Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2023

TUYỆT CÚ MÈO.

 


"TUYỆT CÚ MÈO"

“Tuyệt cú mèo” là tiếng lóng, nghĩa là “tuyệt vời, rất tuyệt, tuyệt quá đạt đến mức coi như lý tưởng, không còn chê chỗ nào được nữa”

Nguồn gốc của quán ngữ này là danh ngữ “tuyệt cú” của tiếng Hán. Theo đó, “tuyệt cú” (còn gọi là tiệt cú, đoản cú), vốn là tên một thể thơ mà mỗi bài có bốn câu như:

- Thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ 4 câu)

"Mặc khách tuyệt vời, qua bát cú
Tao nhân hay chữ đã lưu đời
Giai nhân tỏa sáng trăng tròn mãi
Danh tướng không sao để bạc đầu"

- Bát ngôn tứ tuyệt (8 chữ 4 câu)

"Mưa lất phất buổi chiều ngang qua phố
Rảo bước về căn gác trọ thân quen
Qua ngõ vắng bao nỗi niềm chất ngất
Trời xám buồn không gian lại tối đen"

Hay
- Thất ngôn bát cú (7 chữ 8 câu)

"Lụn tàn giờ khắc, dạ hao mòn,
Chẳng dám quay nhìn sắc núi non.
Hãy nhớ ngoảnh đầu khi khuất hẳn,
Cho thêm suy tưởng: Vẫn đương còn.
Nhiều đêm sấm sét lùa tia sáng
Lay động canh khuya tiếng nổ vang
Lo sợ tuổi già đêm mất ngủ
Vợ chồng vừa lứa, đã hao gầy".

Từ “Tuyệt cú mèo” dùng trong dân gian, thay vì tên một thể thơ thì thường hiểu sai thành “câu (thơ) hay”, rồi hiểu rộng ra là “hay”, là “tuyệt”. Và khi nó đã được mặc nhiên hiểu như thế này rồi thì người ta lại đánh đồng chữ “cú” nghĩa là “câu” với “cú” trong tên một loài chim là “cú mèo”. Thế là ta có ba tiếng “tuyệt cú mèo”.

Đây là một hiện tượng thường gặp trong tiếng Việt, người ta thường mượn một từ đồng âm để thêm thắt từ ngữ, kiểu “lý do lý trấu”, “văn nghệ văn gừng”. "ba hoa chích chòe", "phớt tỉnh ăng-lê", "thanh minh thanh nga".v.v... 

Tớ chỉ suy luận về những nhóm chữ như "tuyệt cú mèo", hay "Sướng rên mé đìu hiu" chỉ là một lối chơi chữ của Duyên Anh dùng trong các tác phẩm viết cho tuổi "đang lớn". Nó có nguồn gốc từ chữ "tuyệt cú" nói về một lối thơ cổ (dĩ nhiên chẳng liên quan gì đến ý nghĩa được dùng trong tác phẩm của Duyên Anh) và con "cú mèo" của Việt Nam.
Chữ tuyệt trong tiếng Việt diễn tả một trạng thái độc đáo, chẳng hạn "tuyệt sắc giai nhân", "tuyệt tác", "tuyệt vời", v.v...; chữ cú dễ cho người ta liên tưởng đến "cú mèo" nên Duyên Anh đã ghép lại thành "tuyệt cú mèo" và dùng nó để diễn tả - một cách thậm xưng - những gì độc đáo, mang hơi hướng khôi hài, tạo hấp lực với các độc giả tuổi vị thành niên.
Theo Tớ hiểu thì người Bắc nói riêng và người Việt mình nói chung hay nói ví von để nhấn mạnh thêm cái gì mình muốn đề cập đến. "Tuyệt cú mèo", "Sướng rên mé đìu hiu"... là những điển hình. Tuyệt không chưa đủ phải là tuyệt cú mèo thì tuyệt hơn cả tuyệt vời, "rất tuyệt vời" hay "tuyệt vời quá". Sau ngày 30-4-1975 giới làm báo vỉa hè trong nước "đẻ" ra nhóm chữ quái thai "tuyệt vời trên cả tuyệt vời", bắt chước một cách ngô nghê, từ đó giới nghệ sĩ hùa theo "CẶP ĐÔI cô dâu chú rể hôm nay đẹp Trên Cả Tuyệt Vời" (cặp bò là hai con bò; đội đủa là hai chiếc đủa).Tại sao không nói "ĐÔI tân hôn hôm nay đẹp lộng lẫy, hay CẶP dâu rể hôm nay thật tuyệt vời". Cứ thế, đọc hoài quen mắt, nghe lâu quen tai, viết mãi quen tay; Từ đó người dân cả nước đều rập một khuôn loại chữ nghĩa Chẳng Hề Xấu Hổ Chút Nào Vì Ngu. Thật tội cho chữ nghĩa bị đổi đời một cách thảm hại.


CHUYỆN CƯỜI PHỞ CHÓ

Hãy nghe một ông Hà Nội (mới) vào tiệm phở gà Hùng Vương (Sài Gòn) gọi một tô phở gà ba nghìn. Sau khi tô phở được bưng ra, ông này liền kêu chủ quán để mà mắng vốn:
- Ba nghìn bát phở gà mà chả có miếng thịt chó lào cả.
(Gọi bát phở ba nghìn mà chằng thấy thịt đâu, hay là ít thịt thì cứ việc nói là tô phở ít thịt hay tô phở không người lái, nhưng lại muốn chứng tỏ ta đây là dân "36 phố phường" nên thêm chữ chó vào cho hách xì xằng đúng kiểu dân cái bang).
Ông chủ quán trả lời nhẹ nhàng:
- Vâng, bác gọi phở gà thì chỉ có thịt gà, chứ bác đâu có kêu phở chó đâu mà có thịt chó.
- Bán thế lầy thì chó ló ăn.
Ông chủ vẫn nhỏ nhẹ nói:
- Bác có hai chân, đâu phải bốn chân.



Pham Hông That Bài viết rất hay chúc bạn Đông Lợi Long Cảm ơn Bác Phạm Hồng Thát Giac Bui Bk trường sơn chính hiệu con nai vàng,,,,,oô con cầy vàng Đông Lợi Long Cảm ơn Bác Giac Bui, Cầy tơ ngon nhất cầy vàng Bk chính hiệu nai vàng Trường sơn. Dangtam Ho Hôm nay DT.,được cười thỏa thích với bài viết của Anh. Vui, hay ,tuyệt! Lâu rày DT. cũng thường hay cười một mình với những chữ "anh iêu, em iêu…" của văn hóa mới sau 1975. Nếu tên Thanh Thúy mà viết chữ i ngắn thì đọc sao ta ? Thank you! Anh nhé. Đông Lợi Long Kảm ơn Dangtam Ho,
Yêu Em Zài Lâu Ták zả : Dứk Huy
Em như cơn gió thu bay bay nhè nhẹ Đưa anh đi tìm vần thơ Qua công viên lá rơi trên con đường về Bỗng nghe lòng ươm bao ước mơ Em n’ư kơn zó wu bay bay n’è n’ẹ Dưa an’ di tìm vần wơ Kua kôq viên lá zơi cên kon dườq về Bỗq qe lòq ươm bao ướk mơ Mơ ôm em trong tay đêm mưa thì thào Cho bão tố về làm chiêm bao Mơ yêu em thiết tha như yêu lần đầu Anh muốn yêu em dài lâu Mơ ôm em coq tay dêm mưa wì wào Co bão tố về làm ciêm bao Mơ yêu em wiết wa n’ư yêu lần dầu An’ muốn yêu em zài lâu Em! Anh muốn yêu em dài lâu Em! Anh muốn yêu em đậm sâu Em! Anh đã thương em từ lâu Em! Anh muốn yêu em dài lâu Em! An’ muốn yêu em zài lâu Em! An’ muốn yêu em dậm sâu Em! An’ dã wươq em từ lâu Em! An’ muốn yêu em zài lâu Yêu em cho đến khi con tim ngừng đập Cho thiên thu là một giây Yêu em cho đến khi ong thôi làm mật Đến khi loài chim quên lối bay Yêu em co dến xi kon tim qừq dập Co wiên wu là một zây Yêu em co dến xi oq wôi làm mật Dến xi loài cim kuên lối bay Khi ôm em trong tay anh nghe ngọt ngào Nếu đời là một giấc chiêm bao Xin yêu em thiết tha như yêu lần đầu Anh muốn yêu em dài lâu Xi ôm em coq tay an’ qe qọt qào Nếu dời là một zấk ciêm bao Xin yêu em wiết wa n’ư yêu lần dầu An’ muốn yêu em zài lâu Thanh Thúy (wan’ wúy) CHXHCNVN Kộq hòa xã hội củ qĩa việt nam Cẳq hề xấu hổ cút nào vì qu

Hoàng Thân Hồ
Mình ít dùng chữ tuyệt cú mèo nhưng do bạn nhắc nên mới có suy nghĩ. Con mèo vốn là con vật khéo léo, nhất là đôi chân trước, cử động rất nhanh .Cú ở đây không phải chỉ chim cú mèo mà là một phát cực nhanh như cú đấm.Người miền bắc dùng chữ thâm thúy luôn luôn có từ láy hay tĩnh từ kèm theo

Đông Lợi Long
Cảm ơn ý nghĩ của Hoàng Thân Hồ.

“Tuyệt cú mèo” là tiếng lóng, nghĩa là “tuyệt vời, rất tuyệt, tuyệt quá đạt đến mức coi như lý tưởng, không còn chê chỗ nào được nữa”

Nguồn gốc của quán ngữ này là danh ngữ “tuyệt cú” của tiếng Hán. Theo đó, “tuyệt cú” (còn gọi là tiệt cú, đoản cú), vốn là tên một thể thơ mà mỗi bài có bốn câu như:
- Thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ 4 câu)

"Mặc khách tuyệt vời, qua bát cú (tám câu)
Tao nhân hay chữ đã lưu đời
Giai nhân tỏa sáng trăng tròn mãi
Danh tướng không sao để bạc đầu"

- Bát ngôn tứ tuyệt (8 chữ 4 câu)

Mưa lất phất buổi chiều ngang qua phố
Rảo bước về căn gác trọ thân quen
Qua ngõ vắng bao nỗi niềm chất ngất
Trời xám buồn không gian lại tối đen

Hay
- Thất ngôn bát cú (7 chữ 8 câu)

Lụn tàn giờ khắc, dạ hao Mòn,
Chẳng dám quay nhìn sắc núi Non.
Hãy nhớ ngoảnh đầu khi khuất hẳn,
Cho thêm suy tưởng: Vẫn đương Còn.
Nhiều đêm sấm sét lùa tia sáng
Lay động canh khuya tiếng nổ vang
Lo sợ tuổi già đêm mất ngủ
Vợ chồng vừa lứa, đã hao mòn.

Từ “Tuyệt cú mèo” dùng trong dân gian, thay vì tên một thể thơ thì thường hiểu sai thành “câu (thơ) hay”, rồi hiểu rộng ra là “hay”, là “tuyệt”. Và khi nó đã được mặc nhiên hiểu như thế này rồi thì người ta lại đánh đồng chữ “cú” nghĩa là “câu” với “cú” trong tên một loài chim là “cú mèo”. Thế là ta có ba tiếng “tuyệt cú mèo”.

Đây là một hiện tượng thường gặp trong tiếng Việt, người ta thường mượn một từ đồng âm để thêm thắt từ ngữ, kiểu “lý do lý trấu”, “văn nghệ văn gừng”. "ba hoa chích chòe", phớt tỉnh ăng-lê, thanh minh thanh nga.v.v...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét