Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2023

SÔNG DAKBLA

 


SÔNG DAKBLA

Sông Dakbla tại tỉnh Kontum chảy theo hướng Đông Tây, ngược lại so với những con sông khác, nên người dân địa phương thường gọi dòng sông chảy ngươc. Dakbla không chỉ tạo cho dòng sông này nét riêng độc đáo mà còn trở thành biểu tượng của tỉnh Kontum. Chính vì đặc điểm này nên sông Đakbla được mang danh là “dòng sông chảy ngược”, (nước sông ngược dòng từ đông sang tây)

con đường chạy dọc bờ sông
"bờ kè" tên gọi nghe rằng lạ tai.!
Dakbla nước chảy rẽ hai
chảy vòng lên núi rồi ra hạ nguồn

Tất cả dòng sông ở cao nguyên trung phần đều có đầu nguồn từ hướng Tây chảy xuôi về biển Đông.

Riêng dòng sông Dakbla dài 139 km thì ngược lại chảy theo hướng Đông sang Tây kéo dài hơn 100 km từ thượng nguồn Polei Breng thuộc huyện Konplong phía Tây tỉnh Kon Tum, chảy về thành phố Kon Tum rồi lượn lờ sang hướng Tây Nam hợp với dòng sông Pô Kô, từ chân núi Ngọc Linh ở quận Tumorong, chảy quanh co ngang qua quận Dakto, Tỉnh lộ 512 (cầu Dakmot), chảy dọc theo làng Thượng Daktri, làng Dinh Điền Tri Lễ. Sau đó lượn một vòng cung xa xa về phía sau phi trường Phượng Hoàng, tiếp tục xuôi hướng Nam rồi hòa với dòng sông Dakpsi để gặp dòng sông Dakbla tỉnh Kontum, xuôi theo hướng Tây chảy qua các tỉnh Kontum, Pleiku, nhập vào thác Yaly hùng vỹ đổ ra sông Sesan.

Trong hành trình của mình, dòng Sesan lại chảy sang tận xứ sở Angkor Cambodia nhập vào dòng Serepok trước khi hòa mình cùng dòng Mekong để trở ra biển Đông.

Dòng sông từ thượng nguồn có địa thế phức tạp với nhiều đoạn uốn khúc, lòng sông lại rộng nên đến mùa mưa lũ với lượng nước từ trên cao đổ xuống quá nhiều đã tạo nên dòng nước hung hãn, sẵn sàng cuốn phăng những gì nó gặp trên đường… Có lẽ bắt nguồn từ thực tế đó mà từ xa xưa người Bahnar đã gọi dòng sông này là Đakrong Plah dòng sông nước lớn. Trong tiếng Bahnar, "Dak" là nguồn nước, "Plah" là hung bạo, dữ tợn.

Vấn đề qua lại, lên xuống, xuôi ngược trên dòng sông Dakbla... từ bao đời người Bahnar đã khéo tay tạo nên chiếc thuyền độc mộc có hình dáng thon dài, gắn bó với họ trong cuộc sống. Với đặc điểm nhỏ gọn và cấu tạo đơn giản, có sức nâng cao, ít lực cản của nước lại rất năng động, thuyền độc mộc rất hữu dụng trong việc giúp người Bahnar vận chuyển những nông sản lúa, bắp từ nương rẫy, cũng như măng, củi, gỗ… trong rừng về buôn làng, ngoài ra còn làm phương tiện thả lưới bắt cá trong những ngày nhàn nhã.

Đặc biệt thuyền độc mộc còn là không gian trữ tình của những tiếng hú điệu hò khi các chàng trai Bahnar cất lên gởi vào gió núi để nhờ dẫn đường các cô gái Bahnar tìm đến "bắt chồng".!

Thuyền độc mộc làng Konktu, đúng như tên gọi, “độc mộc” là loại thuyền được khoét nguyên từ một thân cây lớn, thường là cây Sao với đặc điểm nhẹ nhưng chắc chắn, ít bị mối mọt. Thuyền độc mộc có chiều dài chừng 5m và chiều rộng chỉ khoảng 0,5m, dùng làm phương tiện vận chuyển và đánh bắt cá của dân làng Bahnar.

Rừng dốc cao:
Đèo Sao mai rừng dốc
Đến số sáu Hoà bình
Dòng Dabla lặng lẽ
Phố núi thật là xinh
Gọi thu về:
Cây xanh màu, trắng phủ
Qua bãi mía nương ngô
Lời nguyền mùa nước lũ
Sông chảy ngược về mô?

Kể lại cho đời sau:
Cho đời sau thấy lại
Bóng Phượng vĩ chung đôi
Chuyện tình in dáng núi
Tím trọn buổi hoàng hôn.

Nhà rông mái cong vút
Em gùi nước về buôn
Say trong tiếng ca hát
Bập bùng điệu T’rưng

Cao nguyên làn gió bụi
Bông dại nở khắp rừng
Hương bay theo gió núi
Cà phê hạt đỏ hồng

Dakbla chiều vạt nắng
Thuyền độc mộc qua sông
Dòng Dakbla hờ hững
Xuôi ngược nước mênh mông.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét