Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2024

TÌM HIỂU NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY CỦA CHA.

 


TÌM HIỂU NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY CỦA CHA.

Chúng ta thường hay lãng quên về sự hy sinh cao cả của người cha cũng như vai trò của cha trong cuộc sống của mình. Ngày của Cha chính là cơ hội để chúng ta chuộc lại sự lãng quên đó.

Trong số những ngày lễ trong năm, ít ai biết tới một ngày lễ dành cho người cha thương yêu của mình. Ngày của Cha năm nay (16/6/2024) là dịp để chúng ta tỏ lòng thương yêu, kính trọng tới người sinh thành, nuôi lớn mình.

Ngày của cha là một dịp tôn vinh những người làm cha, cương vị làm cha, mối quan hệ với cha và ảnh hưởng của người cha trong xã hội. Ngày này được tổ chức vào Chủ nhật thứ 3 của tháng 6 tại nhiều quốc gia và có thể rơi vào những ngày khác ở một số nơi.

NGUỒN GỐC

- Ý tưởng Ngày của Mẹ được đưa ra vào đầu những năm 1900. Nhưng mãi đến 1908 Anna Jarvis mới thành lập. Ngày của Mẹ là một ngày lễ tôn vinh tình mẫu tử được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau trên khắp thế giới. Tại Hoa Kỳ, Ngày của Mẹ năm 2021 đã diễn ra vào Chủ nhật, ngày 9 tháng 5. Hóa thân của Ngày của Mẹ ở Mỹ được Anna Jarvis thành lập vào năm 1908 và trở thành một ngày lễ chính thức của Hoa Kỳ vào năm 1914. Trong vòng sáu năm kể từ khi thành lập, Ngày của Mẹ đã được Tổng thống Woodrow Wilson tuyên bố là một ngày lễ chính thức.
- Ngày của Cha được thành lập tại Spokane, Washington tại YMCA vào năm 1910 bởi Sonora Smart Dodd, người sinh ra ở Arkansas. Lễ kỷ niệm đầu tiên của nó là tại Spokane YMCA (Young Men's Christian Association) vào ngày 19 tháng 6 năm 1910. Cha của cô, cựu chiến binh Nội chiến William Jackson Smart, là một người cha đơn thân đã nuôi dạy sáu đứa con của mình.

Ngày của Cha không được chấp nhận ngay lập tức khi nó được đề xuất và nó đã không trở thành ngày lễ quốc gia ở Hoa Kỳ cho đến năm 1972 dưới thời chính quyền của Tổng thống Richard Nixon.
Với lịch sử của nước Mỹ, chúng ta có thể nghĩ rằng một kỳ nghỉ đầu tiên công nhận nam giới là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được. Xét cho cùng, đàn ông thống trị xã hội Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Ngoài ra, "Ngày của Cha" hoặc ngày công nhận vai trò của người cha trong gia đình là một truyền thống cổ xưa. Trong sử sách, có đề cập đến một truyền thống Nam Âu có từ năm 1508.

Trong 49 năm kể từ khi chính quyền của Tổng thống Richard Nixon tuyên bố Chủ nhật thứ ba trong tháng 6 là ngày dành riêng để ghi nhận và tôn vinh vai trò của những người cha trong xã hội (vào năm 1972).

NỘI DUNG NGÀY CỦA CHA

Tuy nhiên, Father’s Day không được chấp nhận ngay lập tức khi nó được đề xuất.

Ngày của Mẹ đến trước (ngày này được chính thức công nhận vào năm 1914), vì vậy những người đàn ông vào đầu những năm 1900 đã liên tưởng đến việc tôn vinh phụ nữ như vậy và nhận thấy ý tưởng này quá viển vông theo ý thích của họ. Công bằng mà nói, Ngày của Mẹ được coi là nữ tính. Năm 1914, Tổng thống Woodrow Wilson gọi Ngày của Mẹ là một cách để ghi nhận "đội quân dịu dàng, dịu dàng đó, những người mẹ của Hoa Kỳ".

Đối với những người cha, nó không có sức hấp dẫn tình cảm giống mẹ. Như một nhà sử học viết, họ "chế giễu những nỗ lực tình cảm của ngày lễ nhằm thuần hóa tính đàn ông bằng hoa và tặng quà, hoặc họ chế giễu sự phổ biến của những ngày lễ như một mánh lới quảng cáo để bán được nhiều sản phẩm hơn, thường do chính người cha trả tiền".

Ngoài ra, theo Lawrence R. Samuel, tác giả của American Fatherhood: A Cultural History, đàn ông có vai trò khác trong gia đình của nửa đầu thế kỷ đó. Đó là tính gia trưởng, vì vậy họ cảm thấy rằng một ngày đặc biệt để đề cao vai trò làm cha là một ý tưởng khá ngớ ngẩn, khi chính những người mẹ lại bị coi thường.
Tuy nhiên, tình cảm đó đã thay đổi theo thời gian vì một số lý do.
Dịch vụ Ngày của Cha đầu tiên được biết đến xảy ra ở Fairmont, Tây Virginia, vào ngày 5 tháng 7 năm 1908, sau khi hàng trăm người đàn ông chết trong vụ tai nạn khai thác tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Grace Golden Clayton, con gái của một bộ trưởng tận tụy, đã đề xuất một buổi lễ để tôn vinh tất cả những người cha, đặc biệt là những người đã qua đời. Tuy nhiên, việc đó đã không trở thành một sự kiện thường niên, và nó không được đề cao; Vì rất ít người bên ngoài khu vực địa phương biết về nó. Trong khi đó, trên khắp đất nước, một phụ nữ khác đã được truyền cảm hứng để tôn vinh những người cha…Đó là Sonora Smart Dodd.

Năm 1909, Sonora Smart Dodd ở Spokane, Washington, có được cảm hứng từ Anna Jarvis và ý tưởng về Ngày của Mẹ. Cha của cô, William Jackson Smart, một nông dân và cựu chiến binh trong Nội chiến, cũng là một người cha đơn thân nuôi Sonora và năm anh em của cô, mẹ của cô là bà Ellen qua đời khi sinh đứa con út vào năm 1898. Khi đang tham dự một buổi lễ của nhà thờ Ngày của Mẹ năm 1909, Sonora, khi đó 27 tuổi, đưa ra ý tưởng.

Trong vòng vài tháng, Sonora đã thuyết phục được Hiệp hội Bộ trưởng Spokane và YMCA dành một ngày Chủ nhật trong tháng 6 để tổ chức lễ kỷ niệm cho những người cha. Cô đề xuất ngày 5 tháng 6 là sinh nhật của cha cô, nhưng các bộ trưởng đã chọn Chủ nhật thứ ba trong tháng Sáu để họ có nhiều thời gian hơn sau Ngày của Mẹ (Chủ nhật thứ hai trong tháng Năm) để chuẩn bị bài giảng của họ. Do đó, vào ngày 19 tháng 6 năm 1910, các sự kiện Ngày của Cha đầu tiên bắt đầu: Sonora gửi quà cho những người cha tật nguyền, các cậu bé từ YMCA trang trí ve áo của họ bằng hoa hồng mới cắt (màu đỏ cho người cha còn sống, màu trắng cho người đã khuất) và các bộ trưởng của thành phố. dành sự kính trọng của họ cho tình phụ tử.

Ngày của Cha ở Hoa Kỳ là vào Chủ nhật thứ ba của tháng Sáu. Nó tôn vinh sự đóng góp của những người cha, cũng như người cha đã tạo ra cuộc sống của con cái họ.

Ý NGHĨA

Ngày lễ tri ân người thân trong gia đình như Ngày của Cha là một món quà ý nghĩa, chứa đựng tấm lòng của con cái đối với cha mình. Đây vừa là nét đẹp trong cách đối nhân xử thế, vừa là ngày gắn kết tình cảm giữa những người thân trong gia đình với nhau, giúp gia đình thêm yêu thương và hiểu nhau hơn.

Mục đích của ngày này là cùng với Ngày của Mẹ, con cái có dịp thể hiện và bày tỏ tình yêu thương, kính trọng với những người cha của mình. Trên thế giới ngoài ngày Chủ nhật thứ 3 của tháng 6 thì còn có nhiều ngày kỷ niệm dành cho cha nhưng nói chung, trong bất kỳ ngày kỷ niệm nào đều có hoa, quà tặng, bữa tối ấm cúng cùng cha và những hoạt động gia đình thân mật.

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2024

CÕI THƠ

 


CÕI THƠ

Mỗi chúng ta đều có phần tâm linh và sự hiểu biết khác nhau về cuộc đời. Thích nghi với hoàn cảnh để sinh tồn vẫn là căn bản của con người. Dù cho có nằm xuống thì cũng chỉ là xác thân của một kiếp này, có gì mất đâu. Chết thì thương tiếc, nhưng tiếc thì không đạt được cái không của vạn vật, thế là vẫn còn chấp nệ rồi. Hãy thoát ra tất cả để không còn vướng bận và sống an vui từng ngày.

Một khi đã về già,

Là một lần thay da,

Ta thành người xa lạ.!

Ta nhìn ta không ra

Cuộc đời thì luôn đổi khác và con người thì cũng mất hút, lạnh tanh… Ðời là một quán trọ. Người là kiếp phù du, nên ai cũng mong muốn có một mùa Xuân bất tận với cánh bướm nhỏ lang thang đi tìm hoá thân của mình.

Mùa đông tuyết chưa tan

Đôi bướm nhỏ lang thang

Tìm hoá thân tiền sử

Rừng thông thật ngút ngàn

Mùa xuân giao hòa giữa mộng và thực, giữa thi ca và triết lý, giữa tình yêu và cuộc đời… Mùa xuân bất tận không phải “từ lúc yêu nhau hoa nở mãi” mà là từ lúc nhận ra được ý nghĩa “thường trong vô thường”. Thời gian cuốn trôi con người đi đến chỗ tàn phai, huỷ diệt. Nhưng qua thời gian, tất cả vẫn còn hiện diện, có đến, có đi như từng hơi thở vào ra, như làn gió ghé qua không hẹn trước, như cụm mây tan loãng vào hư không chưa kịp bay. Và một cành mai nở. Sự sống lại xuất hiện đem vui cho đời và gợi trong lòng người đọc những xúc động, bâng khuâng chìm đắm…

Trời đất đón xuân nay trở lại

Trong tôi xuân đến, ngự lâu rồi:

Yêu nhau dạo ấy hoa vừa nở

Thơm ngát trong vườn quyện lẫn tôi

Có những tâm trạng và tình cảm con người chỉ có thể diễn đạt bằng thơ. Cái cảm hoá được lòng người chẳng gì trọng yếu bằng tình cảm, chẳng gì đi trước được ngôn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc bằng ý nghĩa. Với thơ, gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa. Mang một chút nắng ấm, một khoảng trời xanh trên cao, một cánh hoa vàng rực rỡ ở một góc nhà…là tất cả những gì mà thơ mang đến cho tất cả chúng ta…

NHỚ

Nhớ về chốn ngày tuổi thơ bé bỏng
Gió nhác lười hè oi ả thêm lên
Ôi bé thơ.! Qua năm tháng ngoan hiền
Vô tư lắm dưới mái hiên ngày ấy

Nhớ về chốn những đêm trăng mười sáu
Dáng thon tròn tuổi ngây dại vu vơ
Bao ước mơ thời gian mãi đợi chờ
Không gục ngã một ngày nơi xóm nhỏ

Nhớ về chốn mái tranh xưa thơ mộng
Nay biến thành những ngói đỏ vươn cao
Những đổi thay nên cảm thấy chạnh lòng
Xóa vết tích cảnh thân thương kỷ niệm

Nhớ về chốn, nơi lối mòn dấu cũ
Con ễnh ương mùa nước lũ kêu vang
Đám lục bình tựa sát cánh trôi nhanh
Vung tay lưới người dân làng đánh cá

Nhơ về chốn những buồn đau dân tộc
Nỗi hờn căm vì tổ quốc đảo điên
Cùng giống nòi sao làm khổ oan khiên
Ý thức hệ đã dấy lên căm hận

Nhớ về chốn những tháng ngày nhung nhớ
Buổi hoàng hôn nắng tắt cuối chân trời
Bước xuống ghe tôi lặng lẽ ra đi
Lòng nặng trĩu phải giã từ đất mẹ

GIÃ BIỆT

Từ biệt người em gái
Quyến luyến ngày ra đi
Lời hẹn không giữ trọn
Vấn vương mãi khăc ghi

Mong ngày sẽ gặp lại
Nhưng kiếo số mong manh
Xin đành lòng thất hứa
Chào vĩnh biệt từ nay

PTKT

Nhớ về người anh họ
Đã lỗi hẹn cùng em
Hẹn quê nhà gặp lại
Nhưng miên viễn ngàn thu

Trả lại anh lời hứa
Ra đi đừng bận lòng
Cực lạc hồn thanh thản
Em thôi còn ngóng trông

Chào Ông bạn già Ba Tri, Tớ bị "trục trặc" sức khỏe...nên phải vào BV làm một vài xét nghiệm trước khi đi Cali.

CẢM ƠN BÁC THĂM HỎI

Đã bấy lâu nay, bác ghé nhà
Chủ thời đi vắng những ngày qua
Hai gian trống ấy giờ niêm ̣lại
Chữ nghĩa riêng mình xếp với ta
Tưởng nghĩ sẽ qua không để ý
Sóng ngầm âm ĩ phải lo ra
Lung lay gốc cột qua ngày tháng
Nêm chặt, yên tâm hưởng tuổi già.

CẢM ƠN BÁC DƯƠNG
.
Bác Dương nay đã hỏi tôi?
Cũng xin thưa lại dạ tôi vẫn còn.

Cũng có lúc buồn vui đất khách;
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo.
Bước đi từng bước cheo leo,
Khi vui câu hát nương theo gió rừng

Lúc đàm đạo, trà ngon cùng nhắp:
Chốn văn thơ, ăm ắp bầu xuân.
Đổi trao thời sự luận bàn
Biết bao biến động muôn phần hiện nay
.
Giờ đi lại, tuổi già thêm nhác,
Trước vài năm, tạm gác một bên,
Vì rằng hiền mẫu lại thêm
Tuổi già đơn chiếc còn bên quê nhà.

Mẹ chẳng ở, dẩu van chẳng ở;
Lòng xót thương, lấy nhớ làm thương,
Tuổi già, hạt lệ như sương,
Nên đành chấp nhận phải vương bệnh già

Lúc hoạn nạn, "bảy lăm" chung số,
Miếng đỉnh chung, có kẻ than trời,
"Bác, Tôi" nay đã già rồi:
Thôi đành, biết thế cho đời bớt đau.

Hôm nay nắng ấm tỏa ra,
Trời quang mây tạnh thật là bình an,
Mọi điều lãnh nhận Trời ban,
Tạ ơn Thượng Đế lo toan mỗi ngày!

NHÁC CHƠI

Ngày tháng vừa qua, gió bão bùng,
Bên trong thân thể, nổi lung tung
Cũng may tất cả đều qua hêt 
Nguy hiểm xua tan đến tận cùng

THAN THỞ.

 



THAN THỞ.

"Chia tay gan thắt ruột bào,
Đêm ngày than thở dầu hao canh tàn."
(Ca dao)

Tâm lý chung của con người là thường chú ý vào những điều mình không có hay không vừa ý, chấp nhận, để than phiền hơn là nghĩ đến điều tốt mình đang có.
Nếu để ý những câu chuyện người chung quanh trao đổi với nhau, chúng ta thấy hầu như lúc nào người ta cũng than và ai cũng có chuyện để than.
Người ở Việt Nam chờ giấy tờ đi Mỹ thì than chờ lâu quá, không làm ăn, học hành gì được. Người qua đến Mỹ rồi thì than nhớ những con cháu còn ở lại quê nhà. Người được đoàn tụ với con cháu thì than nhớ quê hương xứ sở, bạn bè.
Tương tự như vậy, người không có việc làm thì than túng thiếu, không đủ tiền để sống; người có việc làm thì than phải đi cày từ sáng đến tối, vất vả quá.
Người ở nhà thuê thì than mỗi tháng trả tiền thuê nhà như vứt tiền qua cửa sổ, phí uổng quá. Người có nhà rồi thì than trả tiền nhà hằng tháng nặng quá, lại còn tốn kém bao nhiêu thứ khác, ở nhà thuê khỏe hơn.
Khi con còn nhỏ, chúng ta than vất vả, bó buộc quá, muốn đi đâu làm gì cũng không được. Con lớn thì than con cái bây giờ nói không nghe, bướng bỉnh làm mình nhức đầu, mệt trí, nuôi con nhỏ khỏe hơn.
Con chưa lập gia đình thì lo lắng, thúc hối; con lập gia đình thì than nhà bây giờ vắng vẻ, cô đơn. Con có gia đình mà chưa có con thì than buồn, không có cháu để bồng bế, khi con đem cháu đến gởi thì nói giữ cháu mất thì giờ, mệt mỏi không làm gì được.
Người không có bà con ở gần thì than buồn bã cô đơn, người có bà con nhiều thì than bận rộn, phiền phức và tốn kém quá.
Có người mở miệng là than chứ không biết nói chuyện gì khác.
Có một phụ nữ kia mỗi lần ai hỏi: "Chị khỏe không?” là than đau chỗ này nhức chỗ kia, nhưng so ra bà khỏe mạnh hơn nhiều người khác, khỏe hơn cả người đang hỏi thăm bà nữa.
Có người đã nói, “Nếu ta không có điều ta quý thì hãy quý điều ta có.” Đó là người sống với tinh thần lạc quan, nhưng hơn thế nữa, chúng ta cần sống với tinh thần nhớ ơn, biết ơn. nợ ơn, mang ơn và trả ơn.
Thật ra, nếu nhìn xuống, nhìn những người kém may mắn hơn, chúng ta thấy mình có nhiều điều tốt vượt trội.
Đời sống ở đây máy móc, bận rộn và nhiều thách thức thật, khiến ta lúc nào cũng lo lắng, tinh thần căng thẳng. Nhưng, phải nhận rằng ở đây chúng ta được tự do, có nhiều cơ hội để học hỏi, tiến thân, nhà cửa thì tiện nghi, vật chất đầy đủ. Dù trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng sung sướng hơn bao nhiêu người sống ở những vùng đất khác trên thế giới. Ở đây chúng ta được bình an, không có chiến tranh; có đủ cơm ăn áo mặc; đau ốm có thuốc men, bác sĩ. Những điều thiết yếu khác cho đời sống cũng không thiếu. Những nhu cầu căn bản đó hằng triệu người trên thế giới mơ ước mà không có.
Sở dĩ chúng ta vất vả là vì muốn có nhiều, mơ ước nhiều; chúng ta buồn khổ than vãn vì không bằng lòng với những gì mình đang có và không biết ơn cảm ơn cuộc đời đã ban cho chúng ta.
Cùng một hoàn cảnh, cùng một việc nhưng nếu bằng lòng, chúng ta sẽ có cái nhìn khác. Có đôi vợ chồng trẻ kia, khi người vợ sinh đứa con đầu lòng thì chồng mất việc làm. Vì vậy hai vợ chồng phải chật vật, phải tính toán cẩn thận khi dùng tiền bạc, nhưng cả hai đều thấy, chồng được ở nhà giúp vợ chăm sóc con. Vì không bực bội với chính mình, không mặc cảm với bạn bè, người chồng trẻ vui vẻ ở nhà chăm sóc, cùng chia xẻ việc nhà với vợ. Nhờ đó hai vợ chồng có những ngày tháng thật êm đềm hạnh phúc. Khi đứa con vừa được hai tháng người chồng tìm được việc làm mới, hai vợ chồng cảm thấy bị "mất việc làm, nhưng được việc nhà" thật đúng lúc. Ngược lại, nếu người chồng trẻ mặc cảm và buồn nản vì mất việc làm, ngao ngán vì phải ở nhà giúp vợ, giúp con thì thời gian hai tháng đó gia đình anh chắc hẳn là địa ngục và vợ chồng cũng bực bội, chán ngán nhau.
Đời sống thật quý và ngắn, vì thế chúng ta cần sống trong tinh thần hoan hỷ với người chung quanh, khi những người đó còn ở bên cạnh chúng ta. Mỗi buổi sáng thức dậy, đừng chỉ nghĩ đến trách nhiệm và công việc đang chờ đợi mà bực dọc, cau có với nhau, nhưng hãy vui vì mình còn có sức khỏe và được thêm một ngày mới trong cuộc đời. Chúng ta nên bắt đầu cho mỗi một ngày...
Có người đang buồn chán vì hoàn cảnh hiện tại, vì phải sống bên người chồng/người vợ quá khác với mình, lúc nào vợ chồng cũng bất đồng ý kiến, bất hòa với nhau. Bây giờ thay vì buồn bực than van, trách móc, mình nên nhìn lại bên cạnh ta vẫn luôn có người bạn đời chứ không lẻ loi cô đơn. Hãy nghĩ, người vợ/chồng đó là người đồng hành cùng mình trong gia đình với người thân. Khi chúng ta yêu thương, quý mến nhau, chúng ta sẽ thấy đời sống vui thỏa, nhẹ nhàng.
Có bà vợ kia than là bà cứ bị chồng la rầy và sửa sai hoài, nhưng khi bà bắt đầu hiểu về chồng nhiều hơn, bà có cái nhìn khác. Bà thấy rằng nhờ chồng quan tâm hay la rầy sửa sai mà bà đỡ được những quyết định thiếu khôn ngoan, đỡ hao tốn thì giờ, tiền bạc.
Hai ý nghĩ sau đây sẽ giúp chúng ta bớt than phiền và thấy đời sống vui vẻ nhẹ nhàng:
-- Trên đời nầy không người nào toàn hảo mà cũng không người nào hoàn toàn xấu. Dù người thân của ta tệ đến đâu, cũng có điểm đáng thương, đáng quý.
-- Hãy nghĩ nếu người đó ra đi vĩnh viễn, nếu ta mất người đó thì cuộc đời ta sẽ thế nào?
Bí quyết để có một đời sống hạnh phúc không phải là có những gì mình muốn nhưng là sống với tinh thần biết ơn và trân quý những điều ta đang có.
Hãy cảm tạ cuộc sống đã trao cho chúng ta những người thân thương trong cuộc đời, và nói lên lòng trân quý của ta với người đó hôm nay.
Cầu mong sự an bình và hạnh phúc trên mỗi một người trong tổ ấm gia đình./.

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2024

ĐÔI NÉT VỀ CA DAO, TỤC NGỮ THỜI HIỆN ĐẠI



 ĐÔI NÉT VỀ CA DAO, TỤC NGỮ THỜI HIỆN ĐẠI


Thời @ là một cái thời mà mọi chuyện đều có thể xảy ra… dù ta có muốn hay không.

Cuộc sống hàng ngày đã “cập nhật hóa” mọi chuyện để biến những câu ca dao, tục ngữ ngày nào trở thành quá đúng nếu ta chỉ cần sửa lại một vài chữ cho “hợp tình, hợp cảnh”!

“Cái khó ló cái khôn” là một câu tục ngữ được xử dụng phổ biến thời xa xưa vì hầu như ai cũng đã nghe qua rất nhiều lần trong đời sống hàng ngày. Thế mà ngày nay được biến thành “Cái khó ló… cái ngu” chỉ vì người ta trót dại không hiểu được cái ngu của mình trong thời đại @!

Chỉ cần đổi chữ “ló” sang chữ “bó” ta lại có câu “Cái khó bó cái khôn” để biện mình cho sự thất bại của mình. Người xưa thâm thúy lắm, nghịch cảnh xảy ra và sẽ có hai trường hợp, hoặc “ló” hoặc “bó”, nhưng ở thời nay thì chỉ có một trường hợp duy nhất để giải thích sự thất bại, đó là “ngu” chứ không là gì khác!

Ai cũng hiểu người xưa đã dạy “Thất bại là mẹ thành công” nhưng oái oăm thay, thời @ có một số người thất bại chỉ gói trọn trong câu “Thất bại vì… ngại thành công”. Đó là câu an ủi cho người sợ “thành công” sẽ ảnh hưởng tới mình, cũng tựa như thành công trong kinh doanh sẽ hứa hẹn một sự “vặt lông” của các cơ quan thuế nhà nước!

Người ta thường tin rằng trên đời này mọi chuyện xảy ra có sự xếp đặt trước nên mới có câu “Nhất ẩm, nhất trác giai do tiền định”. Ngay cả giầy dép, quần áo cũng đều có size nên thời buổi này người ta lại tự khuyên nhau: “Đời có số… cố làm gì?”.

“Con vua thì lại làm vua. Con sãi ở chùa thì quét lá đa”… hóa ra cái chân lý đó từ ngàn xưa vẫn không có gì thay đổi. Thời nay thì làm gì có vua nhưng “ông vua thời @” lại chính là cái ông “quyền cao, chức trọng” nên “quý tử” của ngài thế nào cũng được “chiếu cố”!

Người dân đen chỉ biết hy vọng “Bao giờ dân nổi can qua, con vua thất thế lại ra quét chùa”. Chỉ khi đó, giai cấp được mệnh danh là “dốt thiên thu, ngu thế kỷ” mới tàn lụi, nhưng thường thì họ cũng khéo xử thế lắm với châm ngôn “Được ăn cả, ngã… về hưu”.

Dân gian đã khéo léo khi mượn hình ảnh con ngựa đau để nói đến mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Nhưng đó chỉ là ngày xưa khi con người còn giữ được “nhân tính”… đến thời @ thì lại khác “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ… chạy!”.

Các cụ ngày khuyên con cháu một câu thật chí lý:

“Trăm năm bia đá cũng mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.

Thời bây giờ, cũng nhắc đến “bia đá”, nhưng ở vế thứ hai “bia miệng” đã bị thay thế bằng “bia rượu” cho “hợp tình, hợp cảnh”:

“Trăm năm bia đá cũng mòn,
Ngàn năm bia rượu vẫn còn trơ trơ”.

Lại có một version khác dành cho các vị “hảo ngọt”, thật “thấu tình, đạt lý”:

“Trăm năm bia đá cũng mòn,
Bia chai cũng hết, chỉ còn bia... ôm”.

Về hôn nhân, có một câu ca dao vừa dí dỏm lại vừa hữu lý:

“Cưới vợ phải cưới liền tay
Chớ để lâu ngày thiên hạ dèm pha”

Ngày nay vì tình hình kinh tế khó khăn nên đổi thành:

“Cưới vợ thì cưới liền tay.
 Chớ để lâu ngày… vật giá leo thang!”

Nếu không vì kinh tế thì cũng vì xã hội ngày nay “chụp giựt” nên lại có lời khuyên:

“Cưới vợ thì cưới liền tay.
 Chớ để lâu ngày thành vợ người ta!”

Hay lời khuyên con đến tuổi “cập kê” của một bà mẹ:

“Cưới vợ thì cưới liền tay
Chớ để lâu ngày hàng xóm nó rinh!
Nó rinh thì để cho rinh
Đáng lẽ vợ mình, thành vợ người ta!”

Lấy được vợ cũng chưa hết chuyện vì người xưa đưa ra nhận xét cho những ông có ý định “lập phòng nhì”: “Một vợ nằm giường lèo, hai vợ nằm chèo queo”. Thời bây giờ lại có câu hỏi cắc cớ “thế thì ba vợ nằm ở đâu?”. Câu trả lời thật đơn giản từ các bà:

“Một vợ thì nằm giường lèo
Hai vợ thì nằm chèo queo
Ba vợ thi ra chuồng heo mờ nằm!”

Có những câu thoạt nghe cứ tưởng như “triết lý cùn” nhưng ngẫm nghĩ lại mới thấy thâm thúy làm sao:

– “Làm giàu không khó, nhưng khó ở chỗ… làm mãi mà không giàu”.

– “Ngu không phải là cái tội, mà cái tội là… không biết mình ngu”.

– “Đàn ông có tiền dễ hư, Đàn bà hư dễ có tiền”.

“Đừng tự hào vì mình nghèo mà giỏi,
   Hãy tự hỏi sao mình giỏi mà vẫn nghèo”.
 
Sống trong thời buổi “thật thà ăn cháo, bố láo ăn cơm” con người gần như “mất phương hướng”. Cái nguyên tắc “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” đã trở nên lỗi thời và được sửa thành “Ăn trông nồi, ngồi trông… phong bì” bởi vì, suy cho cùng, “Đồng chí không quí bằng… đồng tiền!”.

Chưa bao giờ người ta thấy thấm thía câu:

“Khi ngôn từ bất lực thì bạo lực sẽ lên ngôI”.

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2024

VIỆT NAM ƠI.!



”Trăm năm tơ tóc, vui lòng mẹ,
Trọn đạo vợ chồng, đẹp ý cha.! “

VIỆT NAM ƠI.!

Việt Nam bao nỗi thâm sâu
Lại mười hai tháng nhện giăng tơ sầu
Thương Việt mưa nắng dãi dầu
Đời xây trên những nhịp cầu truân chuyên
Cành Nam dấu mực trinh nguyên
Dù hôn ước đã đổi tên thay đường
Việt Nam còn lại vết thương
Và nay chỉ một con đường Nam đi.!
Giờ đây trong cảnh phân ly
Việt Nam chỉ thấy những gì hôm nay
Bởi đời xếp cuộn vòng tay
Để con dã thú ngủ say mơ tình
Nam là hoa nở bình minh
Cho đời mê muội vẻ xinh lạ thường
Việt mang áo đỏ qua đường
Người xe đứng lại để nhường Bắc qua
Đường quen đưa tận về nhà
Nhìn đời sáng lạng không lo lạc đường.!
Việt Nam nay đã phá rừng
Ta ngồi ngơ ngẩn nhớ từng phiến cây
Rừng hoang mộng cánh chim bay
Từ trong vô vọng rừng cây mất dà̀n
Việt là gỗ đá trên ngàn
Quen đời đơn lạnh không mang vui buồn
Lần Nam trao tặng môi hôn
Bặ́c hồn xác úa bỗng dưng đổi đời
Việt ơi.! Nam khóc, Bắc cười
Thỏa thê chi lắm dập vùi đời nhau

"Việt Nam thay chủ đổi ngôi
Vần thơ nốt nhạc khó vơi nỗi buồn" ./
. 

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2024

LAO ĐỘNG TRÍ ÓC CỦA THẦN ĐỒNG


CƯỜI ĐẦU THÁNG 5
💝💝💝💝💝
LAO ĐỘNG TRÍ ÓC CỦA THẦN ĐỒNG

Bé Tý năm nay 6 tuổi học lớp năm trường tiểu học. Học được một tuần thì bé Tý không chịu làm bài vở nữa. Cô giáo bèn hỏi nguyên nhân tại sao thì bé Teo, ngồi cạnh bé Tý, trả lời rằng do chương trình học quá thấp so với trình độ của Tý.
Mấy hôm sau, bé Tý xin cô cho lên học bậc trung học. Cô giáo dẫn bé Tý lên văn phòng ông hiệu trưởng, trình bày đầu đuôi câu chuyện. Ông hiệu trưởng bán tín bán nghi, bàn với cô giáo là ông sẽ hỏi bé Tý một số câu hỏi về khoa học còn cô giáo sẽ hỏi Tý về kiến thức tổng quát, nếu bé Tý trả lời đúng ông sẽ cho bé nhảy lớp.
– Hiệu trưởng: 25 lần 25 là bao nhiêu?
– Bé Tý: Dạ là 625
– Hiệu trưởng: Công thức tính diện tích vòng tròn?
– Bé Tý: Dạ là (A = π r²) tích số Pi với bán kính bình phương.
– Hiệu trưởng: Nước bốc thành hơi khi nào?
– Bé Tý: Dạ khi nước sôi ở 100 độ C ….
Sau một giờ “tra tấn”, câu nào bé Tý cũng đáp đúng hết , ông hiệu trưởng rất hài lòng về kiến thức khoa học của bé và giao cho cô giáo hỏi về kiến thức tổng quát :
– Cô giáo: Con gì càng lớn càng nhỏ? Ông hiệu trưởng hết hồn nhưng bé Tý trả lời ngay: “Dạ là con cua nó có càng lớn và càng nhỏ”.
– Cô giáo: Cái gì trong quần em có mà cô không có? Ông hiệu trưởng xanh cả mặt.
– Bé Tý: Dạ là 2 cái túi quần.
– Cô giáo: Ở nơi đâu lông của đàn bà quăn nhiều nhất? Ông hiệu trưởng run lên.
– Bé Tý: Dạ ở Phi Châu.
– Cô giáo: Cái gì cô có ở giữa 2 chân của cô? Ông hiệu trưởng chết điếng người.
– Bé Tý: Dạ là cái đầu gối.
– Cô giáo: Cái gì trong người của cô lúc nào cũng ẩm ướt ? Ông hiệu trưởng hóc mồm ra.
– Bé Tý: Dạ là cái lưỡi.
– Cô giáo: Cái gì của cô còn nhỏ khi cô chưa có chồng và rộng lớn ra khi cô lập gia đình? Ông hiệu trưởng ra dấu không cho bé Tý trả lời nhưng bé Tý đáp ngay: “Dạ, là cái giường ngủ a”.
– Cô giáo : Cái gì mềm mềm nhưng khi vào tay cô một hồi thì cứng ra? Ông hiệu trưởng không dám nhìn cô giáo.
– Bé Tý: Dạ là dầu sơn móng tay.
– Cô giáo: Cái gì dài dài như trái chuối, cô cầm một lúc nó chảy nước ra? Ông hiệu trưởng gần xỉu.
– Bé Tý: Dạ là cây kem ạ…
Ông hiệu trưởng đổ mồ hôi hột ra dấu bảo cô giáo đừng hỏi nữa và nói với bé Tý: Thầy cho con lên thẳng đại học bởi vì con là thần đồng. Nãy giờ thầy không trả lời đúng câu nào hết.

LAO ĐỘNG TAY NGHỀ CỦA THƯỢNG ĐẾ

Maddie đang ngồi trên ghế ‘sofa’ với ông Nội.
Cháu để ý thấy nhiều nếp nhăn trên mặt của ông mình.
Cháu lấy tay sờ lên những nếp nhăn đó. Rồi lấy tay sờ lên chính khuôn mặt của mình
Cháu có vẻ không hiểu sao hai khuôn mặt lại quá khác nhau đến như thế nên hỏi:
“Ông ơi.! Có phải Thượng đế đã tạo ra ông không?”
“Đúng thế cháu ạ.! Thương Đế đã tạo ra ông lâu lắm rồi
“Thế Thượng đế có tạo ra con không?
“Đúng thế cháu ạ.! Thượng đế đã tạo ra cháu cách đây không lâu lắm.!”
“Con thấy đúng là tay nghề của Thượng đế ngày càng giỏi hơn đó phải không ông?!”.

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2024

THÁNG NĂM NGÀY CỦA MẸ 2023

 

Năm 2009- 2010 về với Mạ, có chị Phàn ớ Huế vô thăm Dì.


THÁNG NĂM NGÀY CỦA MẸ

Tháng Năm Dương Lịch hằng năm là ngày của mẹ và năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này là tôi nhớ đến lần thứ mấy kể từ ngày tôi mất Mạ. Tôi ôn lại quảng đời cơ cực của Ba Mạ mà tủi buồn...
Riêng tôi, đứa trai út, trong gia đình có bảy anh chị em, mất ba còn lại bốn, tuổi thơ ấu tôi sống với Mạ nhiều hơn cả nên cùng Mạ trải qua nhiều chặng đường gian nan vất vã lắm...Với lứa tuổi cấp tiểu học tôi nhớ như in trong trí của tuổi thơ, về mọi sinh hoạt của những giai đoạn khó khăn, khổ cực nhất mà Mạ cùng con đã trải qua, nhưng từ lâu không có dịp để ôn lại, Trong thời chiến tranh, loạn lạc bỏ của chạy lấy người. Bầy con năm đứa, Cuộc sống ở quê nhà gặp nhiều khó khăn, nên Ba phải đi làm ăn xa. Mạ tự mình gồng gánh hết trách nhiệm một đời, thay chồng nuôi con, đứa nào cũng được ăn học tới chốn, qua đôi tay trìu mến đùm bọc của mẹ hiền.
"Trong tim, ai cũng có những dòng sông…"
Tiếng ca và lời nhạc của ai đó nghe thật thảm buồn, đã đưa ta sống lại qua những ngày thơ ấu, cực khổ nhưng êm đềm với vô vàn kỷ niệm, theo con nước lớn ròng của dòng Hương giang và dòng Dakbla hiền hòa. Tôi được sinh và lớn lên ở bên bờ con sông quê hương đó, với tôi nó chẳng những là dòng sông tươi mát của tuổi thơ, mà còn là dòng sữa mẹ ngào ngọt nuôi con một thời khôn lớn.

Chiều buồn nắng tắt ngoài hiên,
Bâng khuâng nhớ mẹ buồn riêng chạnh lòng
Giờ nầy tựa cữa đứng trông
Đợi thằng con út tha phương mỏi mòn

Con đi vào lúc tuổi đời
Ngày về thăm thẳm bước thời mù khơi
Cao nguyên còn đó, mẹ ơi !
Nhớ thương Cha Mẹ rả rời tâm can

Mẹ hiền nổi nhớ không nguôi ,
Giờ con lạc chốn tuổi đời hoa niên
Mẹ là dòng suối mát hiền
Ðã giúp con tẩy lụy phiền đời con

Mẹ là trăng sáng giữa trời
Dẫn đường chỉ lối cho con bước vào
Con thèm nghe tiếng mẹ trao
Vẫn cần có mẹ lúc nào đơn côi

Mẹ ơi, giờ mẹ phương nào?
Nhiều đêm con khóc nghẹn ngào canh thâu
Mẹ già đơn chiết quanh năm
Héo mòn, trông đợi bước chân con về ...

Giờ đây Mạ đã ngủ yên trên quê hương yêu dấu mặc cho dòng đời và dòng sông ròng lớn đổi thay. Nhưng với tôi con sông cũng như lòng mẹ, một đời đã hy sinh tần tảo vì con, làm sao con quên được.
Tại quê người, tháng năm Dương Lịch vẫn còn mùa xuân, nên vẫn còn rơi rớt những giọt mưa phùn lất phất, dù trời chỉ thoáng một chút heo mây nhè nhẹ. để chuẩn bị bước vào mùa hè...
“Người Việt Nam chúng ta không có Ngày Lễ Mẹ (Mother's Day) hay Ngày Lễ Cha (Father's Day) như người Mỹ ở đây. Nhưng lòng hiếu thảo của người Việt Nam thì từ xưa vẫn rất được coi trọng. Mọi người trong xã hội mình, dù trai hay gái, đều phải lấy hai chữ "Trung Hiếu" làm đầu. Nhất là chữ hiếu, bởi công ơn của cha mẹ lớn lao như trời biển. "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", không ai không thuộc lòng những câu ca dao đó. Nhưng ở nước mình, ngày xưa việc “thờ mẹ kính cha” của người làm con, để “cho tròn chữ hiếu” thì ai cũng phải làm, và làm được dễ dàng. Tuy nhiên khi chúng ta sang định cư trên đất Mỹ này, điều kiện sinh sống ở đây không cho phép chúng ta làm tròn bổn phận chữ hiếu theo đúng như luân lý nước mình mong muốn và đặt để.
Ba tôi mất năm 1994, năm 1999 lần đầu tôi về thăm nội ngoại, năm 2005 vợ chồng tôi cùng về thăm, tháng 9 mẹ vợ mất, mạ tôi ra đi năm 2012. Trong 18 năm trời, từ giữa lúc ba tôi mất đến ngày mạ tôi vĩnh viễn lìa đời, tôi và em gái phải lo lắng cho mạ tôi trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Vì anh em tôi ở cách xa nữa vòng trái đất, còn phải đi làm, mạ tôi thì già yếu lắm, phải ngồi xe lăng. Anh em tôi thay phiên nhau về thăm. Các con còn nhỏ, vợ chồng tôi phải chia nhau công việc, mỗi năm tôi xin phép bốn tuần cọng thêm hai tuần vacation về Việt Nam thăm. Giữa hai sức ép từ phía mạ tuổi già, và vợ con cần sự lo lắng của mình, thật là tình cảnh vô cùng khó khăn. Chữ hiếu do đó khó làm tròn được như luân lý đã đặt để.



NHỚ VỀ MẸ

Chiều nhung nhớ, đêm buồn về giăng mắc
Thương quê nghèo nên ruột thắt từng cơn
Lòng hướng về hình bóng mẹ cô đơn
Chiều tựa cửa mong chờ con mòn mỏi

Ngày xưa ấy, lúc con còn nhỏ bé
Chưa bao giờ phải xa mẹ tấc gang
Mà giờ nầy lại cách trở quan san
Vọng về mẹ với đôi hàng rơi lệ

Con xa mẹ, suốt một đời thương nhớ
Bóng mẹ già, tựa mình hạc xương mai
Ngày chóng qua với tháng rộng, năm dài
Mẹ mòn mõi, nỗi u hoài mong đợi

Quê hương đợi, ngày về sao chưa thấy
Để mẹ buồn bên lau sậy xót xa
Mẹ yêu ơi.! Nước mắt lại chan hòa
Nhớ về mẹ, ru đong đưa con ngủ

Nay dâng mẹ mấy vần thơ sầu muộn
Mẹ đi rồi… kỷ niệm vẫn trong con
Bao tháng năm con biết chắc mẹ luôn
Theo từng bước, chân con nơi trần thế

Ngoại trừ đất đá và kẻ vô tri, còn vạn vật từ con người, muôn thú cho tới cỏ cây, đều do MẸ cưu mang và sanh thành. Cho nên trong tâm tư của tất cả mọi người, trong tiềm thức sâu thẳm, mơ hồ hay hiện thực, hình ảnh Mẹ luôn vẫn diễm tuyệt, đáng để ta tôn thờ và trìu mến, dù rằng công cha như núi Thái Sơn còn mẹ hiền thì ngọt ngào như chuối ba hương, như xôi nếp một và như đường mía lau, mía lau vừa ngọt vừa mềm không dao mà tiện không tiền mà mua.
Nên người đời ai cũng luôn cần có mẹ, dù là trẻ thơ hay người trưởng thành. Những đứa trẻ mồ côi, cho dù có được người thân còn lại nuông chiều, thương yêu, nuôi dưỡng, dạy dỗ tử tế đến mấy, lớn lên cũng cảm thấy tâm hồn héo mòn, khô cằn bởi mặc càm cô đơn bên cạnh người thân. Bởi vậy, người đời đã viết: "Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi me lót lá mà nằm".
Riêng người lớn tuổi, khi mất mẹ, cảm thấy chơi vơi như mất điểm tựa, nên cũng cô đơn lạc lõng như trẻ mồ côi. Tóm lại mẹ là nguồn gốc của mọi tình cảm yêu thương trên đời, cho ta biết thế nào là ngọt bùi ấm lạnh và nguồn thương yêu cao cả của kiếp nhân sinh. Trong kho tàng văn chương bình dân Việt Nam có khá nhiều câu ca nói về tình cảm của người con đối với cha mẹ; Bổn phận và lòng biết ơn đối với những đấng sinh thành; Mối quan hệ thiêng liêng của tình ruột thịt… Điều này biểu lộ rõ ràng rằng, người dân Việt luôn coi trọng chữ "hiếu", chữ "nghĩa", là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc."Từ mẫu". Người mẹ hiền vẫn luôn còn đó... Trong mọi sinh hoạt vui buồn thường nhật của cuộc sống ở bên cạnh chúng ta, theo từng bước chân trọn đời, từng cơn say nồng giấc ngủ, vẫn ru ta ngủ bằng những tiếng à ơ muôn thuở và luôn còn mãi trong "ký ức" của mỗi một người con...

Giờ đây cách trở xa xôi
Con đây mãi nhớ những lời mẹ khuyên

Tim con nhói, lòng đau quặn thắt
Nhớ mẹ hiền nước mắt trào dâng
Nỗi buồn mất mẹ thâm sâu
Tình yêu về mẹ vẫn đầy như xưa.


Chiều tối ăn mừng ngày lễ Mẹ
Tại nhà con gái thật là vui
Cháu con cười nói râm ran quá.!
Mẹ bấm tặng Ba một tấm hình

Đối với thế hệ trẻ ngày nay. Trên đất Mỹ, họ phải thích nghi với văn minh Mỹ. Họ khó có thể thờ cha kính mẹ theo cách hành xử của người Việt trước đây. Nhiều lắm thì theo lối Mỹ, làm ngày Mother's Day, hay Father's Day, mua cái card, ghi mấy chữ Happy Mother's Day, hay Happy Father's Day, đưa đi nhà hàng ăn uống một bữa, hoặc mua quà tặng cho cha, mẹ. Ngày Mother's Day xảy ra trước, trong tháng năm, trong khi Father's Day xảy ra một tháng sau, trong tháng sáu. Thông thường ngày Father's Day không được nhớ đến một cách thật sự quan trọng như ngày Mother's Day, và dường như con cái cũng thường nghiêng về phía mẹ nhiều hơn, thành ra trên cán cân tình thương và ân nghĩa đối với mẹ cha, phần người cha phải chịu thiệt thòi. Để cho cán cân tình thương của con cái đối với cha mẹ được công bằng, để điều chỉnh lại sự thiên lệch trong sự đền trả ơn cha nghĩa mẹ, và cũng dễ phần nào duy trì truyền thống văn hóa hiếu đễ của người Việt Nam trên đất khách. Chúng ta gọi "Parents' Day" chung cho cả Cha lẫn Mẹ thay vì Mother's Day và Father's Day riêng biệt cho mỗi người.Ngày của cha mẹ "Parents' Day" được tổ chức tại Nam Hàn vào ngày 8 tháng 5 và tại Hoa Kỳ vào Chủ nhật thứ tư của tháng Bảy.
Chúng ta sẽ ra sao nếu không có cha mẹ, những người yêu thương chúng ta từ trước khi chúng ta được sinh ra? Họ làm rất nhiều điều cho chúng ta mỗi ngày trong cuộc đời trẻ thơ của chúng ta và tình yêu thương sẽ không dừng lại khi chúng ta trưởng thành. Đó là lý do thật tốt để tôn vinh vào ngày đặc biệt của đấng sinh thành, Ngày của Cha mẹ 23 tháng 7, được tổ chức vào Chủ nhật thứ tư của tháng Bảy.
Nếu cả cha lẫn mẹ đều đã khuất bóng thì ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ là ngày để mình nhớ lại, ôn lại bao nhiêu kỷ niệm xưa, nhắc nhở công lao của cha mẹ sinh mình, nuôi dưỡng mình, lo lắng cho mình trở nên người, đề con cái mình cùng tưởng niệm ông bà, cùng bảo tồn một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam.
Nếu chỉ còn mẹ, hay chỉ còn cha, thì trong ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ, mình có thể mừng người còn sống với mình, đồng thời cùng người còn sống tưởng nhớ người đã qua đời.
Và nếu cả cha mẹ đều còn đủ, thì ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ là ngày mình mừng tuổi thọ của mẹ cha, vinh danh cha mẹ đã nhiều công lao khó nhọc dựng nên đời mình, để con cháu cùng nhớ ơn tổ tiên, cùng duy trì truyền thống hiếu thảo tốt đẹp của người Việt.


Đến nhà con gái nhân ngày Mẹ
Mẹ tặng cho Ba với dáng người
Thân đứng liêu xiêu trông bệ xệ
Miệng cười mắt kiếng để che ngươ
i.

PHẬN CON CHÁU
Công cha nghĩa mẹ sinh thành
Làm con phải nhớ ngọn ngành chớ quên.

Tình mẫu tử, phụ tử là thứ tình cảm đáng qúy nhất, mà suốt cuộc đời này những người con sẽ mãi trân trọng. Dù “ tung cánh muôn phương”, con vẫn mãi mang theo tình cảm cao đẹp mà cha mẹ dành cho con. Chúng ta đã và đang nhận được tình cảm thiêng liêng ấy, hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn vì nếu như một ngày nào đó, tình thân ấy không còn thi` cuộc sống sẽ trở nên tẻ nhạt.
Ôi ! Tình Cha con mẹ con thật cao đẹp biết bao...Với nhiều "tiếc nuối". Chúng ta luôn yêu thương, tôn kính cha mẹ để những ngày sống bên con cháu, cha mẹ chúng ta được vui vẻ, bình an, nhất là được thỏa nguyện, biết mình có phước vì được con cái hiếu kính, các con có đời sống đạo đức tốt đẹp, cư xử yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ.
Không chỉ trong ngày Hiền Mẫu hay ngày Từ Phụ chúng ta mới nghĩ đến cha mẹ, nhưng chúng ta cần nắm lấy mọi cơ hội trong đời sống hằng ngày để tỏ lòng hiếu kính và biết ơn cha mẹ, Đừng bao giờ vì bận rộn với công ăn việc làm, với sinh hoạt của gia đình riêng mà quên cha mẹ, không có thì giờ cho cha mẹ; nhất là khi cha mẹ đã cao tuổi, đau ốm, không giúp đỡ con cháu được mà phải nương nhờ vào sự chăm sóc của con cháu mỗi ngày.
Trong văn hóa của người Á Đông, chúng ta ít khi bày tỏ tình yêu thương bằng lời nói, ít khi nào chúng ta nói với Mẹ với cha rằng “con yêu thương cha mẹ,” nhưng đó là lời cha mẹ chúng ta mong được nghe. Vì vậy, Ngày Mẫu Thân năm nay, nếu Mẹ còn sống, dù ở gần hay ở xa, chúng ta hãy tìm cơ hội, phương tiện để nói với Mẹ:
“Mẹ ơi, Con thương Mẹ nhiều lắm,”

Người Mẹ yêu dấu của chúng ta sẽ vui, thấy ấm lòng và được an ủi nhiều qua lời nói đó.
Ngày Hiền Mẫu nhắc chúng ta những vấn đề tri ân, hiếu thảo và tình thương, chẳng những cho các bậc hiền mẫu nhưng cũng cho mọi người trong gia đình.
Ngày Hiền Mẫu đã nhắc nhở những người trong gia đình, đặc biệt là những người con, những người chồng, những người cha hãy bày tỏ lòng biết ơn với mẹ, với vợ của mình cách cụ thể. Người vợ, người mẹ làm nhiều việc nhưng âm thầm và thường bị lãng quên. Vậy chúng ta phải luôn ghi nhận những công ơn đó.

NHỚ MẸ
Viết đôi lời, kính dâng lên Mạ Hiếu đạo đời, vừa đủ mấy câu, Cuộc sống trôi đong đầy lận đận Nhớ về Mạ, dạ khó mờ phai.! Con muốn nghe, lời ru của mạ Tiếng à ơi, thuở mới nằm nôi Mãi về sau chẳng còn nghe hát Với tuổi hạc, nên Mạ phải đi