Thứ Hai, 26 tháng 8, 2024

MÙA THU



Mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng biệt của nó, trong đó mùa thu cũng không ngoại lệ. Nhìn lá cây chuyển màu từ xanh, nhất loạt chuyển sang toàn các loại sắc vàng và đỏ nhạt đậm, tất cả đều chuyển biến ngoạn mục. Chúng ta gần như bị cuốn hút bởi màu sắc rực rỡ đó.! Với các đồng loại đó, chúng không thể nào hiểu được rằng; những vẻ đẹp này là dấu hiệu báo trước một "cỏi đi về" và sắp tách lìa khỏi cội nguồn. Vì vậy, với tất cả vẻ đẹp trước mắt, đều có một nỗi buồn nhất định theo chu kỳ cúa Đất Trời, khi biết rằng những màu sắc thay đổi sẽ báo hiệu sự tiếp nối của một mùa đông lạnh giá sắp đến cùng vạn vật.



NGƯ ÔNG


Lăn tăn theo gió ṃặt hồ thu

Sương phủ ghe câu bóng nhạt mờ

Thoảng chốc lá vàng rơi trước gió

Lao chao vờn lượng trách hờn thu

Mây che lẩn khuất vài tia nắng

Xóm vắng, lều thưa, vẳng tiếng ru

Mong đợi động lay, cần nhúc nhích

Bèo trôi hờ hững gió vi vu.


THU ĐỎM DÁNG


Thu mãi ra đi, đến chẳng già

Thu vàng muôn thuở vẫn kiêu sa

Mưa thu lất phất rơi rào rạt

Nắng gió mùa thu đến mọi nhà

Vàng lá sắc màu, thu đỏm dáng

Trăng thu khoe sắc với Hằng Nga

Với Thu lắm lúc nhiều tơ tưởng

Hậu Nghệ, Hằng Nga chẳng nở xa.!


Mùa thu vốn là một đề tài quen thuộc trong thơ ca Việt Nam. Thu thường mang đến cho con người, và nhất là giới văn thơ một nỗi buồn man mác, gợi nhớ hay nuối tiếc về một cái gì đó xa xôi... của một thời đã qua, nhưng còn lắng đọng trong ký ức. Dường như chẳng một ai vô tình mà không nói hay nhắc đến mùa thu, cảnh thu, tình thu, mưa thu, gió thu và cả lá vàng của mùa thu, hay như Trong "Tiếng Thu" năm 1939 của Lưu trọng Lư."...Em không nghe rừng thu. Lá thu kêu xào xạc. Con nai vàng ngơ ngác. Đạp trên lá vàng khô".v.v...


THU ẢM ĐẠM


Cây trần trụi, khi lá vàng, rơi rụng

Gíó nâng niu, khi chạm đụng cỏi về

Mặt đất mềm, với huyệt lạnh tái tê

Phủ đầy xác, lá rơi về lòng đất

Cơn gió thổi gom lá vàng chồng chất

Tan tác rơi, khi lìa mất khỏi cành

Thì thầm nghe lá xào xạc rơi nhanh

Trải trên đất, dẫm nát tan, thân xác.


Thu vàng lá, như sắc màu, rỉ sét

Với thiên nhiên, mùa lá chết ra đi.

Đúng chu kỳ, lìa thân gốc, rụng rơi

Thu đã đến, mùa hè rồi biến mất

Thu vương vấn làm thi nhân, say ngất

Sương mù rơi gieo từng hạt vần thơ

Giọt mưa thu đêm ướt át phủ mờ

Gió mơn nhẹ, lá vàng chờ, rơi rụng


 MÙA THU CÂY & LÁ


Vào ngày cuối, trời mùa thu nhạt nắng

Chiếc lá vàng ngồi thầm lặng buồn thu

Gió heo may trôi lãng đãng dập dìu

Lá run sợ nên nâng niu cây mãi...


Cây ớn lạnh vẫn cam lòng chịu đựng

Lòng mãi đau, mà vẫn đứng trơ gan

Xa lá rồi cây xơ xác điêu tàn

Thân trơ trụi chờ thu tàn đông đến


Chiếc còn lại, màu úa vàng thiếu máu

Cây níu trì bằng giọt mủ cuối cùng

Đêm vội qua lá bị gió hất tung

Lòng tê tái, cây ngỡ ngàng, chua xót


Lòng uất nghẹn, cây không lần cố giữ

Lá trôi đi gió vẫn cứ đuổi theo

Tạo thanh âm hòa lẫn với suối reo

Khi lá chết, đã mang theo sầu hận


Nhưng suốt đời lá nào có, biết đâu

Cây thức trắng trong đêm thâu gió trở

Luôn cố sức nhọc nhằn từng hơi thở

Vẫn đâu mong làm xoay trở duyên trời

Chết tâm hồn, đông khơi nỗi, lòng vơi

Cây đơn lẻ vào mùa rơi rụng lá

Tình sâu thẳm trong lòng rầu băng giá

Ôm nỗi buồn mùa cách trở chia phôi


Thế gian nầy hợp tan mãi phân đôi

Cây và Lá một cặp đôi dang dở

Người thương lá, cho cây làm cách trở

Ai thấu cho định mệnh cố an bài.!

Rồi một ngày gió cuốn lá bay đi

Cây không giữ hay lá vì thay đổi 

Để mặc gió nên lung lay bối rối

Mãi nhìn theo lá bay tới cách xa


CÂY & LÁ


Rồi có ngày cây hỏi lá…một câu

“Nếu cây chết lá có buồn không nhỉ"?

Lá thầm nói rồi gật đầu đáp khẽ …

“Cây chết rồi lá cũng chết theo cây”

Đến một ngày lá hỏi lại với cây…

“Nếu lá chết cây chết theo không vậy"

Cây im lặng một hồi lâu không nói…

Lá buồn rầu âm thầm với nỗi đau…


 Lá đã biết trước,

“Lá chết rồi cây mọc lá khác ngay…”


SẮC MÀU MÙA THU


Lá thu, rực rỡ đây trời

Thay mầu đổi sắc đón mời thi nhân

Thiên nhiên tươi đẹp muôn phần

Gom lời kết chữ dệt vần tặng nhau.


Đến Đi, Thu mãi hiền hoà

Người đời thất thập tưởng xa hóa gần

Thu đi sao quá vội vàng

Người về một cỏi với ngàn xót thương


Thu mãi đến đi chẳng thấy già

Người đời xa cách cậ̣n kề nhau

Lá vàng thay sắc thu làm dáng

Gìa trẻ với nhau múa hát ca...


Bây giờ đến với Nguyễn Khuyến, chúng ta cũng thấy được cảnh mùa thu trong thơ ông, nhưng không phải là mùa thu ở bất cứ miền nào, thời nào, mà là mùa thu ở quê ông, vùng đồng chiêm miền Bắc lúc bấy giờ. Chỉ với bầu trời “xanh ngắt” (Thu vịnh), với nước "trong veo" của ao cá (Thu điếu), và cái "lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, làn ao lóng lánh bóng trăng loe" (Thu ẩm). Cụ Tam Nguyên Yên Đổ  đã làm say lòng tắm hồn bao thế hệ.! Khi nhận xét về ba bải thơ trên; Chúng ta nhận thấy hình ảnh trong "Thu điếu", nó tiêu biểu cho cảnh mùa thu của làng quê Việt Nam. Vậy thử tìm hiểu xem "Thu điếu" qua sự miêu tả của thi nhân như thế nào?


THU ĐIẾU (Câu cá mùa thu)


Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo,

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được.

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.


FISHING IN AUTUMN


On the cold autumn lake

     with its limpid waters.

Stands a tiny little fishing boat.

The bluish green water

     surface is slightly rippling.

Yellow leaves whiz past

     in the strong wind.

Strati of clouds are hovering

     in the azure sky.

The meandering bamboo gateway

     is quite deserted.

Hardly able to sit so long as

     to lean against

     the knee and hold the fishing-rod.

Yellow leaves whiz past

     in the strong wind.


Nhà thơ lấy cảnh thu, tình thu để gởi gấm tâm trạng của mình vậy. Và cùng qua thơ thu ta thấy hiện lên một phần đáng trân trọng trong con người Nguyễn Khuyến. Trong bài thơ "Thu điếu" Câu cá mùa thu, Nguyễn Khuyến đã thể hiện với tấm lòng sâu nặng nghĩa tình đối với đất nước.

Chẳng mấy ai vui khi nói đến Thu. Do vậy, nhắc đến thơ Thu cùa thi nhân xưa, phần đông đều gói ghém tâm trạng u hoài, nổi buồn man mác. Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến cũng vậy.

Thơ gợi tình người, mà người buồn thì thơ vui sao được? Bài thơ ra đời trong giai đoạn mà tác giả đã quá bất mãn với xã hội, lui về quê ở ẩn. Xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến cướp đi quyền tự chủ của nước nhà, gieo rắc bao nổi đau thương, mất mát cho đất nước, con dân nước Việt. Buồn vì thảm cảnh”, bất hợp tác với thực dân Pháp, Nguyễn Khuyến thể hiện khí tiết của người quân tử, về quê làm ngư ông câu cá. Bài thơ "Câu cá mùa thu" thể hiện một tâm sự, một nỗi niềm như thế để giãi bày với hồn thiêng sông núi quê hương một tấm lòng yêu nước thiết tha, day dứt.

Ba bài thơ xử dụng bút pháp chấm phá để gợi tả mùa thu ở làng quê cỏ vẻ đẹp trong sáng, vắng lặng qua cách nhìn và sự rung động của hồn thơ. Ba bài thơ còn thể hiện niềm ưu tư trước thời cuộc với nỗi buồn đất nước một cách kín đáo và da diết.

- Bài thơ Thu Điếu (Câu cá mùa thu) có nét đặc sắc riêng khi thể hiện được sự sống động của mùa thu nơi miền quê xứ Bắc của thi nhân.

- Với Thu ẩm (mùa thu uống rượu). Hình ảnh chính của bài thơ là "Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe". Câu thơ đã diễn tả trạng thái ngà ngà say... đến "say nhè": "Rượu tiếng rằng hay hay chả mấy - Độ năm ba chén đã say nhè". "Say nhè" là say êm, say nhẹ, say rồi ngủ quên đi lúc nào chẳng biết. Chẳng phải là say be bét, say túy lúy.

- Nếu trong Thu Vịnh (Làm thơ mùa thu) khung cảnh mùa thu thật bao la, bát ngát, thì ở bài thơ "Thu Điếu" khung cảnh mùa thu được giới hạn trong cái ao thu bé nhỏ:


"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyên câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo".


Bài thơ chủ yếu ghi nhận những quan sát và cảm nhận của nhà thơ và cảnh vật đang diễn ra quanh mình. Ở đây mọi chi tiết đều được chắt lọc, sao cho mỗi cảnh sắc chỉ cần điểm một nét, cộng hưởng thành màu sắc Thu đích thực và độc đáo. Ông kết hợp tuyệt diệu hình ảnh và từ ngữ. Cả bức tranh có vẻ tĩnh lặng nhưng từng chi tiết thì động và gợi cảm.

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo: Nước trong veo và ao Thu lạnh lẽo gây cảm giác khẽ rùng mình. Thuyền câu vốn đã nhỏ bé khi nhập vào không gian bao la càng trở nên bé xíu “bé tẻo teo”. Ngư ông dường như cảm thấy mình quá bé trước tạo hoá!

Một chiếc thuyền bé lại còn bé tẻo teo hay bé tí teo. Tưởng chừng hình ảnh thu nhỏ hết cỡ. Trong không gian đầy ao đầm của làng quê. Nguyễn Khuyến với con thuyền cũng nhỏ bé thôi, nhẹ nhàng trên ao. Và cũng vì trong ao nên sóng biếc cũng chỉ hơn gợn tí. Gợn vốn là sự chuyển động rất mỏng, rất nhỏ, khó thấy,...vậy mà câu thơ Nguyễn Khuyến lại dùng hơi gợn tí. Sự kết hợp từ ngữ độc đáo, mới lạ đã đưa sinh động như có như không đạt đến độ tinh vi nhất. Ngay cả lá vàng trước gió cũng chỉ khẽ đưa vèo nhẹ nhàng. Câu thơ không tả gió thu, chỉ tả lá vàng rơi vèo nhẹ nhàng, man mác bới gió heo may vẫn được hiển hiện. Ba câu thơ, ba hình ảnh,ba nét vẽ mà hình ảnh nào cũng nhỏ bé, nhẹ nhàng, nét vẽ nào cũng thanh thoát.

Trong không gian thu hẹp nên hình ảnh nào cũng nhỏ nhắn, duyên dáng: chiếc thuyền câu bé tẻo teo, làn sóng gợn tí, lá vàng rơi. Qua xúc giác, nhà thơ đã cảm nhận hơi lạnh man mát tỏa ra từ làn nước ao thu. Nước mùa thu xanh, trong veo, bất động. Cơn gió vô tình lùa qua làm lao xao mặt nước, sóng gợn lên một tí rồi phẳng lặng trở lại, lá vàng khẽ đong đưa chơi vơi làm cho cảnh thu thêm sinh động. Tất cả đã dựng lên một khung cảnh trong không khí tĩnh lặng, nhẹ nhàng. Chiếc thuyền câu xuất hiện cho thấy dấu vết, hình ánh của cuộc sống, nhưng không khuấy động được không khí yên tĩnh của chiều thu.

Gió thu nhè nhẹ hòa hợp với sương thu se lạnh và lá vàng chơi vơi, đã tạo thành một bức tranh của mùa thu buồn man mác, trong trẻo giữa thiên nhiên, êm đềm và gợi một cảm giác lâng lâng dịu êm. Hồn thơ của thi nhân đang đắm chìm trong nét đẹp thân thuộc bình dị và đơn sơ ấy...


"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo".


Những cụm mây trắng lơ lửng in trên nền trời xanh biếc. Không gian cũng bất động như làn nước để gợi lên hồn thu yên ả, tịch mịch. Ngõ trúc quanh co hun hút càng làm tăng thêm chiều sâu thanh vắng. Chỉ cần một hình ảnh ngõ trúc thân thuộc, tác già cũng đã lột tả được thảm trạng quanh co của đất nước, "một cổ hai tròng"

Nổi bật nghệ thuật của Thu điếu là sự chan hòa của màu sắc trong trẻo: xanh trời, xanh nước, xanh trúc, xanh bèo, của cử động: gợn tí, sẽ đưa, đớp động; của hình ảnh: nước trong, trời cao, mây trắng, ngõ vắng, thuyền câu. Tất cả như say trong cái tĩnh lặng. Chi có một âm thanh khuấy động: tiếng cá đớp, nhưng âm thanh này cũng góp phần làm tăng thêm cái tĩnh của chiều thu. Từ thi liệu đến nghệ thuật miêu tả, lấy “động” để tả “tĩnh” biểu hiện vẻ đẹp cổ điển của bài thơ. Cách gieo vần "eo" cho thấy không gian như đang thu lại, hơi lạnh cũng se sắt và nhà thơ cũng đang thu mình trong cô đơn, u uẩn.

Sự rung động tinh tế và niềm say mê trước vẻ đẹp bình dị của mùa thu quê hương đã bộc lộ tình quê hương tha thiết của nhà thơ. Bài thơ mở ra một thế giới trong sáng, yên tĩnh, sâu lắng. Đó cũng là thế giới tâm hồn của nhà thơ, tương phản với chốn quan trường nhớn nhác, lợi danh.


"Tựa gối ôm cần lâu chẳng dược,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo".


Hình ảnh nhà thơ đi câu cá nhưng chi thấy tựa gối ôm cần nhìn trời mây, lá rụng, đắm say cùng cảnh vật rồi hồn thơ trôi tận đâu đâu. Đến khi có tiếng cá đớp, nhà thơ mới giật mình quay về thực tại. Chứng tỏ nhà thơ đâu có tha thiết gì đến việc câu cá.

Người xưa lấy việc câu cá để đợi thời như Khương Tử Nha đời nhà Chu, hay lấy việc câu cá để lánh xa danh lợi như Nghiêm Tử Lãng đời nhà Hán, Trung Hoa. Nguyễn Khuyến đi câu là lánh đục, về với thiên nhiên thanh trong, để giữ cho tâm hồn được yên tĩnh thanh cao. Trong hoàn cảnh đất nước thời bây giờ, việc làm này cho thấy một nhân cách thật đáng quý, đáng trọng.

- Thu điếu gợi tả vẻ đẹp mùa thu làng quê, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết của nhà thơ. Bài thơ còn kín đáo thể hiện nỗi buồn đất nước và nhân cách đáng quí của nhà thơ.

- Bài thơ gợi tả bằng những ngôn từ thuần Việt giản dị, tinh tế có khả năng lột tả được cái sinh động của cảnh và trạng thái tâm hồn thi nhân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét