Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

TRUNG CỘNG LO NGẠI HY LẠP KHÔNG MUỐN NHƯỢNG HẲN HẢI CẢNG PIRÉE.


                         HY LẠP ( GREECE)


CỘNG HOÀ HY LẠP
Diện tích : 132.000 km2 – Dân số : 11.000.000 ( 2007 ) – Thủ đô : Athens    
YearPopulationYearly % Change
201610,919,459-0.32 %
201510,954,617-0.4 %
201011,177,5090.19 %
200511,069,6620.21 %


Trên bến cảng Pirée, hải cảng lớn nhất Hy Lạp, bóng dáng cồng kềnh của những chiếc tàu hàng mang dấu hiệu « Cosco » là biểu tượng cho sự hiện diện của Trung Quốc ở một trong những ngõ vào châu Âu bằng đường biển. Một sự phân quyền lâu dài, theo các chuyên gia, cho dù chính phủ của tân Thủ tướng Tsipras không muốn nhượng lại cơ sở hạ tầng mang tính chiến lược này.
media
                                                                                                                                  G                                                 Gần hai tuần trước, cũng cảng Pirée đã được Thủ tướng phe bảo thủ mãn nhiệm, ông Antonis Samaras chọn lựa làm địa điểm chủ yếu cho chiến dịch tranh cử. Thủ lãnh của liên minh xã hội bảo thủ, bao quanh là các quan chức Trung Quốc, đã tuyên bố khởi công, công trường mở rộng cảng số 3, dự án đầu tư mới của Cosco trị giá 230 triệu euro.
Từ năm 2008,tập đoàn Trung Quốc thông qua chi nhánh Piraeus Container Terminal (PCT), được chuyển nhượng quyền quản lý hai cảng hàng hóa của Pirée. Cosco cũng là một trong những ứng viên muốn mua lại 67% phần vốn do Nhà nước Hy Lạp sở hữu trong công ty cảng Pirée (OLP). Thương vụ này sẽ giúp Cosco có quyền kiểm soát toàn bộ hải cảng chiến lược, nhất là các hoạt động vận chuyển khách, hàng triệu du khách hàng năm và các chuyến phà hàng ngày đến các hòn đảo.
Tham vọng này không kéo dài được bao lâu: vừa lên nắm quyền, chính phủ Tsipras đã loan báo, phù hợp với chương trình tranh cử trước đó, rằng Nhà nước vẫn là sở hữu chủ của OLP, "mang tính chiến lược để tái xây dựng hệ thống sản xuất của đất nước". "Việc Nhà nước kiểm soát các cảng là một trong những điều kiện của việc tái xây dựng này" dân biểu đảng Syriza,Theodore Dritsas, từ hôm thứ Hai tuần trước đã trở thành Thứ trưởng Vận chuyển Hàng hải, trong khi tranh cử đã nhấn mạnh như trên.
Liệu Cosco có bị đe dọa trên lãnh địa đã chiếm được ? Thứ trưởng Dritsas tỏ ra mơ hồ, nêu ra trong cùng ngày "việc xem xét lại các hợp đồng với Cosco" và "viễn tượng rộng mở" trong việc hợp tác với Bắc Kinh. Đại sứ Trung Quốc là một trong những người khách đầu tiên được tân Thủ tướng Hy Lạp tiếp đón.
Trung Quốc tuần rồi cho biết "hết sức quan ngại", và hứa hẹn sẽ "cổ vũ chính quyền Hy Lạp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc tại Hy Lạp, trong đó có Cosco".
Ông George Xiradakis, cố vấn trong lãnh vực hàng hải phân tích "Về mặt luật pháp, tôi khó tưởng tượng việc bãi bỏ các hợp đồng đã ký kết với Cosco.Và điều này cũng không có lợi cho chính phủ, khi tính đến trọng lượng của món đầu tư này, một trong những dự án quan trọng nhất trong những năm gần đây tại Hy Lạp".
Ông nhắc lại, từ năm 2008, sự xuất hiện của Cosco đã đưa cảng Pirée ra khỏi "giấc ngủ mê", và  "áp đặt được vai trò của cảng trong bản đồ hàng hải châu Âu,như một điểm đến không thể bỏ qua giữa phương Bắc và phương Nam".
Chính phủ Samaras khoe rằng hoạt động container tại đây đã tăng gấp tám lần kể từ năm 2008. Cựu Thủ tướng đã nỗ lực tối đa trong quan hệ với Bắc Kinh. Ông đã đến thăm thủ đô Trung Quốc năm 2013, và đến mùa xuân vừa rồi đã đón tiếp Thủ tướng Lý Khắc Cường, hướng dẫn ông này đi thăm cảng Pirée.
Trên bến cảng do tập đoàn Trung Quốc quản lý, những cần cẩu mới đã được thiết trí để đẩy nhanh tiến độ bốc dỡ các container. Trong khu văn phòng của PCT, chi nhánh do thuyền trưởng Fu Cheng Qiu lãnh đạo, tiếp đón khách đến thăm là các bức ảnh xen lẫn đền Parthénon với Vạn Lý Trường Thành, hai nền văn hóa lâu đời mà ông Antonis Samaras chưa bao giờ muốn so sánh.
Nhà phân tích Xiradakis lo ngại : "Nhấn mạnh rằng Pirée là cửa ngõ để Trung Quốc xâm nhập châu Âu và vùng Balkan cũng là một lời mời đưa ra cho các nhà đầu tư trong những lãnh vực khác. Chính phủ Tsipras có thể làm cho những nhà đầu tư này chùn bước".
Đã có những tập đoàn như Hewlett Packard hay Philip Morris đã chọn lựa cảng Pirée làm căn cứ ở Nam Âu.
Một chuyên gia hàng hải muốn giấu tên dự đoán: "Trung Quốc vẫn sẽ là một đối tác ưu tiên của Hy Lạp" Từ khi Hy Lạp rơi vào khủng hoảng và Cosco xuất hiện,"OLP đã trở nên cạnh tranh hơn nhiều" chuyên gia này khẳng định, nhấn mạnh đến những khó khăn đặt ra về các quy định của châu Âu trong cạnh tranh, sự độc quyền của Cosco về quyền sở hữu và quản lý hải cảng.
"Điều này là chưa từng thấy tại châu Âu" - Giorgos Georgakopoulos, chủ tịch nghiệp đoàn khuân vác khẳng định. Ông cũng tố cáo "các điều kiện làm việc bất bình đẳng giữa công nhân của Cosco và OLP " công nhân có giờ giấc làm việc kéo dài hơn nhưng được trả lương ít hơn, tuy hai cầu cảng chỉ cách nhau có vài trăm mét.

I. HY LẠP LÀ MỘT BÁN ĐẢO TRÊN MỘT BÁN ĐẢO    1. Hy Lạp nằm trên bán đảo Balkan
Greece_colour1
Bản đồ các vùng của Hy Lạp
Hy Lạp chiếm phần lớn diện tích bán đảo Balkan, có ba mặt giáp biển Ionia, Địa Trung Hải, và biển Aegea. Hy Lạp gồm vùng đất chính rộng lớn nằm ở cực nam của bán đảo Balkan ; bán đảo Peloponnese ( ngăn cách với vùng đất chính bởi Kênh Corinth ) ; và nhiều đảo ( khoảng 3000 đảo ), bao gồm các đảo Crete, Rhodes, Euboea và các nhóm đảo thuộc biển Aegea (là Dodecanese và Cyclades), các nhóm đảo thuộc biển Ionia. Hy Lạp có bờ biển dài 15.000 km.
Diện tích Hy Lạp hơi nhỏ hơn diện tích của bán đảo Florida, nhưng dân số của nó nhiều hơn gấp 1,5 lần. Hy Lạp cũng khác với Florida về nhiều phương diện. Bờ biển Hy Lạp bị cắt xẻ nhiều, có nhiều vịnh, nhiều lạch biển ăn sâu vào bờ hơn Florida. Không nơi nào của Hy Lạp cách xa biển 128km. Địa hình Hy Lạp chủ yếu là đồi núi, trong khi nơi cao nhất của Florida chưa tới 150m so với mực nước biển. Florida thì mới và phần lớn được thiết lập gần đây, Hy Lạp thì cổ xưa và là nơi khai sinh phần lớn các nền văn minh phương tây và nhiều tư tưởng dân chủ.
2. Địa hình Hy Lạp khá đa dạng
1024px-Pindus_Mountains_Pindus in Thessaly
Dãy núi Pindus ở Thessaly
Nhìn trên bản đồ ta thấy địa hình Hy Lạp bị chia cắt bởi nhiều dãy núi. Dãy lớn nhất là Pindus, kéo dài từ biên giới phía bắc tới vịnh Corinth. Pindus được xem như là sự nối dài của dãy Dinaric Alps chạy theo hướng bắc nam , có độ cao tối đa 2636m (đỉnh Smolikas). Vùng trung tâm và phía tây Hy Lạp có những đỉnh cao, dốc bị ngăn cách bởi nhiều hẻm núi và địa hình karst, bao gồm hẻm núi Meteora và Vikos ( hẻm núi lớn thứ hai sau hẻm núi Grand của Mĩ).
800px-A view of Mount Olympus, the highest mountain in Greece and mythical abode of the Gods of Olympus
Quang cảnh núi Olympus, núi cao nhất của Hy Lạp. Vào thời cổ, đỉnh Olympus được xem như là nơi ở của các vị thần.
Núi cao nhất ở Hy Lạp là Olympus (2925m ). Vào thời cổ, đỉnh Olympus được xem như là nơi ở của các vị thần. Về phía bắc là những dãy núi cao khác, dãy Rhodope nằm ở phía đông Macedonia và Thrace ; vùng này bao phủ khu rừng dầy rộng lớn hàng thế kỷ nổi tiếng như Dadia.
Phần cuối cùng của các dãy núi trải rộng giống như các ngón tay, tạo thành bán đảo và các đảo ngoài khơi. Giữa các dãy núi là bồn địa hẹp và đồng bằng dọc sông. Phần phía nam của Hy Lạp là bán đảo Peloponnese hầu như tách rời khỏi vùng đất chính bởi vịnh Corinth. Hiện nay, một con kênh đào đã cắt ngang qua eo đất hẹp ở đầu vịnh. Athens, thủ đô của Hy Lạp nằm trên một trong những vùng đất bằng phẳng nhất.
1024px-Vikos-gorge-Panoramic view of Vikos Gorge.
Quang cảnh hẽm núi Vikos
Hy Lạp có ba đồng bằng lớn : Thessaly, Macedonia và Thrace. Thessaly được viền bởi các dãy núi, là một trong những đồng bằng màu mỡ nhất nước. Macedonia là đồng bằng rộng lớn nhất Hy Lạp. Đồng bằng Thrace nằm ở phía đông Macedonia có địa hình đa dạng gồm núi, thung lũng, và vài đồng bằng duyên hải.
3. Bờ biển thấp, các thung lũng, và các đảo ngoài khơi được sử dụng để trồng các vụ mùa Địa Trung Hải.
Bãi biển Preveli với đá vôi xám nhô lên trên biển xanh phía nam đảo Crete
Bãi biển Preveli với đá vôi xám nhô lên trên biển xanh phía nam đảo Crete


Vườn ô liu ở Thassos,
Phần lớn các thung lũng và vùng đất thấp ven biển của Hy Lạp bị bao bọc ba mặt là đồi. Mặt còn lại trông ra biển. Cả vùng nội địa của bán đảo và các đảo ngoài khơi thường có nhiều đồi cấu tạo bằng đá vôi xám. Các đảo ngoài khơi đẹp khác thường với đá vôi xám nhô lên trên biển xanh. Đảo lớn nhất của Hy Lạp là đảo Crete, nằm cách xa vùng đất chính 96km về phía đông nam.
Khí hậu Hy Lạp rất hạn chế đối với sự tăng trưởng của nhiều vụ mùa, ngoại trừ những nơi được dẫn nước. Khí hậu này tương tự như những vùng khí hậu Địa Trung Hải của Pháp. Mặc dù lúa mì là vụ mùa chính, Hy Lạp cũng không trồng đủ cho nhu cầu của chính họ.
Ôliu và nho thường được trồng trên các sườn đồi ở cả vùng đất chính và các đảo. Người ta tính rằng cứ một người ở Hy Lạp có hơn bảy cây ôliu. Đôi khi ngũ cốc được trồng ở giữa hàng nho hay các cây khác để tận dụng tối đa đất.

Vườn ô liu ở Thassos
Cây ôliu rất hữu dụng và không cần đất quá màu mỡ. Dầu ép từ ôliu rất dễ tiêu hoá và là thực phẩm nhiều năng lượng. Cây ôliu sống được nhiều năm và thường thuộc sở hữu của gia đình hay nhiều thế hệ. Các khu rừng ôliu thường yên tĩnh và êm ả, và cành ôliu nổi tiếng khắp thế giới như biểu tượng của hòa bình.
4. Hy Lạp có khí hậu Địa Trung Hải
Hang động và bãi biển Matala , đảo Crete
Ngọn đồi đá vôi ở bãi biển Matala, đảo Crete bị xâm thực thành những hang động  lỗ chỗ như tổ ong.
Toàn bộ Hy Lạp ( ngoại trừ vùng đất cao ở phía bắc ) có khí hậu Địa Trung Hải với mùa hè nóng. Mùa đông có mưa và ấm áp, đôi khi các khối khí lạnh từ phía bắc có thể vượt qua các dãy núi tới bờ phía bắc của biển Aegea. Mùa hè mọi nơi đều nóng và khô. Chỉ có miền núi cao có ít mưa .
Mặc dù miền núi mưa dư thừa, phong cảnh cho thấy dường như thiếu hơi ẩm. Nguyên nhân là do có nhiều núi đá vôi, loại đá dễ bị hòa tan trong nước. Giống như tất cả các loại đá khác, vết nứt của đá vôi gần ở bề mặt. Nước mưa ngấm vào vết nứt hình thành hang động dưới lòng đất. Nước mưa chảy tràn trên bề mặt đất, ngấm xuống hang động này thay vì chảy vào các suối trên bề mặt đất. Ơ nhiều vùng rộng lớn của Hy Lạp, núi bị đục thủng lỗ chỗ như tổ ong với nhiều hang động, và nhiều con sông biến mất ở các khe hở trên mặt đất. Kết quả là bề mặt đất rất khô, kể cả những nơi có mưa đáng kể .
Do mưa của vùng khí hậu Địa Trung Hải không nhiều nên thực vật còi cọc và thường là cây bụi. Rừng mọc trên một số sườn đồi cao hơn bị chặt đốn để lấy củi đốt và lấy gỗ. Dê gặm cỏ trên các sườn đồi đã góp phần hủy diệt thực vật tự nhiên. Trong hàng thế kỷ, dê đã tàn phá thực vật của vùng đá vôi khô cằn của đất nước, chúng ăn cả lá và vỏ cây. Kết quả là nhiều nơi trước kia là rừng, thì ngày nay biến mất và đất bị xói mòn để lại một vùng lớn đá vôi trơ trụi. Với khí hậu khô nóng, đất đai không tốt cho đồng cỏ. Vì thế đồng cỏ tốt thường chỉ có ở một vài đầm lầy, đặc biệt ở các vùng ven biển. Nơi đây người ta nuôi nhiều bò sữa, cừu, dê.
5 . Đặc điểm dân cư xã hội.
Phần lớn Hy Lạp là các thành phố nhỏ và làng mạc. Các thành phố cổ nổi tiếng như Argos, Corinth, và Sparta ngày nay là các thành phố nhỏ. Dân số 98% là người Hy Lạp. Có khoảng 100.000 người Hồi sống ở Thrace. Số còn lại bao gồm người Slavic, Albania.
Dân số Hy Lạp năm 2007 ước tính 11.000.000, mật độ 82 người / km2. Trong những năm gần đây cả tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử đều giảm, và giữa thập niên 1990 tỉ lệ tăng hàng năm ước tính ít hơn 1%. Khoảng 61% dân số sống ở đô thị. Phần lớn dân cư tập trung ở Athens, quanh Salonica (Thessaloníki) ở Macedonia, ở Tây Pelopónnisos, và ở các đảo. Đảo Corfu, Zákinthos, và Khíos đều là những đảo đông dân nhất.
6. Một phần vẻ huy hoàng của Hy Lạp được trông thấy ở Acropolis.
đền Erechtheion ở Acropolis từ năm 407 trước Công nguyên.
Cột tượng phụ nữ nổi tiếng đã chống đỡ cổng phía nam của đền Erechtheion ở Acropolis từ năm 407 trước Công nguyên.
Chúng ta đã được biết về nền văn minh lớn phát sinh ở Hy Lạp cách đây 2.400 năm. Người ta vẫn còn tìm thấy những di tích còn sót lại của nền văn minh này. Một số những di tích nổi tiếng nhất được tìm thấy ở Acropolis, đỉnh một ngọn đồi bằng phẳng bên trong thành phố Athens. Khi nền văn minh của Hy Lạp lên cao nhất, Acropolis đã được trang hoàng bằng những đền thờ đẹp bằng đá cẩm thạch. Phần kiến trúc nổi tiếng còn sót lại này của Hy Lạp tiêu biểu cho kiến trúc ngày hôm nay.
Đền Parthenon nhìn  từ đồi Pnyx .   Di tích đền Parthenon nhìn từ đồi Pnyx .
Kiến trúc nổi bật nhất ở Acropolis là đền Parthenon. Đền này được xây dựng để tôn vinh một trong những vị nữ thần cao qúi của Hy Lạp, nữ thần Athéna. Acropolis cũng chứa nhiều pho tượng đẹp, và vài kiến trúc quan trọng được xây dựng từ thế kỷ V trước Công nguyên. Những cây cột xinh xắn đỡ lấy cái mái là đặc điểm nổi bật của kiến trúc Hy Lạp. Loại kiến trúc này được dùng trong nhiều dinh thự công cộng ở thủ đô Washington .
Những người cổ Hy Lạp xây dựng Acropolis đã cho chúng ta từ “dân chủ”. Ở Hy Lạp dân chủ có nghĩa là luật pháp thuộc về dân chúng. Nhiều vấn đề quan trọng được đặt ra ở Athens cổ xưa dựa vào quyền đầu phiếu của họ và hiến pháp là bộ luật căn bản.
7. Athens hiện đại là trung tâm của đời sống Hy Lạp.
1024px-Panoramic_view_of_Athens_cityscape_(composition_center-_Lykavittos_Hill)._Athens,_Greece
Toàn cảnh thành phố Athens
Athens là thủ đô của Hy Lạp và là một trong những thành phố nổi tiếng khắp thế giới. Athens được đặt tên theo vị nữ thần Hy Lạp, nữ thần Athena. Bao bọc ba mặt thành phố Athens là núi, quan trọng nhất là Parnís, Pendéli, và Hymettus. Hai sông nhỏ là Kifisós và Illisós chảy ngang qua thành phố. Toàn đô thị Athens có 3,5 triệu dân ( 2005). Ngày nay thành phố phát triển về phía đông của đồng bằng Attica.
Athens có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, văn hoá, chính trị của toàn Hy Lạp, và vào thời cổ nó là nơi sản sinh các triết gia, các nhà soạn kịch vĩ đại như Plato, Aristotle, Sophocles, và Euripides. Athens còn được gọi là cái nôi của nền văn minh phương tây do những thành tựu về văn hoá của nó vào thế kỷ IV, V trước Công nguyên, nền văn hoá này đã để lại nhiều dinh thự cổ, đài kỷ niệm và các tác phẩm mỹ thuật.
Hoạt động công nghiệp của Hy Lạp tập trung ở trong và quanh Athens. Các sản phẩm công nghiệp gồm vải, rượu bia, xà phòng, bột, hoá chất, giấy, da, và đồ sứ. Sản xuất sách báo, ngân hàng và du lịch cũng là hoạt động kinh tế quan trọng. Athens còn là đầu mối giao thông của quốc gia.
8. Piraeus : Hải cảng của Athens
Cảng Piraeus, trung tâm công nghiệp và đóng tàu quan trọng trên bờ biển Địa Trung Hải.
Cảng Piraeus, trung tâm công nghiệp và đóng tàu quan trọng trên bờ biển Địa Trung Hải.
Hải cảng quan trọng của Athens là Piraeus nằm cách vịnh Saronic khoảng 8km về phía tây nam. Do nối liền với biển, người Hy Lạp giống như người Anh, và Na Uy có nghề đi biển lâu đời. Nhiều chiếc tàu lớn mang cờ Hy Lạp. Nhiều đoàn tàu lớn chở dầu thuộc quyền sở hữu của Hy Lạp.
Piraeus là thành phố có nhiều bến cảng, kho hàng, xưởng sửa chữa tàu, và nhiều tàu bè. Tàu của nhiều nước trên thế giới lui tới các bến cảng. Nhiều chiếc tàu chở hàng nặng nề đi tới bất cứ nơi nào cần giao hàng hoá, và có thể ít khi quay về cảng nhà. Những chiếc tàu chở hàng tối tân khác hoạt động định kỳ xuyên qua Địa Trung Hải, Đại Tây Dương tới Bắc Mỹ. Những chiếc tàu chở hành khách đi du ngoạn trên biển cũng dừng lại ở cảng Piriaeus .Ở khu vực cảng người ta có thể trông thấy nhiều thuyền buồm nhỏ, hay tàu thủy, chở hàng hoá tới nhiều vùng của Hy Lạp. Các tàu thủy này thường sử dụng kênh Corinth. Kênh này cắt ngang qua vùng đá cứng qua eo Corinth tới bờ biển phía tây của Hy Lạp và biển Adriatic.
9. Tesalonika (Salonika) là hải cảng của Macedonia.
Thessaloniki, the capital of Macedonia, important financial and industrial center of Northern Greece.
Tesalonika (Salonika) là hải cảng của Macedonia.
Trên bản đồ bạn sẽ thấy một đồng bằng lớn nhất nằm ở đông nam Hy Lạp gần cửa sông Varda. Vùng này là Macedonia. Cách đây khoảng 40 năm, vài ngàn người Hy Lạp sống ở Thổ Nhĩ Kỳ quay về quê hương. Cùng lúc đó một số người Thổ Nhĩ kỳ ở Hy Lạp quay về Thỗ Nhĩ Kỳ. Nhiều người Hy Lạp hồi hương đã thiết lập những nông trại mới ở Macedonia. Những nông trại này được xây dựng từ các vùng đầm lầy được tháo nước. Vùng đất nhiều muỗi này đã trở thành vùng nông nghiệp đạt năng suất cao. Vụ mùa chính là bông, thuốc lá. Cả hai vụ mùa này đều cần đất màu mỡ và nhiều nhân công.
Hàng xuất cảng Macedonia được gởi qua cảng Tesalonika nằm ở cuối hành lang Morava-Vardar của Hy Lạp. Tesalonika là một trung tâm thương mại lâu đời cho cả lục địa và vùng biển. Nó bị Thổ Nhĩ Kỳ điều khiển mãi cho tới năm 1912. Năm 1917, một đám cháy lớn đã hủy hoại nhiều dinh thự cổ của thành phố. Kết qủa là thành phố được xây dựng lại với vẻ ngoài tối tân hơn. Nó có một hải cảng đẹp được bảo vệ bởi những đập ngăn sóng.
Aerial_view_of_Kalamaria,_Greece-View of Kalamaria and southeastern Thessaloniki.
Toàn cảnh thành phố biển với đê chắn sóng Kalamaria, phía đông nam Tesalonika
Ngoài vai trò là trung tâm thương mại, Tesalonika còn là trung tâm công nghiệp. Vùng công nghiệp nằm ở ngoại ô thành phố. Các xưởng dệt và nhà máy thuốc lá rất quan trọng. Điều bất lợi cho ngành công nghiệp Hy Lạp là sự thiếu thốn năng lượng và nguyên vật liệu. Than đá, dầu mỏ, sức nước, và khoáng sản rất hiếm ở Hy Lạp.
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ
Sun-drying of Zante currant on Zakynthos
Nho không hạt được phơi dưới nắng
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hy Lạp. Tuy nhiên vào khoảng năm 1970, lần đầu tiên sự đóng góp của ngành công nghiệp hàng năm vượt quá ngành nông nghiệp gấp hai lần. Hai nguồn lợi chính của Hy Lạp là đóng tàu và du lịch. Vào đầu thập niên 1980, dầu mỏ khai thác ở phía bắc biển Aegea đã đóng góp vào nền kinh tế của Hy Lạp. Hy Lạp trở thành thành viên của Liên minh châu Âu vào năm 1981. Vào năm 2005 tổng sản phẩm quốc nội của Hy Lạp là 225,2 tỉ USD.
- Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp đóng góp 5,2% vào tổng sản phẩm quốc nội của Hy Lạp năm 2005. Hơn 12% lực lượng lao động Hy Lạp tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Các nông trại thường nhỏ và khó xử dụng máy móc thiết bị hữu hiệu. Ngoài ra, sản lượng khá thấp do đất khô cằn và bị xói mòn. Thuốc lá là sản lượng hàng đầu và đóng góp khoảng 3% nguồn lợi xuất cảng. Ngoài ra là sản phẩm khác như lúa mỳ, đường, khoai tây, hạt bông ; và các loài gia súc như cừu, dê, trâu bò, gà vịt, heo.
Bay of Agios Georgios in northwestern Corfu
Vịnh Agios Georgios ở tây bắc đảo Cofu
Vào đầu thập niên 1990, khoảng 22% diện tích Hy Lạp được trồng rừng. Chính phủ Hy Lạp sở hữu khoảng 2/3 đất rừng và từng bước thay thế các loại cây bị hủy hoại vào Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Ngành đánh cá : Ngành đánh cá rất giới hạn, phần lớn tiêu thụ trong nước. Bọt biển là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu.
-Công nghiệp khai thác khoáng sản: Mặc dù công nghiệp khai khoáng ít quan trọng đối với nền kinh tế Hy Lạp, cũng có một số khoáng sản được khai thác bao gồm than chì và than nâu 56,7 triệu tấn ; bauxit 2.2 triệu tấn ; magnesite 575.472 tấn và sắt 500.000 tấn. Ngoài ra là dầu hỏa, muối khoáng, chromium, bạc, kẽm, đá cẩm thạch và chì.
- Công nghiệp : Hơn 22% lực lượng lao động tham gia vào ngành công nghiệp, đóng góp 20,8% GDP vào năm 2005. Hàng công nghiệp hàng đầu gồm kim loại và các sản phẩm kim loại, thực phẩm chế biến, rượu bia, thuốc lá, vải, quần áo, giầy dép, hoá chất, xi- măng và rượu vang. Athens là trung tâm công nghiệp của Hy Lạp.
800px-Lions-Gate-at Mycenae
Cổng sư tử ( Lion Gate) ở Mycenae. Mycenae là khu vực khảo cổ ở Hy Lạp, cách Athens 90km về phía tây nam, ở đông bắc của Peloponnese. Vào thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên, Mycenae là một trong những trung tâm  văn minh chính của Hy Lạp.Lion Gate là lối vào chính của cố đô Mycenae, nó được dựng lên vào thế kỷ 13 trước CN ở mặt tây bắc của Acropolis và được đặt tên do có hai con sư tử ôm một cây cột ở giữa phía trên cổng.
- Năng lượng : Khoảng 92% sản lượng điện của Hy Lạp là nhiệt điện, còn lại là thủy điện được sản xuất ở sông Akheloos, núi Pindus. Năm 2002 Hy Lạp đã ký kết vơí Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng 285 km đường ống dẫn khí cung cấp khí đốt cho Hy Lạp.
- Dịch vụ : bao gồm du lịch đóng góp phần lớn nhất vào kinh tế Hy Lạp. Hy Lạp. Năm 2005 dịch vụ đóng góp 74% vào GDP. Do có phong cảnh đẹp, bầu trời trong xanh, hàng dặm bãi biển hấp dẫn và những hòn đảo nên thơ đã thu hút du khách từ nhiều quốc gia khác đến. Nơi đây người ta không những chỉ chiêm ngưỡng ngọn núi Olympus, quê hương của các vị thần trong huyền thoại Hy Lạp, Acropolis ở Athens, đảo Crete, đền Apollo ở Delphi, đảo Corfu, mà còn thưởng thức một mùa đông ấm áp dọc theo bờ Địa Trung Hải. Năm 2005 có 14,3 triệu du khách thăm viếng Hy Lạp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét