Khi nói về mẹ chúng tôi, với hình ảnh người phụ nữ tảo tần, xuôi ngược bán buôn, lòng đầy yêu thương, tính dịu dàng; Bên cạnh đó hình ảnh người cha trong tâm trí các con lại thường cứng rắn mạnh mẽ vì trách nhiệm là trụ cột gia đình. Dù kỷ niệm về mẹ vẫn nhiều và ngọt ngào hơn bên cha, nhưng chúng con vẫn thương cha nhiều như thương mẹ.
Ba mất, đêm khuya Mạ thường ngồi trầm tư một mình bên bàn thờ, nhớ về người chồng đã 60 năm gắn bó, lặng lẽ, âm thầm trong căn nhà, giờ trở nên quạnh quẽ hơn; 18 năm sau Mạ theo Ba về với Tổ Tiên.
Gối mộng thấm sâu, sầu đẫm lệ
Chập chờn mờ tỏ thấy Cha về
Đèn trăng héo hắt len song vắng
Soi chốn ngày xưa giấc tỉnh, mê
Cha hỡi ngàn thu cách biệt rồi
Từ nay con biết gặp Cha đâu?
Hoàng hôn phủ xuống sầu riêng lẻ
Thương nhớ tìm trong ngấn lệ sầu
Thương Cha tình khắc thâm sâu
Biết tìm đâu gặp….bạc đầu Cha ơi.!
Bên ngoài trời âm u, gió thổi mạnh làm tôi nhớ lại một ngày của 8 năm về trước (1987-1994) kể từ ngày bỏ lại quê hương, ra đi không một lời tạ từ.
Ba tôi mất, đó là ngày đau buồn nhất trong cuộc đời.! Ngày mất đi người cha kính yêu mà không được thấy mặt lần cuối (vì có tên trong danh sách của sở ngoại vụ, nên không cấp visa về nước năm 1994). Ngày mà trong mỗi chúng ta không ai mong đợi.!
Tuy tình cảm của mỗi người dành cho ông bà cha mẹ anh chị em sẽ khác nhau...Riêng tôi, hình ảnh người cha hiền lành, mộc mạc mãi là hấp lực trong đời sống của tôi, nó luôn sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận về sau nầy.
Nén nhang nầy con dâng gởi Mẹ Cha
Công dưỡng dục thật đậm đà to lớn
Nhớ Cha Mẹ lòng từng cơn sóng gợn
Nước mắt buồn theo đau đớn trào tuôn…
Thiếu Mẹ Cha đêm xuống dạ bồn chồn
Sương thấm lạnh vào tâm hồn choáng mất
Bước xiêu vẹo…giữa dòng đời muôn mặt
Lòng xót xa…làm quặn thắt từng cơn.
Vì cuộc sống, thân con đành trôi nổi
Dãi nắng mưa…nên bước mỏi chân chồn
Rời quê hương, con trôi dạt, quê người
Dân tị nạn, sống cuộc đời gian khổ
Trông ngóng Mẹ, nhớ Thương Cha, trăn trở
"Hiếu" vẹn toàn dù cản trở cách ngăn
Mong trần gian! sóng gió được bằng an
Đừng cay đắng làm bản thân thêm khổ.!
NHỚ NHỮNG NGÀY THÁNG CŨ
Thôn xóm thanh bình rộn tiếng ca
Vui xuân an lạc khắp từng nhà
Bốn lăm, thế chiến, gây tang tóc
Cha gánh gồng con, Me vịn Cha
Xa xứ bỏ quê, từ dạo ấy
Đầm đìa không ngớt, lệ chia xa
Mùa đông, đói lạnh, không đủ sức
Con trẻ, ra đi Cha khóc òa
"Sáu tám" Mậu Thân ùa ập đến
Của tiền nhà cửa trắng đôi tay
Giết dân đẩy hố chôn hàng vạn
Nổi khổ tương tàn giết lẫn nhau
Qua đến "bảy hai", Hè đỏ lửa
Mẹ Cha con cháu dắt tay nhau
Của nhà bỏ lại mong tìm thoát
Lại trắng thêm lần, nổi khổ đau
Tai họa "bảy lăm" là chấm hết.!
Chẳng còn chi nữa núi cùng sông
Tập trung cải tạo thành phần "ngụy"
Dân bị lùa lên tận núi non
Cha Mẹ mõi mòn, chờ với đợi
Mong tin còn sống, chết nơi đâu?
Khóc con tỉnh giấc nghe vang vọng
Giấc ngũ không tròn, thấy xót đau
Đông Lợi LongÔng bà giáo huấn, chẳng sai đâu
Chữ "trí" ngàn năm dẫn vạn đầu
Hãy dõi đường qua chừa cửa trước
Nên dòm lối lại tránh thềm sau
Lời trơ trẽn dụng, đời nhem nhuốc
Tiếng sỗ sàng khoe, phận ố nhàu
"Đạo" kém người khinh thời dạ tủi
"Tâm" hèn kẻ miệt, thấy hồn đau.
Chú út cảm thấy ấm lòng qua việc báo hiếu của các Cháu.
Lê HoànhThơ hay ,diễn đạt đúng tâm trạng anh à !
Đông Lợi LongCảm ơn
Lê Hoành cùng đồng cảm tâm trạng của những người con... Chúc bạn luôn tươi trẻ trong cuộc sống và một đời ấm êm hạnh phúc.
Dangtam HoBài thơ hay !
Bài thơ làm ĐT. nhớ Ba Tâm quá..!
Ngoài những năm phục vụ đất nước, thì cả đời ông hy sinh tận tụy cho con.
“
Cảm ơn Ba ! Cảm ơn Ba đã dìu dắt chúng con đến nơi bến bờ tự do
“.
Đông Lợi LongTâm thương lắm cả đời cha vất vả,
Vì vợ con người quên cả bản thân.
Cố vươn lên thoát khỏi cảnh"cơ hàn"
Tâm khôn lớn Cha không còn hơi thở.
Trước khi nhập ngũ, những người lính này có thể đã là một học sinh vừa xong trung học, một sinh viên đã tốt nghiệp hay đại học dở dang, một thầy giáo, một kỹ sư hay một giáo sư khoa bảng… Dù độc thân hay đã lập gia đình, họ đều còn rất trẻ, đang tuổi thanh xuân với nhiều mộng tưởng...
Tâm còn nhỏ, trước đây Cha là lính.
"Tổng động viên" Cha làm lính xa nhà
Vì quê hương đất nước xả thân trai
Ngó quay lại, biết là Ta đã "Mất"!
Peter NguyenNhìn lại được mặt bác Thí nhớ Hương và Thuỷ ..Hương người bạn cùng lớp 11. HD kontum
Đông Lợi LongCuộc sống xưa cũ..., và ý nghĩa gợi nhớ là sự đúc kết, của những tháng ngày từng trải, của những niềm vui lẫn nổi buồn, qua kinh nghiệm trải dài với thời gian đau thương và xương máu của nhiều thế thế đã qua.
Cảm ơn Peter Nguyễn
đã nhắc nhớ chuyện xưa tích cũ.
Peter NguyenGia đình tôi mướn căn nhà của bác từ năm 1959 cho đến năm 1968 mới trả lại cho bác . Căn nhà có cây xoài rừng trước cửa . Sau đó nhà anh mới mở hiệu Đông lợi Long bán hàng hoá .. KT mình nhỏ lắm ngó quanh đều thấy như bạn bè .
Đông Lợi LongPeter Nguyen, Đúng vậy, sau nầy có thêm Hiệu may Tân Trang mướn. Peter Nguyên vẫn còn nhớ kỹ quá, cảm ơn Bạn.
Peter NguyenHai em anh Thuỷ và Hương rất thân với tôi lúc còn ở quê nhà
Peter NguyenĐông Lợi Long chị lan đi HO không biết là chị anh em của anh . Lúc ở Cali chị thường ghé thăm cha mẹ tôi . Hình như chồng chị là ông thiếu tá phải
Dương ÁnhNgẫm thơ thương nhớ mẹ cha nhiều
Lệ tràn ướt gối nhưng canh thâu
Viển phương thương nhớ về đất mẹ
Trong cuộc trường chinh lắm bể dâu
Đông Lợi LongNgâm thơ Bác Ánh lòng thầm khóc
Lệ ướt mi tràn nhớ mẹ cha
Viễn xứ nhớ thương về đất mẹ
"Trường chinh ngàn dặm" nhớ quê nhà...
Ghép chữ thành thơ gởi mẹ cha
Buồn vui ngày ấy chốn quê nhà
Nhớ thương đất Tổ bao hờn tủi
Viễn xứ trầm tư nỗi cách xa
Phạm Hồng ThátHồng Thát và 16 người khác đã bầy tỏ cảm xúc về một bài viết của bạn : Thương Mẹ - Kính Cha
Đông Lợi LongGia đình là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên. Trong mái ấm gia đình, mỗi người được hưởng tình thương vô bờ bến của mẹ, và sự dạy dỗ vừa nghiêm khắc vừa dịu dàng của cha. Người cha thân yêu, chính là người đã đem lại cho các con biết bao điều
tốt đẹp... Vậy chúng ta phải luôn kính yêu và biết ơn người.
"Đôi dòng con viết gởi về Cha
Cảm xúc trào dâng chực vỡ òa
Cha vẫn mãi luôn là bóng cả
Che đàn con nhỏ trước phong ba".
Phạm Hồng ThátCông Cha như núi thái sơn Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Chúc mừng bạn với bài thơ hay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét