Thứ Năm, 2 tháng 2, 2023

NGOẢNH LẠI TRONG LUYẾN TIẾC.


LUYẾN TIẾC.

"Cái bánh chưng ngày xưa bao giờ cũng to hơn cái bánh chưng bây giờ" Đó là một câu nói phản ánh chính xác những gì con người hiện tại đang kiếm tìm. Những gì thuộc về quá khứ, hoài cổ, con người không bao giờ còn có thể chạm tay vào được nữa. Kho chứa những quá khứ đó càng lớn dần so với hiện tại.
Sự khác biệt giữa quá khứ, hiện tại, tương lai chỉ là một ảo tưởng dai dẳng đến ngoan cố. Vì cấu trúc không gian sống của con người được chia làm ba miền: quá khứ là miền thực, tương lai là miền tưởng tượng, còn hiện tại là ranh giới của hai miền trên.
Khi ta đi một bước về tương lai, tức là giảm một bước trước mặt, ngược lại thì ta đã để lại một bước cho quá khứ, lúc đó sau lưng tăng thêm một khoảng không gian theo tỷ lệ nghịch của thời gian đời người. Như vậy chiếc "Bánh của Quá khứ" bao giờ cũng to lớn hơn tất cả.
Con người luôn luôn đứng ở ranh giới, không bao giờ có thể thay đổi vị trí của mình dẫu có cố gắng đến đâu. Người ta chạy trốn thực tại nhưng vẫn không thể thoát khỏi thực tại.
Quá khứ chỉ nên là một chiếc gương chiếu hậu để ta tham khảo, chứ đừng quên rằng, khoảng không trước mặt với đôi mắt và bàn tay ta mới là điểm đến sau cuối. Chúng ta luôn hoài vọng về những giá trị tốt đẹp, tích cực của quá khứ, vậy nhưng tương lai lấy gì để hoài vọng về chúng ta - những thế hệ người đang lui dần vào sau bức màn hoài niệm?

HOÀI NIỆM

Gởi cho đời hay giữ lại bên ta
Từng nỗi nhớ thuở chênh chao năm tháng
Chôn hoài niệm cho nỗi đau quên lãng
Hay thả vào từng tia nắng sương mai?
Cơn gió lùa làm se lạnh cỏ hoang
Cố nương nhẹ từng bước chân hoài niệm
Lối mòn cũ có còn ai để kiếm
Mãnh trăng côi thẩm lặng đếm từng sao
Cố nhân ơi.! đường rẽ lối chia đời
Giây phút nhớ... câu thơ thời, làm bạn
Dấu chân bước bụi vô tình xoá nhạt
Ta còn gì để giữ lại cho nhau
Ánh bình minh rãi tia sáng sắc màu
Ta quên phắt tim tần ngần ngơ ngác
Nên đôi lúc ngỡ như mình thất lạc
Men lối về - luôn khao khát hồn thơ...

Có những nỗi buồn gặm nhấm, không thể nói cùng ai, không thể trút ra bên ngoài. Mà chỉ có thể, vùi nỗi buồn vào những trang nhật ký, hay gới gắm qua những vần thơ, nốt nhạc. Nhưng với nỗi buồn thấm sâu vào tận lục phủ, ngũ tạng rồi thì nên giữ riêng cho mình ta, dấu kín vào một góc nhỏ của ký ức hoặc chỉ mong nhạt phai theo tháng năm mà thôi.

NỔI LÒNG BIẾT TỎ CÙNG AI?

Nổi niềm ấy, ngập tràn trong mọi lúc
Giấc mộng xưa luôn thôi thúc bên tai
Phải cam lòng vì sỏi đá đường dài
Ngàn năm sẽ, nhìn tương lai bế tắt.!

MƯA XUÂN

Nhẹ lướt phím đàn những ý xuân
Mưa phùn lất phất thoảng xa gần
Cung trầm réo rắt vờn theo gió
Hòa hợp sắc son giữ nhịp đàn
Luyến ái môi hồng mơ ước cạnh
Say hồn má thắm mộng ngày xanh
Xuân mang nỗi nhớ bay từng hạt
Tưới đẫm tơ lòng thỏa ái ân.

Ngay từ những bước đi đầu tiên, mới chập chững vào đời, ta đã có cha mẹ dìu dắt. Cha mẹ là những ngọn đèn mà suốt cuộc đời họ soi sáng con đường cho chung ta đi. Ngày ta thực sự trưởng thành có lẽ chính là ngày vui nhất trong đời cha mẹ. Mặc cho tuổi xuân của mình vùn vụt trôi qua, cha mẹ đã hy sinh cả cuộc đời mình cho con cái, để đánh đổi lấy những sợi tóc bạc ngày một nhiều thêm. Chính vì vậy mà để ghi nhớ đền đáp công lao to lớn của cha mẹ, ta luôn luôn phải hiếu thảo và vâng lời cha mẹ.

NHỚ MẸ

“Nhớ ngày năm ngoái con còn Mẹ
Cùng đón Xuân về, vui biết bao.
Mẹ khuất. Năm nay Xuân quạnh quẽ
Tha hương nghe lạnh gió đông sầu.”

KHÓC THẦM

“Xuân về chạnh nhớ Mẹ Cha
Nghĩa trang hoang vắng tha Ma mộ Phần
Mẹ Cha giã biệt dương Trần
Không còn mong đợi mỗi Lần xuân qua”

Gia đình, theo quan niệm truyền thống, luôn là tổ ấm được gắn kết bởi lòng yêu thương, là chốn bình yên nhất cho mỗi cá nhân sinh ra, lớn lên và trở về sau những thành công và cả những thất bại cay đắng nhất của chính mình. Gia đình luôn là nơi nuôi dưỡng, tiếp sức, ươm mầm những hạt giống và nhân cách con người. Gia đình, một nơi có cuộc sống đầy tình yêu thương và bình yên nhất trong quan niệm cúa con cái; Những điều sẽ ngược lại khi mà chúng ta phải rời bỏ Gia đình (vì hai chữ Tư do), sống lạc loài nơi xứ lạ quê người.

LẠC LOÀI

Nhớ về năm cũ những ngày Xuân
Một chuyến đi xa mòn mỏi chân
Giây phút bồi hồi nghe trống giục
Sụt sùi nhiều đoạn, khúc Bi ai
Nhớ về năm cũ chẳng nguôi ngoai
Nhìn chiếc lá rơi đâu muốn cười.!
Ta nén niềm đau vào góc nhỏ
Trời mây u ám hạt mưa bay
Nhớ về năm cũ uống cho say
Quên hết buồn vương mái tóc nầy
Tiễn chúng về nơi xa thăm thẳm
Đón chào năm mới chút vơi đầy.

Cuộc đời có bao nhiêu nỗi lo và bất an xuất hiện, thế hệ chông chênh và dễ buồn lòng nhất, thế hệ mà đi mãi cũng chỉ để tìm cho bản thân một lối ra mà thôi.! (Nơi chốn Đi về).
Một ngày có 24 giờ, trong đó Tình yêu luôn mang cho mỗi chúng ta niềm vui và niềm hạnh phúc mỗi ngày, nhưng khi tình yêu của Gia đình, tình yêu Quê hương mất đi, tán loạn, chia cách, chết chóc, đày đoạ, tù tội, đấu tố, triệt tư sản, ba lần đổi tiền, áp dụng chính sách ngu dân, đày đi kinh tế mới, lao động tập thể, đói khổ biết nhường nào.! Thì dường như cả thế giới trước mắt mọi người bỗng dưng sụp đổ.
Vậy thì hãy xem: “Tình yêu, là món quà quý giá của cuộc sống. Dù ta muốn hay không, nó luôn là niềm vui mang đến hạnh phúc cho ta”, lúc ấy mọi thứ sẽ nhẹ nhàng, thoải mái hơn rất nhiều.

SAO LỊM TẮT

Ngày vội tắt, đêm về trong bóng tối
Còn một đêm còn thở với trăng sao
Nên cỏi trần có lắm kẻ buôn thơ
Níu trời xuống chân kiểng cao tay với
Nhưng bạn hỡi.! trần gian rồi sẽ nói:
Thế gian nầy, vĩnh biệt với ngươi thôi
Mộng hão huyền, sao sắp rụng đến nơi
Ta chết lặng bó tay ngồi câm nín.

02022020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét