Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2024

CÙNG CẢNH NGỘ NÊN TA DỄ ĐỒNG CẢM

 

"Câu chuyện trên Dangtam Ho rất đồng cảm.
Vì nó gần giống như chuyện của chính GĐ. ĐT. Ba ra đi về cõi Phật để lại mẹ và 9 chị em 6 gái 3 trai. Ngoài ĐT. thì cô em gái mới vừa vào 2 đại học . Và cứ thế mẹ con dìu dắt nhau nơi đất khách thắm thoát đã 39 năm rồi.
Nghĩ đến những bà mẹ góa bụa thật vất vã để nuôi con và ra đường không được trọn vẹn một mái ấm...khi những người khác tay trong tay cặp đôi dìu dắt con mình dạo phố, hoặc cảnh chồng, cha đi làm về vợ con quây quần bên mâm cơm".

TRẠNG THÁI CẢM XÚC.

Đau buồn là một quá trình tự nhiên, một trạng thái cảm xúc mạnh căn bản, một sự trải nghiệm phổ biến chỉ có ở con người chúng ta. Đây là một quá trình tự nhiên kéo theo sự trải nghiệm thật khó khăn trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Mọi người đau buồn vì bị mất đi người thân yêu; Trong đó có chị DT và tôi, tuy nhiên mỗi người một cảnh có khác nhau. Nhưng tựu trung sự xót thương, đồng cảm là chuyện theo bản năng tự nhiên của mọi cá nhân chúng ta.
Cảm giác đau buồn đó thường sâu sắc. Sự mất mát chồng hoặc vợ, con cái hoặc cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm bản thân, cách mà chúng ta tự xác định mình là một người chồng, người vợ, người cha, người mẹ hoặc người con. Hơn nữa, cảm giác đau buồn có thể xuất phát từ một sự thay đổi đột ngột của người sống sót trong những hoàn cảnh sau một cái chết hoặc sự lo sợ vì không biết những gì ở phía trước. Cái chết của ai đó gần gũi có thể là một sự trải nghiệm gây biến đổi cả cuộc đời. Nếu chúng ta là người chăm sóc chính của người mình yêu quý, sự trải nghiệm này có thể ảnh hưởng đến mọi mặt cuộc sống của ta trong một thời gian nhất định. Một lẽ tự nhiên là chúng ta cảm thấy đau buồn về cái chết của một người thân yêu trước khi, trong khi và sau một thời gian, khi người thân ra đi. Quá trình chấp nhận sự thật không thể chấp nhận chính là bản chất của cảm giác đau buồn.

SỰ ĐAU BUỒN BIẾT TRƯỚC.

Nếu ai đó mắc bệnh tật trong một thời gian dài hoặc bị giảm trí nhớ nghiêm trọng thì các thành viên trong gia đình có thể cảm thấy đau buồn về sự mất mát của người “từng là một phần của họ” rất lâu trước khi họ ra đi. Trường hợp này đôi khi được gọi là “sự đau buồn báo trước”. Báo trước sự mất mát, biết trước những gì đang đến, có thể gây cảm giác đau buồn như sắp mất đi một sự sống. Các thành viên trong gia đình có thể cảm thấy có lỗi, xấu hổ hoặc “ước nó qua mau” hoặc coi người thân của họ như là “đã đi qua” về mặt tinh thần. Cần coi những cảm xúc này là bình thường. Trên hết, sự đau buồn báo trước là một cách cho phép chúng ta chuẩn bị về cảm xúc cho những điều không thể tránh. Chuẩn bị cho cái chết của người thân yêu cho phép các thành viên trong gia đình suy ngẫm và giải quyết các vấn đề còn lại và tìm kiếm sự giúp đỡ về mặt tinh thần từ gia đình, tôn giáo và bè bạn. Tùy thuộc vào năng lực trí tuệ của người bị thiểu khả năng, có lẽ đã đến lúc xác định ước muốn của người thân yêu.

SỰ MẤT MÁT ĐỘT NGỘT.

Cái chết xảy ra đột ngột, không lường trước, là một bi kịch vô hạn. Loại mất mát này thường tạo ra cú shock và sự bối rối cho những người ở lại. Những sự việc như tai nạn chết người, đau tim, tự tử có thể khiến những thành viên trong gia đình bối rối và đi tìm câu trả lời. Trong trường hợp như thế, các thành viên trong gia đình có thể rơi vào hoàn cảnh bộn bề những vấn đề chưa giải quyết, ví dụ như cảm giác có lỗi ám ảnh người ở lại đang đau buồn. Những cảm xúc này lúc đầu dường như khó có thể vượt qua nhưng dần dần sẽ trở thành những suy nghĩ trong quá khứ và chúng ta sẽ tự tha thứ cho mình và người mình thân yêu. Dành nhiều thời gian cho bản thân, rõ ràng là ta không thể tiếp tục “tiến lên” nếu chưa sẵn sàng. Những người trải qua cảm giác mất mát người thân đột ngột thường cần sự phụ giúp để vượt qua cú shock, sự đau buồn và cáu giận ban đầu. Các thành viên trong gia đình, bạn thân có thể là những chỗ dựa quan trọng cho người đang đau buồn.

TA.!

Nhập vào cuộc, khi đời còn mưa nắng
Nắng mưa bào, làm nhạt úa đời tôi
Ngồi lại đây, kiểm đếm chuyện buồn vui
Thời gian đến, chân nhớ rằng phải bước

Trong cuộc sống, những đắng cay từng trải
Để sau rồi, nhắc nhở với cháu con
Nhớ Ông Bà, thương Cha Mẹ Anh Em
Sự mất mát, làm tâm hồn đau xót

Nỗi buồn ấy, ngày nay còn ai nhớ?
Những vết hằn ghi đậm cõi lòng ta
Thốt nên lời, uất nghẹn với thương đau
Thế nhân nguyện, khắc ghi vào tâm khảm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét