Dân tộc ta vốn "tôn sư trọng đạo",dưới chính thể nào cũng vậy. Vai trò thầy giáo luôn luôn tiêu biểu cho tầng lớp trí thức, tiên tiến được xã hội công nhận... Nghề giáo vốn là nghề cao quý nhất...Nền giáo dục thời phong kiến cũng như thời dân chủ đều thống nhất một phương châm "tiên học lễ hậu học văn" nhà trường gắn liền với gia đình, xã hội. Nhân tài phục vụ xã hội, điều hành bộ máy chính quyền đều được "ông thầy"tức là khuôn mẫu,đào tạo nên,"không thầy đố mày làm nên hay "nhất tự vi sư, bán tự vi sư ". Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức đều thống nhất dựa vào chế độ thi cử, có học vị, cấp bậc rõ ràng.
Trong suốt thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19, nền giáo dục của nước ta đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho học từ Trung Quốc. Chữ Nho được dùng như loại chữ chính thống trong nhà trường, cũng như thi cử, cho mãi tới khi Pháp đô hộ nước ta.
Vào thời kỳ này, duy nhất chỉ có đàn ông được làm thầy giáo và được gọi là thầy đồ. Họ là những nhà Nho có học vấn uyên thâm, có đỗ đạt hoặc không, nhưng tựu trung đều yêu thích nghiệp "gõ đầu trẻ".
Yêu cầu đối với thầy đồ là vô cùng khắt khe, quy củ: Họ là người phải có cuộc sống đạo đức, gương mẫu, được môn sinh và dân chúng địa phương kính trọng hết mực.
Có điều đặc biệt là mỗi môn sinh vào thời đó chỉ có duy nhất một thầy mà thôi. Thầy đồ đóng vai trò rất lớn trong việc nuôi dạy một con người, cả về học thức lẫn lễ giáo.
Có lẽ vì thế mà người xưa đã từng tôn xưng: "Quân, Sư, Phụ", có nghĩa là trước phải kính vua, sau là thầy và thứ ba là cha.
Cha mẹ muốn con mình theo học thầy đồ đều chuẩn bị, sắm sửa lễ vật cho đúng với lễ giáo, quy tắc của đạo Nho. Lễ vật bao gồm: cau, trầu, rượu, hương, đèn, xôi, gà để làm lễ trước bàn thờ Khổng Tử rồi mới được nhận vào học.
Chương trình học tập được chia làm 4 cấp Ấu học, Sơ học, Trung học, Cao học. Đối với học sinh thời đó: Tam tự kinh, Tứ thư, Ngũ kinh được coi là những cuốn sách gối đầu giường từ thuở còn tấm bé cho tới khi trưởng thành.
Tam tự kinh là cuốn sách dạy vỡ lòng cho trẻ con mới bắt đầu đi học. Sách gồm những câu ngắn gọn đơn giản, chỉ có 3 chữ để dễ học.
Nội dung sách bao gồm nhiều lĩnh vực, từ đạo đức, cuộc sống cho tới địa lý, lịch sử được nhà Nho Vương Ứng Lân người Trung Quốc biên soạn vào đời nhà Tống (năm 960 - 1279).
Tổ chức thi cử rất nghiêm ngặt, các cuộc thi đều được diễn ra từ cấp vùng cho tới cả nước. Ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình, để tuyển chọn người tài phục vụ đất nước. Các kỳ thi diễn ra định kỳ 3 năm một lần và đồng loạt trên cả nước. Thí sinh tập trung tại trường thi, thường là ở các tỉnh lớn, trong một khu đất rộng, bằng phẳng hàng trăm mẫu.
Số lượng thí sinh thường rất đông, như kỳ thi Hương năm 1894, có tới 11.000 học trò từ khắp nơi về dự thi tại trường thi ở Nam Định.
Trường đại học đầu tiên của nước ta chính là Quốc Tử Giám ở Hà Nội, được xây dựng vào năm 1076, thuộc đời nhà Lý. Người đầu tiên giữ chức Tu nghiệp Quốc Tử Giám chính là thầy đồ, nhà nho nổi tiếng Chu Văn An.
Trong nhiều thế kỷ, dân ta chỉ dựa trên nền triết lý Khổng Mạnh để giáo dục, tổ chức gia đình và xã hội theo sách thánh hiền, học hành thi cử theo lối từ chương, thìếu tính chất khoa học và tất cả đều dựa trên chữ nghĩa...xử dụng chữ nho trong giảng dạy và thi cử...
Nhưng trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta, ngôn ngữ giảng dạy trong các trường học chuyển thành chữ quốc ngữ và Pháp ngữ, cùng với sự cải cách quan trọng nhất trong nền giáo dục, họ đã áp dụng các bộ môn khoa học trong chương trình cho các cấp từ tiểu học đến đại học...cho mãi về sau nầy có thêm nhiều nền văn hóa văn minh của các nước trên thế giới.v.v...
Thầy đồ và học trò
Thầy đồ không chỉ thông hiểu chữ nghĩa, mà còn là người hiểu biết rộng và được tôn trọng trong xã hội. Vào thời kỳ này, chỉ có duy nhất đàn ông được trở thành thầy đồ.
Thầy đồ không chỉ thông hiểu chữ nghĩa, mà còn là người hiểu biết rộng và được tôn trọng trong xã hội. Vào thời kỳ này, chỉ có duy nhất đàn ông được trở thành thầy đồ.
Trường không do triều đình mở ra mà được dựng ngay trong khuôn viên nhà thầy giáo hoặc trong các đình làng, tùy vào hoàn cảnh mỗi nơi.
Từ thời Lê (1428 – 1528), đã đặt ra ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình để tuyển chọn người tài phục vụ đất nước. Các kỳ thi diễn ra 3 năm 1 lần
Thể thức thi cử tập trung và nghiêm ngặt, các cuộc thi đều được diễn ra từ cấp vùng cho tới cả nước.
Quang cảnh trường thi ở Nam Định, khoa thi năm Nhâm Tý (1912)
Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta, ngôn ngữ giảng dạy trong các trường học chuyển thành chữ quốc ngữ
Lớp học tiếng Pháp
Trường tỉnh
Học trò của một trường trung học
Một lớp học môn toán
Một lớp cơ thể học
Giờ hóa học
Giờ học vạn vật
Giờ thể thao trường làng
Giờ lịch sử
Giờ thể thao trường tỉnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét