CHINH PHU
Chín nụ trao tay, họa sắc không
Yêu thương gửi lại ướm tình nồng
Tràng thành chiến trận niềm thương nhớ
Dấu tích người xưa chưa trở lại
Nơi đây chốn cũ trọn niềm trông
Đỏ hồng lệ tưới niềm trống vắng
Đủ cặp uyên ương đục hóa trong...
Phải chăng trong bất cứ cuộc chia ly nào thì người ở lại cũng là người buồn khổ nhất, cuộc chia ly đầy lưu luyến, bi thương của người phụ nữ phải xa chồng trong thời gian dài, chờ tin chồng ra trận trở về với khao khát hạnh phúc lứa đôi.
Hiện thực chiến tranh tàn khốc, nỗi đau của người phụ nữ đã cất lên tiếng nói của cả thời đại. Chiến tranh phi nghĩa, cướp đi cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người. Có lẽ ở nơi chiến trường kia, người trai đang phải đối diện cận kề với cái chết thì ở nơi quê nhà người phụ nữ cũng đang mong mỏi chờ đợi tin tức của chồng trong vô vọng, buồn tủi.
Với thể thơ "song thất lục bát" và "thất ngôn bát cú" chúng tôi đã miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn ở người vợ, cũng như người chồng với khao khát được sống bên nhau trong tình yêu, trong hôn nhân hạnh phúc gia đình.
Nhưng vì Tam Độc (Tham Sân Si):
- Sự ham muốn thái quá, lòng tham của con người vô hạn
- Một cơn giận, nóng nảy, thù hận, không vừa lòng, không như ý muốn, không cùng ý thức hệ, đố kỵ lẫn nhau.
- Sự u tối không suy xét theo lẽ phải, hay dở tốt xấu.
Vì thế mà chiến tranh mãi luôn tiếp diễn...dưới mọi hình thức, không phân biệt thời gian, cũng như không gian.
Giữa không gian tĩnh mịch và vắng vẻ, người phụ nữ bồn chồn, thấp thỏm chờ tin chồng chính là hiện thân của nỗi cô đơn. Nếu tiếng yêu thúc giục nàng Kiều "Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" thì ở đây, trong "Đêm trăng sáng", người phụ nữ lại "dần theo từng bước". Nàng lo lắng, đi đi lại lại như muốn gieo rắc vào lòng người đọc những thanh âm của sự cô đơn, lẻ bóng. Mặc dù những bước chân ấy có chút gì đó nặng nề, cũng có lẽ, thẳm sâu trong tâm hồn người phụ nữ đó đang chất chứa những nỗi niềm, tâm sự được bộc lộ thành những hành động dường như vô thức, nàng ngồi bên rèm thưa buông rủ rồi cầu xin. Hành động đó cho thấy người chinh phụ như đang trông ngóng tin tức của chồng ở nơi biên ải xa xôi nhưng nàng đều nhận lại được sự im lặng, trống rỗng đến hoảng sợ. Dù trong bất cứ tư thế nào thì những tình cảm thương nhớ ấy cũng không khỏi khắc khoải, thường trực trong tâm hồn người vợ trông ngóng tin chồng.
CHINH PHỤ
Đêm trăng sáng, dần theo từng bước
Rủ rèm thưa, thầm ước cầu xin
Ngọn đèn, rọi bóng vách in
Hằng đêm, thiếp đã bặc tin với chàng?
Đèn có sáng, dường như chẳng biết,
Lòng thiếp riêng, bi thiết mà thôi.
Buồn rầu, nói chẳng nên lời,
Hoa đèn, kia với bóng người nhớ thương.
Trong nỗi bồn chồn khắc khoải ấy, người phụ nữ không biết chia xẻ cùng ai, đành bộc lộ những tâm tư tình cảm đó với một ngọn đèn leo lét "Đèn có sáng dường như chẳng biết". đã diễn tả tâm trạng buồn lê thê trong thời gian vô tận và không gian tĩnh mịch, cô đơn dường như không bao giờ kết thúc, đó là lời than thở, tự dằn vặt mình. Ngọn đèn đã chứng kiến và soi tỏ nỗi lòng của người thiếu phụ, bởi "đèn" chính là người thức cùng và cùng người giãi bày tâm sự, nhớ mong. Nỗi buồn ấy không thể bộc lộ mà người phụ nữ chỉ muốn giữ riêng cho mình: "Lòng thiếp riêng, bi thiết mà thôi". Người phụ nữ cảm thấy cô đơn, trống trải trong chính căn phòng của mình bởi chính không gian chật hẹp, vắng vẻ nơi đây đã làm nàng gợi nhớ đến biết bao kỷ niệm quen thuộc. Thế nhưng, để tìm được một người để có thể giúp nàng giãi bày tâm sự, lắng nghe nàng nói quả là một điều không phải dễ dàng. Nàng giữ riêng chỉ mình nàng biết, bởi có nói ra cũng đâu có ai hiểu được, đâu có ai đồng cảm với nàng.
Chủ thể của nỗi nhớ được hiện ra ngày càng rõ nét hơn với hình ảnh "Hoa đèn kia với bóng người nhớ thương". Hình ảnh "hoa đèn" gợi nhắc đến bóng người thương đó chính là chồng nàng, người cùng nàng gắn bó cả cuộc đời, thế mà nay nàng chẳng có một chút tin tức gì về người chồng đang ở chiến trường để bảo vệ nền độc lập của tổ quốc, bảo vệ no ấm cho người dân.
10072020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét