BẠN BÈ NGÀY XƯA ĐÓ !
Bạn bè ơi.! Sẽ có một ngày mai.
Chợt ngoái lại cùng nhìn nhau thắm thiết
Lời thẳng thớm tuổi dại khờ da diết
Những mến thương có phân biệt bao giờ
Từng vui buồn lững thững rủ nhau chơi
Trong giây phút tháng năm dài vụt mất
Giờ ta hãy quây quần ngày họp mặt
Trao nụ cười trong ánh mắt thân thương.
HỒN VỀ LẠI CHỐN CŨ.!
Người đây hồn lạc chốn nơi đâu.!
Ngẩng ngó sương thu trắng một màu
Cạn nốt chén trà lòng bớt lạnh
Hồn trôi thơ thẩn lạnh đêm thâu
Lá thu uá rụng ngăn hồn bước
Ngập phủ bên thềm biết lối đâu ?
Chờ gió thoảng đưa vào đó viếng
Biết còn duyên số ấy bao lâu ?
Hình như có, thật nhiều âm điệu.!
Phía vắng người thừa thãi tiếng mưa
Nào uống cạn cho nhau chén nữa
Từ từ thôi nhỡ nghẹn như xưa
Uống vị đắng, sao thành ngọt lợ
Cùng vui buồn chót vót thời xanh...
Sang trang.! Quá khứ, vàng son mất
Một thuở.! Thanh bình, tiếng hát vang
Thuyền xuôi mặt nước, bờ kè vắng
Xe cộ còi vang, điện sáng lòe
Thừa kế phố xưa tròn Thế kỷ*
Ganh đua thành phố sánh vai kề
Làng xưa phố núi vang inh ỏi
Xứ lạ thu về bướm rủ rê
Thả bộ ngắm cầu* xưa gỗ đá
Khoan thai từng bước có thơ đề.
* Kontum 1913 - 2013
* Cầu gỗ Dakbla
CHIẾN TRẬN KONTUM NHỚ BẠN HIỀN
Cỏ hoang phủ ngập nấm mồ
Khói nhang chằng có điểm tô lạnh lùng
'Daktô' chiến trận kiêu hùng
Hoang tàn 'Tân Cảnh' đất rừng chôn thây
Nắng soi thiêu đốt thân cây
Lỗ loang nét chữ bia gầy ngã nghiêng
Năm mươi năm lẻ, quy tiên
Chiến trường năm đó chẳng kiên bên nào
Kon Tum hầm hố chiến hào
Vùi chôn tử sĩ năm nào oan khiên
Poncho gói xác, bạn hiền
Phơi trên đất lạnh, cao nguyên núi rừng
Chiến tranh.! Khắp cả bốn vùng
Sơn hà nguy biến vô cùng lắm thay
Bom rơi súng nổ đạn bay
Thân người gục ngã cánh tay đứt rời
Banh thây máu đổ ruột lòi
Cơn mưa thấm đỏ nước trôi xuống hào
Chắp tay làm dấu tiễn chào
Nhớ xưa bạn hữu nghẹn ngào lắm thay...
Trần Chánh
Kỷ niệm hào hùng và đau thương. nồi da xáo thịt. người việt nam bị tế cho quỉ ma cs và tb.
Đông Lợi Long
Việc bỏ rơi này khởi đầu với Henry Kissinger, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Richard Nixon, và sau đó Gerald Ford.
Kissinger đã bỏ rơi VNCH vì lý do chính trị. Nhắc đến sự kiện năm 1972, khi Kissinger đàm phán hòa bình, dẫn đến việc ngừng bắn, điều duy nhất ông quan tâm là đưa Hoa Kỳ ra khỏi cuộc chiến, thoát khỏi vũng lầy xấu hổ. Kissinger muốn phải có một khoảng thời gian coi được giữa việc rút quân của Hoa Kỳ ra khỏi VN, và chiến thắng tất yếu sẽ đến của Cộng sản, để Hoa Kỳ không bị đổ lỗi cho việc thất trận.
Khi Kissinger gặp Chu Ân Lai năm 1971 để sắp xếp cho chuyến công du bí mật của Nixon đến Trung Quốc, ông nói với Bắc Kinh rằng nếu có ngừng bắn ở Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ không tái can thiệp quân sự. Và chỉ cần có một khoảng thời gian hợp lý giữa cuộc ngừng bắn đến lúc Hoa Kỳ rút quân, và sự tiếp tục xâm lược của cộng sản, chúng tôi sẽ không quan tâm nếu đồng minh Bắc Việt của quý vị tấn công Nam VN, miễn là họ không tấn công ngay sau khi chúng tôi rút đi. Đó là khởi đầu của lý thuyết 'Khoảng cách Coi được' (Decent Interval) mà ngày nay nhiều người nhận định là sự phản bội VNCH của Hoa Kỳ.
Nuong Huynh
Ve vuốt kiếp lưu vong
Bản nhạc buồn tê tái
Khoả lấp hồn Do Thái
Bài thơ sầu mênh mông ... ! ...
Đông Lợi Long
Rã rời một kiếp lưu vong,
Hoa vẫn nở trên tường xiêu mái đổ
Nắng thập thò xuyên kẻ lá cành cây
Kiếp lưu vong chọn nhầm chỗ dung thân
Nên nuối tiếc thân giờ đây tàn khổ.?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét