Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

SONG HỶ LÂM MÔN


           

Mùa hè 2017, ông A vừa dự lễ tốt nghiệp (Đại Đăng Khoa) của con trai. Bây giờ lại tổ chức lễ cưới (Tiểu Đăng Khoa), Thật đúng là "Song Hỷ lâm môn". Trong thánh đường, một hôn lễ đang diễn ra. Mục sư  xuất hiện với bài giảng về hôn nhân, đồng thời xác định được chân giá trị đích thực của đời sống vợ chồng. Xuyên qua bản thân cũng như kinh nghiệm sống từng trải Vị Mục sư chững chạc rút trong ví tờ 100 đôla còn mới toanh, ngửi thơm mủi giấy mực, cầm trong tay và đưa lên cao nói với Cộng đoàn.
Có ai muốn nhận tiền này không?.
Không có tiếng trả lời…cũng như hưởng ứng.
Mục sư nói:
Không e ngại, xấu hổ gì cả, ai thích cứ mạnh dạn giơ tay lên.
Khoản một phần ba số người giơ tay.
Sau lời Cảm ơn, Mục sư lại vo tròn tiền giấy lại rồi hỏi:
Bây giờ có còn ai thích sở hữu nó nữa không?
Vẫn còn người giơ tay, nhưng đã ít đi một nửa.
Mục sư vứt tiền xuống đất, giẫm chân lên rồi nhặt lại.
Tờ tiền vừa bẩn vừa nhàu.
Ông lại cất tiếng hỏi:
Còn ai can đảm thích đồng hành nữa hay không.?
Chỉ còn một người thanh niên giơ tay…
Vị Mục sư cố mời anh ta lên phía trên, trao cho anh đồng tiền giấy và nói anh ta là người duy nhất đã giơ tay cả ba lần. Lập tức mọi người trong Thánh đường đều cười to nhưng Mục sư xin cộng đoàn yên lặng.
Ông hướng về phía chú rể và dõng dạc nói.
Trong năm nay con được hai ngày vui (Song Hỷ) đầu năm đỗ đạt (Đại Đăng Khoa) cuối năm thành hôn (Tiểu Đăng Khoa) Hôm nay con cưới một cô gái mà con yêu nhất đời.
Nhưng qua ẩn dụ giống như đồng tiền giấy này, năm tháng trôi qua cộng thêm vất vả với gia đình, con cái… cô ấy sẽ không còn xinh đẹp như bây giờ. Nhưng thực tế, tiền vẫn là tiền, giá trị của nó chẳng hề thay đổi. Hy vọng con giống như chàng trai này, luôn hiểu được giá trị và ý nghĩa đích thực, đừng vì vẻ bề ngoài mà đánh mất mọi thứ. Xin các Con hãy nhận biết, hình thức bên ngoài của mỗi người sẽ biến đổi theo thời gian, con người có thể già hơn và xấu đi, nhưng tâm hồn đẹp thì sẽ vĩnh viễn không hề thay đổi.
 


Song Hỷ Lâm Môn
Một Mối duyên Tình thật đắm SAY
Ông Tơ bà Nguyệt thật Là HAY
Xe Duyên mộng Ước mùa Xuân thắm
Để Tuổi thần Tiên được Mộng ĐẦY
Trôi Mãi thời Gian cứ Vẫn thế
Cùng Trường chung Lớp ngày Vui LÂY
Bên Nhau nguyện Ước chuyện Ngày ấy
Thề Hẹn sắc Son đến Bạc ĐẦU

Dùi Mài kinh Sử vẫn Hoài MONG
Dồn Vén vun Bồi với Ước MONG
Khoa Cử đề Danh lưu Hậu thế
Tổ Tông rạng Rỡ, với Gia PHONG
Hiển Vinh bù Đắp sự Mong ước
Đèn Sách miệt Mài đã Gắng CÔNG
Duyên Nợ ân Tình luôn Thắm thiết
Vui Vầy hạnh Phúc mãi Chờ TRÔNG

"Song Hỷ lâm Môn" nhà Kết HOA
Công Thành, danh Toại "đại Đăng KHOA"
Sách Đèn bút Mực dày Công khó
Xếp Lại bút Nghiên giờ Bỏ QUA
Xem Chuyện tình Duyên nên Phải tính
Lứa Đôi trọn Vẹn "tiểu Đăng KHOA" 
Vợ Chồng danh Phận đôi Điều tốt
Mong Được sớm Ngày nhụy Nở Hoa

VƯƠNG AN THẠCH SONG HỶ LÂM MÔN

Vương an Thạch đến kinh Đô ứng THÍ
Đi qua Nhà mã viên CHỈ thấy ĐÈN
"Đèn kéo Quân" nối tiếp "Kéo quân ĐÈN"
Khi "đèn Tắt quân ngừng LIỀN " không CHẠY
Thấy câu Đối đọc qua Tuy áy NÁY
Vẫn lên Đường ứng thí HÃY tính SAU
Bài làm Xong gọn nhẹ Nộp thật MAU
Quan trường Chấm tấm tắc CÂU thật ĐẠT

Chánh chủ Khảo bảo qua Khâu vấn ĐÁP
"Hổ bay Cờ", câu hỏi ĐÁP phân MINH
"Cờ hổ Bay, cờ cuộn Hổ ẩn MÌNH"
Vương an Thạch đọc qua MÌNH còn NHỚ
Câu đối Đáp khít khao Nhà viên ĐÓ
Nên đỗ Đầu trạng Nguyên CÓ khắc TÊN
"Đại đăng Khoa" tên tuổi Đã xướng LÊN
Khi trở Lại đi ngang BÊN viên NGOẠI

Mời được Khách vào nhà Cùng mã NGOẠI
Vương đáp Liền câu đối TẠI khoa TRƯỜNG
Vừa nghe Qua viên ngoại Bảo phi THƯỜNG
Nên sai Gọi tiểu thư THƯỜNG kén CHỌN
Cho giáp Mặt hai bên Duyên đã TRỌN
"Tiểu đăng Khoa" cử hành TRỌN song KHOA
"Đại đăng Khoa" song hỷ "Tiểu đăng KHOA"
HỌ VƯƠNG MÃ HƯỞNG TRỌN KHOA SONG HỶ

Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2017

CÁCH TỰ SÁT CỦA MỘT SIÊU CƯỜNG

Image result for trung quốc lấn chiếm biển đông

Trong chuyến công du chính thức đầu tiên của tổng thống Donald Trump tại châu Á, sự giảm sút nhanh chóng quyền bá chủ kéo dài nhiều thập niên của Hoa Kỳ ở khu vực này đã trở nên rõ ràng một cách đau đớn.
Đây có phần là một sản phẩm phụ mang tính cơ cấu từ sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Cộng, quốc gia đã công khai kêu gọi một trật tự khu vực mới của thế kỷ 21 “châu Á của người châu Á”. Từ năm 2013, cường quốc châu Á này đã đưa ra một số sáng kiến phát triển hấp dẫn, có tiềm năng sẽ vẽ lại tình hình kinh tế của khu vực và xa hơn nữa. Khi Trung Cộng nổi lên thành một cỗ máy kinh tế của thế giới, nước này cũng chủ động đòi lại vị trí lịch sử của nó dưới ánh mặt trời.
Nhưng đây cũng là một sự việc của tác động có tính chất phá hoại vị thế của Hoa Kỳ ở châu Á trong nhiệm kỳ tổng thống đầy giông bão của ông Trump. Cả các đồng minh và đối thủ trong khu vực đều bị xáo động bởi chính sách đối ngoại “tân-biệt lập” (neo-isolationist), gọi là “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump. Hàng loạt những lời đả kích lúc nửa đêm trên mạng Twitter, những cuộc tấn công thường trực vào trật tự tự do quốc tế và sự hấp tấp rút khỏi hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), gộp chung lại đã làm cho Hoa Kỳ bị cô lập ngay cả với các đồng minh gần gũi nhất.
Hồi đầu năm nay, một số quan chức Mỹ đã lên tiếng ”Liệu có phải đây là cách một siêu cường tự sát hay không?” Câu trả lời dường như là “Phải”.
Trong khi Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì một lợi thế quân sự đáng kể so với các đối thủ "bằng vai phải lứa" của mình, nước Mỹ đang dần thất bại trong trận đánh chủ yếu xác định nên thế kỷ này: thương mại và đầu tư. Trong khi đó, Trung Cộng đang bận rộn định hình lại thế giới theo hình ảnh của chính họ, với sức mạnh và sự hăng hái. Trong một vòng xoáy siêu thực các biến cố, giờ đây đã xảy ra điều tưởng là không thể: một chế độ cộng sản lại nổi lên thành người bảo vệ công cuộc toàn cầu hóa và ngoại giao đa phương.
Thảm họa quyền lực mềm
Từ ngày ông Trump lên nắm quyền, vị thế của Hoa Kỳ trên thế giới đã trải qua một tiến trình sụp đổ. Theo trung tâm nghiên cứu Pew, niềm tin quốc tế vào sự lãnh đạo của Hoa Kỳ đã giảm sút đáng kể trong năm qua. Điều này được cảm nhận rõ ràng nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trọng tâm địa hình chính trị toàn cầu.
Trong số các đồng minh châu Á của Hoa Kỳ, chẳng hạn như Nam Hàn và Nhật Bản, niềm tin vào khả năng của tổng thống Mỹ trong việc đưa ra các phán đoán đúng đắn đã bị giảm 71% và 54%. Ở Indonesia, quốc gia Hồi giáo lớn nhất, nó đã giảm tới 41%. Đây quả là một thảm họa cho quyền lực mềm của Mỹ.
Bất chấp những lời lẽ cứng rắn, ông Trump vẫn không giành được sự nhượng bộ quan trọng nào trong chuyến công du Trung Cộng; Bắc Kinh vẫn không mảy may lay động trong những lĩnh vực chủ yếu về kinh tế và địa lý chính trị mà hai bên có sự bất đồng, đặc biệt là về Bắc Hàn và Biển Đông. Thất bại trong nỗ lực áp đặt ý định của mình lên nước chủ nhà, ông Trump thậm chí còn kết thúc bằng việc trao cho Bắc Kinh “niềm tin sâu sắc” vào khả năng của nước này trong việc “lợi dụng một quốc gia khác vì lợi ích của các công dân của mình”. Ông Trump đã đổ cho các chính phủ trước ông trách nhiệm gây ra mất cân bằng thương mại đang tăng lên với Trung Cộng!

     Related image
Hoa Kỳ rõ ràng bị cô lập tại hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Việt Nam. Nước chủ nhà là một trong 11 quốc gia, gồm cả Nhật Bản, Australia và Singapore, cảm thấy bị phản bội bởi quyết định của ông Trump rút ra khỏi TPP. Các nước nhỏ ở Đông Nam Á xem hiệp định thương mại này là cơ hội để có được quyền đến gần tốt hơn với thị trường Hoa Kỳ, trong khi Nhật Bản và Australia coi nó là đối trọng hết sức thiết yếu để cân bằng ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Cộng ở khu vực.
Các đồng minh của Hoa Kỳ đã điều chỉnh và đặt tên lại cho hiệp định thương mại này với hy vọng sẽ làm cho nó hồi sinh. Dù sao, nhiều chính phủ châu Á đã chi tiêu rất nhiều vốn liếng chính trị để tán thành thỏa thuận TPP nguyên thủy, bất chấp sự phản đối của cánh bảo hộ thị trường trong nước. Tuy vậy, sự kiện này về cơ bản lại khiến cho Washington không còn sáng kiến kinh tế nào để đem ra bàn thảo.
Nói ngắn gọn, các đồng minh đã thể hiện sự sẵn sàng vượt qua mặt Hoa Kỳ và tích cực xây dựng một trật tự thế giới thời hậu Hoa Kỳ (post-America), một phần để mở rộng thương mại khu vực cũng như để giữ cho ảnh hưởng đang lên của Trung Cộng trong tầm kiểm soát. Một nhà đàm phán thương mại lão làng của Hoa Kỳ và người này cho rằng có rất ít khả năng nước Mỹ thời hậu ông Trump (post-Trump America) sẽ đồng ý gia nhập hiệp định TPP với phiên bản đã được điều chỉnh nhằm thay đổi căn bản cấu trúc kinh tế của các nước thành viên. Quốc hội Hoa Kỳ, theo luật và theo truyền thống chính trị, sẽ không bao giờ đồng ý phê chuẩn một hiệp định thương mại mà các nhà đàm phán Hoa Kỳ không giữ vai trò có tính chất bước ngoặt và liên tục trong việc hình thành hiệp định ấy. Điều đó có nghĩa là, các đồng minh hoặc sẽ phải quên đi sự tham gia của Hoa Kỳ vào cái gọi là “TPP 11” hoặc đóng băng tất cả các cuộc đàm phán cho đến khi Washington thay đổi quyết định. Thật là phí phạm thời gian và cơ hội chiến lược.
Nền hòa bình Trung Cộng (Pax Sinica)
Trái ngược với Hoa Kỳ, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình trong bài phát biểu tại APEC đã miêu tả toàn cầu hóa như “một tình thế lịch sử không thể đảo ngược”. Ông ta khuyến khích một “cơ chế và thực tiễn thương mại đa phương” nhằm giúp cho “các thành viên đang phát triển hưởng lợi nhiều hơn từ thương mại và đầu tư quốc tế”. Những lời phát biểu này là tiếng vọng của bài diễn văn nổi tiếng mà ông Tập đọc tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ hồi đầu năm nay, trong đó ông chính thức đề cao Trung Cộnh như là người đi tiên phong của trật tự kinh tế toàn cầu.
Hồi đó, ông Tập phê phán tất cả những ai “đổ trách nhiệm cho toàn cầu hóa kinh tế về những vấn đề của thế giới”. Nhà lãnh đạo Trung Cộng còn coi toàn cầu hóa là “một đại dương lớn mà bạn không thể thoát ra khỏi được”, đồng thời phê phán chủ nghĩa bảo hộ như là “tự soi gương trong phòng tối”.
Đây không phải là những từ ngữ rỗng tuếch. Trung Cộng đang tiến về phía trước, lôi kéo về phía mình cả khu vực và thế giới với một ý thức sâu sắc về mục tiêu. Ông Tập đã giúp thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) có trụ sở tại Bắc Kinh và Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) đặt trụ sở tại Thượng Hải như là những định chế thay thế cho Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) do Mỹ cầm trịch, lẫn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) do Nhật Bản điều hành.
Với hiệp định TPP trong trạng thái đình trệ, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang đặt cược vào hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP) do Trung Quốc hậu thuẫn. Hiệp định RCEP được cho là một sự thay thế linh hoạt hơn, bao trùm hơn, không đặt ra nhiều yêu cầu gay gắt cho các nước thành viên tương lai mà tập trung chủ yếu vào việc giảm các rào cản thương mại giữa các nền kinh tế chủ chốt trong khu vực.

Nói cho công bằng, còn lâu mới khẳng định được số phận của những sáng kiến kinh tế do Trung Cộng dẫn dắt, cũng như số phận của hiệp định RCEP. Cho đến nay, hồ sơ của Trung Cộng về đầu tư khắp khu vực gây ra những kết quả lẫn lộn. Hơn thế nữa, công cuộc quảng bá một mô hình chuyên chế về phát triển, cộng với sự can thiệp ngày càng trắng trợn vào công việc của các quốc gia láng giềng, có thể đe dọa các nền dân chủ mới đâm chồi nẩy lộc trong khu vực, chưa kể tới việc Trung Cộng trực tiếp thách thức luật pháp quốc tế và an ninh khu vực bằng hành động hung hăng chiếm đóng các vùng lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông, đường hàng hải quan trọng nhất của thế giới. Rõ ràng, Bắc Kinh tìm cách mua chuộc sự phục tùng của các nước láng giềng nhỏ hơn thông qua việc phân bổ mang tính chiến lược các khoản hỗ trợ tài chính.
Nhưng, do Hoa Kỳ và các đồng minh không đưa ra được một phương án kinh tế cụ thể để thay thế, ngày càng nhiều chính phủ trong khu vực sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận cuộc tấn công kinh tế của Bắc Kinh. Không chỉ quyền bá chủ của Mỹ mà cả quyền tự chủ của các nước nhỏ hơn cũng như sự sống còn của một trật tự dựa trên luật pháp ở châu Á đang rơi vào tình thế đầy may rủi!