Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH CỦA PHIÊN TÒA VỀ BIỂN ĐÔNG



image

Vào lúc 11 giờ trưa ngày 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague (PCA-Permanent Court of Arbitration), một định chế ít được biết đến sẽ ra phán quyết chung cuộc vụ Philippines kiện Trung Cộng về 'Đường Chín Đoạn', hay còn gọi là 'Đường Lưỡi Bò' trên Biển Đông.

image


Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague tuyên bố không có bằng chứng lịch sử cho thấy Trung Cộng có thể kiểm soát đặc quyền các vùng biển và nguồn tài nguyên.

Trung Cộng nói sẽ không công nhận phán quyết của Tòa và tiếp tục bảo vệ quyền lợi của nước này.


                 The Hague, Netherlands (Holland) - CapitalAmsterdam
Area16,040 mi² = 41543.409 km2  Population16,982,039 as of Saturday, July 16, 2016

image

Những điểm chính về công bố của phiên tòa như sau:

• Phiên tòa được mở để xem xét về chủ quyền lịch sử và chủ quyền hàng hải tại biển Đông, tư cách pháp lý của các thực thể và những hành động phi pháp của Trung Cộng khi không tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, theo như cáo buộc của Philippines.

image

• Phiên tòa không đưa phán quyết về chủ quyền lãnh thổ hoặc giới hạn về biên giới quốc gia.

• Trung Cộng đã từ chối tham gia phiên tòa xét xử vụ kiện đơn phương từ phía Philippines. 

Điều này cũng không làm cản trở phiên tòa diễn ra khi trước đó, Tòa Trọng tài đã phản hồi Trung Cộng rằng họ có đầy đủ thẩm quyền để xét xử và hồ sơ kiện "có cơ sở dựa trên sự thật lẫn pháp lý"

Chủ quyền mang tính lịch sử và 'Đường Chín Đoạn'

• Tòa kết luận rằng không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Cộng nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong 'Đường Chín Đoạn'. (Đường Chín Đoạn được Trung Cộng đưa ra để xác lập chủ quyền lãnh thổ, kéo dài hàng trăm dặm xuống phía đông và phía nam, tính từ điểm cực nam của Trung Cộng là đảo Hải Nam).

• Mặc dù các nhà hàng hải Trung Cộng và ngư dân của họ, cũng như những người như vậy từ các Quốc gia khác, đã từng trong lịch sử xử dụng những hòn đảo này ở Biển Đông, hiện không hề có chứng cứ gì cho rằng Trung Cộng đã thực thi về mặt lịch sử, sự kiểm soát đặc quyền trên toàn vùng nước hay tài nguyên.

image
                      Trung Cộng xây dựng đảo nhân tạo tại biển Đông

Tính pháp lý của thực thể

• Phiên tòa xem xét tư cách pháp lý đối với vùng biển xung quanh những thực thể như là bãi đá ngầm, bãi đá và đảo.

• Những bãi đá ngầm (phải nổi trên mặt nước khi thủy triều lên để có thể khẳng định là một thực thể trên biển) đã bị thay đổi hiện trạng bởi Trung Cộng, trong khi Công ước của Liên Hợp Quốc nói những thực thể này phải được xem xét dựa trên ‘nguyên trạng tự nhiên’.

• Vì vậy, phiên tòa dựa trên ‘những chứng cứ lịch sử’ khi đánh giá về những thực thể này, chứ không phải dựa trên tình trạng hiện nay.

• Phiên tòa cũng xem xét sự khác nhau giữa bãi đá và đảo, phán quyết rằng ‘sự hiện diện hiện nay của quan chức và nhân viên trên nhiều thực thể, vẫn phụ thuộc vào sự trợ giúp từ bên ngoài nên không phản ảnh được tính chất của những thực thể này’. Vì thế, những thực thể này là bãi đá, con người không thể duy trì sự cư trú một cách độc lập nên không thể xác lập chủ quyền vùng biển xung quanh, khác với những hòn đảo, là những thực thể có thể xác lập chủ quyền vùng biển quanh nó.

• Đối với lịch sử của quần đảo Trường Sa, phiên tòa nói chỉ được ngư dân và những người lấy phân chim xử dụng một trong thời gian ngắn.

• Vì thế, quần đảo Trường Sa không đủ điều kiện để mở rộng vùng biển, đối với đảo đơn lẻ và cả quần đảo gộp chung.

• Tòa cũng kết luận rằng không một thực thể nào do Trung Cộng tuyên bố chủ quyền đủ điều kiện xác lập ‘vùng đặc quyền kinh tế’, ‘một số vùng biển cụ thể’ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vì ‘những khu vực này không chồng lấn với các vùng biển có thể thuộc quyền Trung Cộng'.

Bãi cạn Scaborough nằm sát bờ biển Phippines và cách xa Trung Quốc đã bị Bắc Kinh chiếm năm 2012

Bãi cạn Scaborough nằm sát bờ biển Phippines và cách xa Trung Quốc đã bị Bắc Kinh chiếm năm 2012

Hành động của Trung Cộng xét về luật pháp

• Sau khi đưa ra phán quyết rằng một số vùng biển ở Biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, phiên tòa kết luận Trung Cộng đã xâm phạm chủ quyền của Philippines qua việc cản trở đánh bắt cá và thăm dò dầu khí, xây dựng đảo nhân tạo và đưa ngư dân Trung Cộng đánh bắt cá tại những khu vực này.

• Các tàu của lực lượng thực thi pháp luật Trung Cộng đã ‘tạo nên nguy cơ va chạm khi ngăn cản các tàu cá của Philippines một cách phi pháp’.

Bai 2: Philippines kien Trung Quoc ra toa an quoc te - Anh 3

Gây nguy hại cho môi trường biển

Chính quyền Trung Cộng không ngăn cản ngư dân của họ đánh bắt các sinh vật biển có nguy cơ tuyệt chủng

• Trung Cộng ‘gây nguy hại nghiêm trọng’ cho các bãi san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ đối với hệ sinh thái.

• Nhà chức trách Trung Cộng biết rõ rằng ngư dân của họ đánh bắt những loài sinh vật biển có nguy cơ tuyệt chủng như cho rùa biển, san hô và các loại trai lớn ‘với qui mô lớn’ và đã không làm tròn nghĩa vụ khi không có biện pháp ngăn cản.

animals ocean turtles sea turtle sea turtles

Tranh chấp ngày càng căng thẳng

image

• Tòa nói việc Trung Cộng tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và đảo nhân tạo là ‘không phù hợp với nghĩa vụ của một quốc gia khi tranh chấp chưa có giải pháp’, để nói về việc ‘gây hại cho môi trường một cách vĩnh viễn’, xây dựng các đảo nhân tạo lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và tiêu hủy những bằng chứng về hiện trạng tự nhiên của thực thể liên quan đến tranh chấp.

image

Phản ứng của Trung Cộng

Trung Cộng gọi phán quyết của Tòa Trọng tài là ‘không có căn cứ’ và nói sẽ không tuân theo.

Trong thông cáo của bộ Ngoại giao, Trung Cộng nói mình là nước đầu tiên phát hiện và khai thác các quần đảo ở Biển Đông và vùng biển xung quanh, ‘vì thế xác lập chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền vùng biển cũng như lợi ích.’

Bai 2: Philippines kien Trung Quoc ra toa an quoc te - Anh 2

                                           Bãi cạn Scarborough 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét