khác biệt. Mùi vị của mỗi loại rượu vang đều có nét đặc biệt của nó và nó thích hợp với một loại đồ ăn nào đó. Bây giờ người ta có khuynh hướng là những người đi làm công hay tư sở, sau một ngày làm việc mệt mỏi họ muốn ghé vào một cái quán nho nhỏ, kêu một ly rượu uống mà không cần phải ăn, như một loại khai vị thì đấy là loại rượu vang làm bằng nho trắng. Nho Chardonnay hay là loại nho Sauvignon Blanc là những loại khai vị, ngồi nói chuyện tán dóc với bạn bè cho nó thoải mái sau một ngày làm việc căng thẳng. Loại đó nó nhẹ nhàng thôi và làm bằng loại nho trắng.
Đến khi người ta chuyển qua ăn cơm dù là cơm Việt Nam hay cơm Pháp cơm Ý hay cơm Tàu chăng nữa thì ly rượu vang nhiều khi nó vẫn thích hợp. Nó nâng cao mùi vị, nâng cao sự thích thú của thực khách cho nên chừng đó lại phải lựa chọn loại rượu vang nào cho hợp với món ăn.

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

NHỮNG HÌNH ẢNH XƯA CỦA NỀN GIÁO DỤC NƯỚC TA


Dân tộc ta vốn "tôn sư trọng đạo",dưới chính thể nào cũng vậy. Vai trò thầy giáo luôn luôn tiêu biểu cho tầng lớp trí thức, tiên tiến được xã hội công nhận... Nghề giáo vốn là nghề cao quý nhất...Nền giáo dục thời phong kiến cũng như thời dân chủ đều thống nhất một phương châm "tiên học lễ hậu học văn" nhà trường gắn liền với gia đình, xã hội. Nhân tài phục vụ xã hội, điều hành bộ máy chính quyền đều được "ông thầy"tức là khuôn mẫu,đào tạo nên,"không thầy đố mày làm nên hay "nhất tự vi sư, bán tự vi sư ". Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức đều thống nhất dựa vào chế độ thi cử, có học vị, cấp bậc rõ ràng.

Trong suốt thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19, nền giáo dục của nước ta đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho học từ Trung Quốc. Chữ Nho được dùng như loại chữ chính thống trong nhà trường, cũng như thi cử, cho mãi tới khi Pháp đô hộ nước ta.
Vào thời kỳ này, duy nhất chỉ có đàn ông được làm thầy giáo và được gọi là thầy đồ. Họ là những nhà Nho có học vấn uyên thâm, có đỗ đạt hoặc không, nhưng tựu trung đều yêu thích nghiệp "gõ đầu trẻ". 
Yêu cầu đối với thầy đồ là vô cùng khắt khe, quy củ: Họ là người phải có cuộc sống đạo đức, gương mẫu, được môn sinh và dân chúng địa phương kính trọng hết mực. 
Có điều đặc biệt là mỗi môn sinh vào thời đó chỉ có duy nhất một thầy mà thôi. Thầy đồ đóng vai trò rất lớn trong việc nuôi dạy một con người, cả về học thức lẫn lễ giáo. 
Có lẽ vì thế mà người xưa đã từng tôn xưng: "Quân, Sư, Phụ", có nghĩa là trước phải kính vua, sau là thầy và thứ ba là cha.
Cha mẹ muốn con mình theo học thầy đồ đều chuẩn bị, sắm sửa lễ vật cho đúng với lễ giáo, quy tắc của đạo Nho. Lễ vật bao gồm: cau, trầu, rượu, hương, đèn, xôi, gà để làm lễ trước bàn thờ Khổng Tử rồi mới được nhận vào học.
Chương trình học tập được chia làm 4 cấp Ấu học, Sơ học, Trung học, Cao học. Đối với học sinh thời đó: Tam tự kinh, Tứ thư, Ngũ kinh được coi là những cuốn sách gối đầu giường từ thuở còn tấm bé cho tới khi trưởng thành.
Tam tự kinh là cuốn sách dạy vỡ lòng cho trẻ con mới bắt đầu đi học. Sách gồm những câu ngắn gọn đơn giản, chỉ có 3 chữ để dễ học.
Nội dung sách bao gồm nhiều lĩnh vực, từ đạo đức, cuộc sống cho tới địa lý, lịch sử được nhà Nho Vương Ứng Lân người Trung Quốc biên soạn vào đời nhà Tống (năm 960 - 1279).
Tổ chức thi cử rất nghiêm ngặt, các cuộc thi đều được diễn ra từ cấp vùng cho tới cả nước. Ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình, để tuyển chọn người tài phục vụ đất nước. Các kỳ thi diễn ra định kỳ 3 năm một lần và đồng loạt trên cả nước. Thí sinh tập trung tại trường thi, thường là ở các tỉnh lớn, trong một khu đất rộng, bằng phẳng hàng trăm mẫu. 
Số lượng thí sinh thường rất đông, như kỳ thi Hương năm 1894, có tới 11.000 học trò từ khắp nơi về dự thi tại trường thi ở Nam Định.

Đóng vai người Việt cổ đi học thời xưa 12
Trường đại học đầu tiên của nước ta chính là Quốc Tử Giám ở Hà Nội,  được xây dựng vào năm 1076, thuộc đời nhà Lý. Người đầu tiên giữ chức Tu nghiệp Quốc Tử Giám chính là thầy đồ, nhà nho nổi tiếng Chu Văn An.


Ngược dòng lịch sử, chúng ta tìm hiểu đôi chút về nền khoa cử Việt Nam thời xưa:

Nói đến chế độ khoa cử ở nước ta thì phải tính đến một chặng đường dài mười thế kỷ (thứ XI đến XX) đã diễn ra dưới thời phong kiến mà khoa mở đầu là năm Ất Mão (1075) đời Lý và khoa kết thúc vào năm Kỷ Mùi (1919) đời Khải Định

Khoa cử thời phong kiến gồm ba kỳ thi quan trọng bậc nhất được coi như ba cửa ải lớn để bước tới các bậc thang quan chức đầy danh vọng của các nho sĩ. Đó là thi Hương( Hương thí), thi Hội(Hội thí) và thi Đình(Đình thí).


1. THI HƯƠNG
Cuộc thi được tổ chức tại các trường nhiều nơi (từ Hương do nghĩa khu vực quê hương của người thi). Nhưng không phải tỉnh nào cũng được tổ chức thi Hương. Trường thi chia ra làm nhiều vùng. Ba bốn trấn hoặc tỉnh cùng thi ở một nơi, thí dụ trường Nam là tập trung thí sinh ở các tỉnh chung quanh Nam Địnhtrường Hà các tỉnh chung quanh Hà Nội v.v. Số thí sinh mỗi khoa có đến hàng nghìn người.
Theo quy định từ năm 1434, thi Hương có 4 kỳ.

– Kỳ I: Kinh nghĩa, thư nghĩa;(hỏi ý nghiã trong Tứ thư, Ngũ kinh để xem học                lực có thâm viễn)
– Kỳ II: Chiếu (là lời vua ban cho thần dân hiểu biết hiệu lệnh), 
            Chế (là lời vua ban khen), 
            Biểu (là lời thần dân bầy tỏ lên vua điều gì hay chúc mừng)
– Kỳ III: Thơ phú; (để thử tài ứng đối)
– Kỳ IV: Văn sách.(hỏi thuật trị nước cổ (Nghiêu, Thuấn) và kim (thời vụ, kinh                tế) để xét kiến thức)


Thi qua 3 kỳ thì đỗ Tú Tài (trước 1828 gọi là Sinh đồ) - tên dân gian là ông Đồ, ông Tú. Thường mỗi khoa đỗ 72 người. Tuy có tiếng thi đỗ nhưng thường không được bổ dụng. Nhiều người thi đi thi lại nhiều lần để cố đạt cho được học vị Cử nhân. Lần thứ nhất đỗ gọi là "ông Tú", lần thứ hai vẫn đỗ Tú tài thì gọi là "ông Kép", lần thứ 3 vẫn thế thì gọi là "ông Mền".

Thi qua cả 4 kỳ thì đỗ Cử Nhân (trước 1828 gọi là Hương cống) - ông Cống, ông Cử. Mỗi khoa đỗ 32 người, được bổ dụng làm quan ở các cơ quan cấp tỉnh, cấp trung ương, hoặc được đi làm quan các huyện, sau dần dần mới lên các chức vụ cao hơn.

Người đỗ đầu gọi là Giải Nguyên.

2.THI HỘI
Thi Hội là khoa thi 3 năm một lần ở cấp trung ương do bộ Lễ tổ chức. Từ đời Lê Thánh Tông thi Hương được tổ chức vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu và thi Hội vào năm sau Sửu, Mùi, Thìn, Tuất (dựa theo quy định thi cử của Trung Quốc). Khoa thi này được gọi là "Hội thi cử nhân" hoặc "Hội thi cống sĩ" (các cử nhân, cống sĩ, tức là người đã đỗ thi Hương ở các địa phương, tụ hội lại ở kinh đô để thi) do đó gọi là thi Hội.

Trước năm 1442 thí sinh đỗ cả 4 kỳ được công nhận là trúng cách thi Hội, nhưng không có học vị gì. Nếu không tiếp tục thi Đình thì vẫn chỉ có học vị hương cống hoặc cử nhân. Chỉ sau khi thi Đình, người trúng cách thi Hội mới được xếp loại đỗ và mới được công nhận là có học vị các loại tiến sĩ. Từ năm 1442 thí sinh đỗ thi Hội mới có học vị Tiến sĩ (tức Thái học sinh - tên dân gian là ông Nghè).

Người đỗ đầu gọi là Hội Nguyên.

3.THI ĐÌNH
Kỳ thi cao nhất là thi Đình tổ chức tại sân đình nhà vua. Nơi thi là một cái nghè lớn, nên sau này người ta thường gọi các vị vào thi là các ông nghè. Nhà vua trực tiếp ra đề thi, và sau khi hội đồng giám khảo hoàn thành việc chấm bài, cân nhắc điểm sổ, chính nhà vua tự tay phê lấy đỗ.

Người đỗ đầu gọi là Đình Nguyên.

Theo số điểm, người đỗ được xếp vào 3 hạng gọi là Tam Giáp:

  • Bậc 3: Đỗ Tiến Sĩ Đệ Tam Giáp (Đồng tiến sĩ xuất thân - tên dân gian là ông Tiến Sĩ)
  • Bậc 2: Đỗ Tiến Sĩ Đệ Nhị Giáp (Tiến sĩ xuất thân, Hoàng Giáp - ông Hoàng)
  • Bậc 1: Đỗ Tiến Sĩ Đệ Nhất Giáp (Tiến sĩ cập đệ - gồm 3 thí sinh đỗ cao nhất gọi là Tam khôi: Đỗ hạng ba là Thám Hoa(ông Thám), hạng nhì là Bảng Nhãn (ông Bảng), đỗ đầu là Trạng Nguyên (ông Trạng)
Trong nhiều thế kỷ, dân ta chỉ dựa trên nền triết lý Khổng Mạnh để giáo dục, tổ chức gia đình và xã hội theo sách thánh hiền, học hành thi cử theo lối từ chương, thìếu tính chất khoa học và tất cả đều dựa trên chữ nghĩa...xử dụng chữ nho trong giảng dạy và thi cử... 
Nhưng trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta, ngôn ngữ giảng dạy trong các trường học chuyển thành chữ quốc ngữ và Pháp ngữ, cùng với sự cải cách quan trọng nhất trong nền giáo dục, họ đã áp dụng các bộ môn khoa học trong chương trình cho các cấp từ tiểu học đến đại học...cho mãi về sau nầy có thêm nhiều nền văn hóa văn minh của các nước trên thế giới.v.v... 

 vietlist.us
                                        Thầy đồ và học trò 



Thầy đồ không chỉ thông hiểu chữ nghĩa, mà còn là người hiểu biết rộng và được tôn trọng trong xã hội. Vào thời kỳ này, chỉ có duy nhất đàn ông được trở thành thầy đồ. 


vietlist.us

Trường không do triều đình mở ra mà được dựng ngay trong khuôn viên nhà thầy giáo hoặc trong các đình làng, tùy vào hoàn cảnh mỗi nơi. 

    
Từ thời Lê (1428 – 1528), đã đặt ra ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình để tuyển chọn người tài phục vụ đất nước. Các kỳ thi diễn ra 3 năm 1 lần

  
Thể thức thi cử tập trung và nghiêm ngặt, các cuộc thi đều được diễn ra từ cấp vùng cho tới cả nước.
  
               Quang cảnh trường thi ở Nam Định, khoa thi năm Nhâm Tý (1912)

 
Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta, ngôn ngữ giảng dạy trong các trường học chuyển thành chữ quốc ngữ


                                        Lớp học tiếng Pháp

vietlist.us
                                                  Trường tỉnh

vietlist.us
                                  Học trò của một trường trung học

vietlist.us
                                         Một lớp học môn toán

vietlist.us
                                                       Một lớp cơ thể học

vietlist.us
                                                  Giờ hóa học

vietlist.us
                                                   Giờ học vạn vật 

vietlist.us
                                            Giờ thể thao trường làng

vietlist.us
                                                   Giờ lịch sử 

vietlist.us
                                         Giờ thể thao trường tỉnh