Buổi lễ mặc áo Trắng (Khoác áo y sinh)
Hôm nay gia đình
tôi phải thức dậy sớm hơn mọi ngày. Theo chương trình ngày hôm nay chúng
tôi phải đi tham dự một buổi lễ "White Coat Ceremony" của con gái
út vào lúc 2:00 chiều thứ bảy ngày 23-7-2011 tại Will Rogers
Auditorium 3401 west Lancaster, thành phố Fort Worth Tiểu Bang Texas
Chúng
tôi vào cửa hội trường, đã có sẵn mấy cô cậu sinh viên trao cho chúng
tôi một tập Chương trình ngày White Coat Ceremony. Những hàng ghế bên
dưới đã đầy nghẹt người, cũng có vài ghế trống nhưng được giữ
chỗ trước, nên chúng tôi đành phải lên cầu thang tìm chỗ ngồi ở tầng
trên hội trường .
Tôi
liếc nhìn xung quanh, dưới và trên đầy ắp những người lớn lẫn
trẻ em. Ða phần là dân da trắng, loáng thoáng chừng chục người dân da
vàng mà tôi đoán người Á châu, không dám phỏng chắc là người Việt Nam.
Một hai gia đình người Mỹ đen, dăm ba gia đình người Ấn độ. Bên trên
sân khấu tôi trông thấy 19 vị ngồi ngay ngắn trong áo choàng trắng y
khoa, có lẽ đó là các giáo sư bác sĩ giám đốc hay trưởng khoa các ban
ngành. Bên trái treo một băng rôn đề hàng chữ UNT HEALTH SCIENCE CENTER
(UNTHSC) phía dưới lại thêm hàng chữ Texas College of Osteopathic
Medicine (TCOM). Tạm dịch là Trung Tâm Khoa Học Y Tế UNT (UNT là
chữ viết tắt của University of North Texas) và Phân Khoa y, Osteopathic
.
Những
hàng ghế đầu dưới hội trường là các sinh viên y khoa tôi lẩm nhẩm đếm
thử, có cả đến vài trăm người. Hôm trước con gái cho chúng tôi biết mỗi
năm trường chỉ nhận khoảng từ 200-250 sinh viên ngành y của cháu mà
thôi.
Ðến khi làm lễ mới rõ trong số đó có ba loại sinh viên:
- 70 SV nhóm đầu tiên lên mặc áo choàng trắng là P.A.
(Physician Assistant, Phụ Tá Bác Sĩ).
- 40 SV nhóm thứ hai là P.T. (Physician Therapy).
- 240 SV nhóm thứ ba là nhóm của con gái tôi D.O. (Doctor of Osteopathic Medicine)
Vài
vị giáo sư y khoa lên đọc những bài diễn văn dài mà tôi nghe chữ được
chữ mất. Thỉnh thoảng thính giả trong hội trường vỗ tay hay cười
rộ lên. Tiếp theo là phần giới thiệu các tân sinh viên. Theo từng hàng
họ bước lên sân khấu. Mỗi sinh viên trao một tấm thiếp đề tên họ và
trường đại học mà mình đã tốt nghiệp ở bậc cử nhân (Bachelor) Có
người từ tiểu bang Oklahoma, California, Louisiana.v.v... nhưng hầu hết là tại tiểu bang Texas.
White coat ceremonies for new medical students
Đầu
năm 2011 cháu phải tham dự buổi lễ đầu tiên, ngày mặc áo trắng
của một sinh viên y khoa. Vì vậy, buổi lễ đã gây cho chúng tôi một xúc
động qua sự kiện trên, điều đó là một vinh dự mà chúng ta cần
cổ động từ trong giới sinh viên ra đến bên ngoài của Viện Đại
Học, nhiều người trong gia đình sinh viên cũng như bạn bè đã nghe
nói nhiều về những ngày lễ nầy (white Coat Ceremony).
Về
căn bản, nó là một nghi thức, với bài diễn văn khai mạc, chào đón
các sinh viên y khoa mới vào trường, là một thành viên mới, con chúng
tôi đã có mặt ngay buổi khai giảng của trường, trước khi tham dự
bài giảng hoặc các lớp học trong phòng thí nghiệm. Các gia đình và bạn
bè của sinh viên được nhà trường mời tham dự trong ngày lễ nầy.
Các
sinh viên y khoa được chúc mừng với thành tích mà họ đã đạt được
ngày hôm nay, qua những cam kết giữa bác sĩ và sinh viên, họ đang làm
cho cả hai cùng trở thành những nhà khoa học và kỹ thuật về y học,
với nghĩa vụ của một thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm để
chăm sóc bệnh nhân của họ. (Bác sĩ Mỹ William Peabody nổi tiếng
của thập niên 1930 với những "Bí quyết hành nghề...
đang chăm sóc cho bệnh nhân") Một Giáo Sư luôn quan tâm đặc biệt và
với kỹ năng y khoa đã giảng dạy cho các tân sinh viên và nhấn mạnh
tầm quan trọng của ngành y cũng như tầm quan trọng của việc tổng hợp
nó vào khoa học và công nghệ của ngành Y Khoa...
Những
người tham dự buổi lễ gồm có các giảng viên, đã ngồi vào chỗ trong
hội trường, tiếp đến là các tân sinh viên được dẫn đầu đến tận chỗ
ngồi của mình. Một bác sĩ đã được yêu cầu bởi các sinh viên và giảng
viên, nói về những kinh nghiệm của ông qua chuyên môn tại trường y
khoa và sự nghiệp sau này của mình. Các diễn giả đến dự, có một bác sĩ
với tấm lòng y đức, qua nửa giờ nói chuyện, trong đó ông liên kết
các mục tiêu của y học bao gồm đạo đức học của ngành y, và yêu cầu
mọi người phải nghĩ đến những điều gì cần phải có và đủ để
trở thành một bác sĩ tốt, như người Việt thương nói "Lương y như từ mẫu" Ông muốn nói với mọi
người là phải tự hào về thực tế của mục tiêu chính yếu mà các bác
sĩ đã làm tốt sức khỏe cho những người mà họ đã chửa trị. Ông khám
phá các mối quan hệ và cố gắng để làm tốt với nghĩa vụ cổ xưa của
"primum non nocere" (Tiếng Latin cổ điển: [priːmʊ̃n noːn nɔˈkeːrɛ] là một nhóm từ tiếng Latin có nghĩa là "đầu tiên, không gây hại" Các từ nầy đôi khi được ghi lại là nilere primum nilere. Cũng như mối quan tâm hiện nay về sự tôn trọng
quyền tự chủ của người dân "ngoài những đắn đo cân nhắc ra, nó dễ dàng
hơn để làm điều tốt cho mọi người, nếu bạn biết tôn vinh những giá trị
và khát vọng của họ 'về mặt luật pháp', sự cần thiết để đáp ứng
nhu cầu cạnh tranh một cách công bằng, ngay cả khi bạn bị khiếu nại".
Cái gọi là lệnh Hippocrates không gây hại đã trở thành một tiên đề trung tâm của dược lý lâm sàng và giáo dục sinh viên y khoa và hậu đại học. Với sự tái kiểm tra gần đây về bản chất và mức độ của các phản ứng bất lợi đối với thuốc, mục đích của nghiên cứu và đánh giá này là khám phá nguồn gốc của biểu hiện Latin độc đáo này. Nó đã được báo cáo rằng tác giả không phải là Hippocrates cũng không phải Galen. Các tìm kiếm các tác phẩm trở lại thời Trung cổ đã phát hiện ra sự xuất hiện của tiền đề như được thể hiện bằng tiếng Anh, cùng với tiếng Latin độc đáo của nó, vào năm 1860, với sự ghi nhận của bác sĩ người Anh, Thomas Sydenham. Được xử dụng phổ biến vào cuối những năm 1800 và những thập niên đầu của năm 1900, nó gần như được truyền khẩu; nó hiếm khi xuất hiện trong bản in vào đầu thế kỷ 20. Khả năng ứng dụng và giới hạn của nó như là một hướng dẫn cho thực hành đạo đức của y học và nghiên cứu dược lý được thảo luận. Mặc dù thiếu sót, nó vẫn là một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng mọi quyết định y tế và dược lý đều có khả năng gây hại.
Sau
bài giảng trong ngày lễ mặc áo trắng đến các "lễ robing" (trong đó sinh viên tôn vinh giáo sư có ảnh hưởng lớn nhất đến trải nghiệm của họ bằng cách yêu cầu họ mặc áo choàng và che chở cho sinh viên). Tất cả
350 tân sinh viên y khoa đã được khoác một chiếc áo màu trắng ngắn
của trường y, các giảng viên lần lượt gọi tên họ, trưởng khoa, bác
sĩ và các em đã cam kết là mình phải tôn trọng về mặt nhân đạo
của ngành y, cũng như các giảng viên áo trắng, qua những lời chúc may
mắn như họ đã từng làm đối với các sinh viên đàn anh, cùng những
cỗ vũ mạnh mẽ từ bạn bè và hỗ trợ của gia đình. Sau đó, các sinh
viên đứng lên và dẫn đầu bởi một trong những nhân viên cao cấp của
trường, đọc lời tuyên thệ và hứa sẽ siêng năng học tập, bên giảng
huấn thì đặc nặng giáo dục và đào tạo của họ từ ngày đó cho đến khi
tốt nghiệp và hành nghề y cho đến ngày về hưu. Lời "cam kết về
nghiệp vụ"; luôn đặt lợi ích của bệnh nhân của họ lên trên hết. Cần
tôn trọng và đánh giá cao các chuyên gia sức khỏe của mình; luôn khoan
dung, từ bi, và trung thực; tôn trọng, hỗ trợ và khuyến khích các bạn
cùng lớp, tuân theo danh dự của trường đại học; và cư xử tốt, vinh dự
trong suốt sự nghiệp y tế, luôn luôn phấn đấu để xứng đáng là một bác sĩ
tốt và không bao giờ lạm dụng nó.
Sau
đó nhà trường tổ chức một buổi tiệc khoãn đải cho tất cả tân
sinh viên, các gia đình và bạn bè của họ. Khi, một người hỏi một số sinh
viên họ nghĩ gì về ceremony nầy- "xin vui lòng cho biết thực sự
bạn đang nghĩ về buổi lễ nầy"?
- Các mẫu trả lời ngắn gọn,
là nhận được một ấn tượng sâu sắc và hài lòng cũng như khen ngợi.
Từ
đầu, chúng tôi đã là người ủng hộ nhiệt tình về ngày lễ mặc áo trắng
nầy. Bậc làm cha mẹ như chúng tôi cảm thấy vinh dự, khi các con
của mình đã cùng bạn bè, với nhiều chủng tộc khác nhau trên
thế giới, khi được các bậc y sư khoác lên người chiếc áo
trắng, để bắt đầu cho một hướng đi chuyên nghiệp qua những
nghiên cứu chuyên môn về ngành y...Tuy nhiên, người sinh viên với
trình độ chuyên môn về y tế luôn bị ràng buộc bởi một số cam kết với
nghiệp vụ. Cũng như ràng buộc tất cả các bác sĩ sau khi tốt nghiệp
(một vài thí dụ như các cam kết bảo mật thông tin y tế, việc phải làm
là luôn tốt đẹp cho bệnh nhân và tránh làm tổn hại đến họ; không để
nghề nghiệp khai thác, lạm dụng bệnh nhân dưới bất cứ hình
thức nào, ví dụ bằng cách lợi dụng tình dục của bệnh nhân.v.v...)
Rõ
ràng, nhà trường luôn chào đón họ vào trường y, nhấn mạnh và
khẳng định vị thế mới của họ, ở một giai đoạn rất quan trọng chọ sự
nghiệp từ bây giờ và mãi về sau. Với cam kết, không những phải
xuất sắc về chuyên môn, mà về khía cạnh nhân đạo luôn thường
trực trong mỗi một lương y.
Trường
y cùng các đồng nghiệp của họ trên toàn thế giới được khuyến khích là nên giới thiệu về một buổi lễ mặc áo trắng ở mỗi trường riêng của họ, tùy theo
khả năng của nhà Trường.
KÍNH LOAN
2011 (Những năm đầu tại Medical School của con gái út)
2011 (Những năm đầu tại Medical School của con gái út)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét