Sau những biến động mạnh mẽ trong việc kiểm soát lãnh thổ vào năm 2022, cuộc chiến đã chuyển sang giai đoạn căng thẳng về vị thế và tiêu hao vào năm 2023. Cùng với việc Nga thiệt hại hàng trăm nghìn người, và sự phá hủy một lượng lớn thiết bị và hậu quả là huy động nền kinh tế Nga vào lực lượng vũ trang. một nền tảng chiến tranh để thay thế hàng dự trữ, sự can đảm của Lực lượng Vũ trang Ukraine từ lâu đã phá tan mọi ảo tưởng rằng xã hội Nga có thể được cách ly khỏi những chi phí khủng khiếp từ “hoạt động quân sự đặc biệt” của Putin.
Trong năm qua, cuộc chiến đã trở thành một cuộc chiến tranh tiêu hao. Cả hai bên đều đã trải qua nhiều vấn đề khác nhau từ tiếp liệu và duy trì cho đến sự giám sát gần như không thể tránh khỏi của bên kia.
Tương lai có vẻ ảm đạm đối với Ukraine đang mệt mỏi vì chiến tranh: Nước này bị bao vây bởi tình trạng thiếu binh lính và đạn dược, cũng như những nghi ngờ về nguồn viện trợ của phương Tây. Lực lượng Ukraine cũng phải đối mặt với một kẻ thù Nga gần đây đã chiếm thế chủ động trên chiến trường.
Hơn hai năm sau khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga chiếm được gần một phần tư đất nước, số tiền đặt cược đối với Kyiv không thể cao hơn. Sau chuỗi chiến thắng trong năm đầu tiên của cuộc chiến, vận may đã đến với quân đội Ukraine, lực lượng bị tấn công mạnh mẽ, bị áp đảo về số lượng và quân số trước một đối thủ mạnh hơn.
Khi cuộc chiến bước sang năm thứ ba, dưới đây là tình hình thực tế, những thách thức phía trước và một số hậu quả tiềm tàng nếu Ukraine không có được người, đạn dược và sự hỗ trợ cần thiết để duy trì cuộc chiến.
TÌNH TRẠNG CUỘC CHIẾN:
Chiến thắng đã chuyển thành sự tiêu hao cho Ukraine dọc theo chiến tuyến ngoằn ngoèo ở phía đông đất nước. Với việc Nga đang giành được lợi thế, tình trạng thiếu hụt ngày càng gia tăng và một cuộc cải tổ quân sự lớn vẫn còn mới mẻ, có rất nhiều câu hỏi về việc liệu Kiev có thể tiếp tục phát triển hay không.
Tướng Richard Barrons, một sĩ quan quân đội Anh, đồng chủ tịch một công ty tư vấn quốc phòng, cho biết: “Theo tình hình hiện tại, không bên nào thắng. Không bên nào thua. Không bên nào gần như bỏ cuộc. Và cả hai bên đều đã cạn kiệt khá nhiều nhân lực và trang thiết bị để bắt đầu cuộc chiến”.
- Ngày 24 tháng 2 năm 2022 Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
- Ngày 5 tháng 3 năm 2022 Nga tiến về Kyiv và Kherson đạt đến đỉnh cao. Thành phố cảng Mariupol bị bao vây
- Ngày 2 tháng 4 năm 2022 Ukraine đánh bại lực lượng Nga ở Kyiv sau khi đuổi họ trở lại Chernihiv.
- Ngày 29 tháng 8 năm 2022 Cuộc phản công đầu tiên của Ukraine bắt đầu ở phía đông và phía nam.
- Tháng 9 đến tháng 11 năm 2022 Các lực lượng Ukraine đã giành lại phần lớn các khu vực Kharkiv, Mykolaiv và Kherson trong cuộc phản công đầu tiên, bao gồm cả chính thành phố Kherson.
- Ngày 22 tháng 5 năm 2023 Nga tuyên bố kiểm soát Bakhmut sau nhiều tháng giao tranh.
- Ngày 6 tháng 6 năm 2023 Khi cuộc phản công thứ hai được mong đợi từ lâu của Ukraine bắt đầu, Đập Kakhovka do Nga kiểm soát phát nổ, tạo ra một bức tường nước vào miền nam Ukraine và làm đảo lộn kế hoạch chiến đấu của Ukraine.
- Mùa thu năm 2023 Cuộc phản công thứ hai của Ukraina kết thúc, tiền tuyến không có nhiều thay đổi.
- Ngày 18 tháng 2 năm 2024 Lực lượng Nga giành quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố Avdiivka phía đông sau nhiều tháng chiến đấu.
Ukraine đã phải chịu thất bại sau khi cuộc phản công mùa hè được mong đợi nhiều không tạo ra được bước đột phá nào. Các lực lượng vũ trang chuyển sang thế phòng thủ vào mùa thu để đẩy lùi những bước tiến mới từ Moscow.
Vào ngày 17 tháng 2 năm 2024, lực lượng Nga đã giành quyền kiểm soát thành phố Avdiivka đang bị bao vây, nơi quân đội của Kyiv liên tục bị quân Nga tiếp cận từ ba hướng. Các chỉ huy Ukraine đã phàn nàn trong nhiều tuần về tình trạng thiếu nhân sự và đạn dược. Đây là chiến thắng lớn nhất trên chiến trường của Nga kể từ trận đánh Bakhmut, và nó khẳng định rằng cuộc tấn công của Moscow đang có đà tăng trưởng.
Bên ngoài chiến trường, Ukraine đã chứng tỏ thành công ở Biển Đen, nơi họ xử dụng vũ khí tầm xa để tấn công các cơ sở quân sự ở Crimea và xử dụng máy bay không người lái trên biển để đánh chìm tàu chiến Nga. Ukraine đã vô hiệu hóa 1/3 Hạm đội Biển Đen, theo Hội đồng Đại Tây Dương.
Ukraine đang tìm cách mua thêm tên lửa tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ do Nga chiếm đóng, một động thái mà một số nước châu Âu lo ngại có thể châm ngòi cho sự leo thang từ Moscow.
CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI CHẾT?
Cả Nga và Ukraine đều tìm cách giữ kín số liệu thương vong.
Rất ít thông tin chi tiết về cái chết của quân đội Ukraine đã xuất hiện kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu vào năm 2022. Nhưng rõ ràng là hàng chục nghìn thường dân Ukraine đã thiệt mạng.
Năm 2023, phân tích thống kê độc lập đầu tiên về số người chết trong chiến tranh ở Nga kết luận rằng gần 50.000 đàn ông Nga đã chết trong chiến tranh. Hai cơ quan truyền thông độc lập của Nga là Mediazona và Meduza đã làm việc với một nhà khoa học dữ liệu từ Đại học Tübingen của Đức để phân tích dữ liệu của chính phủ Nga.
ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU UKRAINE KHÔNG THỂ TÌM THÊM QUÂN?
Nếu không có thêm binh sĩ, các tuyến phòng thủ của Ukraine sẽ bị căng quá mức và dễ bị Nga tấn công hơn, đặc biệt nếu Moscow tiến hành các cuộc tấn công dữ dội theo nhiều hướng dọc theo chiến tuyến dài 1.000 km (620 dặm).
Về mặt nhân đạo, Liên hợp quốc và các cơ quan đối tác cho biết nếu lời kêu gọi cấp 3,1 tỷ USD tài trợ mới cho năm nay không được thực hiện, Liên hợp quốc sẽ không thể đáp ứng nhu cầu cơ bản của 8,5 triệu người Ukraine đang sống ở tiền tuyến.
UKRAINE VÀ KÝ ỨC CHIẾN TRANH CỦA MỘT NGƯỜI VIỆT
.
Người Việt ở vào tuổi sáu mươi hay lớn hơn chắc hẳn chưa quên trải nghiệm chiến tranh trên quê hương mình. Chiến tranh Nam Bắc Việt Nam, chiến tranh biên giới phía bắc Trung Cộng- Việt Nam, phía tây nam Campuchia (Cambodia) - Việt Nam.
Đã hơn một tháng qua, theo dõi tình hình chiến sự Ukraine, nhiều người không khỏi xúc động hồi tưởng về Tết Mậu Thân 1968, Mùa hè Đỏ lửa 1972 và tháng Tư năm 1975. Ký ức gợi lại cảnh dân chạy loạn, người chết ở Huế với những mộ chôn tập thể, chết phơi thây dọc Đại lộ Kinh hoàng Quảng Trị - Huế, trên tỉnh lộ 7B Phú Bổn - Tuy Hòa.
Nhớ người thân, bạn bè đã hy sinh trên chiến trường, trên đường triệt thoái...v.v...
Với những người Việt cao tuổi, sống và lớn lên ở miền Bắc trong thời chiến tranh. Khi nhắc đến chiến tranh chắc hẳn không quên cảnh máy bay Mỹ ném bom mười hai ngày đêm vào mùa lễ Giáng Sinh 1972, hay cảnh đạn pháo như mưa ở biên giới phía bắc vào mùa xuân 1979. Làm sao quên những đứa con "sinh bắc tử nam", những thanh niên bỏ mình trên chiến trường, trên đường mòn biên giới hay trên đất Kampuchia.
Chúng ta đã đều trải qua chiến tranh, bom đạn, chết chóc, đổ nát và nhuốm đầy đau thương.
Đã hơn một tháng qua, kể từ thứ Năm ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến nay, nhìn cảnh đổ nát tang thương, người chết, cảnh người dân Ukraine sống dưới hầm hay đang theo đoàn người di tản ra khỏi vùng giao tranh, tưởng từ một nơi xa xôi lắm không liên quan đến nơi mình đang sống, nhưng sao lại thấy rất gần gủi qua sự đồng cảm giữa người với người qua hình ảnh điêu tàn, đổ nát, chết chóc vì sự hủy hoại của bom đạn chiến tranh thế kỷ 20, cũng như hiện nay vớí vũ khí hiện đại công nghệ cao trong thế kỹ 21 nầy.
Chiến tranh có lẽ ở đâu cũng thế, vì đã trải qua nên người Việt chúng ta thấy đồng cảm với người dân Ukraine.
Nhiều người Việt, hay gốc Việt đang sống ở Ukraine, đông nhất ở thành phố Kharkiv, trước nay chiến tranh có thể còn là điều xa lạ hay đã mờ nhạt theo quá khứ, nhưng nay họ đang lại phải đối diện với bom rơi, đạn nổ.
"Tản cư", "sơ tán", "chạy giặc", "chạy loạn", "di tản" là những gì ông bà, cha mẹ ngày xưa đã trải qua mà nay chính họ đang phải có những quyết định; Đi hay ở. Mà bỏ Kharkiv thì đi đâu bây giờ. Còn ở lại, không biết sống chết ra sao.
Hôm 28-2-2022 một người Việt ở thành phố nầy đã hơn 40 năm, ông Vũ Chân, đã mô tả cuộc ném bom của Nga vào thành phố: "Hôm nay nó bắn nhiều quá thôi. Năm 72 so với hôm nay chưa là cái gì cả. Nó toàn bắn vào nhà dân thôi".
Năm 1968, khi Việt Cộng tổng tấn công vào các thành phố lớn nhỏ ở Cao nguyên, các tỉnh thành và cả thủ đô Sài Gòn nên hầu hết người dân miền Nam đều giáp mặt với chiến tranh, trong đợt Tổng công kích mùa Xuân Tết Mậu Thân.
Phi trường là mục tiêu bị pháo kích ngăn cản và phá hủy máy bay, tiếng đạn nổ rất gần trong thành phố, nhà cửa cháy. Xa xa thấy máy bay lao xuống bỏ bom hướng đạn pháo nổ. Sau tiếng rít của đại bác VC từ trên núi câu xuống thành phố, rồi tiếng nổ lớn khi chạm vào mục tiêu.
Sau chiến trận, có những đêm Việt Cộng bắn hoả tiễn 122 ly vào thành phố, rớt vào nhà dân, trường học, khu chợ đông đúc, xác người tung toé. Nhiều gia đình lo đào hầm chìm hoặc làm hầm nổi bằng bao cát để tránh đạn pháo.
Năm 1972 chiến tranh lại bùng phát khốc liệt. Xe tăng, đại pháo Bắc Việt tràn qua vùng giới tuyến vào Quảng Trị, cùng lúc tấn công nhiều tỉnh thành phía nam. Nhưng rồi bị chận lại ở Quảng Trị, Kontum, An Lộc.
Với những tháng ngày đau thương tang tóc của VNCH trong suốt chặng đường chiến đấu đầy máu và nước mắt , những sự bi hùng hy sinh gian khổ và mất mát , để rồi ... cuối cùng chúng ta "mất quê hương, mất tự do, mất tất cả".
Tháng Tư 1975, từng vùng đất quê hương rơi vào sự kiểm soát của bộ đội cộng sản, để rồi miền Nam đầu hàng ngày 30/4/1975.
Hết chiến tranh. Đất nước thống nhất. Những tưởng người Việt sẽ được sống trong hoà bình.
Ai ngờ chỉ vài năm sau người Việt lại phải đối diện với bom đạn từ chiến trường tây nam, từ biên giới phía bắc. An Giang, Châu Đốc, Tây Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang lại trở thành những bãi chiến trường.
Một buổi sáng tháng 2 năm 1979, đang ở trong tù, cho nghỉ lao động liên tục và điểm danh bất kể ngày đêm, thời gian sau mới biết Trung Cộng tấn công dạy cho Hà Nội một bài học... Về sau tìm hiểu mới biết ý đồ của Hà Nội là muốn thành lập một Liên bang Đông Dương gồm ba nước Việt, Miên, Lào dưới sự lãnh đạo của thành phần thân Liên Xô trong bộ chính trị. Chiến tranh xảy ra vì TC không muốn một vùng lãnh thổ phía nam là thù nghịch.
Nhưng quân phương bắc không chiếm được Hà Nội. Với thiệt hại nhân mạng không lường trước, sau ba tuần tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, Bắc Kinh đã phải phải rút quân về.
Chiến tranh ở Ukraine hiện nay cũng thế, vì Tổng thống Putin của Nga không muốn Ukraine ngả theo NATO và Liên hiệp Châu Âu để trở thành thù nghịch, nên đã ra lệnh tấn công vào nước này.
Ukraine sẽ chống lại được cuộc xâm lăng hay không? Cho đến lúc nầy, có khả năng Nga đã ước tính sai tinh thần chiến đấu của quân đội Ukraine, nên sau hơn một tháng quân Nga cũng chưa kiểm soát được nhiều thành phố lớn như mong muốn .
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ngay trong buổi tường trình trước Quốc hội về "Hiện tình Liên bang" vào tối 1/3 đã dành 15 phút đầu tiên nói về tình hình khẩn trương ở Ukraine mà Hoa Kỳ cùng Liên hiệp Châu Âu đã có biện pháp bao vây kinh tế Nga, cùng lúc viện trợ vũ khí, tài chánh để giúp Ukraine đánh đuổi quân xâm lăng.
Có khả năng Ukraine sẽ là mồ chôn quân Nga lúc này. Còn nếu bị chiếm đóng, Nga sẽ sa lầy và Ukraine là một Việt Nam 2 cho nước Nga, như cuộc xâm lăng Afghanistan của Nga năm 1979 và sa lầy trong suốt 10 năm (1979- 1989).
Nhiều nơi trên thế giới, từ Washington D.C., Toronto, San Francisco, Berlin, Bangkok, Berkeley cho đến Colombo, Paris, London người dân đã xuống đường phản đối Nga xâm lăng. Các biểu tượng xanh và vàng là màu cờ của Ukraine, cùng những bông hoa hướng dương đã được phô bày để biểu tỏ sự ủng hộ Ukraine đang chiến đấu chống lại quân Nga.
Tại Việt Nam thì khác, không mấy ai công khai lên tiếng kết án Nga xâm lăng. Trên truyền thông cũng như qua các phát biểu của quan chức bộ ngoại giao đều không dùng từ "xâm lăng" để chỉ hành động của Nga, chỉ gọi đó là "chiến dịch quân sự đặc biệt", như Putin đã dùng khi ra lệnh tấn công, vì cho rằng Ukraine đã từng là một phần lãnh thổ của Liên Xô trước đây, nay phải đưa trở lại cùng đất mẹ.
Hồ Chí Minh cũng đã từng coi miền Nam Việt Nam là một phần bất khả phân ly của nước Việt nên đã phát động chiến tranh giải phóng, không bao giờ gọi đó là xâm lăng. Ngược lại Hà Nội còn lên án Mỹ phát động chiến tranh xâm lược ở Việt Nam.
Chiến tranh Việt Nam kéo dài hai thập niên với hàng triệu binh lính và thường dân chết. Kết quả chiến thắng về phe cộng sản, nhưng lãnh đạo Hà Nội đã phải trả một giá rất đắt và nước Việt Nam nay cũng đang trong hoàn cảnh không khác Ukraine trước khi Nga đưa quân vào.
Trong những ngày đầu cuộc chiến Ukraine, nhiều người đã được xem một thước phim ngắn hay đọc mẩu tin lan tràn trên internet, ghi lại đoạn đối thoại của một cụ bà Ukraine can đảm đối chất thẳng cùng một người lính Nga mang đầy súng ống. Bà đưa anh ta nắm hạt hướng dương và bảo hãy bỏ vào túi mình để nếu có tử trận, hoa hướng dương sẽ mọc lên từ thân xác của tất cả những quân chiếm đóng, quân phát-xít sẽ nằm xuống trên mảnh đất của bà.
Câu chuyện giữa bà cụ người Ukraine và người lính Nga. Theo bản dịch của Alex Abramovich bà cụ nói thế này:
“You’re occupiers. You are fascists. Why the fuck did you come here with your guns?” (Anh là kẻ chiếm đóng, là đồ phát-xít. Tại sao anh lại mang súng đến nơi này?)
“Take these seeds and put them in your pocket so, at least, sunflowers will grow on your graves.” (Hãy cầm lấy nắm hạt giống nầy và cất vào túi đi, ít ra, hoa hướng dương sẽ mọc trên nấm mộ của anh)
Quốc hoa của Ukraine là hoa hướng dương. Mong rằng những bông hoa vàng vẫn còn nở rộ trên quê hương đó.
"Hoa vẫn nở trên đường quê hương" của Phạm Thế Mỹ, viết trong thời chiến tranh Việt Nam.
"Hoa vẫn nở trên đường quê hương
Ôi quê hương ta đó
Dù bóng đêm đang gieo kinh hoàng
Dù mái tranh bơ vơ điêu tàn
Từng cánh hoa, từng cánh hoa
Hoa vẫn nở trong đêm mù sương
Hoa vẫn nở trên đường quê hương...."
Người Việt gọi hoa hướng dương là hoa quỳ. Nhà thơ Từ Thế Mộng có một bài thơ như sau:
Đơn giản vậy mà sao lòng anh lạ
Nghiêng theo em như thể đóa hoa quỳ
Ôi màu vàng đâu thể dễ phải đi
Màu vàng không phai
Mặt trời vẫn ướt
Nên phương em lẽo đẽo một phương quỳ
Mong gởi niềm tin, hy vọng đến với dân tộc Ukraine.
"Lòng anh như đóa Hướng Dương.
Trăm nghìn đổ lại một phương mặt trời".
- Ukraine, Đóa Hoa Quỳ Bất Khuất
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét