KIẾP NẠN
Bao kiếp nạn đã tu nhân tích Đức
Nhiều xẻ chia lắm công Đức hy Sinh
Cho mọi người không nghĩ đến riêng Mình
Mười công đức (1) cũng từ Mình khởi Nghiệp
May mắn nhiều cho thân Nghiệp tha Nhân
Những tai ương hay bệnh hoạn mất Dần
Sống khiêm tốn được ân Nhân quý Mến
Lúc khởi nghiệp được thành công toàn Vẹn
Có vợ chồng sống trọn Vẹn thủy Chung
Con cháu ngoan luôn giữ đạo hiếu Trung
Tạo hình ảnh thuyết trung Dung (2) toàn Hảo
Luôn chánh đạo "tham, sân, si"(3) hư Ảo
"Nhân quả"(4) thành, nên kiến Tạo cho Đời
Giúp đỡ người nên tâm được thảnh Thơi
Có gieo tạo nên đến Thời thu Hoạch
Đang gặt hái lo cấy trồng đúng Cách
Một nhân thôi nhưng quả Sánh trăm Ngàn
Đời này vui thêm ý vị an Khang
Nhiều kiếp đến sống bình An phước Đức
Ai chưa có hãy gắng công tạo Đức
Gieo tạo rồi cố giữ Phúc nhân Thêm
Cho đời vui cuộc sống được êm Đềm
Xã hội tốt nhân gian Thêm Tịnh độ (5)
(1) - 10 công đức niệm Phật:
1. Thường được chư Phật ngày đêm hộ niệm, Đức A-Di-Đà phóng quang nhiếp thọ.
2. Thường được các vị Đại Bồ Tát như Đức Quán Thế Âm thủ hộ.
3. Ngày đêm thường được chư Thiên cùng Đại lực Thần tướng ẩn hình ủng hộ.
4. Tất cả Dạ-xoa, ác quỉ, rắn độc, thuốc độc đều không thể làm hại.
5. Không bị những tai nạn: nước, lửa, đao, tên, gông, xiềng, lao ngục, giặc cướp, oan gia, cùng các thứ chết dữ.
6. Những tội đã làm thảy đều tiêu diệt, những kẻ chết oan vì mình đều được giải thoát, không còn kết oán ràng buộc.
7. Ban đêm nằm ngủ thường thấy điềm lành, hoặc thấy sắc thân thắng diệu của Phật A-Di-Đà.
8. Tâm thường vui vẻ, sắc thường tươi nhuận, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp lợi ích.
9. Mọi người trông thấy đều vui mừng, cung kính hoặc lễ bái cũng như kính Phật.
10. Khi mạng chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện ra, được Tây phương Tam Thánh tiếp dẫn sanh về Tịnh Độ hưởng sự an vui không cùng!
- 10 công đức lạy Phật:
1. Được sắc thân tốt đẹp.
2. Nói ra điều chi ai cũng tin dùng.
3. Không sợ sệt giữa đông người.
4. Được chư Phật giúp đỡ.
5. Đầy đủ oai nghi lớn lao.
6. Mọi người đều nương theo mình.
7. Chư Thiên cung kính.
8. Đủ phước đức lớn.
9. Lúc lâm chung được vãng sanh.
10. Mau chứng quả Niết Bàn.
(2) "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân.
(3) "Tham Sân Si" là tam độc, là sự ham muốn thái quá, là một cơn giận, nóng nảy, thù hận, không vừa lòng, không như ý muốn, là sự u tối không suy xét theo lẽ phải, hay dở tốt xấu.
Tham sân si là ba thứ cực độc luôn tiềm ẩn trong tâm ta. Nếu không nhận diện được bản chất của nó và cách kiểm soát thì ta sẽ rất dễ trở thành nạn nhân của nó, vì sao? Vì một khi ba thứ này nó khởi lên thì nó sẽ thiêu cháy tất cả nào là nhân cách đạo đức, sự sáng suốt, mạng sống của chính chúng ta và những người khác.
Tham là gì?
Tham là nhu cầu để đáp ứng những ham muốn bất tận của bản thân mà bất chấp đến những gì xung quanh mình. Tham có những loại sau: Tham tài vật, tham sắc dục, tham danh vọng.
- Tài vật: lòng tham những thứ vật chất tiền bạc, nhà cửa, xe cộ…
- Sắc dục: là mạng sống, dục vọng, sắc đẹp…nói chung về thân
- Danh vọng: sự nổi tiếng, quyền lực, địa vị…
Sân là gì?
Sân là sân hận, là sự thù ghét, là sự nóng nảy… Sân có những loại sau:
- Do quyền lợi, tài vật, danh vọng, sắc dục…của bản thân bị xâm phạm
- Do ham lợi lộc, tài vật, danh vọng, sắc dục không thể đạt được hoặc chưa được như mong muốn
- Do lợi, tài vật, danh vọng, sắc dục của người khác hơn mình (ghanh tỵ thành thù ghét)
Si là gì?
Si là mê muội, mê lầm, là sự không sáng suốt, không đủ khả năng để nhận ra sự thật, chân lý. Mê lầm thông thường của người đời có 3 loại:
- Không khả năng nhận diện đạo lý tốt.
- Không có khả năng nhận diện bản chất thật của sự việc ở đời.
- Không có khả năng nhận diện thân, tâm của mình.
Tại sao phải chế ngự nó?
1. Tham: Nếu không nhận diện được và cách đối trị tham thì ta luôn là nạn nhân của nó. Khi đó ta sẽ là nguyên nhân của khổ đau cho người, cho mình. Vì bản chất lòng tham là không đáy, là bất tận: được voi đòi tiên hay đứng núi này trông núi nọ,…
Nhận biết tham là sao? Là khi ham muốn trong tâm ta khởi lên ta biết đó là tham và ta ý thức được cần phải kiềm chế nó. Một con người bình thường, sống cuộc sống bình thường thì có vẻ như không có chuyện gì xảy ra. Nhưng nếu không nhận biết được nó và cách đối trị thì ta sẽ trở thành tên tội phạm ngay tức khắc, nhân cách đạo đức tiêu tan ngay tức khắc. Trong cuộc sống, nhân cách đạo đức tiêu tan thì mọi thứ sẽ sụp đỗ theo.
Tất cả những ai không trị được lòng tham thì tương lai, sự nghiệp sẽ chết, vì một khi đã lầm lạc dù ít hay nhiều thì cũng bị bọn ác nắm cán, chúng sẽ khống chế xui khiến ta làm những việc ác mà không thể không làm. Càng làm sẽ càng chết.
Sắc dục cũng thế, chỉ cần một lần không kiềm chế được sự ham muốn thì thói quen của cảm thụ, hay bị kẻ xấu quay phim, chụp hình nắm cán, khống chế, xui khiến làm chuyện ác. Lúc này gia đình hạnh phúc, sự nghiệp cũng tiêu tan.
2. Sân: Khi sân hận mà biết mình sân giận thì ý thức được phải kiềm chế nó. Bằng không thì sự sân hận đó hại mình trước tiên. Sân giận hại người ít, hại mình nhiều.
Sân giận: không hề tốt cho tim mạch, làm cho tim đập mạnh, máu lên dễ đột quỵ, giận quá hại gan dễ bị mắc các bệnh về gan, nộ khí thương cang. Giận quá mất khôn, không giải quyết tốt vấn đề mà gieo phiền phức.
Sân giận hại người 3, hại mình 7: Ví dụ khi đi đường, ai đó va quẹt xe, mình nổi sân lên chửi, đánh người ta. Nhưng không may gặp phải tên côn đồ sân hận của nó còn ghê gớm hơn mình, nó rút dao đâm mình chết. Kết cục, là chỉ tai nạn va quẹt xe sơ sài. Nhưng vì sân giận mà cướp đi một mạng người, người kia tù tội, hai gia đình tang thương.
Tóm lại xã hội ngày nay, chúng ta thấy rằng toàn bộ là do quá tham mà xã hội này nghèo nàn, kiệt quệ:
Nghèo nàn vì con người quá tham, nhu cầu ăn mặc ở…nói chung là 1 nhưng do tham để tích trữ đến 10, 100, 1000 bằng mọi thủ đoạn làm cho xã hội nghèo đi (từ dự án, công trình, phương tiện, ngân sách nhà nước, ngay cả tiền viện trợ, tiền bồi thường cho dân cũng chẳng tha)
Kiệt quệ vì nguồn tài nguyên, vì tham mà khai thác triệt để hủy diệt tất cả, không có ý thức xây dựng lại, cố tìm kẻ hở của luật, qua mặt các biện pháp tái sinh.
Ra đường nghe toàn chuyện đâm chém, hành hung cũng chỉ vì sân hận.
Tham, sân có nên biết và đối trị để hạn chế nó không? Câu trả lời là của chúng ta! Tùy vào cái thứ 3 là "si" trong mỗi ngpời ít hay nhiều.
3. Si: Si là si mê do vô minh không biết đúng lẽ thật giả, không nhận ra phải trái, không thấy được tà chánh. Ngu tối mờ mịt là tướng trạng của Si. Cái si mê căn bản nhất là nhận thức sai lầm cho nên có thể coi "si mê chính là gốc rễ, sân hận chỉ là cành, tham lam là lá". Chúng ta muốn kiểm soát được tham, sân thì phải diệt trừ gốc rễ, có như thế trí tuệ mới được khai sáng, tự nhiên sẽ diệt trừ được sân hận và tham lam.
Bởi vậy, Trí Tuệ rất quan trọng, con người cần phải có tri thức mới có thể nhận thức được cái đúng cái sai, cái ngu dốt của bản thân, cái bản chất của sự việc…Từ đó việc làm mới chính đáng, tránh khỏi những điều tai hại, vừa lợi ích cho mình và vừa lợi ích cho người, ở hiện tại cũng như ở tương lai.
(4) "Nhân quả" là gì?, nhân: có nghĩa là hạt; quả: có nghĩa là trái, vậy nhân quả:
- Theo nghĩa đen là hạt và trái. Hạt giống nào sẽ cho trái nấy, không thể cho trái khác được. Ví dụ: hạt cam khi gieo lên thành cây sẽ cho trái cam; hạt chanh sẽ cho trái chanh, không thể nào hạt cam mà cho trái chanh được, cũng như hạt chanh không thể nào cho trái cam được.v.v...
- Theo nghĩa bóng là hành động thiện hay ác, nếu hành động thiện thì được phước báo an vui, còn hành động ác thì phải thọ lấy sự đau khổ, tức là hành động nào sẽ gặt lấy hậu quả của hành động nấy.
(5) Tịnh là im lặng yên ổn trong sạch, Độ là cứu giúp, cỏi, nước.
Như vậy, "Tịnh độ" là một cõi thanh tịnh, trong sạch chứ không phải một cõi uế trược như cõi Ta bà này.
Tịnh độ còn có nghĩa là: tịnh hóa thân tâm, trang nghiêm quốc độ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét