Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

NGHỊCH LÝ CỦA ĐCSVN VỀ LUẬN CỨ ĐỘC ĐẢNG SO VỚI CƯƠNG LĨNH ĐA ĐẢNG.

Thu hút nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

Khi Bức Tường Bá Linh sụp đổ, con số những nhà cầm quyền còn theo chủ thuyết Mác-xít Lê-nin-nít cũng giảm xuống nhanh chóng.
Việt Nam là một trong năm quốc gia Cộng Sản còn lại trên thế giới. Thay cho lời cam kết vì sự tiến bộ lợi ích của giai cấp công nông thế giới, Việt Nam chạy hùa theo chủ nghĩa tư bản và mở lối cho một thứ tinh thần dân tộc để thêm mắm muối vào tư tưởng Cộng Sản đang bị mờ nhạt, lỗi thời. Nghiên cứu này tập trung vào câu hỏi liệu Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã bắt đầu điều chỉnh chỗ đứng tư tưởng trước sự sụp đổ của Cộng Sản ở Đông Âu qua việc phân tích cương lĩnh mới nhất của ĐCSVN, dùng hệ thống phân loại thống kê của Đề Án Nghiên Cứu So Sánh Các Cương Lĩnh CMRP.
(The Certified Maintenance and Reliability Professional - Chương trình Chứng nhận Bảo trì và Độ tin cậy Chuyên nghiệp).
Kết quả phân tích cương lĩnh ĐCSVN có khuynh hướng cho thấy chiến lược sống còn của thể loại cương lĩnh độc đảng; đó là chúng phải thích ứng với nhu cầu của thành phần ưu tú và quảng đại quần chúng để chống chỏi với những thay đổi trong xã hội và xu hướng trong quan hệ bang giao quốc tế.

Tuy nhiên, vì chẳng có đảng nào để cạnh tranh, ĐCSVN có thể độc quyền cai trị và giữ vị thế khá độc lập khỏi áp lực cạnh tranh. Giới lãnh đạo ĐCSVN tung hoành thoải mái hơn trong các chính sách và đạt được điều họ muốn trong một hệ thống độc tài, trong khi các nước có hệ thống đa đảng có thể không làm được những điều ấy một cách dễ dàng vì áp lực giữa các đảng phái.

Kết quả cũng cho thấy chủ nghĩa Cộng Sản đội lốt một tinh thần dân tộc mạnh mẽ để nắm trọn tính chính đáng cho Đảng liên tục cầm quyền. Kể từ lúc khai sanh năm 1930 đến năm 1975, ĐCSVN, dưới nhiều tên gọi khác nhau cho mỗi thời kỳ hoạt động, dẫn đầu cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dưới lá cờ Quốc Gia. Từ năm 1975 khi Việt Nam thống nhất tới nay, ĐCSVN đã tiếm quyền chính phủ và tự thưởng cho mình quyền lực độc tôn để cai trị Việt Nam, không cho phép đối lập. Mặc dù trong cương lĩnh ĐCSVN nhắc đến định hướng xã hội chủ nghĩa, khái niệm này không được bồi dưỡng.

Trước khuynh hướng toàn cầu hóa không tránh khỏi, trong cương lĩnh đang tìm cách bắt kịp các nước tư bản lân bang như Singapore và Thái Lan bằng cách quảng cáo các sản phẩm, con người, và đất nước Việt Nam trên thị trường quốc tế. Làm như thế là ĐCSVN đã bỏ bê nội dung xã hội chủ nghĩa (trong cương lĩnh) và tạm biệt cuộc đấu tranh cho giới công nông trên thế giới.

Những mối căng thẳng giữa kinh tế thị trường và kế hoạch tập trung chỉ huy rồi sẽ được giải tỏa, có lẽ, theo hướng thiên về thị trường như trong cương lĩnh của đảng đã quảng bá cho thị trường tự do và cạnh tranh. Sự chia tay với cuộc đấu tranh giai cấp công nông cũng đã lọt vào ĐCSVN khi có ý định bắt tay làm bạn với thế giới, kể cả với các cựu thù như đế quốc Mỹ và các nước tư bản khác. Ngày nay thì hướng tới hòa bình và hợp tác sẽ thiết thực hơn là kêu gọi chiến tranh. Khuynh hướng thị trường cũng sẽ đem vốn tư bản vào một đất nước nghèo khổ nhiều hơn là một thí nghiệm kinh tế chỉ huy đã thất bại. Trên hết, ĐCSVN một lần nữa đội cho mình vương miện của tinh thần dân tộc để trục lợi trong khi vẫn từ chối không chịu nhượng quyền cai trị.

MỨC ĐỘ ỦNG HỘ DÂN CHỦ VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

Hơn phân nửa dân số Việt Nam sinh sau năm 1975. Theo dữ liệu từ cuộc thăm dò giá trị trên thế giới World Values Survey được thực hiện tại Việt Nam vào năm 2001, để xem xét những dị biệt về thái độ đối với thể chế chính trị và kinh tế qua bốn thế hệ người Việt và giữa hai miền Nam Bắc, với những kinh nghiệm sống qua những thời kỳ lịch sử khác nhau.

Người Việt Nam cho thấy mức độ ủng hộ dân chủ và kinh tế thị trường rất cao. Mức độ ủng hộ kinh tế thị trường luôn luôn cao tuy có khác biệt giữa bốn thế hệ, còn mức ủng hộ dành cho dân chủ thì gần như đều khắp mặc dù có dị biệt Bắc Nam.
Theo lý thuyết hội nhập xã hội về sự hình thành niềm tin và giá trị ở tuổi đang lớn, mỗi thời kỳ lịch sử ảnh hưởng riêng biệt đối với mức độ ủng hộ dân chủ và kinh tế thị trường của từng thế hệ: sự khác biệt vùng miền gắn liền với từng thời kỳ lịch sử tạo nên dị biệt trong mức độ ủng hộ dân chủ, trong khi tuổi tác gắn liền với mỗi thời kỳ lịch sử lại ảnh hưởng đến mức ủng hộ kinh tế thị trường. Lằn ranh khác biệt Nam Bắc và giữa các thế hệ sẽ nhòa dần đi khi Việt Nam có những chuyển biến về chính trị và kinh tế. Tự do kinh tế và chính trị sẽ đa dạng hóa những mối quan tâm của người Việt và mở rộng các giá trị xã hội văn hóa của họ.

17072020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét