Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2024

THẢO KÍNH CHA MẸ.


THẢO KÍNH CHA MẸ.

Ngày của cha sắp đến, hãy dừng lại một chút, hãy trải lòng về những kỷ niệm thân thương bên mái ấm gia đình, bên đầu gối mẹ, bên vòng tay ấm của cha. Hãy nhớ lại miếng cơm đầu tiên ai đã mớm cho để mình biết nhai, biết cảm nếm cái ngon cái dở… hãy nhớ lại lần tập những bước đi chập chững đầu tiên, rồi đến ngày tập xe đạp, ai đã khom lưng, chạy phía sau xe giữ thăng bằng để con vững vàng đạp những vòng tròn liên tiếp, và ai đã từng tươi cười vỗ tay khích lệ khi bạn viết những nét chữ đầu tiên, hoặc khi con chơi những quả bóng rơi vào chiếc rổ trên cao, cha hạnh phúc nhấc mình lên cho bằng cái sà cao trên đầu… và biết bao nhiêu sự khởi đầu thật êm đềm thân thương để mỗi người có được như hôm nay. Hãy lắng đọng tâm hồn để nghe bao lời thân thương dịu ngọt, những cử chỉ tha thứ cả những giọt nước mắt mà mẹ cha đã giấu đi vì những khổ đau mà họ đã gánh chịu để ta được thanh thản bình yên. Hãy để những thước phim thời thơ ấu quay thật chậm trong ký ức:

“Vì con sống cha mẹ suốt đời lam lũ. Vì con vui cha mẹ gánh trọn đời khổ đau”.

Xin hãy làm tất cả những gì có thể để báo hiếu khi còn dịp, dù cuộc sống hiện tại còn chật vật, khó khăn… nhiều ước mơ, nhiều hoài bão, nhiều công việc cần giải quyết, nhiều dự án cần phải thực hiện hôm nay, ngay lúc này…

Nhưng nó không quan trọng “bằng cha bằng mẹ”.
“Đừng ăn chơi khi mẹ còn cực khổ, đừng đua đòi khi cha đổ mồ hôi”.

Và hãy cảm nhận rằng “Cha không hoàn hảo nhưng cha vẫn yêu thương con theo cách hoàn hảo nhất”. Để rồi không ai phải hối tiếc về điều gì.!
Bởi:

“Trên thế gian không ai tốt bằng Mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha, tần tảo sớm hôm Mẹ nuôi con khôn lớn. Mang cả tấm thân gầy Cha che chở đời con”.

Và, “Hãy yêu thương, thảo hiếu tri ân khi cha mẹ còn khỏe mạnh, minh mẫn còn biết rõ điều này việc nọ, còn nhớ, còn nghe, còn nói, còn cười. Đừng để lúc cha mẹ ra đi mới khóc gào kể lể công ơn. Đừng khắc ghi lời hiếu kính, nhớ ơn, tạ lỗi… lên bia cao mộ đẹp làm chi, nó có nghĩa gì bởi bia đá kia là vật vô tri, vô giác”.


Nhắc đến tình cảm gia đình, người ta thường nghĩ ngay đến tình mẫu tử thiêng liêng với hình ảnh người mẹ dịu hiền luôn yêu thương, nuôi dưỡng con bằng dòng sữa ngọt và lời ru êm ái. Tình phụ tử cũng là tình cảm thiêng liêng, cao cả không kém. Tuy người cha không phải là người mang nặng đẻ đau, trực tiếp sinh ra con nhưng tình cảm yêu thương của cha thật sâu nặng “mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”. Bởi vậy, cùng với tình mẫu tử, tình phụ tử đã trở thành đề tài xuyên suốt của văn học từ xưa đến nay. Từ những bài ca dao vỡ lòng, những câu chuyện cổ tích đến cả các tác phẩm thơ truyện hiện đại, tình phụ tử luôn là đề tài không bao giờ cũ. Nhắc đến tình cảm gia đình, người ta thường nghĩ ngay đến tình mẫu tử thiêng liêng với hình ảnh người mẹ dịu hiền luôn yêu thương, nuôi dưỡng con bằng dòng sữa ngọt và lời ru êm ái. Tình phụ tử cũng là tình cảm thiêng liêng, cao cả không kém! Tuy người cha không phải là người mang nặng đẻ đau, trực tiếp sinh ra con nhưng tình cảm yêu thương của cha thật sâu nặng “mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”. Bởi vậy, cùng với tình mẫu tử, tình phụ tử đã trở thành đề tài xuyên suốt của văn học từ xưa đến nay. Từ những bài ca dao vỡ lòng, những câu chuyện cổ tích đến cả các tác phẩm thơ truyện hiện đại, tình phụ tử luôn là đề tài không bao giờ cũ. “Tình phụ tử” là tình cảm cha con - tình cảm thiêng liêng luôn thường trực trong tâm hồn mỗi con người. Trước hết, qua những câu ca dao, câu chuyện cổ tích, tình phụ tử là tình cảm thấm đẫm tình yêu thương vô bờ bến, công lao to lớn của cha đối với con và lòng hiếu thảo, biết ơn sâu nặng của con cái với cha. Là người Việt Nam, ai là không biết đến câu ca dao nói về công cha nghĩa mẹ: “ Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong Nguồn chảy ra” Hay: “ Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”. Cùng với nghĩa mẹ, công cha là vô cùng to lớn, thiêng liêng. Đọc hai câu ca dao, ta bắt gặp hình ảnh so sánh hết sức cụ thể “Công cha/ núi Thái Sơn”; “Công cha/ núi ngất trời”. Ca ngợi công lao, sự hy sinh to lớn của người cha. “Núi Thái Sơn”; “ là ngọn núi cao nhất nhì Trung Hoa, nằm ngay tại trung tâm đất nước này; là nơi thăm viếng của các vị Hoàng đế Trung Quốc, nơi người gặp thần linh trút bỏ những tục lụy cõi trần để tâm thanh tịnh, nơi mà ngay cả các vị vua chúa đầy quyền uy cũng phải tự thấy mình nhỏ bé. Vì vậy, núi Thái Sơn không chỉ là to lớn, vĩ đại mà còn mang sự thiêng liêng, mang tầm vũ trụ. Công cha, sự hy sinh của cha cũng như vậy, không gì có thể thay thế được.! Dân gian ca ngợi công lao trời biển của cha cũng là để gián tiếp thể hiện sự thấu hiểu sâu nặng, lòng biết ơn thành kính, hiếu thảo của kẻ làm con đối với cha. Đó chính là tình phụ tử thành kính, thiêng liêng mà sâu nặng.! Nói với con, yêu thương con, cha có rất nhiều điều muốn nói với con, nhắc nhở con. Điều đầu tiên là cha nhắc nhở con về cội nguồn sinh dưỡng, cội nguồn hạnh phúc của con chính là gia đình và quê hương. Những câu thơ đối xứng, “Chân phải bước tới cha, chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói, hai bước tới tiếng cười” Những bước đi chập chững đầu đời của con trong sự chờ đợi của cha mẹ. Dường như cả ngôi nhà rung lên những tiếng cười, tiếng reo vui và chứa chan niềm hạnh phúc. Rồi dần dần con khôn lớn trưởng thành trong cuộc sống, thiên nhiên thơ mộng và tình nghĩa của quê hương, Cách nói có vẻ mộc mạc, đơn sơ mà vang lên thật gần gũi, trìu mến, thân thương và đầy tự hào; nó càng thân thương hơn khi gắn liền với lời tâm tình tha thiết của cha với con “ Yêu lắm con ơi”, “Thương lắm con ơi”.

- Tình phụ tử là một thứ tình cảm rất thiêng liêng, sâu sắc không tình cảm nào sánh bằng, chúng ta phải biết trân trọng và quý mến.

Trong cuộc đời mỗi người, hạnh phúc và ấm êm hơn nhờ vào tình phụ tử nồng ấm. Cha là người dành cho ta trọn vẹn tình yêu thương và luôn chăm sóc ta. Suốt năm tháng qua, sau lưng ta luôn là bờ vai của cha bảo vệ, chăm sóc. Cha chúng ta có thể chịu vất vả, khó nhọc nhưng không bao giờ để ta chịu thiệt thòi. Đặc biệt, trong mọi giờ phút dù ta thất bại hay hạnh phúc thì sau lưng ta vẫn luôn có cha mẹ. Những việc làm cao đẹp đó, mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương, luôn khắc ghi công lao to lớn của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng. Trong cuộc sống này, không có gì là miễn phí ngoài tình yêu của cha mẹ.Tình yêu thương của cha là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời.

Cuộc sống con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng đáng quý, đáng trân trọng nhưng có lẽ tình cảm đẹp đẽ nhất không gì sánh bằng chính là tình phụ tử. Tình phụ tử là tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của người cha đối với con và sự đền ơn đáp nghĩa, sự yêu quý, kính trọng của con cái dành cho người cha của mình. Cha là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục, bao bọc chúng ta nên việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó. Mỗi người con khi yêu thương cha sẽ tạo nên những đức tính tốt đẹp khác đồng thời tạo giúp cho gia đình luôn tràn ngập tình yêu thương. Việc đối xử, thể hiện tình cảm với cha mình thể hiện phẩm chất, nhân cách của người đó. Tình phụ tử của người cha được biểu hiện bằng tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc đến người con của mình, ân cần dạy bảo để con thành người, nghiêm khắc trước những lỗi sai của con mình. Tình cảm cha dành cho con không được thể hiện rõ như tình mẫu tử nhưng nó luôn thường trực. Còn người con chính là việc yêu thương, tôn trọng, hiếu thảo với cha mình; nghe theo những lời khuyên bảo của cha; có những hành động đền ơn đáp nghĩa với cha mình. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người con tuy mang ơn nghĩa to lớn của cha nhưng lại có hành động không đúng đắn như: cãi lời cha mẹ, bất hiếu (không phụng dưỡng lúc về già, thậm chí là có hành động chửi bới, đánh đập,…) những người này đáng bị xã hội lên án, phê phán. Không gì thay thế được tình cha, không gì quý giá hơn tình cha. Là một người con, ta hãy trở thành những người con có hiếu, yêu thương và báo đáp cha của mình.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét