Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2019

HẠ VỀ

 Trong hình ảnh có thể có: thực vật, cây, hoa, ngoài trời và thiên nhiên

HẠ VỀ...

Giao mùa mấy độ đã tàn Xuân
Hạ đến xôn xao nắng lại Gần
Phượng vĩ bên đường bông hé mở
Ve sầu hoà khúc tiển xuân Sang



Hỡi người xưa cũ ở phương Nao?
Sóng biển hôn bờ nước cuốn Cao
Có thấy dậy lòng bao thổn thức
Đầy vơi nỗi nhớ đến cồn Cào?


Ngoài khơi dồn sóng tạo thanh Âm
Nước biển vỗ lên bọt trắng Ngần
Bờ cát ngày xưa em dạo bước
Miên man khuấy nước ướt đôi Chân


Đêm về trời biển lắm vì Sao
Thiếu vắng một ngôi chợt ngẹn Ngào
Đợi mãi bao giờ em trở lại
Biển đêm lại sáng đủ ngàn Sao


Con đường mùa ấy phượng đơm Bông
Đỏ rực chân mây những sắc Hồng
Chờ đợi người về chiều tỏa bóng
Nắng hè rợp mát nỗi lòng Trông...


Bờ biển Nha Trang nắng Hạ buồn
Nổi niềm tâm sự chạnh lòng vương
Bóng Hồng sang bước về bên ấy!
Bỏ lại thuyền côi chẳng bến nương.


Nha Trang vẫn Hòn Chồng cao chất ngất Vẫn Tháp Chàm rêu mọc tận nghìn thu Vẫn cây cầu Xóm Bóng đẹp nên thơ Đâu cô bé tóc thơm mùi biển mặn ?

Giờ chỉ còn những tháng ngày xa vắng Nghe hoang vu tê tái lạnh tâm hồn Con dã tràng se cát giữa cô đơn Đêm lộng gió gót chân sầu viễn xứ.

” Nhắn ai viếng cảnh Nha Trang
Muốn tìm dấu cũ thì sang Tháp Bà
Muốn trông trời biển bao la
Con thuyền nho nhỏ bơi ra Hòn Chồng…”
(ca dao)


- Hình ảnh cầu Xóm Bóng nhìn từ Tháp Bà:
NHA TRANG NGÀY THÁNG CŨ
29062019


Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, cây, đám mây, ngoài trời, thiên nhiên và nước

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

AI CHỦ MƯU TRONG VỤ ÁN KIM JONG NAM?


Khi vụ án Kim jong Nam vừa xảy ra, hầu như mọi người trong chúng ta đều nghĩ một hướng "còn ai trồng khoai đất nầy" Vâng! cách suy nghĩ theo cảm tính, người dượng rễ tín cẩn còn tử hình, thì người anh luôn rình rập, chờ đợi để tranh giành quyền lực, cớ gì không loại đi.!
Nhưng chúng ta đã "bé cái lầm" vì sau hơn hai năm tìm tòi nhiều nguồn tin, dựa vào những sự kiện đã và đang xảy ra...Góp nhặt rồi nghiên cứu, phân tích để đi đến tổng hợp các sự kiện thành một điều khả tín, cho chân tướng của sự việc.  
Vụ ám sát Kim Jong Nam vào tháng 2 năm 2017 tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, đã gây sốc do tính chất táo bạo, liều lĩnh và tàn nhẫn, được thực hiện giữa thanh thiên bạch nhật, trước mắt đám đông cũng như camera giám sát rất nhiều trong sân bay.

Vậy người chủ mưu gây ra vụ án là Ai? hoặc những ai sẽ là người hưởng lợi từ vụ án nầy ?
Trong vụ ám sát Kim Jong Nam, anh cùng cha khác mẹ của nhà độc tài Kim Jong Un của Bắc Hàn, xảy ra sáng ngày 13-02-2017 tại sân bay Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, đáng lẽ cảnh sát Malaysia cũng phải đặt ra câu hỏi này, làm "kim chỉ nam" cho công việc điều tra của mình. Nhưng có vẻ như không phải vậy. Hình như Cơ quan an ninh của Malaysia chỉ nhằm tới mục đích xác minh nạn nhân đích thực là ai, cái gì trực tiếp gây ra cái chết, các thủ phạm trực tiếp gây án mạng là ai. Và dừng lại ở đó. Phía sau những cái trực tiếp này, là các câu hỏi:
- Mục đích của vụ ám sát này là gì?
- Ai là người chủ mưu?
- Tổ chức vụ an mạng là ai?
Điều nầy hình như người Malaysia không muốn biết, hoặc cố tình né tránh. Đó là vấn đề chính trị, và Malaysia, chỉ làm cái việc bảo đảm an ninh cho hoạt động Du lịch, một nguồn thu ngày càng trở nên đáng kể đối với nền kinh tế của Malaysia.
Chính vì vậy mà người ngoài cuộc, những người không có khả năng tiếp cận với công tác điều tra, chẳng có cách nào biết được các thông tin khả dĩ dùng được để phân tích theo hướng tìm kiếm kẻ chủ mưu, từ đó xác định âm mưu của vụ án.!
Cho nên, rất tự nhiên là khi tìm cách trả lời câu hỏi “Ai chủ mưu”, chúng ta không thể tránh được những phỏng đoán mang tính suy diễn, cảm tính. Nhưng suy diễn cảm tính lại là một phản xạ tự nhiên, bản năng, của con người trước một sự kiện, nhất là những sự kiện mang nhiều tính bí ẩn như những vụ án mạng, hơn nữa lại là một vụ án mạng chính trị.
Khi đặt câu hỏi, “Ai hưởng lợi từ cái chết cuả Kim Jong nam?”,  sẽ có câu trả lời trực tiếp ngay không hề khó khăn: lần lượt sẽ là Bắc Hàn, Nam Hàn và Trung Cộng, không có quốc gia thứ tư.
I. Chúng ta có thể lọai bỏ ngay Nam Hàn ra khỏi danh sách, vì mấy lý do giản dị như sau:
- Nam Hàn là nền Dân chủ hiện đại và tiến bộ, quốc gia có nhân bản hơn hai nước còn lại. Có thể tin rằng một chủ trương giết người man rợ như vậy, khó có thể đạt được đồng thuận trong giới lãnh đạo NH.
- Nam Hàn là người đầu tiên lớn tiếng nhất lên án hành vi ghê tởm, dã man này, và Nam Hàn quy kết không đắn đo thủ phạm là chế độ độc tài Kim Jong un. Ngay ngày đầu tiên sau khi có tin Kim Jong Nam bị giết haị, mặc dù chưa xác định rõ nguyên nhân cái chết, Nam Hàn đã chĩa hệ thống loa không lồ hướng ra Bắc, ra rả tố cáo tội ác vô đạo đức của chế độ Bắc Hàn. Có thể suy diễn theo lối thông thường, không thể tự nhiên “lớn giọng” như vậy, nếu trong bụng toàn dao găm và bàn tay vừa dính máu người chết.
- Tình báo Nam Hàn không có thông tin trước về lịch trình chuyến đi sang Malaysia của Kim Jong nam.
Tờ Chosun Ilbo tường thuật hôm 20-02-2017, “ông Alex Hwang, người NH, chủ nhà hàng tại Kuala Lumpur, nơi Jong Nam thường đến ăn mỗi lần đến Malaysia, cho biết, thường thường Tình báo NH đề nghị ông gửi thìa, dĩa, cốc mà Jong Nam dùng vào một túi nhựa và giao cho sứ quán để lấy mẫu vân tay và mẫu DNA nhằm xác định danh tính”. Như vậy, tình báo Nam Hàn không có người theo Jong Nam ở chặn đầu, chỉ có được các tin tức sau, chỉ nhằm biết được tung tích của Jong Nam, không có nguồn tin ở vòng tiếp cận trực tiếp, nắm chương trình hoạt động, di chuyển từng ngày của Jong Nam.
Tình báo Nam Hàn có thể là một trong những người đầu tiên có tin Jong Nam bị ám sát, nhưng không thể là người tổ chức.
- Việc mất ổn định của chế độ độc tài BH đương nhiên có lợi cho an toàn của Nam Hàn, nhưng cái chết của Jong Nam chỉ có tác dụng gián tiếp và không đủ quan trọng tới mức chính phủ Nam Hàn phải mạo hiểm, phiêu lưu và đặt uy tín quốc gia trước một nguy cơ tự huỷ hoại.
II. Nghi phạm chủ mưu thứ hai, và được xem như đương nhiên, không cần phải chứng minh là Bắc Hàn. Với một chế độ cai trị nổi tiếng là độc tài, một nhà nước khép kín đầy bí ẩn, một hệ thống lãnh đạo cha truyền con nối, một quá khứ thanh trừng nội bộ không thương tiếc, Kim Jong un từng ra lệnh xử tử dượng của mình, bây giờ xử tử anh ruột, thì có gì là lạ.
Điều lạ duy nhất là hình như chính quyền BH không hề biết thế giới đánh giá cái chế độ của họ như thế nào, và lạ nữa là ngay chính bản thân Kim Jong un không hề biết, hay cố tình không biết rằng trong con mắt thế giới, ông ta là một bạo chúa. Hay ông ta biết mà cố tình công khai thừa nhận mình là một tên bạo chúa, man nợ và tàn bạọ như một thú vật? Có thể như thế không?
Moị tin tức, moị bằng chứng, moị hướng và ngõ nghách điều tra đều chỉ một chiều duy nhất về phía Bắc Hàn.
- Toàn bộ 7 nghi phạm đều mang danh tính BH. Nghi phạm người BH đầu tiên được xác định là một chuyên gia hoá học, trong khi chất độc được xử dụng là độc tố VX, một thứ độc tố cao, được Liên hiệp quốc liệt vào danh sách các vũ khí hủy diệt hàng loạt, và chuyên gia Nam Hàn, ngày 24-02-2017, cho biết Bắc Hàn có một kho dự trữ tới 5000 tấn. Một nghi phạm khác được coi là cầm đầu nhóm hành động tại Malaysia được cho là một nhân viên cao cấp của Sứ quán BH tại Kuala Lumpur.
- Không có một chút nghi ngờ nào vào một xu hướng kết luận tự nhiên, rằng thủ phạm là chế độ BH, chỉ kết luận như vậy là đủ, và có thể khép lại vụ án, không cần làm gì thêm. Và sẽ không có ai thắc mắc.
Nhưng tại sao vụ án được diễn ra có vẻ chóng vánh và rõ ràng như vậy. Tại sao moị chứng cớ, moị ngõ nghách lại đều hướng về một mối, có phần dễ dãi. Cảnh sát Malaysia gần như xác định được ngay lập tức, từ danh tính, nhận dạng của nạn nhân tới danh tính của các nghi phạm chính.
Với một đội ngũ những sĩ quan tình báo nổi tiếng tài ba, dũng cảm, trung thành, được đào tạo chuyên nghiệp và có một trình độ thuộc một trong những đội quân tình báo hàng đầu thế giới, mà để lại dấu vết cho cảnh sát Malaysia có thể xác định 6 nghi phạm ngay từ hai ngày đầu tiên.
Nhưng hình như chỉ có thế và moị hướng điều tra đều dừng lại ở đấy. Vạch hướng tới BH rồi tắt. Đến bây giờ, mọi nghi vấn đều chỉ hướng về phía BH mà thôi, nhưng không một nghi vấn nào đủ chứng cớ để xác quyết. Các nghi phạm đã về BH, cảnh sát Malaysia không có cách nào tìm kiếm tiếp tục. Trong khi, hai nghi phạm còn nằm lại tại Malaysia, nghi là đang trốn trong toà Đại sứ BH, thì vẫn không thể làm gì, nếu không có sự hợp tác của Sứ Quán, trong khi mâu thuẫn giữa ngoạ̣i giao hai nước càng ngày càng căng thẳng, có thể dẫn tới đóng cửa Sứ quán cả hai phía. Moị tội lỗi sẽ chỉ đổ lên đầu BH. Không thể chối cãi, và không cần bằng chứng. Moị tình huống, nếu không thể đi đến kết luận, đều có thể đổ lỗi do thiếu sự hợp tác của chính phủ BH. Có những người “dân” đã cung cấp tin tức nhanh chóng cho cảnh sát Mã Lai hay cảnh sát Malaysia thậm chí đã được chỉ đạo?
- Kim Jong nam là con bài thay thế chế độ. Kim Jong nam còn sống thì nguy cơ thay thế vẫn còn. Suy luận này là hiển nhiên.
Nhưng sau lần gặp nhau duy nhất vào ngày tang lễ của cha, Kim Jong il, ngày 17-12-2011, hình như đã có một thoả thuận nào đó giữa hai anh em. Từ tháng 2 năm 2012, Kim Jong nam bắt đầu cuộc sống lưu vong nước ngoài tại Macau. Có vẻ như Kim Jong un chu cấp moị phí tổn và bảo đảm cho Jong nam một cuộc sống đầy đủ. Kịm Jong nam từ đó không còn liên hệ gì với hệ thống liên quan tới bộ máy quyền lực của chế độ và không còn quan tâm tới chính trị.
Vụ ám sát vào cuối năm 2012, được cho là do BH tổ chức nhưng thất bại nhờ tình báo Trung Quốc, cuối cùng chỉ là tin đồn, không có thực.Tin đồn được xuất phát từ một tờ báo lá cải ở Hồng Kông, nhưng không rõ người chủ trương phao tin là ai. Tuy nhiên, báo Hồng Kông khi đó cũng thừa nhận không phải là chuyện rò rỉ từ tình báo BH.
Từ sau “vụ án đồn đại” có thể hữu ý này, Bắc Kinh bắt đầu “chiụ trách nhiệm về an toàn tính mạng” cho Jong nam và gia đình Jong nam. Bắc Kinh bố trị mạng lưới điệp viên và thường xuyên có hai nữ vệ sĩ đi theo bảo vệ an toàn cho cá nhân và người thân của Kim Jong nam.
  


ÂM MƯU CỦA TRUNG CỘNG VỀ CÁI CHẾT CỦA JANG SONG THAEK
- Vụ án xử tử người dượng Jang Song Thaek ngày 12-12- 2013 là việc quyết định xử tử hình người chú mà chính Kim Jong un có rất nhiều kỷ niệm gắn bó và rất yêu quý, sự thật cuối cùng là một âm mưu của Trung Quốc.
Jang Song Thaek là người thứ hai trong hệ thống quyền lực của chính phủ Kim Jong un, cố vấn an ninh tin cậy độc nhất, đặc phái viên duy nhất của Kim Jong un trong quan hệ với Trung Cộng, trong những ngày cầm quyền đầu tiên, thời gian mà Jong un còn chưa được TC ủng hộ.
Nhưng Jang Song Thaek đã bị TC mua chuộc. Một âm mưu thay thế chế độ, tất nhiên dùng lá bài Jong nam, do Jang Song Thaek tổ chức thực hiện. Mặc dù phương án thay thế chế độ này do chính quyền Hồ Cẩm Đào chủ trương và trực tiếp tiến hành, nhưng được Tập Cận Bình tiếp tục.
Theo báo Đa chiều Chính Chu Vĩnh Khang là người tiết lộ mật đàm giữa ông Hồ Cẩm Đào và Jang Song Thaek về việc lật đổ nhà lãnh đạo Kim Jong un, đồng thời Chu Vĩnh Khang cũng định đào tẩu sang Bắc Hàn. Vì việc tiết lộ bí mật quốc gia, Chu Vĩnh Khang ngay sau đó bị bắt giam. Việc bại lộ khiến ông Kim Jong un nổi giận, lập tức xử tử người chú rể và quay mặt với Trung Nam Hải.
Báo Đa chiều ra ngày 22-2-2017, đã đăng tin. "Khi thăm Trung Cộng tháng 8-2012, Jang Song Theak đã mật đàm với cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong khoảng 1 giờ mà chỉ có thông dịch của phía Bắc Kinh”.
Báo này nói rõ “Do Chu Vĩnh Khang làm lộ việc này, Jang Song Thaek nhanh chóng bị mất mạng. Không những thế, toàn bộ quan chức thân Bắc Kinh đã bị Kim Jong-un thanh trừng, nhưng một người đã kịp chạy sang cấp báo tình hình với Trung Nam Hải.”
Nhưng theo trang Wen Wei Po của Hong Kong, “Giám đốc Ủy ban Ngoại giao, Thương mại và Thống nhất của Quốc hội Nam Hàn, Ahn Hong Joon quyết định hành quyết ông Jang Sung Thaek không phải của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un, đây là ý kiến của người đứng đầu Tổng cục Chính trị BH Choe Ryong-hae.”.
Tờ Nhân Dân nhật báo, bản hải ngoại ngày 25-12-2017 dẫn tin từ truyền thông BH cho biết, “nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã khóc ròng suốt mấy ngày sau vụ hành quyết ông chú rể Jang Song Thaek, thậm chí đến ngày giỗ bố, ông Kim Jong-un vẫn còn khóc vì ân hận.”
Theo tờ Yomiuri, “Kim Jong-un rất buồn sau vụ xử tử Jang Song-thaek, hình như ông tự thấy như chính mình đã giết chết dượng nên trạng thái tâm lý không ổn định. Theo KCNA, từ hôm ông Jang Song-thaek đã thừa nhận mọi tội lỗi tại một phiên tòa quân sự ngày 12-12-2013 về tội âm mưu lật đổ nhà nước. Và ông này đã "bị xử tử ngay lập tức". đến ngày 17-12-2013 diễn ra lễ kỷ niệm 2 năm ngày mất của người cha Kim Jong-il, Kim Jong-un vẫn còn khóc”.
Có thể có quyền nghi ngờ một con người như vậy đã hết nhân tính không? Một người đã từng giết chú, bây giờ giết anh.! Và đó là một chàng trai từng chịu ảnh hường và ngưỡng mộ nền giáo dục Thuỵ Sĩ?!
Ngày 16 tháng 02 là ngày sinh nhật Kim Jong Il, và cả nước BH đã chuẩn bị từ nhiều tháng trước rất nhiều họat động, bắn pháo hoa, và hàng loạt các hoạt động vui chơi nhiều ngày. Nhưng ngày 13-02-2017, Kim quyết định giết anh ruột của mình. Làm quà sinh nhật cha? Có thể có một con người còn nhân tính mà làm điều đó không. Jong un có thể mất trí tới vậy không?!
Kẻ "ném đá giấu tay" đã gây ra chuyện này thật là tàn bạo và độc ác. Ai, có thể là ai đây?.
Theo thông tấn KCNA, ngày 16-02-2017, “Lãnh đạo Kim Jong-un cùng các quan chức tại Cung Kumsusan, nơi đặt thi hài của Kim Nhật Thành và Kim Jong Il. Trong chuyến viếng thăm bao gồm Hwang Pyong-so, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Quân đội BH và Kim Ki-nam, Choe Tae-bok, Bí thư đảng Lao động BH”
“Các hình ảnh được phát đi trên truyền thông nhà nước của Bắc Hàn cho thấy ông có vẻ mặt đằng đằng sát khí, và ông không giơ tay vẫy chào khi dời đi, điều lẽ ra ông vẫn thường làm".
Tuy nhiên, như ghi nhận của hãng tin Rёnhap (Nam Hàn), “trong số những người tham gia lễ viếng không có mặt hai nhân vật thứ hai và thứ ba của chế độ, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao động BH Choe Ryong-hae và người đứng đầu Bộ Công an Kim Jong-hon, có giả thiết đã bị sa thải”.
Nếu lưu ý rằng, Choe Ryong hae chính là nhân vật đại diện duy nhất của Kim Jong Un liên lạc với lãnh đạo TC, từ sau cái chết của người dượng Jang Song Thaek, thì sẽ có thể suy đoán hai khả năng:
- Kim Jong un chỉ mới biết tới vụ ám sát anh trai, sau khi xong việc.
- Choe Ryong hae và Kim Jong-hon hoặc đã thực hiện theo chỉ đạo của thế lực thứ ba, hoặc tự tổ chức sau lưng Kim.
Nếu có thế lực thứ ba, Kim phải cay đắng chấp nhận, ngược lại, nếu là hành động tự ý, vượt qua mặt, thì sắp tới, rất có thể Choe Ryong hae và Kim Jong-hon sẽ biến mất, và hai nhân vật tháp tùng Jong un trong lễ sinh nhật là Hwang Pyong-so, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Quân đội BH và Kim Ki-nam, Choe Tae-bok, Bí thư đảng Lao động BH sẽ là những người thay thế.
Cho đến phút cuối cùng, BH vẫn một mực khẳng định người chết tại sân bay Kuala Lumpur ngày 13-02-2017 là “nhân viên ngoại giao Kim Chol, không phải là Kim Jong nam, và Malaysie đang cố chính trị hoá vụ án”. Điều này chỉ có nghĩa rằng BH không chịu trách nhiệm chính trị về cáị chết của Kim Jong Nam, cũng có nghĩa rằng, theo chính phủ BH, vụ ám sát là một mưu đồ chính trị.
Người ta có thể ngầm hiểu rằng, theo chính phủ BH, có hai kẻ là thủ phạm, một là Nam Hàn, hai là Trung Cộng. Nếu Nam Hàn đã bị loại khỏi danh sách nghi phạm, thì nghi phạm duy nhất còn lại là Trung Cộng.
III. Thủ phạm có thể là Trung Cộng.
Trong suốt thời gian xảy ra vụ án cho đến ngày 27-02-2017, người ta chưa hề nghe một chút thông tin nào từ phía chính phủ TC và thậm chí từ báo chí truyền thông Trung Cộng.
Tuy nhiên, một việc trái với thông thường đã xảy ra.
Được biết Đoàn Thị Hương mua chiếc áo có chữ LOL của Taobao khi có mặt tại TC một tháng trước đó. Nhưng, báo Vnexpress.net ngày 16-02-2017 đưa tin, ” Nữ nghi phạm sát hại Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo BH Kim Jong-un, mặc chiếc áo phông màu trắng in chữ “LOL”. Nó có giá 6,3 tệ (gần một đôla Mỹ), được bán rộng rãi trên Taobao, theo SCMP. Tuy nhiên, sau khi hình ảnh về nữ nghi phạm được công bố, mẫu áo này đã nhanh chóng bị dỡ khỏi các quầy hàng trên Taobao, trang mua sắm trực tuyến lớn nhất Trung Cộng”. Một dịp quảng cáo miễn phí, và một dịp may hiếm có. Taobao tự kềm chân mình hay bị ép phải gỡ con đường đã dẫn "Vụ án tới Trung Cộng".?
-Theo China Press, nhật báo tiếng Trung tại Malaysia, 2 nữ nghi phạm bị cảnh sát bắt giữ đã sống tại Trung Cộng trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tháng qua. “Trong thời gian này, họ hành nghề 'gái gọi' và qua lại với một người đàn ông. Người đàn ông này là người Trung Cộng”.
Tờ báo cho hay người đàn ông này đã giới thiệu nghi phạm thứ nhất cho 4 thanh niên Bắc Hàn.
Cảnh sát cho biết 4 người đàn ông BH đã cung cấp thuốc độc cho hai phụ nữ thực hiện vụ án. Những người này bỏ trốn khỏi Malaysia cùng ngày với vụ sát hại, họ bay đi Vladivostok và từ Vladivostok về BH, trong khi hai nữ nghi phạm, một người Indonesia và một người Việt Nam, bị bắt. Hai phụ nữ này có thể đã được tuyển dụng và huấn luyện bởi người Trung Cộng.
- Sau khi buộc phải chấp nhận sống lưu vong, đặc biệt sau cái chết của người dượng, Kim Jong nam không còn liên lạc với bất cứ ai trong chế độ. Sau vụ tin đồn ám sát hụt vào tháng 02 năm 2012, Kim Jong nam chính thức được chính phủ Trung Quốc bảo vệ bằng biện pháp an ninh hai tầng, nghĩa là có vệ sĩ đi kèm và mật vụ vòng ngoài 24/24. Việc tiếp cận Jong nam của tình báo BH đã trở nên không thể. Như vậy, chỉ duy nhất mật vụ Trung Cộng nắm được chương trình chi tiết các di chuyển của Jong nam.
- Kế hoạch ám sát được hình thành trước đó ít nhất là một tháng, bắt đầu bằng một người TC, sau đó chuyển sang tay những người BH. Người duy nhất có khả năng tổ chức vụ ám sát là chính phủ Trung Cộng.

 w7
MỘT CÂU HỎI ĐƯỢC ĐẶT RA, TẠI SAO TC PHẢI GIẾT KIM JONG NAM?
- Kim Jong Nam chưa bao giờ đươc coi là phương án thay thế Kim Jong Un do tư tưởng tự do và ủng hộ dân chủ. Kim Jong nam không che giấu thiện cảm với nền dân chủ và sự phồn vinh của Nam Hàn. Phương án Jong nam tất yếu dẫn đến thống nhất hai miền theo chế độ dân chủ và BH sẽ trở thành đồng minh của Mỹ, đưa biên giới mà nước Mỹ kiểm soát tới phía đông bắc TC suốt một chiều dài 1416 km.
- Kim Jong nam được nuôi dưỡng và bảo vệ chỉ để làm con bài mặc cả và uy hiếp chế độ và gây áp lực với Kim Jong un, nhưng không phải là con bài thay đổi chế độ.
- Mục đích của Trung Cộng là duy trì chế độ BH như một vùng đệm an toàn cho phía đông bắc TC, xử dụng BH như một lọai thuốc thử, một phần tử khiêu khích nhằm đo lường phản ứng của dư luận và thái độ của các đối tác, và sẽ châm ngòi lửa khi cần.
- Sự tồn tại cuả chế độ BH là một nhu cầu không thể tách rời của TC. Bắc Hàn vĩnh viễn phải là vùng đệm cho TC. Trung Cộng không có nhu cầu xâm chiếm BH, nhưng không thề chấp nhận một BH độc lập hoặc thoát khỏi sự khống chế của TC. Muốn thế, Trung Cộng phài hoàn toàn cung cấp nuôi sống BH. Trung Cộng sẵn sàng hỗ trợ chương trình hạt nhân của BH đi đến bước cuối cùng bằng tiền và công nghệ TC, nhưng chỉ khi nào TC có được sự bảo đảm quản lý tuyệt đối chương trình đó, nghĩa là TC phải là một trong hai người ấn nút hoả tiễn.
- Trước sức ép chiến tranh kinh tế mà tổng thống Mỹ Trump tuyên bố, “TC hoàn toàn có thể ngăn chặn BH, nhưng Trung Cộng đã không làm gì " và trước nguy cơ hệ thống phòng thủ tên lửa giai đoạn cuối (THAAD) có thể sẽ được lắp đặt trong cuộc tập trận Mỹ Hàn vào tháng ba, Trung Cộng buộc phải xuống thang. Nếu TRUMP tăng thuế nhập cảng hàng hoá TC lên 45%, thì không cần phải tuyên bố chiến tranh, nền kinh tế TC tự sụp đổ. Và THAAD được lắp đặt tại Nam Hàn thì cũng có nghĩa rằng moị cố gắng đầu tư trang bị vũ khí trên đất liền và trên biển của TC hơn mười năm nay nhằm hướng ra biển Đông, tốn hàng chục tỷ USD, sẽ trở thành vô dụng.
Trung Cộng buộc phải làm một cái gì trừng phạt BH theo quyết định của Liên Hiệp quốc. Nhưng trừng phạt nhằm làm yếu chế độ BH là điều TC không muốn và sẽ gây căng thẳng với BH, thậm chí gây ra ngoài ý muốn về sự đổ vỡ hoàn toàn quan hệ hai nước tới mức không thể cứu vãn.
Chúng ta có thể tưởng tượng một cuộc đối thọai giữa người của Tập cận Bình và Kim Jong un diễn ra như thế này:
- Chúng tôi buộc phải trừng phạt các ngài, hoặc cả các ngài và chúng tôi sẽ cùng chết. THAAD nếu được lắp đặt, thì hạt nhân cuả các ngài thành vô dụng.
- Như vậy là thực sự các ngài muốn hy sinh chúng tôi?
- Không, ngược lại.
- Có gì bảo đảm, nếu các ngài ngừng nhập cảng than và các ngài vẫn "nuôi con bài" thay thế?
- Chúng tôi sẽ bảo đảm bù lại một tỷ USD thiệt hại do ngừng nhập than, còn phương án "thay thế", các ngài có thể yên tâm. Nó sẽ được "thu xếp".
Thế là, ngày 13-02-2017, Kim Jong nam làm vật tế thần tại Malaysia; khi chuẩn bị lên máy bay quay lại Macau. Ngày 18-02-2017, TC tuyên bố ủng hộ lệnh trừng phạt của Liên Hợp quốc. Ngày 19-02, lệnh ngừng nhập cảng than của BH có hiệu lực một năm, đến tháng 02 năm 2018 với tổng gía trị lên tới một tỷ USD.
Những gì xảy ra chỉ chứng tỏ rằng, Trung Cộng muốn làm gì là làm được. Phương án "thay thế" biến mất và nó sẽ là món quà tặng cho sinh nhật ngài cố chủ tịch Kim Jong il, ngày 16 tháng 02.
Bề ngoài, TC sẽ bằng moị cách làm cho dư luận có cảm tưởng rằng việc giết haị con bài (chú Jang Song Thaek, anh Kim jong Nam) trong tay TC, và việc Trung Cộng đứng về phía các nước thù địch, trừng phạt BH, hai quốc gia TC và BH sẽ trở thành thù địch, chứ không phải đồng minh với nhau.
Đúng theo cách suy nghĩ thông thường, người ta sẽ chấp nhận một suy luận như vậy, dễ dàng và tự nhiên. Nhưng chắc chắn, nếu theo lối suy diễn thông thường, người ta sẽ phạm sai lầm, nếu sự việc liên quan tới cỡ chóp bu của chính quyền cộng sản Tàu khi có dính dáng đến quyền lợi kinh tế và chính trị.

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019

NAM - BẮC HÀN SAU CÁI CHẾT CỦA KIM JONG NAM.


Nhà họ Kim, hay còn được gọi chính thức là Dòng dõi Paektu, là một chuỗi các thế hệ cai trị Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trong ba thế hệ, bắt đầu từ Kim Nhật Thành năm 1948. Kim Nhật Thành nắm giữ quyền lực ở phía Bắc vào năm 1945 sau khi Phát Xít Nhật đầu hàng phe Đồng Minh, dẫn đến sự chia cắt hai miền. Năm 1950, Kim tiến hành Chiến tranh Triều Tiên với ý đồ thống nhất Triều Tiên thành một quốc gia, song không thành công. Kim Nhật Thành phát triển một loại hình tư tưởng của cá nhân ông, gọi là thuyết Tư tưởng Chủ thể, sau này được các con cháu là Kim Jong-ilKim Jong-un tiếp tục áp dụng để lãnh đạo Triều Tiên.


Ông Kim Jong-nam đã thiệt mạng trong vòng 15-20 phút sau khi bị tấn công bằng chất độc VX có lượng độc tố rất cao, theo Bộ trưởng Y tế của Malaysia.

Vào ngày 13 tháng 2 năm 2017, Kim Jong Nam, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, đã bị ám sát tại Malaysia. Phản ứng của Nam Hàn về vụ giết người đã được trộn lẫn. Đối với một số người, đó là sự xác nhận về bản chất chuyên chế, độc tài, chuyên quyền của lãnh đạo Bình Nhưỡng, lời kêu gọi củng cố quyết tâm của Nam Hàn và nhắc nhở tăng gấp đôi các biện pháp an ninh. Đối với những người khác, đó là bằng chứng về sự bất an của Bắc Hàn và thêm một ví dụ về sự cần thiết phải tiếp cận Bình Nhưỡng và thuyết phục rằng thế giới bên ngoài không phải là thù địch. Chúng tôi tin rằng hành động này là cơ hội để thanh niên NH tạo được sự đồng thuận giữa hai đảng về cách đối phó với BH.

Từ lâu đã có một sự chia rẽ thế hệ của NH, khi nghĩ về cách đối phó với BH. Không giống như các thế hệ lớn tuổi, những người cảm thấy đau đớn trong sự chia rẽ của NH, những người NH trẻ tuổi không có mối quan hệ cá nhân nào với BH và do đó sự thống nhất ít được coi là ưu tiên hơn những người lớn tuổi. Người ta tin rằng người NH trẻ hơn không sẵn sàng hy sinh để biến sự thống nhất thành hiện thực; họ có xu hướng chấp nhận tình trạng phân chia như hiện nay là rất cao. Một cuộc khảo sát do Viện Thống nhất Quốc gia Nam Hàn thực hiện cho thấy 55,1% thế hệ trẻ ở NH thích phân chia ở Bán đảo Triều Tiên, trong khi chỉ 19% người 60 tuổi chia xẻ quan điểm đó.

Trước khi Kim Jong Nam qua đời, một cuộc khảo sát của chính phủ NH năm 2016 đã tiết lộ rằng 71,4% người dân NH coi BH là mối đe dọa nghiêm trọng, tăng từ 49,9% vào năm 2015. Trong số những người 20 và 30 tuổi, nhận thức về mối đe dọa tăng vọt từ khoảng 40 phần trăm đến 70 phần trăm. Trong khi đó, một cuộc thăm dò do Gallup thực hiện năm 2016 cho thấy chỉ có 46 và 40% người 20 và 30 tuổi tương ứng tin rằng việc đóng cửa Khu công nghiệp Kaesong (KIC) là phù hợp; điều này trái ngược với 72 phần trăm của những người 70 tuổi.

Càng ngày, giới trẻ NH càng nhận ra rằng Bán đảo Triều Tiên đang ở điểm bùng phát. Vụ ám sát Kim Jong Nam là bằng chứng cho thấy Kim Jong Un quyết tâm loại bỏ các đối thủ chính trị tiềm năng, anh trai cùng cha khác mẹ của ông là một trong số ít những người yêu sách còn lại theo dòng máu Paektu. Vụ giết người báo hiệu Triều Tiên có ý định duy trì chính sách Byung-jin quyết định theo đuổi vũ khí hạt nhân và phát triển kinh tế. Như vậy, vụ ám sát là một sự khiêu khích chính trị đối với NH và toàn thế giới.



Ngòi nổ WMD ở Triều Tiên

Trung tâm nghiên cứu khoa học hạt nhân Yongbyon của CHDCND Triều Tiên.

Nếu NH thỏa thuận thành công với BH, họ phải tạo ra sự đồng thuận giữa hai đảng đối với Nordpolitik (North Politics). Trong khi sự khác biệt vẫn còn giữa hai cánh tả và hữu ở NH, vụ giết Kim Jong Nam cho thấy những vấn đề quan trọng của "điểm chung", có thể đóng vai trò là nền tảng của một chính sách ổn định và lâu dài đối với BH.

Vụ sát hại Kim Jong Nam đã khiến mối đe dọa của BH trở nên thực tế hơn đối với những người trẻ tuổi ở NH. Một cuộc khảo sát được thực hiện sau vụ giết người cho thấy các thuật ngữ tìm kiếm BH và bảo mật, tăng đáng kể của các dịch vụ mạng xã hội (SNS
, Social Networking Services) như Facebook và Twitter liên quan đến một trong những ứng cử viên tổng thống, Moon Jae-in. Vì Moon được ưa thích bởi những người 20 và 30 tuổi ở NH và SNS là công cụ giao tiếp của giới trẻ, nên có vẻ như cái chết của Nam đã ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi nhận thức về BH như một mối đe dọa.

- Thứ hai, vụ giết Kim Jong Nam đã khiến mối đe dọa của BH có tính cách cá nhân hơn đối với người NH. Sau khi ông qua đời, nhiều người NH đã bày tỏ lòng trắc ẩn đối với Kim Han Sol, con trai Jong Nam, trên SNS. Họ lo lắng rằng Kim Han Sol, Kim Sol Hee, Kim Pyung Il, Kim Sul Song và các thành viên khác trong gia đình Kim, sẽ là mục tiêu tiếp theo của Kim Jong U. Ý tưởng rằng một nhà lãnh đạo có thể giết chết các thành viên trong gia đình luôn là điều đáng ghét nhưng nó đặc biệt đúng trong một xã hội Nho giáo.

Ngoài ra, còn có Kim Jong Un luôn coi thường những người vô tội, thể hiện bằng sự sẵn sàng xử dụng VX, một chất hóa học cực kỳ nguy hiểm, trong một sân bay quốc tế. Điều này cho thấy sự nhạy cảm ngày càng tăng của người NH đối với các hành vi vi phạm nhân quyền ở BH, một nhận thức ngày càng tăng khi vấn đề này giả định nổi bật hơn trong các đánh giá quốc tế về hành vi của BH. (Theo truyền thống, cánh tả ở NH đã không nhìn kỹ vào hồ sơ nhân quyền của Bình Nhưỡng; điều đó đang thay đổi.)

Đại sứ NH tại Liên Hợp Quốc, Oh Jun, than thở rằng BH chứ không phải là bất cứ ai, một tuyên bố năm 2014 được chia xẻ rộng rãi thông qua Facebook và chạm đến trái tim của nhiều người trẻ NH. Kể từ đó, giới trẻ NH quan tâm đến các vấn đề nhân quyền ở BH đã tăng lên đáng kể. Theo Trung tâm cơ sở dữ liệu về nhân quyền của BH, họ tin rằng chính phủ NH nên có vai trò tích cực hơn trong việc giải quyết tình hình nhân đạo ở miền Bắc.

- Sự thay đổi thứ ba có lẽ là quan trọng nhất: chế độ Bình Nhưỡng không còn là mối đe dọa trừu tượng, mà được nhân cách hóa bởi tính cách rất kỳ dị của Kim Jong Un. Anh ta sẵn sàng chấp nhận rủi ro đáng kể trong việc theo đuổi các mục tiêu của mình và dường như thờ ơ với các chi phí cho những hành động như vậy. Trước đây, chính phủ ở Bình Nhưỡng là một thực thể lý thuyết, trừu tượng đối với người trẻ NH; trong khi người cao tuổi BH có kinh nghiệm cá nhân với nỗi đau mà quyết định của họ có thể áp đặt, thì người NH trẻ hơn thì không. Sự thay đổi trong nhận thức về mối đe dọa từ trừu tượng, chế độ của người Hồi giáo ở Bình Nhưỡng, sang một tính cách khác biệt - Kim Jong Un - là một thay đổi quan trọng.

Đã có sự đồng thuận ở NH rằng trong khi vũ khí hạt nhân của BH là mối đe dọa đối với NH, vấn đề cần được giải quyết một cách hòa bình. Sự khác biệt chính giữa người tự do và người bảo thủ là làm thế nào để giải quyết vấn đề an ninh trong khuôn khổ quan hệ giữa hai miền. Bên trái lập luận rằng hợp tác kinh tế Nam-Bắc, nên được duy trì như một biểu tượng của mối quan hệ, giữa người NH bất kể sự khiêu khích của BH. Họ tin rằng nếu mối quan hệ giữa Bắc và Nam được cải thiện, thì mối quan hệ Mỹ-BH sẽ theo sau, điều này sẽ dẫn đến sự ổn định trên Bán đảo Triều Tiên. Do đó, họ lập luận rằng NH nên nối lại hội nghị thượng đỉnh và hợp tác kinh tế hai miền, có thể khởi động mặt ngoại giao.

Ngược lại, phe phải tin rằng mối đe dọa do Bình Nhưỡng gây ra là yếu tố quan trọng trong việc làm xấu đi quan hệ giữa hai miền. Nhưng kể từ chính sách Ánh dương, các vấn đề an ninh phần lớn đã bị bỏ qua các mối quan hệ hai miền và nổi bật trong mối quan hệ giữa Mỹ và BH; Bình Nhưỡng yêu cầu về một hiệp ước hòa bình là một ví dụ. Phe bảo thủ cho rằng Seoul miễn cưỡng thảo luận về các vấn đề an ninh với BH tạo cơ hội cho Bình Nhưỡng theo đuổi chính sách Byung-jin
.
"Di sản quý giá nhất mà lãnh đạo Kim Jong Un để lại, nếu mọi thứ đi đúng hướng, có lẽ sẽ là chiến lược Byungjin, phát triển song song lĩnh vực vũ khí hạt nhân và kinh tế".
Do đó, NH phải giải quyết các vấn đề an ninh trong khuôn khổ quan hệ giữa hai miền để đạt được tiến bộ vì hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.

Vụ sát hại Kim Jong Nam mang đến cho thanh niên NH cơ hội thoát ra khỏi sự chia rẽ cũ kỹ và thay đổi quan điểm đối với BH, cho phép họ tạo ra sự đồng thuận về chính sách của BH. Khung này nên dựa trên ba thành phần: - ý thức cấp bách - xác định Kim Jong-un là mối đe dọa và - mong muốn thống nhất.

- Đầu tiên, người NH nên thừa nhận rằng vũ khí hủy diệt hàng loạt của BH là mối đe dọa sắp xảy ra. Điều này có nghĩa là từ bỏ hy vọng rằng BH sẽ phi hạt nhân hóa nhanh chóng hay dễ dàng. BH đã ghi nhận vị thế là một quốc gia có vũ khí hạt nhân trong Hiến pháp. Hai vụ thử hạt nhân đã được tiến hành trong năm trước và công nghệ tên lửa đạn đạo đã tiến bộ đáng kể. Hơn nữa, việc xử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, khí VX, buộc người NH phải thừa nhận rằng BH
với kho vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) của CHDCND Triều Tiên là một thách thức to lớn đối với liên quân Mỹ - Hàn. WMD không dành cho chế độ sinh tồn và có thể được xử dụng để chống lại họ. Tất cả người NH phải có lập trường cứng rắn chống lại chương trình WMD của Bắc Hàn và bảo đảm rằng vấn đề này được giải quyết rõ ràng trong cuộc đối thoại giữa hai miền.

- Thứ hai, một khuôn khổ mới nên tập trung vào mối quan hệ giữa an ninh quốc gia và Kim Jong Un. Những người tự do và bảo thủ ở NH giờ đây thấy sự thật. Kim là một nhân vật nguy hiểm và hoang tưởng, là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia NH. Từ quan điểm này, một trọng tâm của cuộc tấn công là làm suy yếu sự tôn nghiêm của dòng máu Paektu để ủy thác sự cai trị của gia tộc Kim và cơ sở quyền lực của ông ta. Các biện pháp để đạt được điều này có thể bao gồm đánh giá công khai về các sự kiện lịch sử thần thánh hóa Kim Il-sung, như trận chiến Bocheonbo. Seoul có thể tăng cường các nỗ lực để củng cố sự chia rẽ giữa các tầng lớp cầm quyền ở Bình Nhưỡng, khai thác nỗi sợ hãi ở BH về sự thất thường và hoang tưởng của Kim, một sự phát triển rõ rệt trong số vụ đào tẩu ngày càng tăng.

- Thứ ba, NH nên tham gia và lãnh đạo các nỗ lực quốc tế để giữ miền Bắc chịu trách nhiệm về hồ sơ nhân quyền tệ hại của mình. Phải có những nỗ lực chân thành để tăng cường tình hình nhân đạo ở BH. Các biện pháp có thể bao gồm tăng áp lực quốc tế đối với BH về các vấn đề nhân quyền và đòi hỏi sự minh bạch như một yêu cầu hỗ trợ nhân đạo để ngăn chặn bất kỳ viện trợ và tài nguyên nào do NH cung cấp được chuyển hướng cho quân đội BH. Trong khuôn khổ này, có thể nối lại các chương trình và hợp tác kinh tế hai miền như Tổ hợp công nghiệp Kaesong.

Cái chết của Kim Jong Nam là một thảm kịch, nhưng nó có thể chứng tỏ là cơ hội cho tất cả người NH nhìn thấy chế độ Kim trong một ánh sáng mới và cho họ cơ hội tạo ra sự đồng thuận mới trong việc đối phó với người hàng xóm miền Bắc.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

NGÔN NGỮ Ở VIỆT NAM TRƯỚC NÂM 1945


1. Trong thời kỳ Bắc thuộc, phong kiến Trung Hoa dù cai trị trực tiếp hay gián tiếp, cũng thi hành một chính sách muốn đồng hoá Việt Nam qua ngôn ngữ, văn hóa và chính trị. Tiếng Hán và chữ Hán trở thành một công cụ hữu hiệu trong hành chính và nhiều lĩnh vực khác. Lịch sử có nhắc tới vai trò của Sĩ Nhiếp (làm Thái Thú Giao Chỉ vào khoảng 187- 226) với tư cách là "Nam bang học tổ", tức là người đầu tiên tổ chức việc học ở Việt Nam. Nhưng thực tế vào thời Bắc thuộc quan cai trị chỉ tổ chức dạy chữ Hán cho một số người Việt, đủ để làm công chức trong bộ máy cai trị của người Hán chứ chưa phải là dạy chữ Nho nhằm mục đích thi cử. Trong thời kỳ này, các chùa mới là trung tâm văn hoá và người dân học chữ Hán ở các chùa chứ không phải các trường do người Trung Hoa dựng nên. Theo sử sách, dưới thời Bắc thuộc, đã có một số người giỏi chữ Hán, nhưng vẫn chưa có tổ chức học tập chữ Hán quan trọng ngoài các chùa. Ai muốn đi thi thì phải sang Trung Hoa, như Trương Trọng, Lý Cầm, Lý Tiến, Khương Công Phụ. Cho đến trước thế kỹ XI, những người tiêu biểu cho văn hoá Việt Nam vẫn là các nhà sư.
2. Từ năm 939, Việt Nam giành được độc lập từ tay người Hán. Do nhu cầu phải đua tài với Trung Hoa để củng cố độc lập văn hoá, Việt Nam có nhu cầu tiếp nhận văn hoá Hán. Từ đó, việc học chữ Hán có quy mô chỉ bắt đầu từ thời độc lập. Về vấn đề này, chúng ta không quên công lao của các vị vua khai quốc thời Lý–Trần. Khi đất nước giành được độc lập, định hướng căn bản về ngôn ngữ văn tự là: tiếp tục dùng chữ Hán, coi đó là nền văn tự chính thức của nhà nước. Căn cứ vào những tài liệu còn lưu giữ được.
- Năm 1018 vua Lý Thái Tổ sai Nguyễn Đạo Thành và Phạm Hạc sang Tàu lấy Kinh Tam Tạng đem về để vào Kho Đại Hưng.
- Năm 1075 vua Lý Nhân Tông mở Khoa thi Tam trường để tuyển người ra làm quan, năm sau vua lập Quốc Tử Giám, tổ chức giảng dạy.
- Năm 1086 Vua lại mở khoa thi chọn người vào Hàn Lâm Viện. Theo Nguyễn Tài Cẩn, “Tri thức Hán học của người Việt ở giai đoạn nhà Ngô, Đinh, Lê là một sản phẩm còn lưu lại của chế độ Bắc thuộc, còn tri thức Hán học của người Việt từ đời Lý trở về sau lại là sản phẩm có chủ đích với ý thức của một triều đình nước Việt độc lập. Sự định hướng này làm cho Việt Nam đi hẳn vào phạm trù văn hoá Hán, đứng bên cạnh Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản. Về mặt ngôn ngữ, sự định hướng này làm cho tiếng Việt đi xa dần các ngôn ngữ của bà con sắc tộc khác.vốn cùng sống trên một lãnh thổ.
Nhà Trần và các triều đại tiếp theo vẫn tiếp tục sự nghiệp của nhà Lý, cũng tổ chức học hành thi cử bằng chữ Hán, cũng sáng tác bằng chữ Hán.
Trên thực tế, lịch sử chứng tỏ rằng định hướng ngôn ngữ văn tự của các triều đại Việt Nam đã khiến cho sự tiếp xúc văn hoá, ngôn ngữ Việt Hán phát triển. Kết quả là:
– Việt Nam đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi lại tiếng nói của mình.
– Tiếng Việt đã tiếp nhận các yếu tố Hán Việt, để rồi Việt hoá chúng làm phong phú kho từ vựng của mình.
– Hình thành cách đọc Hán Việt, một cách đọc chữ Hán riêng của người Việt Nam.
Cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán ở Việt Nam của người Việt Nam. Cách đọc đó phản ánh dạng ngữ âm của chữ Hán thời nhà Đường được dạy và học ở Việt Nam lúc bấy giờ. Tất nhiên so với dạng ngữ âm của chữ Hán thời nhà Đường thì cách đọc Hán Việt cũng đã được Việt hoá ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt thời đó. Âm Hán Việt chịu ảnh hưởng của phương ngữ tiếng Hán. Các tác giả cho rằng tại vùng giáp Quảng Tây và Quảng Đông ngày nay, trong thời cổ, từng có một phương ngữ Hán quyền uy, đó là phương ngữ Quảng Tín. Trong hơn 300 năm kể từ năm 106 trước công nguyên cho đến năm 217, Quảng Tín luôn là trụ sở của Bộ Thứ Sử Giao Chỉ (về sau là Bộ Thứ Sử Giao Châu), là trung tâm chính trị, văn hoá của Lĩnh Nam. Ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam ở trong nước Việt Nam, thuộc về sự cai quản của Bộ Thứ Sử Giao Chỉ, Việt Nam chịu ảnh hưởng của trung tâm chính trị, văn hoá thời bấy giờ là điều tất nhiên. Trong thời gian Sĩ Nhiếp làm Thái Thú Giao Chỉ, âm Hán mà người Việt học không phải là âm Trung Nguyên, mà là âm của một phương ngữ nào đó lúc bấy giờ. Các tác giả khẳng định phương ngữ Hán này phải là phương ngữ Quảng Tín. Bản thân Sĩ Nhiếp chính là người Quảng Tín Xương Ngô. Quảng Tín lại là phương ngữ quyền uy thời kỳ đó, dạy học sinh Việt Nam bằng phương ngữ Quảng Tín cũng là điều bình thường. Vì trung tâm chính trị Lĩnh Nam di chuyển sang phía đông [năm 217 Tôn Quyền dời trung tâm chính trị Lĩnh Nam từ Quảng Tín Xương Ngô đến Phiên Ngung (thành phố Quảng Châu ngày nay) Nam Hải] và theo di chuyển của người Hán, phương ngữ Quảng Tín phân hoá dần, cho nên hình thành đối ứng không đồng đều về đặc trưng ngữ âm giữa âm Hán Việt và mấy phương ngữ Hán hiện đại.
3. Trên cơ sở của chữ Hán, dựa vào nguyên tắc cấu tạo chữ Hán, người Việt Nam đã sáng tạo ra chữ Nôm, một thứ chữ ghi lại tiếng nói của dân tộc. Ban đầu, chữ Nôm mới chỉ là những ký tự dùng để phiên âm các từ ngữ nước ngoài, những địa danh, tên người ở Việt Nam mà vốn chữ Hán không thể hiện được. Khi hệ thống văn tự Nôm được hình thành và việc sáng tác thơ văn bằng chữ Nôm đã trở thành phong trào thì có sự phân công giữa chữ Hán và chữ Nôm về mặt chức năng: chữ Hán dùng trong hành chính, giáo dục, trong giao tiếp triều chính, còn chữ Nôm thì dùng trong giao tiếp, văn chương bình dân. Theo Phan Huy Chú, Vua Lê Thánh Tông trị vì 38 năm, mở 12 kỳ thi, lấy 501 tiến sĩ, trong số đó có 9 trạng nguyên. Tuy coi trọng chữ Hán hơn chữ Nôm, nhưng phong trào sáng tác bằng chữ Nôm vẫn phát triển mạnh. Quan lại, nho sĩ đua nhau làm thơ bằng chữ Nôm. Ngay vua Lê Thánh Tông cũng có nhiều thơ Nôm được truyền tụng trong lịch sử.
Cái tâm lý “trọng Hán khinh Nôm” có ở hầu hết các nhà nho: sáng tác về những đề tài trang trọng, nghiêm chỉnh thì dùng chữ Hán, làm thơ để chơi, để mua vui thì dùng Nôm. Tuy nhiên, cùng với bước trưởng thành của chữ Nôm, vị thế của nó cũng dần thay đổi. Nguyễn Trãi hết lòng tôn trọng ngôn ngữ dân tộc, tin yêu ngôn ngữ dân tộc. Tất cả các bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi đều nói đến những cái chân thành nhất, trang nghiêm nhất: nói đến chí hướng, nói đến đạo lý, nói đến lẽ sống ở đời,… Với ý thức tự cường dân tộc, dưới thời nhà Hồ, Hồ Quý Ly đã có một quyết sách lớn nhằm nâng cao vị thế của chữ Nôm. Tương truyền, Hồ Quý Ly đã dịch Kinh Thi, Kinh Thư ra chữ Nôm để dạy cho các cung nữ. Điều này chứng tỏ Hồ Quý Ly đã có chủ trương đưa chữ Nôm vào lãnh vực giáo dục. Rất tiếc, công cuộc cải cách của nhà Hồ bị chặn lại bởi gót giày xâm lược của nhà Minh. Nhà Minh thi hành chính sách đồng hoá rất tàn bạo. Chúng đã đốt phá các tài liệu văn hóa, sử liệu Việt, trong đó có cả những tài liệu ghi chép bằng chữ Nôm. Vì thế những tài liệu bằng chữ Nôm thời Hồ Quý Ly đều đã thất truyền.
4. Chữ quốc ngữ được các nhà truyền giáo soạn thảo từ thế kỷ XVII với mục đích chính là truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam và học tiếng Việt, hiểu được về đất nước và con người Việt Nam. Muốn truyền bá đạo của mình, cần phải có phương tiện giao tiếp. Thực tế, nhân dân Việt Nam rất ít người đọc được chữ Nôm, vì thế không thể dựa vào chữ Nôm để truyền giáo cho người dân. Vì vậy, vấn đề đầu tiên là phải học tiếng Việt. Các giáo sĩ phương Tây đã tạo ra một hệ thống ký tự ghi tiếng Việt dựa trên bộ chữ cái La tinh. Những năm đầu của thế kỷ XIX hệ thống ký tự này được gọi là chữ Quốc ngữ, mặc dù theo nghĩa đen thì chữ Nôm cũng là chữ quốc ngữ. Từ khi xuất hiện chữ Quốc ngữ, thế tương quan giữa các ngôn ngữ, văn tự trên diễn đàn văn hoá Việt Nam khác với các giai đoạn trước:
- Có hai ngôn ngữ là tiếng Việt và văn ngôn Hán,
- Với ba loại chữ viết là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.



Trong ba loại chữ viết thì chữ Hán vẫn chiếm vị trí số một, sau đó đến chữ Nôm, cuối cùng là chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên, trong thời kỳ này đã nảy sinh sự tranh chấp giữa chữ Hán và chữ Nôm. Văn học chữ Nôm thời kỳ này có sự phát triển toàn diện về lượng cũng như về phẩm. Nữ sỉ thơ Nôm Hồ Xuân Hương, đại thi hào Nguyễn Du với tác phẩm Truyện Kiều bất hủ đều xuất hiện trong giai đoạn này. Không những thế, chữ Nôm không chỉ được dùng để ghi lại văn chương bình dân mà còn được dùng trong những lãnh vực khác nữa. Trong số 5038 quyển, có một số quyển viết bằng chữ Nôm. “Vận niên ca diễn âm” là một quyển sách về ảnh hưởng của thời tiết đối với mùa màng viết bằng chữ Nôm. Số sách về Đạo giáo có 163 quyển, phần lớn là loại “giáng bút“, tức là loại sách tập hợp những lời của các đồng cốt nói thay mặt các vị thần, chủ yếu viết bằng chữ Nôm. Bởi vì những tín ngưỡng đó gắn bó trước hết với người dân lao động. Những sách in đầu tiên ở Việt Nam là Kinh Phật, nhưng số kinh in lại, diễn Nôm không có bao nhiêu. Sách giáo khoa về lịch sử Việt Nam, có một cuốn bằng chữ Nôm. Về ngoại giao, cuốn “Chuyến sang Pháp của sứ bộ triều Nguyễn” viết bằng thơ lục bát. Về luật pháp, có Hoàng triều luật lệ toát yếu diễn ca bằng chữ Nôm, Dân luật Bắc Kỳ, diễn Nôm thời Vua Khải Định. Tầng lớp nho sĩ gần gũi nhân dân lao động đã dùng chữ Nôm để sáng tác văn chương, ghi chép các sự kiện xã hội, lịch sử với cách nhìn khác với cách ghi chép chính thức bằng chữ Hán, có những tác phẩm tiến bộ, chứa đựng những tư tưởng trái với quan điểm và đạo lý chính thống. Vào giai đoạn cuối của nhà Lê, nhà cầm quyền không những coi thường mà còn e ngại chữ Nôm, có những hoạt động tiêu cực đối với chữ Nôm, thậm chí còn đốt rất nhiều tài liệu về văn học viết bằng chữ Nôm. Năm 1663 đời Lê Huyền Tông, Trịnh Tạc đã yêu cầu Phạm Công Trứ viết 47 điều giáo hoá bằng chữ Hán, trong đó điều 35 chủ trương cấm đoán và phá hoại các tác phẩm Nôm. Năm 1718 lại có lệnh của Trịnh Cương như sau: “Phủ liệu vâng lời truyền cho quân dân trong nước biết rằng: phàm sách vở có quyển nào quan hệ đến sự giáo hóa trong đời, mới được khắc in và lưu hành. Lâu nay, những kẻ xấu lượm lặt bậy bạ các tạp truyện và ngôn từ thô bỉ, không phân biệt hay dở, khắc gỗ in bán, việc ấy phải nên nghiêm cấm. Từ nay nhà nào có in những sách như thế, cho trình quan đến bắt và tịch thu ván in phá hết. Năm 1760, Trịnh Doanh lại sai Nhữ Đình Toản diễn Nôm 47 điều giáo hoá ra thơ lục bát để tiện phổ biến trong dân dễ nhớ và thuộc nằm lòng.
Ngược lại, nhằm tăng cường tính tự tôn và tinh thần dân tộc, triều đại Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã chủ trương dùng tiếng Việt và chữ Nôm trong hành chính (giấy tờ của Triều Đình), trong giáo dục, thi cử và trong tế lễ thiêng liêng. Đây là Chiếu của Bình Định Vương Nguyễn Huệ gửi cho Nguyễn Thiếp năm 1788:
Chiếu truyền La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp khâm tri:
Ngày trước ủy cho phu tử về Nghệ An tướng địa làm đô cho kịp kỳ này hồi ngự. Sao về tới đó chưa thấy đặng việc nhỉ. Nên hãy giá hồi Phú Xuân Kinh, hưu tức sĩ tốt.
Việc chiếu ban hạ, phu tử tảo nghi dữ trấn thủ Thận cộng sự, kinh chi, doanh chi, tướng địa tu đô tại Phú Thạch hành cung sao cho hậu cận sơn, kỳ chính địa phòng tại dân cư chi gian hay là đâu cát địa khả đô, duy phu tử đạo nhãn giám định, tảo tảo tốc hành.
Uỷ cho trấn thủ Thận tảo lập cung điện, kỳ tam nguyệt nội hoàn thành, đắc tiện giá ngự. Duy phu tử vật dĩ nhàn hốt thị.
Khâm tai! Đặc chiếu.
Thái Đức thập nhất niên, lục nguyệt, sơ nhất nhật”
Trong giáo dục và thi cử, triều đại Tây Sơn quy định: Mỗi khoa thi, ở vòng ba (“đệ tam trường”), thí sinh phải làm bài bằng chữ Nôm. Tương truyền, Hoàng đế Quang Trung còn lệnh cho Nguyễn Thiếp dịch kinh, truyện ra tiếng Việt làm tài liệu giảng dạy, nhưng các bản dịch ấy đã bị mất cả.
Như ta biết, việc tế lễ trước đây, văn tế, sớ… phải viết bằng chữ Hán, khấn bằng tiếng Hán. Nhưng trong lễ tang Hoàng đế Quang Trung, triều đình và họ hàng nhà vua đều dùng văn tế bằng tiếng Việt, chữ Nôm và năm bài văn tế do Phan Huy Ich làm vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay.
Nhà Tây Sơn chấm dứt, những cố gắng của Nguyễn Huệ nhằm khẳng định vị thế của tiếng Việt và chữ Nôm lại trở về tình trạng cũ, như trước đó.
Mặc dù chữ Quốc ngữ đã tận dụng được nhiều ưu điểm riêng, vốn có của mẫu tự La Tinh, nhưng việc xử dụng hệ thống này cũng chỉ giới hạn trong phạm vi các tài liệu tôn giáo, trong giao dịch giữa những người cùng giáo xứ, giáo đoàn. Hai thế kỷ sau khi được sáng tác, chữ Quốc ngữ đã trở thành một công cụ hữu hiệu, giúp người Pháp, quân đội Pháp xâm lược và chia đất nước Việt Nam thành ba kỳ. Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ.
5. Dưới thời cai trị của thực dân Pháp (1861–1945), trên diễn đàn văn hoá Việt Nam, có ba ngôn ngữ là tiếng Pháp, tiếng Việt, và Hán với bốn văn tự là Pháp, Quốc ngữ, Nôm và Hán.



Sự tranh chấp giữa ba ngôn ngữ diễn ra theo chiều hướng tiếng Pháp vươn lên chiếm vị thế số một, vai trò tiếng Hán ngày càng giảm, vị thế của tiếng Việt càng ngày càng được đề cao. Đây cũng là thời kỳ thay thế dần chữ Hán và chữ Nôm bằng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ.
Chính sách của nhà cầm quyền thực dân Pháp đối với Việt Nam là đồng hoá về ngôn ngữ và văn hoá. Mọi quyết sách đưa ra đều nhằm mục đích cuối cùng và tối thượng là làm cho người Việt Nam chấp nhận xử dụng tiếng Pháp, chữ Pháp; chấp nhận văn hoá, chính trị Pháp; lấy tiếng Pháp thay thế tiếng Hán trên toàn cõi Việt Nam, hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng của văn hoá Hán đối với Việt Nam.
Etienne Aymonier, một công sứ Pháp ở Bình Thuận, năm 1886, đã viết: “Chúng ta phải gieo rắc vào người An Nam rằng cái nhu cầu hiểu biết một ngôn ngữ bác học, một ngôn ngữ cấp cao; việc không thể chối cãi được là sự học hỏi tiếng Pháp phải chính thức thay thế sự học hỏi tiếng Trung Hoa”. Năm 1890, ông còn viết: “Thực ra, vấn đề được đặt ra là thay thế trong chương trình dạy chính thức, tiếng Trung Hoa, hiện nay được dạy đến tận các thôn quê, bằng tiếng Pháp, ngôn ngữ của những kẻ đi chinh phục với hậu quả được lường trước là sự xử dụng ngôn ngữ này sẽ lan ra ngày càng rộng lớn”. Ông nguyện ước:
– “Chương trình dạy chính thức ở Nam Kỳ thuộc Pháp sẽ được đặt cơ sở trong một chừng mực tối đa có thể được, trên sự học hỏi tiếng Pháp.
– Trên toàn cõi Đông Dương thuộc Pháp, chính quyền sẽ cho nghiên cứu các phương tiện để thúc đẩy tiếng Pháp…
– Chớ nên dạy tiếng Pháp riêng cho hàng thân hào, cho giới lãnh đạo, mà phải nhắm vào những đứa trẻ của dân thường, con gái lẫn con trai. Tốt hơn là nhắm vào từng nhóm làng xã, rộng khắp, trước tiên là ở những vùng phụ cận những trung tâm Âu Tây, hay trong những làng Thiên Chúa Giáo, ở tất cả những nơi mà thiện chí được bộc lộ. Đó là cách được gọi là cắm ngôn ngữ vào đất bằng cách cho nó bắt rễ
Thực tế nhà cầm quyền Pháp ở Việt Nam đã dùng tiếng Pháp, chữ Pháp trong văn kiện, giấy tờ của bộ máy cai trị ; tăng cường việc giảng dạy tiếng Pháp trong nhà trường, hạn chế vai trò của tiếng Hán và chữ Hán. Theo Nguyễn Phú Phong, việc dạy tiếng Pháp cho người Việt Nam được bắt đầu khởi sự năm 1866 nhưng vẫn còn nằm trong tay các giáo sĩ và giáo hội, chính quyền thuộc địa trợ cấp cho các trường học do giáo hội tổ chức. Ngày 21-12-1917, Toàn quyền Albert Saraut ký Nghị định Học chính tổng quy (Règlement général de l’ instruction publique) và đăng lên công báo ngày 10-4-1918. Học chính quy định đã thay đổi thi Hương thi Hội: Năm 1916 bãi bỏ các kỳ thi Hương và năm 1919 thì thi Hội cũng bị bãi bỏ. Học chính quy định việc dạy tiếng Pháp và môn Hán tự như sau:
– Dạy tiếng Pháp (tập đọc, chánh tả, học mẹo, làm văn.v.v...) ở lớp nhì và lớp nhất, mỗi tuần ít nhất là 12 giờ.
– Hán tự mỗi tuần lễ chỉ dạy 1 giờ rưỡi vào sáng thứ năm mà thôi. Lại thêm chỉ thị: “Dạy Hán tự phải theo chương trình nhà nước. Buổi dạy Hán tự, giáo viên kiêm đốc học nhà trường phải có mặt ở lớp để giữ kỷ luật, không nên để thầy đồ dạy một mình”.
Muốn truyền bá tiếng Pháp và văn hoá Pháp, nhằm củng cố nền thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam, nhà cầm quyền Pháp buộc phải dùng tiếng Việt làm phương tiện chuyển ngữ. Vì thế, song song với việc dạy tiếng Pháp cho người Việt thì việc dạy tiếng Việt cho các viên chức hành chính Pháp cũng được đặt ra. Năm 1861, một trường dạy tiếng Việt được thiết lập ở Sài Gòn để đào tạo những viên thông ngôn người Pháp. Chữ Nôm và chữ Quốc ngữ đều là những văn tự ghi tiếng nói của người Việt Nam, nhưng chữ Quốc ngữ rất gần chữ Pháp, lại rất tiện lợi, dễ học, dễ nhớ hơn nhiều so với chữ Nôm nên ngưòi Pháp đã chọn chữ Quốc ngữ làm phương tiện dạy học tiếng Việt. Chính nhờ thế mà chữ Quốc ngữ vốn chỉ được dùng hạn chế trong phạm vi tôn giáo, trong giao dịch giữa các giáo dân đã dần dần trở thành một phương tiện giáo dục chung. Thực dân Pháp cho phép dạy chữ quốc ngữ và tiếng Việt trong trường học và cho ra báo bằng chữ quốc ngữ. Ngày 17-11-1874, Dupré ra quyết định tổ chức lại hoàn toàn nền giáo dục quốc dân. Các trường làng dạy chữ Hán bị bãi bỏ hoặc sáp nhập vào trường ở quận lỵ, biến thành một trường duy nhất dạy chữ quốc ngữ.
- Năm 1896, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cho thành lập một trường Pháp-Việt ở Huế, gọi là Trường Quốc học Huế.
- Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương đặt thêm một kỳ thi phụ cho khoa thi Hương trường thi Nam Định. Môn thi gồm năm bài tiếng Pháp: viết tập, chính tả, dịch Pháp ra Việt, vvấn đáp, đọc và dịch miệng (hệ số 5); chính tả tiếng Việt (hệ số 3); bài dịch từ Hán văn ra tiếng Việt (hệ số 4). Ai đã đỗ tú tài, cử nhân kỳ thi Hương chính mà còn đỗ cả kỳ thi phụ sẽ được ưu tiên chọn ra làm quan. Năm 1904, Pháp cho thiết lập chương trình giáo dục hệ Pháp -Việt ở Bắc Kỳ. Ngay từ năm 1865, chính quyền Pháp ở Nam Kỳ đã phát hành tờ Gia Định thời báo để thực hiện chủ trương dùng chữ Quốc ngữ, in tiếng Việt thay thế chữ Nôm. Năm 1917, Báo Nam Phong ra đời. Ngay ở trang đầu ghi rõ:” Mục đích báo Nam Phong là chủ trương khai hóa của nhà nước, viết những bài bằng quốc văn, hán văn, pháp văn, để giúp sự mở mang trí thức, giữ gìn đạo đức trong quốc dân An Nam, truyền bá các khoa học của Tây phương, nhất là học thuật tư tưởng Đại Pháp, bảo tồn cái quốc hồn, quốc túy của nước Việt Nam ta, cùng bênh vực quyền lợi người Pháp người An Nam trong trường kinh tế. Báo Nam Phong lại chủ ý riêng về sự tập luyện văn quốc ngữ cho thành một nền quốc văn An Nam”. Về hành chính, một công văn năm 1910 của Khâm sứ Bắc Kỳ định rằng tất cả các văn bản dùng cho việc công bố như nghị định, quyết định, lệnh, chỉ thị, phán quyết, phải được viết bằng quốc ngữ. Công văn này cũng nói thêm rằng việc dùng quốc ngữ phải áp dụng cho thư tín thường lệ giữa các quan triều Nguyễn và chính quyền Pháp, và cho các thông báo của các quan lại gửi đến người dân. Năm 1909, ở Hà Nội có thành lập một Hội thân hữu Pháp Việt để phổ biến và quảng bá chữ quốc ngữ. Hội này còn có tên là Bác Văn Hội nhắm đến những mục đích sau đây:
– Cho ra mắt những tác phẩm văn học An Nam viết bằng chữ khối vuông (chữ nho hay chữ nôm) bằng cách dịch ra quốc ngữ hay tiếng Pháp;
– Dịch ra quốc ngữ những sản phẩm của tri thức Pháp về những môn khoa học, nghệ thuật, luật, kinh tế chính trị, văn học, với dụng ý là ổn định… ngữ nghĩa các từ trong tiếng nói của xứ An Nam.
Mặc dù người Pháp chủ trương xử dụng chữ Quốc ngữ và tiếng Việt làm chuyển ngữ nhưng với thái độ dè dặt. Trước 1945, tiếng Việt chỉ được dùng vào công việc giáo dục chủ yếu ở lớp đồng ấu (lớp Một ngày nay), còn từ lớp dự bị đến lớp sơ đẳng (tương đương với lớp Hai và lớp Ba ngày nay), học sinh phải theo chế độ song ngữ Việt–Pháp; từ năm thứ tư đến hết năm thứ sáu tiểu học, tiếng Pháp đã chiếm địa vị áp đảo; từ cấp trung học trở lên, tiếng Pháp chi phối hoàn toàn. Lý do là thực dân Pháp muốn tiếng Pháp chiếm vị trí độc tôn. Lúc đầu thì lấy lý do “vì những thứ chữ như chữ Quốc ngữ, (…) đã thành ra văn tự gì có tiếng trong thế giới đâu, vả ai cũng biết rằng hãy còn khuyết điểm nhiều lắm, chưa có đủ những danh từ về khoa học để diễn giải những môn học mới của phương Tây”. Về sau, khi tiếng Việt và chữ Quốc ngữ đã phát triển thì nhiều người Pháp lại e sợ sức mạnh tiềm ẩn của chữ Quốc ngữ, nó có thể trở thành một công cụ để thống nhất tiếng Việt, thống nhất người Việt chống lại tiếng Pháp, người Pháp.
Một số trí thức Việt Nam đã cực lực chống lại các chính sách ngôn ngữ của nhà cầm quyền Pháp. Họ quan niệm chữ Quốc ngữ là sản phẩm của ngoại bang, là công cụ truyền bá đạo thiên chúa, không phải là đạo gốc của dân tộc. Họ muốn duy trì học chữ Hán bởi vì học chữ Hán là được giáo dục về luân lý về lịch sử, còn học chữ Quốc ngữ thì chỉ như một trò chơi, khi người ta biết đọc biết viết chữ Quốc ngữ người ta không biết gì cả. Với quan niệm như vậy, các trí thức yêu nước, chống Pháp đều sáng tác bằng chữ Nôm. Năm 1867, Nguyễn Trường Tộ chính thức đề nghị triều đình Huế xử dụng chữ Nôm, đề nghị này làm cho nhà cầm quyền chú ý đến chữ Nôm, song sự chú ý đó chỉ là để chống lại việc tiếp tục xử dụng chữ Hán tại triều đình Huế chứ không phải là sự chống lại việc xử dụng chữ Quốc ngữ.
Những trí thức có tinh thần dân tộc, muốn hiện đại hoá đất nước đã sớm nhận ra vai trò của chữ Quốc ngữ. Bởi vì công việc hiện đại hoá cần phải có sự thay đổi mà sự thay đổi trước tiên là sự thay đổi về văn tự. Cần phải dạy trẻ biết đọc biết viết tiếng mẹ đẻ và chỉ có việc học tập bằng tiếng mẹ đẻ mới đem lại hiệu quả thiết thực mà thôi. Cuối thế kỷ XIX, các trí thức Nam Kỳ như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Tống, Trương Minh Ký, Nguyễn Trọng Quản, v.v… là những người đi đầu trong chủ trương truyền bá chữ quốc ngữ và phát triển tiếng Việt. Đầu thế kỷ XX ở Miền Bắc, hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) cũng đã dấy lên phong trào học chữ quốc ngữ, coi chữ quốc ngữ là phương tiện khai hoá quốc dân. Các cụ khẳng định:
Chữ quốc ngữ là hồn trong nước
Phải đem ra tính trước dân ta
Sách các nước, sách Chi Na
Chữ nào chữ ấy dịch ra cho tường.
Trong Văn minh tân học sách của Đông Kinh Nghĩa Thục, có đoạn viết: “Người trong nước đi học nên lấy chữ quốc ngữ làm phương tiện đầu tiên để trong thời gian một vài tháng, đàn bà, trẻ con đều biết chữ và người ta có thể dùng Quốc ngữ để ghi việc đời xưa và chép việc đời nay… Đó thực là bước đầu tiên để mở mang trí khôn vậy”.
Tiếp đó, năm 1938 Hội truyền bá chữ Quốc ngữ được thành lập và hoạt động của hội này đã có tác dụng to lớn trong việc xoá nạn mù chữ cho nhân dân. Theo số liệu của UNESCO năm 1984, thì vào năm 1938, Việt Nam có khoảng 95% dân số mù chữ. Tính đến năm 1945, Hội truyền bá chữ Quốc ngữ đã giúp cho 70.000 người xóa nạn mù chữ.
Dù xu hướng chính trị không giống nhau của các thành phần đảng phái, nhưng tất cả những hoạt động báo chí và văn học bằng chữ quốc ngữ trước năm 1945 đều có tác dụng truyền bá chữ quốc ngữ và phát triển tiếng Việt: Phía thực dân Pháp thì xem chữ Quốc ngữ là công cụ hữu hiệu để đồng hoá dân tộc Việt Nam, phía những sĩ phu yêu nước Việt Nam thì kẻ trước người sau cũng đều nhận thấy chữ Quốc ngữ là vũ khí sắc bén trong công cuộc phổ biến tân học, truyền bá tư tưởng yêu nước tiến tới giải phóng dân tộc, đem lại độc lập cho nước nhà. (Nhưng khi độc lập thì VM cướp chính quyền trong tay người Việt Quốc Gia).
  
Đâu Là Sự Thật Về Ngày 19-8-1945: Việt Minh Cướp Chính Quyền?