Thứ Hai, 29 tháng 4, 2024

SILAS 9 THÁNG 3 NGÀY TUỔI ( 10/7/2023 - 13/4/2024 ).

 


SILAS 9 THÁNG 3 NGÀY TUỔI
( 10/7/2023 - 13/4/2024 ).

GHI DẤU
Bước đi chập chững đầu đời
Bước đi chín tháng cháu trai ngập ngừng
Bước đi chưa vững ngại ngùng
Thôi bò cho lẹ vội vàng bốn chân.

8640

8663 (4)
8165 (1)

8637 (2)
8717


9270


















Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2024

NIỀM VUI NỖI BUỒN CỦA NGÀY 30 THÁNG 4

Bốn chín năm, quay nhìn ngó lại
Tưởng chừng như, chuyện mới hôm qua
Nỗi đau thương, đến giờ chưa dứt,
Bao ký ức còn mãi với ta



Các Bộ trưởng ngoại giao ký Hiệp định Paris về VN:
- William Rogers, Hoa Kỳ
- Nguyễn Duy Trinh ,VN DC-CH
- Trần Văn Lắm, VN CH
- Nguyễn Thị Bình , CM lâm thời 


NIỀM VUI
NỖI BUỒN
CỦA NGÀY 30 THÁNG 4

Bốn sáu năm, quay đầu ngó lại
Tưởng chừng như, chuyện mới hôm qua
Nỗi đau thương, đến giờ chưa dứt
Năm tháng dài, còn mãi với ta

Còn hồ nghi “bốn mươi sáu” năm tròn
Vẫn in dấu, chưa nhạt phai hằn vết
Lòng cháy nám, thịt da người dân Việt,
Bốn sáu năm, oan hồn chết rên la
Nhiều lần tôi, bật khóc với hồn ma
Nước mắt mặn, dân tộc tôi chua xót
Đã tan xác, dưới ngọn lau cây cỏ,
Trên biển khơi, sóng dữ đó năm nào

Tù lao cải, giữa rừng sâu thăm thẳm
Người thoát thân, lúc trốn trại về đêm
Kẻ không may bị bắn chết phanh thây
Vượt không thoát, trói tay đem nhốt kỹ
Cùng cay đắng, với đảo điên thế kỷ
Bốn sáu năm nhìn lại kỷ đoạn đường
Quá nghẹn ngào bằng nước mắt đau thương
Chưa trọn vẹn, với nụ cười không trọn.

Người thoát được, mang lời thề sông núi
Dân trốn đi, tìm ánh sáng tự do,
Quê hương còn, chỉ mảnh rách cơ đồ
Đang nhàu nát với mưu mô toàn trị.
Bốn mươi sáu, những năm dài suy nghĩ
Biết bao lâu? người dân mới hết lo
Cuối tháng Tư, dân Việt mất tự do
Kể từ đó.! nhiều trại tù khắp nước.

Việt Nam Cộng Hòa, Bị đồng minh chối bỏ, Bởi trót ngậm miếng mồi,
Ngon hơn và béo bở
Qua văn từ tuyên ngôn.!
Quăng sọt rác, như tờ giấy lộn,
Chữ "tín" mồm, đời nghe thật, tởm khinh

Cường quốc ơi.!
Ngượng miệng gọi đồng minh,
Bàn cân nào đánh giá trọng khinh?
Lương tâm nào còn con tim gõ nhịp,

Quê hương tôi
Tiếng kêu gào thảm thiết.!
Linh hồn người chết, đã bị lãng quên,
Anh quân nhân, người công chức...
bỗng bị đổi tên:
Thành tù nhân, triền miên,
Không bản án.

Biết bắt đầu từ đâu cho đủ?
Khi xe tăng xô ngã cổng dinh thành,
Khi lệnh đầu hàng vội vã truyền nhanh,
Bởi bàn tay đàn anh đâm sau lưng chiến sĩ.

Những phát súng "Người Hùng"
Tự bắn vào người sĩ khí
Những vì sao rơi vào buổi bình minh:
Nam, Hai, Hưng, Vỹ, Phú
Những vị thiên thần.“Sinh vi Tướng, tử vi Thần”
Hồn thiêng linh hiển.

Biết bắt đầu từ đâu cho đủ.
Khi xe cần trục kéo ngã tượng tiếc thương,
Anh nằm trơ chổng ngỗng bên vệ đường,
Anh về đâu?
Sau lần tôi được gặp!
Dù anh còn hay anh đã mất,
Dù người ta có nghiền anh thành cát bụi,
Anh vẫn đứng vẫn đi
Anh vẫn trở về với nguyên ủy bất di,
Anh vẫn sống trong lòng người còn sống,
Anh vẫn sống thiên thu bất tận,
Khi nghĩa trang còn chút đất gọi tên
Khi những nấm mồ chưa bị lãng quên
Những nấm mồ ngủ yên,
Con yêu Tổ Quốc.

Biết bắt đầu từ đâu cho đủ
Khi những chiếc thuyền con, dám vượt biển,
Như những chiếc lá bềnh bồng trôi dạt đại dương,
Dân tôi phải đi vì đã đến đường cùng.!
Hết chịu nổi gông cùm kềm kẹp,
Tiếng kẽn sớm chiều,
Tiếng loa bốc phét,
Bụng đói meo, nghe lải nhải tiến lên,

Đổi tiền - Đánh tư sản đời đảo điên,
Chốn khỉ ho đày dân đi kinh tế mới,
Tỉnh Gia lai KonTum vùng Cao nguyên phố núi
thuộc Nam- Ngãi- Bình- Phú VC
đày ngụy quân, ngụy quyền
đi gở bom mìn,
trong đó có cá nhân tôi,
với hai lần, sáu tháng
để giải phóng đất đai cho dân canh tác
Nỗi khổ đau rên xiết,
còn lời nào để nói với ai.!

Biết bắt đầu từ đâu cho đủ
Nếu không nói về bia đá ở Galang
Nếu không nói về bia đá ở Bidong,
Những tấm bia vô tri để ghi ơn, nghĩa
Ơn cưu mang và nghĩa tử, kẻ không còn
Những tấm bia bị đục trống trơn
Hòng chạy tội nguyên lai của kẻ ác,
Còn đó hay không,
Lòng người là chuyện khác
Văn từ sách sử để ngàn sau...

Biết bắt đầu từ đâu cho đủ!
Bắt đầu ở đâu?
Rồi chấm dứt ở đâu?
Chuyện tôi kể…Sẽ trường thiên, dài bất tận…
Làm sao nói cho cùng.!
Và giờ đây, bốn mươi sáu năm nhìn lại
Về những người hải ngoại gốc Việt Nam,
Họ khởi đi: từ giã chốn lầm than
Từng dẩm qua bao gian nan khổ nhọc,
Lời vô tri,
Những ngôn từ sỉ nhục:
Nào tội đồ, nào ôm chân đế quốc,
Nào phản động, đĩ điếm…Bọn liếm bơ thừa sữa cặn... Loài mất gốc, ôm chân đế quốc
Nay hiển nhiên thành khúc ruột ngàn xa…
Là vựa tiền đem về hàng chục tỷ đô la…
Nuôi đất nước qua lầm than xã nghĩa.
Họ, trở thành tài nguyên vô giá,
Công cũng thành,
Danh cũng toại, qúy hóa thay!
Nhờ lý tưởng tự do:
Họ có ngày nay,
Nhân tài Việt
Trãi từ Úc, Âu, Mỹ, Á.

Bốn mươi sáu năm nhìn lại con đường
Nổi đau vẫn còn!
Niềm vui vụt lớn.
Bấm bàn tay nhẩm đốt nhớ thương quê,
Bốn sáu năm không phải chuyện nồi kê,
Anh trai trẻ, giờ cụ già bạc tóc
Nước mắt khô rồi,
bởi nhiều đêm vẫn khóc,
Còn bàng hoàng như chuyện mới hôm qua
Bốn mươi sáu năm
Cuộc dâu bể diễn ra,
"Cỏ hoa vẫn tươi nở trong xót xa cay đắng
Như khóm lục bình vừa trôi dạt vừa trổ bông..."

Sinh Tử hai nơi, tách rời Tổ Quốc
.

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2024

PHỐ NÚI, NGÀY THÁNG BA NĂM 1975..!

 

Nhà thơ Vũ Hữu Định

Một người đã khoát cho Pleiku mộṭ sắc áo đẹp đó là Vũ Hữu Định. Ông chỉ là người “khách lạ” ghé chơi. Nhưng, người khách lạ ấy đã làm rạng rỡ hơn cảnh vật và khám phá từ những góc cạnh tự nhiên cuả tỉnh lẻ phố núi với những tâm tình ấp ủ theo từng ngõ phố từng bước chân đi.

Qua bài thơ “Còn Một Chút Gì Để Nhớ” của thi sĩ họ Vũ đã làm cho Pleiku trở thành một nơi chốn cực kỳ lãng mạn và thơ mộng qua thi ca, thật cũng chẳng ngoa tí nào.!. Những câu thơ dễ thương của một vài con phố nhỏ heo hút của vùng cao nguyên, với hình tượng của “Em”, của thời tiết se lạnh để má em thắm để môi em hồng. Phài chăng đó chỉ là hình tượng tổng hợp từ nhiều hình ảnh trong thực tế để làm thành một hình tượng tuyệt diệu của tưởng tượng, của hư cấu, trong cái không gian của một phố núi nhỏ nhoi, con người thi sĩ và cảnh vật cũng như thiên nhiên ở đây hình như thở chung một nhịp đập của trái tim dâng trào cảm xúc. Con phố hoang sơ lạnh lùng nhưng dường như có một tâm hồn mà người thơ cảm thông được, hiểu được từ nỗi cô đơn mà trời riêng dành cho người làm thơ.

Có khi em Pleiku chỉ là tưởng tượng trong thơ. Thi sĩ đã làm thành một nhân dáng nữ tuyệt vời để tô điểm cho phố núi ấm áp hơn trong cái se lạnh của Cao Nguyên. Thơ như tháp cánh vút lên, để những hàng cây dầu hai bên con đường học trò vươn lên màu lá xanh biếc. Thành phố có em, là thành phố mà tình yêu đã làm một thứ trang sức cho đời lính thú biên trấn xa xôi. May mà còn có niềm vui,…



Chỉ mười mấy câu thơ mà nhà thơ đã chuyên chở rất nhiều tình, ý. Thơ có thiên nhiên hòa hợp với con người. Thơ làm đời sống có nhiều chất thơ hơn để quên đi những ám ảnh của chiến tranh:

"Phố núi cao phố núi đầy sương

phố núi cây xanh trời thấp thật gần

anh khách lạ đi lên đi xuống

may mà có em đời còn dễ thương

phố núi cao phố núi trời gần

phố xá không xa nên phố tình thân

đi dăm phút đã về chốn cũ

một buổi chiều nao lòng bỗng bâng khuâng

em Pkeiku má đỏ môi hồng

ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông

nên mắt em ướt và tóc em ướt

da em mềm như mây chiều trong

xin cảm ơn thành phố có em

xin cảm ơn một mái tóc mềm

mai xa lắc trên đồn biên giới

còn một chút gì để nhớ để quên”.


PLEIKU, NGÀY THÁNG CHẠP...!


Ngày trở lại cao nguyên mùa tháng chạp
Hoa dã quỳ phai nhạt vẫy chào tôi
Chân bước đi trên lối nhỏ bồi hồi
Mắt rười rượi nỗi sầu ôi trĩu nặng

Mình lạc giữa, không gian đầy quạnh vắng
Vạt sương mù ngăn bước cản chân qua
Nhìn hoàng hôn nhuộm tím buổi chiều tà
Cho nhung nhớ ngập tràn ngăn ký ức

Phía trước mặt đường dài xa hun hút
Đằng sau lưng rừng thẳm vực càng sâu
Kỷ niệm xưa héo úa đã nhạt màu
Cơn dông bão nhấn chìm bao thành quách

Gió lay nhẹ đậu vai gầy say đắm
Chút dỗi hờn duyên phận lắm long đong
Chiều cao nguyên buốt giá tận cõi lòng
Giọt lệ nóng vỡ òa trong khóe mắt.


Thị xã Ayun Pa bây giờ chính là tỉnh Phú Bổn ngày xưa. Thời ấy, những cái tên Phú Bổn, Hậu Bổn, Phú Túc, Cheo Reo, Thuần Mẫn... luôn vang lên trên các bản tin chiến trận, nhất là vào tháng 3/1975.

Người dân vẫn thường gọi Phú Bổn để nói về Ayun Pa. Cái tên ấy gợi về một thời, với buồn vui lẫn lộn...




TRỜI ĐẤT DỌC NGAN


Đất trời gặp cảnh quá điêu linh Phí sức thân trai nỗi bất bình Cái nợ trần gian đeo đẳng mãi Nhụt rồi dũng chí kiếp nhân sinh Giờ đây thơ thới cùng mây nước Ai cũng đôi lần trải nhục vinh Dâu bể đa đoan cùng thế sự
Thôi đành tạ tội với non sông



CAO NGUYÊN


Lạc lõng chân hoang qua phố núi Giọt rơi dâng biếc tán bàng cây Cây muồng san sát ru theo gió
Tình cảm ẩn sâu mãi chốn nầy


Pleiku, vùng cao nguyên đất đỏ, giao điểm của những con đường Quốc Lộ 19, 14 nối liền Duyên Hải, vùng Hoàng Triều Cương Thổ đến cùng tận Cao Nguyên Trung phần. Pleiku còn được gọi là thành phố Lính, nơi đặt bản doanh của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, nơi đồn trú của Sư Đoàn 6 KQ, Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, 8 Liên Đoàn Biệt Động Quân, nhiều đơn vị Bộ Binh và Tiểu Khu Pleiku. Pleiku cũng là nơi có những ngôi trường mang tên Pleime, Pleiku, Phạm Hồng Thái, Minh Đức, Bồ Đề, Nông Lâm Súc. Pleiku còn mang tên Phố Núi thơ mộng, một địa danh đã được dệt nên nhiều áng thi ca bởi những nhà thơ nổi tiếng một thời sống ở Pleiku hay chỉ một thoáng ghé qua Phố Núi: Vũ Hữu Định, Cao Thoại Châu, Nguyễn Bắc Sơn, Kim Tuấn, Nguyễn Mạnh Trinh, Võ Ý... Tháng Ba 1975, Pleiku trời bỗng đổ những cơn mưa, giọt mưa như những dòng nước mắt đầm đìa khóc thương cho những người bỏ đi và cho cả những người ở lại để đón chờ một cuộc đổi thay oan nghiệt. Tháng Ba, những đám mây la đà như những vành khăn tang phủ trên đầu Phố Núi. Những người lính chiến bao nhiêu năm trấn thủ sống chết với vùng địa đầu tam biên, giờ phải hốt hoảng ra đi, không kịp nói với Pleiku một lời giã biệt, kéo theo những người dân hiền lành và cả những cô cậu học trò đã từng lớn lên bằng hơi thở của núi rừng, một thời tuổi thơ được vỗ về bằng tiếng đạn bom và cả những bài thơ rất tình ngợi ca Phố Núi. Chính hơi thở của các nàng thiếu nữ Pleiku, cùng dư âm đạn bom và cả những bài thơ của những nhà thơ lính bị lưu đày, đã dệt thành những mảng mù sương giăng giăng trên Phố Núi, như muôn đời ôm lấy trái tim của những người Pleiku lưu lạc, để cho lòng lưu luyến mãi khôn nguôi… Tháng ba 1975, Pleiku đứt đi từng đoạn ruột. Từ trời cao nhìn xuống, dòng người “di tản” kéo dài bất tận trên Tỉnh Lộ 7B, trông như những khúc ruột đứt ra từ Phố Núi KonTum, Pleiku, Phú bồn, với biết bao người đã không đi hết con đường tỉnh lộ kinh hoàng này. Thân xác gởi lại nơi nào giờ cũng đã trở thành tro bụi. Bao nhiêu đứa con thơ lạc mất vòng tay của mẹ, nếu có còn sống đến hôm nay cũng đã trở thành xa lạ. Những người may mắn sống sót, hầu hết đã ra đi, tản mác khắp bốn phương trời. Tháng ba, Phố Núi phủ lên một màu ảm đạm, hoang tàn, chia ly, chết chóc, tù đày. Phố núi đã chết. Người thắng cuộc đã tô son trét phấn trên thi thể của những Phố Núi dù có rực rỡ đèn màu, có vang dậy tiếng cồng chiêng trong các bản làng, Phố Núi cũng sẽ chẳng bao giờ là Phố Núi của ngày xưa, của chúng ta, những người có mặt hôm nay. Tháng Ba, nỗi nhớ có quay về Phố Núi, thì vẫn là một Phố Núi ngày xưa. Mãi mài vẫn còn trong tâm tưởng, ký ức của mỗi người trong chúng ta hôm nay. Không biết có bao nhiêu nước mắt nào đổ xuống để có thể giải oan cho cuộc biển dâu này của những người Phố Núi. Hôm nay, Tháng 3, đúng 49 năm, ở một nơi xa xăm, muôn trùng cách biệt với quê nhà, những người Phố núi xa xứ từ khắp nơi qui tụ về đây. Từ các anh phi công , các anh lính chiến Biệt Động Quân, Thiết Giáp, Bộ Binh, những công chức, thầy cô giáo, những cô cậu học trò và cả những người từng sống, từng lớn lên từ Phố Núi. Tất cả đang ngồi quanh đây với biết bao nỗi nhớ đang quay về. Nhớ bầu trời một thời bay bổng, nhớ núi rừng, nơi các chiến trường của một thuở tung hoành ngang dọc, cùng sống chết với anh em đồng đội, nhớ những con đường góc phố bám đầy đất đỏ, nhớ những mái trường Pleime, Pleiku, Phạm Hồng Thái, Minh Đức, Bồ Đề, Nông Lâm Súc…, nhớ Thành Pleime, phi trường Cù Hanh, căn cứ Biển Hồ, nhớ Đồi Đức Mẹ … và nhớ rạp ciné Diệp Kính, Thanh Bình, rạp Diên Hồng, những quán cà phê Lính, cà phê Văn, Dinh Điền, Bắc Hương , Thiên Lý… Những người quân, dân, cán, chính Pleiku ngày nào bây giờ đã trên tuổi thất thập và những cô học trò Phố Núi ngày xưa bây giờ cũng đã là bà nội bà ngoại, Thời gian như những ngọn gió làm cho các phiến lá vàng lần lượt lìa cành. Ta gặp nhau hôm nay, để thấy trong ta vẫn còn có những vết thương không bao giờ thành sẹo, và để thêm một lần cho nỗi nhớ quay về. Để nếu mai này có là một chiếc lá lìa cành thì xin không rơi giữa hư không mà rơi xuống giữa lòng Phố Núi. Phố Núi mênh mông, huyền thoại trong tâm tưởng của mỗi người… Phố núi ơi! Tháng Ba , xin hãy cho những người đã không giữ được Phố Núi ngày nào được nói một lời tạ lỗi. Và xin Phố núi ghi lấy tấm lòng của những người xa xứ, cứ mỗi độ tháng Ba, là bao nỗi nhớ lại quay về, với tấm lòng da diết những yêu thương!



Thứ Tư, 24 tháng 4, 2024

CON SEN MUỐN ĐƯỢC TĂNG LƯƠNG.!

 


CON SEN MUỐN ĐƯỢC TĂNG LƯƠNG.!

Bà chủ rất thắc mắc vì chuyện đòi tăng lương nên hỏi con Sen:
“Tại sao mày muốn được tăng lương?”

Con Sen: “Thưa bà có 3 lý do.
Thứ Nhất, tại vì con ủi đồ giỏi hơn bà”

Bà chủ: “ Ai nói với mày thế?”

Con Sen: “Ông chủ nói với con như vậy”.

Bà chủ vẻ mặt cau có

Con Sen: “Thứ Hai là con nấu ăn ngon hơn bà”.

Bà chủ: “Ai dám nói là mày nấu ăn ngon hơn tao?”

Con Sen: “Ông chủ nói là con nấu ăn ngon hơn bà nhiều lắm”.

Bà chủ: “Ồi.! Ông già mắc dịch này quá lắm rồi"

Con Sen: “Thứ Ba là con làm tình giỏi hơn bà”.

Bà chủ tức giận: không kềm chế nữa la hét lên “Ông chủ nói là mày làm tình giỏi hơn tao phải không?”

Con Sen: “Thưa bà không phải. Anh Ba làm vườn nói thế”.

Bà chủ: "Thôi mầy nói nhỏ lại cho tao nhờ, bà sẽ cho con thêm mỗi tháng 100 và con làm ơn im cái miệng đi nhé."

Con Sen: "Thưa bà...là thế n...ầ...y"

Bà chủ: "Ừ, thôi 200 vậy. Im đi.!, mầy quá quắt, tau chịu thua rồi"


Hồ Thân Vụ nầy mới kẹt dữ chớ không phải chơi SẬP BẨY GIA NHÂN VỤ NẨY thường lắm đời đen bạc MỚI mẻ chi mô họa đến thân, KẸT cứng dây dưa làn bụi phủ DỮ lành mật ngọt phải mần răn.? CHỚ chi than trách người hầu hạ KHÔNG chỉ riêng ta lắm kẻ mong PHẢI biết khôn ngoan khi xuống trướng CHƠI đu rút cọc vẫn chưa xong.! Đông Lợi Long
THAN THỞ Con ơi bà nói con nghe Hai ta phận yếu chở che ngọt bùi Cùng nhau lạc thú yên vui Có tiền cùng hưởng chớ khui thúi rình Lòng bà yêu trộm ăn nằm Chồng già mỏi gối chồn chân mất rồi Tình tau còn lắm chưa phai Nên tình lôi cuốn ngày hai ba lần.


Tất cả cảm xúc: