Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2024

NĂM QUÝ MÃO 2023 - NHÂM DẦN NÓI VỀ CỌP. 2022


 14 Tháng 1, 2023

NĂM QUÝ MÃO

Cung kính đón Xuân Năm Quý Mão
Chúc sao mang lộc đến từng nhà
Tân niên toại nguyện vinh quang đến
Xuân đến tươi vui, khắp mọi nhà.

Mèo là loài vật nhỏ nhắn dễ thương, ngoan hiền, gần gũi và sống chung với người. Theo cách tính tuổi của Châu Á, những năm như 1915, 1927, 1939, 1951, 1963, 1975, 1987, 1999, 2011, 2023… gọi là năm cầm tinh con mèo và xoay vần theo thứ tự của 12 con giáp. Những năm sinh có số cuối 0 là Canh, số 1 là hành Bính, số 2 là hành Nhâm, số 3 là Quý, số 4 là Giáp, số 5 là Ất, số 6 là Bính, số 7 là Đinh, số 8 là Mậu, số 9 là Kỷ, vì vậy năm 1963 và 2023 là thuộc Quý Mão. Cứ trong vòng 60 năm sẽ có 5 tuổi Mão là Ất Mão, Đinh Mão, Kỷ Mão, Tân Mão và Quý Mão.

QUÝ MÃO LÀ TUỔI PHÚ QUÝ.
Mão là mèo, quý là phú quý. Quý Mão là mèo có phước được hưởng lộc ăn ngon, mặc ấm, được chăm sóc như thú cưng của gia đình. Trong khi chó thường được coi là người bạn tốt nhất của con người, thì mèo có thể xa cách đến mức chúng dường như chẳng khác gì một người quen qua đường. Tuy nhiên, mèo nhận ra giọng nói của chủ nhân, mèo phản ứng tích cực hơn với giọng nói quen thuộc của con người (như vẫy đuôi, xoay tai, tạm dừng chải lông) so với khi chúng nghe giọng nói của một người lạ. Theo các nhà tướng số nói vì mèo nhanh nhẹn, trung thành, chung thủy, tình cảm và dễ thích nghi, nên người tuổi Mão sẽ thông minh, kiên trì, tháo vát, may mắn, thành công, giàu sang, sống có tình, có lý… Một bài thơ đã mô tả các ưu điểm của tuổi Mão như sau:
Chữ Quý nay thành một chữ Thiên
Chồng giàu bên gái, vợ trai hiền,
Thi văn, địa sản, phong lưu đủ
Phú quý sang giàu thuở lớn lên,
Con cháu phấn son luôn sáng rực
Vẹn toàn trên dưới vững lâu bền
Vợ chồng gắn bó, lòng son sắt
Hạnh phúc gia đình mãi ấm êm

ĐẶC ĐIỂM CỦA LOÀI MÈO
Theo Bách Khoa Tự Điển, tên khoa học của mèo nhà là Felis catus. Thông thường mèo nặng từ 2,5 đến 7 kg (5,5–16 pound). Tuổi thọ thường sống 14 tới 20 năm. Mèo là những vận động viên điền kinh bởi lẽ mèo có thể chạy với tốc độ 30 dặm một giờ và nhảy cao tới đỉnh rào hay một bức tường cao 7 ft từ tư thế đứng yên. Đa số mèo có tai thẳng vểnh cao (khác với chó) hiếm có giống mèo có tai cụp. Mèo ngủ nhiều hơn loài vật khác, trung bình ngủ khoảng 13–14 giờ vào ban ngày và ban đêm thức để hoạt động săn mồi. Thị lực của mèo rất xa và thấy rõ vào ban đêm, nhìn xuyên qua bóng tối mấy chục thước để thấy con mồi.
Giống như chó, mèo là loài vật đi trên đầu ngón chân và có móng chân bám chặt rất tốt, nên không bị té, đó là lý do mèo hay leo trèo cao mà vẫn bình yên. Mèo đi hoàn toàn không có tiếng động do phần lớp thịt dày dưới chân, nên mèo được mệnh danh là "Kẻ sát thủ thầm lặng" khi đi săn mồi. Mèo lanh trí nhanh nhẹn, nên khi rơi từ độ cao, mèo có thể xử dụng cảm giác thăng bằng sắc bén và khả năng phản xạ của nó tự xoay thân tới vị trí thích hợp. Khả năng này được gọi là "phản xạ thăng bằng," như nhiều trường hợp đã cho thấy những chú mèo ngã từ độ cao (5 đến 10 tầng) vẫn sống sót, bình yên vô sự. Khả năng khứu giác và thính giác của mèo rất bén nhạy, vì vậy giúp mèo ngửi và định vị để săn mồi rất chính xác.
Khi nghe âm thanh nào đó, tai mèo sẽ xoay về hướng đó; mỗi vành tai mèo có thể quay độc lập về hướng nguồn âm thanh để xác định vị trí con mồi. Khứu giác của mèo mạnh gấp 14 lần so với của con người, do đó mèo có thể ngửi thấy những mùi mà chúng ta không nhận thấy được.
Mèo có tổng cộng 500 cơ xương bao gồm 7 đốt sống cổ, 13 đốt sống lưng, 7 đốt sống hông, 2 đốt sống vùng khum và 14-28 đốt sống đuôi. Mèo có thể cuộn tròn cơ thể hoặc "giảm sóc, giảm nhẹ sang chấn" khi rơi từ độ cao nguy hiểm. Bộ răng và hàm của mèo đầy mãnh lực cắn xé mồi. Khi bắt mồi, các móng vuốt giương ra khỏi đệm thịt để cào xé mồi.
Mèo là động vật ăn thịt nên đối tượng để nó săn mồi cho nhu cầu sinh tồn là những loài vật nhỏ như: chuột, rắn, cóc nhái, cá... thậm chí là gián nhà. Vũ khí săn mồi của mèo là móng vuốt ở đầu ngón chân, có chiều dài hơn 1 cm, hình cong bán nguyệt, đầu móng vuốt nhỏ và nhọn. Móng vuốt của loài mèo là vũ khí khá lợi hại đối với đối tượng của nó đang săn mồi.
Méo ít có tắm và sợ nước, cho nên người xưa nói do kiếp trước sống phí phạm nước của chùa, nên kiếp này làm mèo không xài nước. Để làm vệ sinh cho cơ thể, mèo thường thè lưỡi ra, tiết nước bọt vào chân của nó, bôi lên mặt và toàn thân thể, để chùi các vết bẩn, ngay cả hơi tay của con người vừa mới bồng ẵm, vuốt ve nó. Thường là lúc mèo mới ngủ dậy hay đi đâu đó về, mèo tự ngồi liếm lông, tự làm vệ sinh. Mèo là thú vật tự giữ sạch cho mình hay chủ nhà cũng làm vệ sinh tân trang cho mèo cưng, để họ bồng ẵm, nâng niu, nên mèo khá sạch sẽ và sang trọng.
Có những con mèo hoang sống ở rừng rậm, dễ dàng leo trèo trên các thân cây, bắt mồi kiếm ăn, đặc biệt là kiếm ăn vào buổi tối, đó cũng là lý do mèo hoang dã không sống ở những nơi có nhiều động vật quá nguy hiểm. Trong khi ở làng quê hay nuôi mèo nhà để bắt chuột, xua đuổi những con côn trùng, gián, ếch, vv... nhưng ở thành phố thường nuôi mèo với xu hướng làm cảnh, thú cưng, bạn đồng hành, như một thành viên của gia đình.
Về sinh sản, đến thời kỳ sinh sản, mèo đực thường đi tìm mèo cái. Trong thời gian này bộ lông của mèo cái tự nhiên bóng mượt mới đẹp ra, từ bộ lông tỏa mùi hương của giống cái cũng như mèo cái cất tiếng kêu “ngao ngao…” đặc biệt mời gọi, để hấp dẫn mèo đực đến giao phối. Sau đó, mèo cái mang thai khoảng từ 60 đến 72 ngày thì sanh con. Từ lúc còn nhỏ, mèo con đã được mèo mẹ liếm láp, âu yếm, nên mèo rất thích người vuốt ve và ôm nó vào lòng, nó sẽ nũng nịu dụi đầu vào lòng người ôm nó. Mèo con từ 1 tháng tuổi trở lên đã được mèo mẹ dạy như chạy, nhảy, leo trèo, rình và vồ mồi. Mèo 4 tháng tuổi có thể bắt được chuột, gián, thạch sùng... tự sống và trưởng thành.

MƯỜI GIỐNG MÈO DỄ THƯƠNG
Theo website của Thông Tin Động Vật đã liệt kê 10 giống Mèo với khuôn mặt, đôi mắt và hình dáng rất dễ thương và trong sáng.
1. Mèo Munchkin
Munchkin là loài mèo chân ngắn, lưng dài, đôi mắt to tròn và bộ lông mềm mịn, cực kỳ dễ thương đến từ Hoa Kỳ.
2. Mèo Scottish Fold (Scotland thuộc Anh)
Scottish Fold là giống mèo điềm đạm, đáng yêu, dễ thương bởi đôi tai cụp và đôi mắt to tròn, nên mèo luôn nắm giữ vị trí hàng đầu Hoa hậu của top Mèo. Mèo thích nằm dài cả ngày để ngủ, quan sát vu vơ mọi thứ xung quanh.
3. Mèo Ragdoll (Hoa Kỳ).
Ragdoll với bộ lông dài, dày, mềm mượt và thân hình béo mập nên luôn được đánh giá là giống mèo dễ thương bậc nhất.
Mèo Ragdoll có tính cách điềm đạm, hiền lành. Chúng luôn quấn quýt với chủ nhân và thích cưng nựng như em bé. Đặc biệt khi được chủ nhân bế lên, mèo Ragdoll sẽ cảm thấy rất thích thú, người trở nên mềm nhũn và ưỡn ra sõng soài làm nũng.
4. Mèo Ba Tư
Mèo Ba Tư là giống mèo đáng yêu với khuôn mặt tịt cùng bộ lông dài mượt, mũi ngắn và đôi mắt to tròn màu xanh ngọc. Khả năng hô hấp của loài mèo này khá kém bởi chúng có chiếc mũi ngắn hơn so với một số loài mèo khác. Nhìn vẻ ngoài tuy hơi cau có nhưng chúng cực kỳ thân thiện, hòa đồng và rất biết nghe lời.
5. Mèo Maine Coon (Hoa Kỳ).
Mèo Maine Coon có cơ thể to lớn, đôi chân bè cùng phần lông ở cổ xù như bờm sư tử. Kết hợp với bộ lông dài mượt óng ả với đa dạng màu sắc khác nhau khiến mèo chúng trở nên khá đáng yêu và dễ thương.
6. Mèo Xiêm
Mèo Xiêm tạo sự dễ thương theo một cách riêng bằng bộ lông màu xám và gương mặt nhọ nồi, lấm lem. Nhìn tổng quan, trông mèo như vừa rơi xuống vũng bùn hoặc mới nghịch than xong. Chúng có bộ lông ngắn nhưng dày dặn và thân hình mảnh mai đặc trưng của mèo châu Á.
Ngoài ra mèo Xiêm được đánh giá là loài mèo “lắm mồm” bởi lẽ chúng liên tục náo động, kêu gào và đùa nghịch suốt ngày.
7. Mèo Bengal
Sự đáng yêu, dễ thương của mèo Bengal lại tới từ bộ lông đốm hoang dã của chúng. Với bộ lông đốm giống như con báo nhưng lại mang gương mặt của một chú mèo nhà, nên khiến Bengal như 1 chú hổ con của gia đình.
8. Mèo Anh
Mèo Anh được ví như là “những chú gấu bông mũm mĩm” bởi thân hình béo mập và gương mặt tròn đáng yêu. Chúng có tính cách khá ngọt ngào, điềm đạm và có lối sống tình cảm.
Tuy nhiên, mèo Anh cũng xếp vào giống mèo lười, thụ động, chúng chỉ thích phơi nắng ngủ cả ngày dài và ngắm nhìn cảnh vật xung quanh cho qua ngày giờ.
9. Mèo rừng Nauy
Mèo rừng Nauy có xuất thân từ vùng Bắc u nên nhìn chúng đậm chất hoang dã. Chúng sở hữu bộ lông hai lớp, dài và dày đủ để sưởi ấm cho mùa đông giá lạnh tại vùng đất lạnh giá
Và chính bộ lông siêu dày và chiếc đuôi xù lông đã trở thành điểm nhấn khiến mèo rừng Nauy trông rất dễ thương, đáng yêu.
10. Mèo Manx từ Isle of Man
(Đảo man, một vùng đất tự trị của Anh).
Là một chú mèo nổi tiếng với “đuôi cụt” của mình.
Mèo Manx nhờ chiếc đuôi cụt, thân hình mũm mĩm nên được khá nhiều người yêu thích. Chúng gây ấn tượng bởi bộ lông ngắn, nét vằn độc đáo. Chúng rất thích đùa nghịch, tính cách hiền lành vui tươi nên luôn được các bạn nhỏ cưng nựng và chải lông cho.
Năm mèo, chúng ta hãy biết sơ qua về con mèo trong y khoa. Có một phần ba gia đình ở Mỹ nuôi mèo. Điều chúng ta nên biết để tránh lây bệnh từ mèo; Trước hết là hai bệnh có thể tránh được mà mèo có thể truyền qua người, bệnh “mèo quào” do vi khuẩn và bệnh do ký sinh mà qua phân mèo có thể truyền qua người, nhất là người có thai và gây những triệu chứng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh; và sau cùng là một bệnh di truyền làm đứa trẻ sơ sinh có tiếng khóc giống tiếng mèo kêu với nhiều dị tật quan trọng.

CA DAO TỤC NGỮ QUEN THUỘC VỀ MÈO
1. Con mèo mà trèo cây cau.
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.
Chú chuột đi chợ đường xa.
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo.
Bài đồng dao kèm bức tranh nhiều màu minh họa rất dễ thương nói về tình cảm làng quê thân thiết của chú chuột và mèo. Chuột thương mèo và đi chợ mua thực phẩm về làm giỗ cho cha mẹ của mèo. Mèo trèo cây cau để nhìn bao quát xa và dõi mắt tìm chuột. Thấy vắng chuột nên hỏi thăm, mới biết chuột vì gia đình mình mà đi chợ xa. Đây là Triết lý tình người của hai nhân vật mèo và chuột. Hình ảnh này cho thấy mèo và chuột không có lòng sát hại thù hận với nhau, mà trái lại là tình bạn làng xóm thân thiện và thương yêu nhau.
2. Mèo nào chả ăn vụng mỡ (mèo là phải ăn vụng lén thôi).
3. Mỡ để miệng mèo (để đồ hớ hênh thì bị trộm lấy thôi).
4. Mèo khen mèo dài đuôi (tự mình khen mình thì sẽ mất giá trị, hãy để người khác khen mình thì hay hơn).
5. Ăn như mèo hửi (có thói quen ăn ít).
6. Nam thực như hổ, nữ thực như miêu (nam ăn nhiều như hổ, nữ ăn ít như mèo).
7. Im ỉm như mèo ăn vụng (giấu giếm và lén lút).
8. Lèo nhèo như mèo vật đống rơm (không có chí khí).
9. Con mèo con chó có lông,
Bụi tre có mắt, nồi đồng có quai (đặc thù của mèo và chó là có lông, trong khi đặc thù của tre phải có mắt và nồi niêu thì phải có quai).
10. Mèo không chê chủ khó,
Chó không chê chủ nghèo (dù hoàn cảnh thế nào, mèo chó đều không khinh chê chủ, trái lại luôn trung thành và tình cảm với chủ của mình).

Dangtam Ho
Một bài viết thật tuyệt vời để chào đón năm Quý Mão !👍💝💐
Tâm chúc ông anh cùng gia đình luôn an lành vui khỏe.
Đông Lợi Long
Cảm ơn Dangtam Ho,
Mừng xuân mang đến chúc Dangtam
Sức khỏe bằng an cho cả nhà
Cuộc sống mọi người cùng hưởng phước
Tết về ngâm khúc nhạc tình Xuân
Mong cùng quý quyến niềm vui mới
Trở ngại bao lâu.! Lại sẽ qua
Năm mới đón chào đường sáng lạn
Ngày Xuân mừng đón tựa ngàn hoa
Không có mô tả ảnh.
  • Thích
  • Phản hồi
  • Đã chỉnh sửa
Dangtam Ho
Em cảm ơn ông anh nhiều nhiều lắm.🤝💐
Phạm Hồng Thát.
Mừng bạn với chùm bài viết và thơ về Xuân Quý Mão hay sâu sắc
Chúc bạn và gia đình vui khỏe hạnh phúc đón Mùa Xuân Mới tốt tươi
Chúc gia đình muôn điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống
Đông Lợi Long
Tết là một dịp mà mọi người đều nôn nao; Vì đây chính là lúc mà con cháu cùng nhau về lại mái nhà ông bà, cha mẹ để quây quần bên mâm cơm ấm cúng của những ngày cuối năm cũ và đầu năm mới. Lúc này, họ trao nhau những lời chúc để có được một năm tới may mắn hơn năm vừa qua.
Chúc anh và quý quyến "Phúc Lộc Tân Niên niềm hạnh phúc..."
Quê anh thiên hạ chắc giờ vui
Viết mấy dòng thơ gởi đến người
Tươi thắm đón xuân chào năm mới
Ngày vui cùng Tết khắp nơi nơi
Nắm tay siết chặt thương yêu lối
Góp sức chung qua trở ngại đời
Hớn hở đó đây người đón Tết
Đoàn viên.! Vang rộn tiếng vui chơi.
Không có mô tả ảnh.
  • Thích
  • Phản hồi
  • Đã chỉnh sửa
Phạm Hồng Thát.
Cám ơn bạn với bài thơ chúc Tết chân tình thám thiết tình bạn
Minh Loan
Dạ bài thơ tuyệt hay! Ảnh đẹp lắm anh! Em chúc anh đêm an lành ạ
Đông Lợi Long
Cảm ơn; Chúc Minh Loan luôn tươi trẻ khỏe đẹp và một đời ấm êm, hạnh phúc.
Hoa tỏa sắc, mùi hương về phố núi
Ánh lung linh mặt hồ nước Xuân Hương
Dệt vần thơ với muôn nỗi vấn vương
Đêm huyền thoại sợi nhớ thương trao gởi
Lối quanh co bao nỗi nhớ chờ mong
Đêm hò hẹn mây giăng mờ khắp lối
Sương lãng đãng, bềnh bồng trong bóng tối
Tự ngàn xưa, khi nhắc tới phố cao
Cuối tháng ba, chiều sắc Hạ vấn vương
Cành Xuân vẫn là đà xanh hoa lá
Nhớ sắc Phượng ngày mùa thi hối hả...
Minh Loan buồn...Nhớ quá tháng ba xưa.!
Không có mô tả ảnh.
Minh Loan
Đông Lợi Long dạ bài thơ tuyệt lắm ạ! Em xin chân thành cảm ơn anh nhiều lắm, chúc anh ngày mới thật nhiều niềm vui nha anh
Đông Lợi Long
Cảm ơn Minh Loan. Chúc ngày mới tươi vui.



NHÂM DẦN NÓI VỀ CỌP.
- Năm Canh Dần (14-2-2010 / mồng 1 tết CD)
- Năm Nhâm Dần (1-2-2022 / mồng 1 tết ND)

Sau một giáp (12 năm) hình ảnh của Chúa Sơn Lâm lại lừng lững xuất hiện trong hơn 360 ngày sắp tới. Hình tượng oai phong này cũng trở thành nguồn cảm hứng cho những văn nhân thi họa.
Chỉ còn hai tuần nữa chúng ta sẽ bước qua một năm âm lịch mới, năm Nhâm Dần, năm con Cọp! Theo luật tuần hoàn của Tạo hóa, Xuân, Hạ, Thu, Đông xoay vần: Trâu đi thì Cọp đến.
Xưa nay cọp vẫn là một thú dữ. Nó hung hãn nhất trong 12 con giáp. Nói về sự khôn ngoan, cọp không thể sánh với khỉ và chuột. Nói về sự kiên trì, sao cọp có thể bì với trâu, nhanh không bằng ngựa, uy vũ sao sánh bằng Rồng, luồn lách và hiển độc không thể bằng rắn. Thế nhưng, trong 12 con thú, có lẽ cọp hội đủ các đặc tính: dũng mãnh, can trường, hiên ngang, dám tấn công cả những con thú to khỏe hơn nó. Nhờ những tính chất ấy mà cọp là một trong những loài trở thành biểu tượng của sự hùng cường và sức mạnh vô song, vì thế nó được con người thần thánh hóa, không riêng ở nước ta mà cả nhiều nước khác cũng đưa cọp dự phần vào đời sống xã hội, văn hóa, và nghệ thuật.

TRONG VĂN CHƯƠNG

Rất nhiều tác phẩm văn chương, những truyện ngụ ngôn, nói về cọp, như truyện ngụ ngôn Cọp và Trí khôn Con người, Ngũ Hổ Tướng trong Tam Quốc Chí của La Quán Trung, tiểu thuyết Cọp Trắng, và đặc biệt trong bài thơ "Nhớ Rừng" của Thế Lữ:Nhớ rừng là bài thơ tuyệt tác của Thế Lữ, nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới (1932 – 1941). Với âm điệu du dương, với cảnh sắc thiên nhiên tráng lệ, đặc biệt với hình tượng con hổ, bài thơ Nhớ rừng đã chinh phục mỗi chúng ta, đã chiếm lĩnh nơi sâu kín nhất cõi tâm hồn bao người trong hơn nửa thế kỷ qua.
Con hổ được thi sĩ nói đến với bao cảm thông và ngưỡng mộ. Nó đang nằm trong cũi sắt vườn Bách thú. Chúa sơn lâm trong cảnh tù hãm vô cùng cay đắng uất ức căm hờn đã tích tụ, đã chứa chất thành một khối. Không căm hờn sao được khi phải nằm dài, trông ngày tháng dần qua trong cũi sắt? Không uất ức, cay đắng sao được khi chúa sơn lâm đang bị lũ người giương mắt bé nhỏ giễu oai linh rừng thẳm, đang trở thành thứ đồ chơi, với cặp báo vô tư lự trong vườn bách thảo? Thế Lữ đã thể hiện tâm trạng cay đắng, căm hờn của con hổ mất tự do đầy phẫn nộ:
Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai ta,! Chúa tể
Nay sa cơ, bị tù hãm nhục nhằn
Thấy lạ mắt, làm trò chơi giải trí
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Năm tháng dần trôi qua, chúa sơn lâm có bao giờ nguôi được nỗi nhớ rừng. Nhớ thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thuở tung hoành, hống hách chốn ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng thét khúc trường ca dữ dội,
Như tư thế cao sang, oai hùng của ta. Một cái bước chân, một tấm thân lượn sóng, một cái vờn bóng... Tất cả đều dõng dạc, đường hoàng. Một tiếng ta vang lên, đầy tự hào của chúa sơn lâm:
Rừng sâu thẵm được tôn sùng chúa tể.
Bước chân lên, ta dõng dạc, uy nghi.
Như sóng cuộn khi tấm thân phóng tới
Thân nhẹ nhàng lướt cỏ sắc lá gai,
Quyền uy của ta là tuyệt đối. Mọi vật đều phải khiếp sợ, phải im hơi khi mắt thần của ta đã quắc, ta biết giữa chốn thảo hoa, ta là chúa tể cả muôn loài:
Trong hang tối, đôi mắt thần sáng quắc,
Là khiến cho mọi vật phải im hơi.
Ta biết ta là chúa tể muôn loài,
Giữa chốn thảo, hoa không tên, không tuổi.
Nỗi nhớ rừng thiêng, nhớ quyền uy... của chúa sơn lâm chính là nhớ những năm tháng không thể nào quên. Nỗi nhớ ấy chính là khát vọng sống, khát vọng tự do cháy bỏng.
Hổ nhớ rừng là nhớ đến những kỷ niệm chói lọi một thời vàng son, một thời oanh liệt. Cảnh vật tráng lệ. Nhạc của thơ cũng là nhạc của rừng.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng bên lối trăng tan,
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang sơn càng đổi mới…
Đâu những cảnh ủ cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca ta trọn giấc tưng bừng?
Đâu những chiều máu đổ khắp ven rừng
Giờ đã hết thuở anh hùng thống lãnh
Than ôi.! Thời oanh liệt nay còn đâu.
Bị sa cơ, bị tù hãm trong cũi sắt. Phải xa rừng nên nhớ rừng. Đau đớn và uất hận biết bao giờ nguôi? Như một tiếng thở dài ngao ngán. Vị chúa sơn lâm, nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già rồi uất hận căm ghét những cảnh không đời nào thay đổi tẻ nhạt, vô vị, vô nghĩa tầm thường giả dối nhỏ bé:
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thu
Ghét những cảnh không một lời trao gởi,
Đời là thế quá tầm thường, giả dối,
Cũng học đòi bắt chước chốn hoang vu
Hoa cỏ xén, chăm lối vào cây cảnh
Giải nước đen giả suối chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm lá rừng làm bí hiểm không trung.
Uất hận cảnh tù hãm, chán ghét những cảnh vật tầm thường nhỏ bé do lũ người kia ngạo mạn bày ra, hổ lại nhớ day dứt, nhớ khôn nguôi cảnh nước non hùng vĩ. Nhớ rừng là nhớ vương quốc tự do ngày nào:
Hỡi sông núi, cảnh nước non hùng vỹ.!
Là hùm thiêng ta ngự trị muôn đời
Nơi thênh thang ta vùng vẫy xưa nay
Giờ đã hết ta không còn được thấy.
Trước thực tại đau đớn, hổ chỉ còn biết thả hồn mình theo giấc mộng ngàn. Chúa sơn lâm cất tiếng gọi rừng thiêng với bao nhớ thương bồi hồi, da diết:
Ta đã biết những tháng ngày ngao ngán
Cố mang theo giấc mộng lớn bên mình
Để hồn ta phảng phất được bóng hình
Với những cảnh núi rừng linh thiêng đó.!
Ngôn ngữ trong thơ được dùng không cầu kỳ, không hoa mỹ, mà dung dị và táo tợn, ý tưởng chuyển biến nhịp nhàng nhưng dứt khoát, kết hợp giữa Nỗi Nhớ Rừng của chúa tể sơn lâm, tạo nên một con cọp độc đáo trong thi ca Việt Nam.
Nhớ rừng là một trong mười bài thơ hay nhất của phong trào Thơ mới (1932 – 1941). Thể thơ tự do, lời thơ đẹp, hình tượng uy nghi, hùng vĩ. Vần điệu du dương, cảm xúc dào dạt. Hình ảnh con hổ sa cơ, đau đớn uất hận, da diết nhớ rừng được phát hoạ một cách sâu sắc.
Trong hoàn cảnh bài thơ ra đời (1934), tâm trạng tủi nhục, đau đớn, uất hận... của con hổ nhớ rừng đồng điệu với bi kịch của người dân ta đang rên xiết trong xích xiềng nô lệ. Nhớ rừng là khao khát được sống tự do. Bài thơ như một lời nhắn gửi kín đáo, thiết tha về tình yêu giang sơn đất nước. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ là giá trị của hai cữ TỰ DO.
Thật vậy, Dân tộc Độc lập, Dân quyền Tự do, Dân sinh Hạnh phúc không còn; Khi Việt cộng thống nhất đất nước nên được ưu thế vì có lãnh thổ, dân tộc và chính quyền. Uy thế quốc tế với tư cách là một quốc gia, thành viên của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức trong cộng đồng thế giới. Việt cộng dù đã áp đặt một chế độ độc tài toàn trị trái với ý nguyện, tư tưởng của toàn dân, dùng bạo lực trấn áp dân chúng và tước đọat các quyền Tự do Dân chủ, Nhân quyền, nhưng dưới sự thống trị độc quyền sắt máu của đảng Cộng sản Việt Nam. Họ đàn áp sức phản khảng của nhân dân bằng bạo lực, ngay cả vào thời điểm chế độ Việt cộng suy yếu đến cùng cực.
Trong khi đó bên chống cộng chủ yếu là người Việt quốc gia đã thất thế kể từ sau khi Việt cộng cưỡng chiếm được Miền Nam vào ngày 30-4-1975, đày ải cả chính quyền miền Nam vào tù, lùa dân đi vùng kinh tế mới.
Với những người dân nô lệ lúc bấy giờ qua thể hiện, cũng chính từ đó nói lên lý do có thể cho rằng "Nhớ rừng" đã giãi bày tâm sự của người dân bị trị suốt một trăm năm dưới sự thống trị của thực dân Pháp.
Hơn năm mươi năm cuối của thế kỷ 20 và hơn hai mươi năm đầu thế kỷ 21, người dân Việt đã mất tất cả quyền Tự do, Dân chủ và Nhân quyền. Cả trăm triệu dân đều bị giam hãm bởi búa liềm cộng sản, lòng thù hận, căm phẫn nhưng không sao thoát được.
Hận một khối căm hờn trong giam hãm,
Dân thở dài, trông ngày tháng trôi qua.
Nay sa cơ, hận vong quốc xót xa
Cùng bọn Vẹm, chịu ngang bầy dở dói,

TRONG TRANH
Hình tượng cọp có mặt trên các điêu khắc bằng gỗ, đá, đồng, ở các đền đài, lăng miếu, từ xa xưa, nhất là trong các đồ thủ công mỹ nghệ. Tranh vẽ Cọp rất phong phú, đa dạng, không chỉ giới hạn ở nơi thờ tự, trong cung đình, mà còn phổ biến ngoài dân gian.
Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, cọp là con vật được tôn thờ từ lâu, tên của nó được thần hóa và được gọi là "Ngài, Ông Ba Mươi, Hùm, Hổ". Cách gọi “ông ba mươi” xuất phát từ hai giả thuyết chính: theo lệ ngày xưa, ai bắt được cọp thì thưởng 30 quan tiền hoặc “cứ đêm ba mươi là cọp về gầm thét, dân làng tỏ lòng kính trọng cọp dùng ngay danh từ "Ông Ba Mươi để gọi cọp”. Hình ảnh Cọp được tạo dựng thành biểu tượng của sức mạnh của niềm tin, với những khối thân chắc khỏe, dáng ngồi, thế đứng đường bệ, oai phong, đặc biệt là những cái đuôi như đang ve vẩy hoặc uốn cong lên trước khi đập xuống đất để phóng mình lên. Độc đáo nhất phải kể đến đôi mắt cọp: hừng hực, ánh lên sức mạnh của loài chúa tể sơn lâm.
- Hoàng hổ: Cọp vàng, tượng trưng hành Thổ, ứng với trung ương chính điện.
- Thanh hổ: Cọp xanh, tượng trưng hành Mộc, ứng với phương Đông.
- Bạch hổ: Cọp trắng, tượng trưng hành Kim, ứng với phương Tây.
- Xích hổ: Cọp đỏ, tượng trưng hành Hỏa, ứng với phương Nam.
- Hắc hổ: Cọp đen, tượng trưng hành Thủy, ứng với phương Bắc.
Và như thế, 5 con cọp được vẽ bằng năm màu khác nhau tượng trưng ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Quan niệm tạo hình, cách phối màu, mang tính ước lệ trong nghệ thuật dân gian xưa là phổ biến, mà nếu gạt qua cái vỏ ngoài của sự mê tín, dị đoan, thì đây là bức tranh có giá trị nghệ thuật cao.

TRONG TƯỢNG VÀ ĐIÊU KHẮC
Tượng và điêu khắc cọp bằng đá đã có từ thời nhà Trần, Lê, nổi tiếng ở các chùa, lăng tẩm, Đây là một tác phẩm điều khắc đẹp trong nền nghệ thuật cổ Việt Nam: Con cọp ở tư thế nằm, dáng vẻ ung dung, hai chân trước sải dài, hai chân sau thu gọn trong bụng, đầu ngẩng cao, đôi mắt lim dim, hai tai dỉnh lên để nghe ngóng những tiếng động xung quanh và từ chốn xa xăm.
Khối đá không to như con cọp thực ngoài đời, nhưng nghệ thuật cổ đã khắc dựng một hình tượng có sức lay động tình cảm và cuốn hút người xem. Cọp trong điêu khắc cổ Việt Nam thường là "cọp vồ mồi", "cọp ngắm trăng", "cọp và rồng", để diễn tả sức mạnh, ý chí, và khai thác chất thơ trong cái oai của chúa sơn lâm. Người ta không dùng "cương" để biểu hiện sức mạnh, mà dùng "nhu" để biểu hiện "chất hùng, chất thép".

TRONG NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI
Với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, con người văn minh hơn, giàu có hơn, hưởng thụ nhiều hơn, bản thân cọp hầu như tuyệt chủng, vì ô nhiễm môi trường, vì rừng bị phá hủy để lấy gỗ. Cọp hầu như chỉ còn thấy ở các bảo tàng viện, phim ảnh, sách vở, hoặc trong những bộ sưu tầm của các đại gia giàu có, dưới dạng da hổ, cao hổ cốt, v.v… Và có lẽ đó chính là hình ảnh cọp của nghệ thuật "hậu hiện đại", được triển lãm, trưng bày một cách khéo léo ở các cửa hàng.!
Cọp chết luyện bì, cao hổ cốt
Người đi thơm để, rạng danh đời
Cháu con đón nhận hưởng ơn phước
Gia tộc truyền đời mãi nhơ ơn...

Phạm Hồng Thát.
Chúc mừng tác giả bài viết hay hiểu sâu biết rộng , chúc ngày mới vui khỏe hạnh phúc bình an nhé
Đông Lợi Long
Hơi thở mùa xuân đang len lỏi về trên quê hương. Thú chơi mai, đào, lan, cúc đã hòa vào khắp miền đất nước, với niềm vui của mọi tầng lớp. Tất bật, nhộn nhịp là không khí bao trùm từ thị thành đến thôn quê. Để kịp với mùa xuân, trong những ngày cuối năm người dân bận rộn lo toan, năm hết tết về cùng với nỗi buồn lo dịch bệnh suốt hai năm qua.
Thôi thì.! Chúng ta hãy quẳng gánh lo đi để vui sống trong dịp Tất niên và Tân niên với ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Không có mô tả ảnh.
Phạm Hồng Thát.
Chúc bạn và gia đình vui Tết cổ truyền nhé
Phạm Hồng Thát.
Chúc bạn cùng gia đình vui Tết cổ truyền nhé
Dangtam Ho
Bài thật hay ! Ông anh ạ 
👍💝💐
Đông Lợi Long
Cảm ơn Dangtam Ho,
ĐAU BUỒN THÂN PHẬN
BÀI vở gắng thành, danh toại ước
THẬT là ê mặt với giang sơn
HAY đâu.! Đến lúc, tuổi tan nước
ÔNG thật trời cao họa núi sông.
ANH hùng lâm cảnh, nước lầm than
Ạ mãi.! Khom lưng, luống nhọc nhằn
Hãy ngước mặt lên cùng dũng khí
Vực dậy vương vai thoát khổ đau
Trai tài dựng nổi cơ đồ,
Phận hèn luống tổn công phu nhọc nhằn.
Không có mô tả ảnh.
Dangtam Ho
Hận người gây cuộc biển đâu
Hàng thần lơ láo gì đâu nỗi này
Dẫu cho chẳng đấng anh tài
Ly hương viễn khách ai hoài như nhau !
Đông Lợi Long
Hận kẻ gây nên sóng bể dâu
Láo liên "cầm thú" vái chào thầy.!
Anh tài dẫu mãi nay mai vắng
Vong quốc ly hương mãi khổ đau
Huỳnh Nương
Mãnh hổ nép mình trong cũi sắt
Đại bàng gãy cánh giữa trời cao
Sa cơ thất thế còn vênh mặt
Mặc kệ ai ngang dọc tự hào ...! (?)
Đông Lợi Long
"Hùm thiêng ẩn dấu sau song sắt
Mạt vận anh hùng mối hận cao.
Vẫn thế láo liêng vênh váo mặt.
Thiệt hơn không đáng mặt anh hào".
Anh hùng lỡ vận đầy căm hận
Trái đất mong xoay để cứu đời
Muốn rửa đất trời cho sạch mối
Mong đền thù nước dạ đầy vơi...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét