Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

VALENTIN'S DAY

 

VALENTIN'S DAY

February 14, 2023
Ngày lễ tình nhân hoặc Lễ thánh Valentine, là một ngày lễ hàng năm được tổ chức vào ngày 14 tháng 2. Nó có nguồn gốc là một ngày lễ phụng vụ của Cơ đốc giáo phương Tây nhằm tôn vinh một hoặc nhiều vị thánh đầu tiên tên là Valentinus, và được công nhận là một nét văn hóa truyền thống dân gian sau này, lễ kỷ niệm quan trọng về văn hóa, tôn giáo và thương mại qua sự lãng mạn và tình yêu ở nhiều nơi trên thế giới, mặc dù nó không phải là ngày nghỉ lễ ở bất kỳ quốc gia nào.


Valentine.! Tình yêu mãi luyến thương
Sống trọn nghĩa, cùng vợ chồng trao gởi
Xây mộng ước bên mái nhà chung lối
Kết mây trôi ta dệt với trăng sao
Hoa Hồng đỏ, tặng "Nhà Tôi" lần nữa
Vì đã cho, hương sắc của yêu thương
Dầu xa xôi, vạn nẻo, dẫu tha phương
Luôn cố giữ cuộc tình không phai nhạt
Thơ anh viết đã bao lần trao gởi
Với dòng thơ chữ nắn nót thương yêu
Mãi về sau để nhung nhớ thêm nhiều
Nhìn nắng hạ cuối trời chiều vương vấn
Trăng trải bóng soi nghiêng đời bất diệt
Say đắm rồi khi nhận biết yêu em
Duyên hai ta được gắn kết nhiều thêm
Và vẫn mãi sống cùng bên trạm cuối.

MÌNH ƠI.!

Lâu lắm rồi chẳng nghe tiếng "Mình ơi"!
Nên thấy nhớ, thấy chơi vơi nhiều lắm!
Tuy đơn giản nhưng chứa chan tình cảm
Đượm nghĩa tình, hai tiếng vẫn thân thương
Ôi trần gian sao lắm cảnh ta bà
Bon chen quá, làm cho ta hối hả
Bào trí nhớ đã lãng quên nhiều quá
Nên nhạt nhoà gia vị của tình yêu
Hiểu một điều ta ghi nhớ suốt đời
Yêu nhau nhé.! không cần lời sáo rỗng
Hưởng hạnh phúc vẹn toàn không mơ mộng
Cho kiếp nầy một cuộc sống giản đơn
Ta luôn muốn được quan tâm hơn nữa
Vì hai ta là một nửa của nhau
Trọn chữ tình cho trọn vẹn trước sau
Gọi một tiếng "Mình ơi" sao mát rọt. (ruột)

HẠNH PHÚC VIÊN MÃN

Đẹp đôi thế, tình già hương vị lắm
Sống bên nhau hạnh phúc thắm mãi thôi
Với tuổi già, tri kỷ sống trọn đời
Vẫn quấn quýt, tim nồng thời son trẻ
Người trong mộng, gặp gỡ nhau duyên phận
Sạch tâm tư không vướng bận rối bời
Mãi ung dung trong cuộc sống trọn đời
Của một thuở mãi vui chơi hờ hững

"NHÀ TÔI"

Mong ước bên nhau đến cuối đời,
Nghĩa tình lưu luyến mãi không vơi.
Dẫu mòn lở núi biển khô cạn,
Lòng vẫn sắt son chẳng đổi dời
Nói vẫn yêu nhau mãi đậm đà,
Dù rằng năm tháng có trôi qua.
Nụ cười môi nở chẳng khô héo,
Đẹp mãi ân tình "Nhà của Ta".
Ước trọn một đời luôn có nhau,
Yêu thương luôn giữ chẳng phai màu.
Đôi tay nắm chặt về ga cuối,
Đằm thắm tuổi già mãi thấm sâu.
Đấy nhé ! hai ta mãi có đôi,
Dù cho tóc bạc với da mồi.
Tình già thắm thiết luôn trao gởi,
Kỷ niệm cùng ôn dạ nhớ đời.

DUYÊN PHẬN

Vợ chồng duyên phận sống bền lâu,
Ân đậm tình sâu chung nhịp cầu
Chồng vợ gắn liền tình với nghĩa
Vui buồn sướng khổ, tựa bên nhau
Thảnh thơi khỏe mạnh, đâu còn khổ
Hoạn nạn, nguy nan lúc ốm đau
Tình nghĩa dựng xây vun đắp mãi
Ai cần… ai biết… đạo nào sâu…!


CẢM ƠN ĐỜI

Cảm ơn đời còn có nhau để nhớ!
Để mỗi ngày chúng ta khỏi bơ vơ
Cứ ngỡ rằng tình chỉ có trong thơ
Nhưng thực tại, tình người còn hơn thế
Cảm ơn đời cho ta tình nồng thắm
Nhớ ơn người tạo sợi nắng mùa đông
Chỉ thế thôi đủ sưởi ấm ước mong
Tim vẫn cứ chờ vui trong ngày ấy.!


Nguyễn Văn Thuc Trọn tình trọn nghĩa đời có 1 không 2, nhớ nhé bạn già ơi! Đông Lợi Long Cảm ơn Nguyễn Văn Thuc, BẠN GIÀ TRI ÂM Tình yêu này, là cuộc sống ngày mai Muốn trọn nghĩa, trọn tình ta phải cố Và luôn nhớ cuộc sống nhiều đau khổ Tự đứng lên để lấp bỏ vết thương. Tớ muốn mình, vượt sóng gió bão giông Để chèo lái đem duyên nồng cập bến Đủ cay đắng ngọt bùi hai đứa nếm Sống bạc đầu luôn trọn vẹn thủy chung. Phạm Hồng Thát. Một chùm thơ hay giầu tình cảm Chúc hai bạn vui khỏe sống hạnh phúc bên nhau suốt đời Đông Lợi Long Cảm ơn, chúc Phạm HồngThát; Tâm thanh cao, vui sống khỏe, an hưởng tuổi hạc... Vui vẻ cuộc đời luôn sáng tươi Khỏe người mạnh trí thấy yêu đời Sống đời hạnh phúc bên nhau mãi Trọn nghĩa trọn tình mãi chẳng vơi Phạm Hồng Thát. Cám ơn bạn nhiều nhiều nhé Bùi Thủy Thơ hay ảnh đẹp tuyệt vời cảm động thủy chung, kính chúc GĐ Anh Chị và các cháu vui khỏe hạnh phúc nhiều hơn nữa nhen cả nhà Đông Lợi Long Cảm ơn, chúc Bùi Thủy và gia đình sống vui, sống khỏe, sống bình an... Trao lời nồng ấm, mãi thương yêu Trọn nghĩa sắt son giữ trọn đời Đời vẫn trôi theo dòng nước chảy Với nhau ta sống mãi êm đềm Julianna Phượng Ảnh đẹp. Thơ thì quá ư là hay làm xao động rất lớn trong lòng. Nếu đã được thưởng thức. Con kính chúc VB và các E. Luôn đong đầy sk. An lành và may mắn. Cùng nắm tay đi hết cuộc đời này . Đông Lợi Long Cảm ơn; Cầu mong Julianna Phượng và các Cháu vui khỏe, bình an, hạnh phúc... Yêu hoài vạn thuở duyên còn thắm Thương mãi ngàn năm dạ thẳm sâu Cùng hứa sống đời cho mãn kiếp Với nhau chung sống mãi bền lâu... Trong Nguyen Hãy hát Bông Hồng Vàng Ca khúc Ngày Tình Nhân Đông Lợi Long Cảm ơn; Chúc Anh Trong Nguyen vui khỏe, an hưởng tuổi hạc... Bông hoa xinh đẹp luôn tươi thắm Hai đóa Hồng Vàng mãi thắm tươi Ca khúc hương yêu lời nhắn gởi Tình nhân đôi lứa sống cùng đôi Lien Nguyen Chúc mừng anh chị luôn mãi bên nhau trọn đời! Happy VALENTiNE'S Đông Lợi Long Cảm ơn Lien Nguyen Chúc mừng Lien Nguyen sống bình an Vui khỏe cháu con, hạnh phúc nhà Họp mặt quây quần đời sống đạo Mừng vui toại nguyện ở kề bên Lien Nguyen Thanks anh!!! Tâm Phạm Chúc anh chị hạnh phúc bên nhau trọn đời. Happy Valentine ! Đông Lợi Long Cảm ơn Tâm Phạm Tâm gởi nồng ân đến cạnh chồng Tặng người nghĩa nợ vẫn thầm mang Yêu hoài vạn thuở duyên tràn thắm Thương mãi chờ trông với tháng năm Tâm Phạm Em cảm ơn anh !

ĐỊNH MỆNH AN BÀI

Bài học xương máu của chế độ diệt chủng Pol Pot - Khmer đỏ. 

ĐỊNH MỆNH AN BÀI

Nay, định mệnh, đưa ta lên bến mới
Trong đêm dài tăm tối lối không VỀ
Lứa tuổi nào, từ đó, đến biển MÊ
Bỏ neo chốn, một nơi VỀ cư ngụ

MAI CON LỚN

Mai con lớn bọn Hán Tàu khắp CHỐN
Dân Việt mình, không nơi SỐNG yên THÂN
Dù đất mình con phải cảnh lầm THAN
Nó là chủ con sẽ LÀM tôi MỌI
Mai con lớn lấy chồng sao tránh KHỎI
Bọn Hán kia, con ăn NÓI làm SAO
Còn thân trai với cuộc sống lao ĐAO
Làm nô lệ, biết lúc NÀO mất TẠNG,
Mai con lớn, "chữ Việt" mình mất HẲN
Khắp nơi nơi toàn chữ HÁN phổ THÔNG
Giống Lạc Hồng, nguồn sử Việt suy VONG
Không còn nhớ, chằng trông MONG chuyển ĐỔI
Mai con lớn dũng khí đâu! mà NÓI:
"Xứ của tau, mầy cút KHỎI nơi ĐÂY"
Thực tế là... đầu luôn cúi, yên THÂN
Đừng tranh chấp với lủ TÀU cướp ĐẤT
Mai con lớn những nơi nào đẹp NHẤT
Vịnh Hạ Long, phố Đà LẠT, Phong NHA
... và nhiều nơi, đừng héo lánh, tránh XA
Không tới đó, người Việt TA, nên NHỚ.!
Mai con lớn những kinh thành, khu PHỐ,
Những tượng thờ các tiên TỔ, anh HÙNG
Với ngôi đền luôn nhắc nhớ Bà TRƯNG,
Sẽ bị phá, và hất TUNG lăn LÓC
Mai con lớn, toàn đồ ăn, bẩn ĐỘC
Của ngon đều, bị tước LỘT, con ƠI
Biển sông hồ, luôn nhiễm độc, kêu TRỜI
Đàng Việt Cộng luôn xa RỜI quần chúng
Mai con lớn xin con đừng, than KHÓC
Hận tiền nhân bỏ lăn LÓC cháu CON
Giặc đè đầu, nên thân xác gầy CÒM
Vì cha mẹ, "muốn bình AN" cam chịu.
Mai con lớn xin con đừng, hờn TRÁCH
Tổ tiên hèn, hùa với GIẶC, bỏ DÂN
Đến hôm nay con đã hiểu, là AI.!
Đảng Cộng Sản bán đất ĐAI, biển đảo...
Mai con lớn xin con đừng căm PHẪN
Giặc mới vào, Đảng không CẤM, im RU?
Ngày giờ nầy, Tàu chiếm các, Đặc KHU
Dân cương quyết, chống Đặc KHU, bị bắt
Con đã lớn, chừ cha thôi, cạn TÍNH.
Để cho con, tự quyết ĐỊNH, đời MÌNH
Vì giang sơn, không còn ánh, bình MINH
Với tổ tiên, cha gập MÌNH, tạ lỗi...

THẢM HỌA DIỆT CHỦNG

Tại Hội nghị Thành Đô 1990, chính lãnh đạo CSVN đã ký kết dâng Việt Nam cho Trung Cộng để bảo vệ cho Đảng CSVN (xem Google "Hội nghị Thành Đô"), sau khi nhân dân các nước cộng sản Đông Âu đồng loạt nổi dậy lật đổ chế độ CS cuối năm 1989 (xem Wikipedia “Sự sụp đổ Liên xô và Đông Âu").
Hiện nay công an và quân đội chỉ còn là công cụ đàn áp nhân dân và dọn đường cho quân xâm lược. Thời Bắc thuộc tuy mất nước nhưng còn dân tộc nên nhân dân ta đã giành lại đất nước năm 905. Hiện nay Trung Cộng vừa chiếm đất vừa diệt chủng, nếu không giữ được đất nước, dân tộc Việt Nam sẽ bị diệt vong. Nạn nhân tiếp theo sẽ là các dân tộc Lào, Campuchia, Thái Lan cùng toàn vùng Đông Nam Á.
Từ lâu, Trung Cộng đã thực hiện cuôc diệt chủng đối với các dân tộc nhỏ để giành đất cho người Hán. Từ tháng 04.1975 tới cuối năm 1978, 3,5 triệu người Campuchia đã bị hành quyết bằng cách đập vỡ sọ thông qua bàn tay Khơ me đỏ. Từ đấy loài người đã biết đến chính sách diệt chủng của Trung Cộng ở Campuchia, nhưng ít người biết rằng TC đã thực hiên chính sách này đối với tất cả các dân tộc không phải người Hán. Ở Việt Nam cuộc diệt chủng đang bước vào giai đoạn khốc liệt.
Lá cờ Trung Cộng có 5 ngôi sao, ngôi lớn nhất thuộc về người Hán, 4 ngôi sao nhỏ giành cho các dân tộc Mãn, Hồi, Mông, Tạng, là 4 sắc tộc lớn nhất trong số hơn 100 sắc tộc không phải người Hán sống ở TC. Chúng ta cùng nhau điểm lại, sau 70 năm dưới chế độ cộng sản, trong tổng số 1400 triệu người ở Trung Cộng còn lại bao nhiêu người Mãn, Hồi, Mông, Tạng?
1. Người Mãn đã từng lập ra triều Mãn Thanh, cai trị nước Trung Hoa gần 3 thế kỷ (từ 1644 – 1912). Theo công bố của nhà nước TC hiện nay còn 10,68 triệu người Mãn, nhưng thực tế con số thấp hơn nhiều, hầu như không còn ai nói tiếng Mãn hay có biểu hiện gì của sắc tộc này nữa.
2. Chữ "Hồi“ dành cho 18 dân tộc ở Tân Cương, khu tự trị lớn nhất của Trung Cộng với diện tích 1,6 triệu km², dân số 21,8 triệu người, trong đó một nửa là người Hán. Duy Ngô Nhĩ là sắc dân chính tại đây chỉ còn lại 8,3 triệu người. (xem Tân Cương – Wikipedia)
3. Nội Mông là khu tự trị dành cho người gốc Mông cổ, tùng lập ra triều đại Nguyên Mông cai trị nước Trung hoa hai thế kỷ 13 và 14, có diện tích 1,183 triệu km² và dân số 24,7 triệu người. Tuy nhiên người gốc Mông Cổ chỉ còn lại 3,6 triệu, chiếm 14,7% dân số toàn Khu tự trị (xem Nội Mông – Wikipedia).
4. Người Tạng với nền văn hóa đồ sộ sống ở Khu tự trị Tây Tạng có diện tích 1,25 triệu km², nhưng dân số chỉ còn 3,18 triệu người, trong đó một phần đáng kể đã là người Hán (xem Tây Tạng – Wikipedia).
Tại các khu tự trị, thành phần dân tộc chính lại là người Hán, hàng trăm triệu người Mãn, Hồi, Mông, Tạng đã bị hủy diệt bằng mọi cách!
Ở Việt Nam, thảm họa mất nước đã đến, thảm họa diệt chủng đang đến nhưng nhiều người chưa nhận ra.

Các thủ đoạn hủy diêt đã và đang diễn ra ở Việt Nam:
1. Hủy diệt châu thổ sông Cửu Long, nguồn lương thực và thực phẩm chính của cả nước. Việc này chúng thực hiên bằng cách xây nhiều đập thủy điện ngăn sông Mê Kông gây hạn hán và ngập mặn trầm trọng, đất nhiều nơi đã bị lún sâu, đồng thời dùng rất nhiều thủ đoạn thâm độc như thả hóa chất độc, ốc bươu vàng, … nhằm phá hoại lúa, hoa màu và thủy sản trên toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long
2. Đổ chất độc dọc bờ Biển Đông để hủy diệt các hải sản ở biển và các vùng nuôi hải sản ven biển, đầu độc toàn bộ nguồn muối ăn của người Việt, ngăn cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ!
3. Hủy diệt các sông trên toàn bộ miền Trung thông qua hàng trăm đập thủy điện, khai thác bâu xit, thương lái Trung Cộng bày trò mua chanh leo giá cao để dân phá cà phê, hồ tiêu; mua vét rong biển để triệt hạ vùng sinh thái của cá… sau đó không mua nữa vì đã phá xong.
4. Xây nhiều đập phía thượng nguồn sông Hông và sông Đà, làm suy kiệt sông Hồng từ nhiều năm. Chuẩn bị đại dự án sông Hồng với 6 đập thủy điện mới, hủy diệt hoàn toàn hệ sinh thái châu thổ sông Hồng.
5. Xây dưng rất nhiều nhà máy nhiệt điên, xi măng, sắt thép và hóa chất… để đầu đôc khí quyển và các nguồn nước. Trong khí thải các nhà máy ở Việt Nam dùng thiết bị Trung Cộng, hàm lượng các khí thải độc hại như CO, SO2, H2S, Hg … đều cao hơn từ 19 lần tới 125 lần hàm lượng cho phép. Chất thải đổ xuống nước đã làm chết rất nhiều sông ngòi như Thị Nại, La Ngà, Bưởi… và hàng ngàn km bờ biển.
6. Tung thực phẩm và thuốc men độc hại cúng các hóa chất chế biến thực phẩm độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam, đồng thời thương lái Tàu Cộng mua vét các loại thực phẩm sạch, người Việt không còn chọn lựa nào khác, nên phải dùng thực phẩm độc hại, chết dần vì bệnh tật. Hiện nay số người mắc bệnh ung thư, teo não, đột quỵ và nhiều bệnh hiểm nghèo khác đã tới mức cao nhất thế giới.
Tình trạng nầy, nếu không kịp thời ngăn chặn, nạn đói, bệnh tật và nạn trôm cướp sẽ lan tràn khắp Việt Nam, xã hội sẽ trở nên hoàn toàn hỗn loạn. Thời cơ đã đến, Trung Cộng với danh nghĩa "cứu trợ" và "vãn hồi trật tự" hàng triệu "chí nguyện quân TC" sẽ tràn ngập Việt Nam.
Tất cả mới chỉ trong giai đoạn đầu. Sau khi sát nhập vào Trung Cộng, dân tộc Việt Nam như cá nằm trên thớt, cuộc diệt chủng sẽ thảm khốc hơn nhiều. Những gì sẽ xẩy ra trong những năm tới đây?
Khi đã sát nhập, bộ đội và công an VN cùng hàng chục triệu đàn ông ở tuổi lao động và con trai sẽ bị cưỡng bức tới những vùng biên cương xa xôi phía Bắc TC, để vợ và con gái ở lại. Điều này đã từng xẩy ra ở Tây Tạng từ năm 1959.
Hàng chục triệu đàn ông TC sẽ sang thế chỗ, lấy vợ và định cư ở VN. Sau 20 năm nữa con số 90 triệu người Việt liệu có còn tới 10 triệu như người Mãn hay tới 3 triệu như người Tây Tạng không? Trong số người sống sót có bao nhiêu triệu thanh thiếu niên bị mất khả năng trí tuệ do cha mẹ ăn phải chất độc của TC?
Thảm họa diệt chủng đã hiện ra trước mắt, không ai có thể cứu được dân tộc Việt Nam khỏi thảm họa này, ngoài 90 triệu người Việt. Mỗi người cần nhìn thấy cái chết đang đến gần với chính mình và con cháu mình...
Hãy chuyển những bài viết này tới tất cả mọi người, tới mọi tờ báo, mọi phương tiện thông tin để mọi người cùng biết, cùng nhau đứng lên chống thảm họa diệt chủng đã đến trước mắt, để cả thế giới cùng biết và đồng lên tiếng bảo vệ chính nghĩa cho người dân bị trị ở trong nước.
CHÚNG TA HÃY NỐI KẾT VÒNG TAY LỚN – ĐỂ GIỮ LẤY LÃNH THỔ VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM.!
 

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2023

BÀI DIỄN THUYẾT BẰNG QUỐC VĂN CỦA CỤ PHẠM QUỲNH.

 "TIẾNG VIỆT MẤT, NƯỚC VIỆT MẤT"

Không có mô tả ảnh.

Tất cả cảm xúc

"TRUYỆN KIỀU CÒN, TIẾNG TA CÒN. TIẾNG TA CÒN, NƯỚC TA CÒN".

(Phạm Quỳnh)

Bài diễn thuyết về Truyện Kiều này được Phạm Quỳnh đọc nhân lễ kỷ niệm ngày giỗ Nguyễn Du vào ngày 8 tháng 12 năm 1924, tức ngày mồng 10 tháng 8 năm Giáp Tý do Hội Khai trí tiến đức của ông tổ chức. Bài được đăng lại tại Tạp chí Nam Phong số 86. Bài diễn thuyết này mở đầu cho một cuộc tranh cãi nổi tiếng vào đầu thế kỷ XX, được người sau mệnh danh là Vụ án truyện Kiều...

Phạm Quỳnh (17/12/1892 - 6/9/1945) là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn (Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu. Ông có tên hiệu là Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân.

Ông được xem là người chiến đấu bất bạo động nhưng không khoan nhượng cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến

Thưa các Ngài,

Hôm nay là ngày giỗ cụ Tiên-điền Nguyễn Tiên-sinh, là bậc đại-thi-nhân của nước Nam ta, đã làm ra bộ văn-chương tuyệt-tác là truyện Kim-Vân-Kiều.

Ban Văn-học Hội Khai-trí chúng tôi muốn nhân ngày giỗ này đặt một cuộc kỷ-niệm để nhắc lại cho quốc-dân nhớ đến "công-nghiệp" [1] một người đã gây-dựng cho quốc-âm ta thành văn-chương, để lại cho chúng ta một cái « hương hỏa » rất quí-báu, đời đời làm vẻ-vang cho cả giống-nòi.

Chúng tôi thiết-nghĩ một bậc có công với văn-hóa nước nhà như thế, không phải là ông tổ riêng của một nhà một họ nữa, mà là ông tổ chung của cả nước; ngày giỗ ngài không phải là ngày kỷ-niệm riêng của một nhà một họ nữa, chính là ngày kỷ-niệm chung của cả nước.

Hiện nay suốt quốc-dân ta, trên từ hàng thượng-lưu học-thức, dưới đến kẻ lam-lũ làm ăn, bất-cứ già trẻ, lớn bé, đàn ông, đàn bà, ai ai cũng biết truyện Kiều, ai ai cũng thuộc truyện Kiều, ai ai cũng kể truyện Kiều, ai ai cũng ngâm truyện Kiều, như vậy thời ai ai cũng đều hưởng cái công-nghiệp của Cụ Tiên-điền ta, ai ai cũng phải nhớ ngày giỗ Cụ và nghĩ đến cái ơn của Cụ tác-thành cho tiếng nước nhà.

Muốn cảm cái ơn ấy cho đích-đáng, hẵng thử giả-thiết Cụ Tiên-điền không "xuất-thế" [2], Cụ Tiên-điền có xuất-thế mà quyển truyện Kiều không xuất-thế, quyển truyện Kiều có xuất-thế mà vì cớ gì không lưu-truyền, thời tình-cảnh tiếng An-Nam đến thế nào, tình-cảnh dân-tộc ta đến thế nào?

Văn-chương người ta thiên kinh vạn quyển, dẫu có thiếu mất một quyển cũng chẳng hại gì. Văn-chương mình chỉ độc có một quyển, vừa là kinh, vừa là truyện, vừa là "Thánh-thư" [3] "Phúc-âm" [4] của cả một dân-tộc, ví lại khuyết nốt thì dân-tộc ấy đến thế nào?

Than ôi! mỗi lần nghĩ tới mà không khỏi rùng mình, chột dạ, sửng-sốt, rụng-rời, tưởng như hòn ngọc ở trên tay bỗng rơi xuống vỡ tan-tành vậy. Rồi mới tỉnh ra, sực nhớ đến mấy câu Kiều, vỗ bàn đập ghế, gõ "dịp" [5] rung đùi, lên giọng cao-ngâm:

Lơ-thơ tơ liễu buông mành,

Con oanh học nói trên cành mỉa-mai,

hay là:

Phong-trần mài một lưỡi gươm,

Những phường giá áo túi cơm xá gì,

bỗng thấy trong lòng vui-vẻ, trong dạ vững-vàng, muốn nhẩy muốn múa, muốn reo muốn hò, muốn ngạo-nghễ với non sông mà tự-phụ với người đời rằng: Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, có gì mà lo, có gì mà sợ, có điều chi nữa mà ngờ!...

Có nghĩ cho xa-xôi, cho thấm-thía, mới hiểu rằng truyện Kiều đối với vận-mệnh nước ta có một cái quí-giá vô-ngần.

Một nước không thể không có quốc-hoa, truyện Kiều là quốc-hoa của ta; một nước không thể không có quốc-túy, truyện Kiều là quốc-túy của ta; một nước không thể không có quốc-hồn, truyện Kiều là quốc hồn của ta. Truyện Kiều là cái "văn-tự" [6] của giống Việt-Nam ta đã "trước-bạ" [7] với non sông đất nước này. Trong mấy nghìn năm ta chôn rau[8] cắt rốn, gửi thịt gửi xương ở cõi đất này, mà ta vẫn hình như một giống ăn trọ ở nhờ, đối với đất nước non sông vẫn chưa từng có một cái văn-tự văn-khế phân-minh, chứng-nhận cho ta có cái quyền sở-hữu chính-đáng. Mãi đến thế-kỷ mới rồi mới có một đấng quốc-sĩ[9], vì nòi-giống, vì đồng-bào, vì tổ tiên, vì hậu-thế, rỏ máu làm mực, "tá-tả" [10] một thiên văn-khế tuyệt-bút, khiến cho giống An-Nam được công-nhiên[11], nghiễm-nhiên[12], rõ-ràng, đích-đáng làm chủ-nhân-ông một cõi sơn-hà gấm vóc.

Đấng quốc-sĩ ấy là ai? Là Cụ Tiên-điền ta vậy. Thiên văn-khế ấy là gì? Là quyển truyện Kiều ta vậy.

Gẫm trong người ấy báu này,

Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm!

Báu ấy mà lọt đến tay ta, thật cũng là một cái phúc-duyên cho ta, nhưng báu ấy ở trong tay Cụ lại chính là một cái túc duyên[13] của Cụ. Thiên văn-tự tuyệt-bút kia là gồm bao nhiêu giọt máu, bao nhiêu giọt lệ kết-tinh lại mà thành ra, những khi đêm khuya thanh-vắng vẫn thường tỉ-tê thánh-thót trong lòng ta, như

Giọt sương gieo nặng cành xuân la-đà

Vậy, cái áng văn-chương tuyệt-tác cho người đời đó, an-tri lại không phải là một thiên lịch-sử thống-thiết của tác-giả?

Truyện Kiều quan-hệ với thân-thế Cụ Tiên-điền thế nào, lát nữa ông Trần Trọng-Kim sẽ diễn-thuyết tường để các ngài nghe.

Nay tôi chỉ muốn biểu-dương cái giá-trị của truyện Kiều đối với văn-hóa nước ta, đối với văn-học thế-giới, để trong buổi kỷ-niệm này đồng-nhân cảm biết cái công-nghiệp của bậc thi-bá nước ta lớn-lao to-tát là dường nào.

Đối với văn-hóa nước nhà, cái địa-vị truyện Kiều đã cao-quí như thế; đối với văn-học thế-giới cái địa-vị truyện Kiều thế nào?

Không thể so-sánh với văn-chương khắp các nước, ta hẵng so-sánh với văn-chương hai nước có liền-tiếp quan-hệ với ta, là văn-chương Tàu và văn-chương Pháp. Văn-chương Tàu thật là mông-mênh bát-ngát, như bể như rừng. Nhưng trong rừng văn bể sách đó, tưởng cũng ít quyển sánh được với truyện Kiều, mà xét cho kỹ có lẽ không có sách nào giống như truyện Kiều. Gốc truyện tuy do một bộ tiểu-thuyết Tàu mà ra, nhưng vào tay Cụ Tiên-điền ta biến-hóa hẳn, siêu-việt ra ngoài cả lề-lối văn-chương Tàu, đột-ngột như một ngọn cô-phong ở giữa đám quần-sơn vạn-hác vậy. Có người sánh truyện Kiều với Li-tao, nhưng Li-tao là một bài than, từ đầu đến cuối toàn một giọng bi-đát thảm-thương, so với Cung-oán của ta có lẽ đúng hơn. Có người lại sánh với Tây-xương, nhưng Tây-xương là một bản hát, từ-điệu có véo-von, thanh-âm có réo-rắt, nhưng chẳng qua là một mớ ca-từ cho bọn con hát, không phải là một nền văn-chương chân-chính. Cứ thực thì truyện Kiều dẫu là đầm-thấm cái tinh-thần của văn-hóa Tàu, dẫu là dung-hòa những tài-liệu của văn-chương Tàu, mà có một cái đặc-sắc văn-chương Tàu không có. Cái đặc sắc ấy là sự « kết-cấu ». Nhà văn, nhà thơ Tàu, ngoài những bài thơ bài văn nho-nhỏ ngăn-ngắn, phàm làm sách chỉ biết cách biên-tập, không sành cách kết-cấu. Biên-tập là cóp-nhặt mà đặt liền lại; kết-cấu là thu-xếp mà gây-dựng lên, thế nào cho thành một cái toàn-bức các bộ-phận điều-hòa thích-hợp với nhau, không thêm bớt được chút nào. Truyện Kiều là một cái toàn-bức như thế, mà là một bức tranh thế-thái nhân-tình vẽ sự đời như cái gương tầy liếp vậy.

Xét về cách kết-cấu thì văn-chương nước Pháp lại là sở-trường lắm. Cho nên truyện Kiều có thể sánh với những áng thi-văn kiệt-tác của quí-quốc, như một bài bi-kịch của Racine hay một bài văn tế của Bossuet vậy. Đó là nói về cái thể-tài văn-chương. Còn về đường tinh-thần thời trong văn-học Pháp có hai cái tinh-thần khác nhau, là tinh-thần cổ-điển và tinh-thần lãng-mạn. Tinh-thần cổ-điển là trọng sự lề-lối, sự phép-tắc; tinh-thần lãng-mạn là trong sự khoáng-đãng, sự li-kỳ. Truyện Kiều gồm được cả hai cái tinh-thần ấy, vì vừa có cái đạo-vị thâm-trầm của Phật-học, vừa có cái nghĩa-lý sáng-sủa của Nho-học, vừa có cái phong-thú tiêu-dao của Trang Lão, lấy lẽ phải ông Khổng mà chế lại sự thần-bí của nhà chùa, sự khoáng-dật của hai họ. Nhưng mà ngay trong văn-chương nước Pháp tưởng cũng không có sách nào giống hẳn như truyện Kiều, vì truyện Kiều có một cái đặc-sắc mà những nền kiệt-tác trong văn-chương Pháp không có. Đặc-sắc ấy là sự « phổ-thông ». Phàm đại-văn-chương, không những ở nước Pháp, ở nước nào cũng vậy, chỉ có những người thượng-lưu học-thức mới thưởng-giám được, kẻ bình-dân không biết tới. Người Pháp không phải là ai ai cũng biết đọc kịch Racine hay là đọc văn Bossuet. Người Nam thời ai ai cũng biết ngâm Kiều, kể Kiều, « lẩy » Kiều để ứng-dụng trong sự ngôn-ngữ thường, kẻ thông-minh hiểu cách thâm-trầm, kẻ tầm-thường hiểu cách thô-thiển, nhưng ngâm-nga lên thảy đều lấy làm vui tai, sướng miệng, khoái trí, tỉnh hồn.

Thử hỏi cổ kim Đông Tây đã có một áng văn-chương nào cảm người được sâu và được rộng như thế chưa. Tưởng dễ chỉ có một truyện Kiều ta là có thể tự-cao với thế-giới là văn-chương chung của cả một dân-tộc 18,20 triệu người, già, trẻ, lớn, bé, giỏi, dốt, sang, hèn, đều thuộc lòng và đều biết hay cả.

Như vậy thì truyện Kiều, không những đối với văn-hóa nước nhà, mà đối với văn-học thế-giới cũng chiếm được một địa-vị cao-quí.

Văn-chương ta chỉ có một quyển sách mà sách ấy đủ làm cho ta vẻ-vang với thiên-hạ, tưởng cũng là một cái kỳ-công có một trong cõi văn thế-giới vậy.

Cái kỳ-công ấy lại dũ-kỳ nữa là ngẫu-nhiên mà dựng ra, đột-nhiên mà khởi lên, trước không có người khai đường mở lối, sau không có kẻ nối gót theo chân, đột-ngột giữa trời Nam như cái đồng-trụ để tiêu-biểu tinh-hoa của cả một dân-tộc. Phàm văn-chương các nước, cho được gây nên một nền thi-văn kiệt-tác, phải bao nhiêu nhà thơ, bao nhiêu nhà văn, trong bao nhiêu năm lao-công lục-lực, vun-trồng bón-xới mới thành được. Nay bậc thi-bá nước ta, đem cái thiên-tài ít có trong trời đất, đúc cái khí thiêng bàng-bạc trong non sông, một mình làm nên cái thiên-cổ-kỳ-công đó, dẫu khách thế-giới cũng phải bình-tình mà cảm-phục, huống người nước Nam được trực-tiếp hưởng-thụ cái ơn-huệ ấy lại chẳng nên ghi-tạc trong lòng mà thành-tâm thờ-kính hay sao?

Cuộc kỷ-niệm hôm nay là chủ-ý tỏ lòng quốc-dân sùng-bái cảnh-mộ Cụ Tiên-điền ta; lại có các quí-hội-viên Tây và các quí-quan đến dự cuộc là để chứng-kiến cho tấm lòng thành-thực đó. Nhưng còn có một cái ý-nghĩa nữa, là nhân ngày giỗ này, đốt lò hương, so phím đàn, chiêu hồn quốc-sĩ.

Thác là thể phách, còn là tinh anh, áng tinh-trung thấp-thoáng dưới bóng đèn, chập-chừng trên ngọn khói, xin chứng-nhận cho lời thề của đồng-nhân đây. Thề rằng: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, còn non còn nước còn dài, chúng tôi là kẻ hậu-sinh xin rầu lòng giốc chí cố gia-công trau-chuốt lấy tiếng quốc-âm nhà, cho quốc-hoa ngày một rực-rỡ, quốc-hồn ngày một tỉnh-tao, quốc-bộ ngày một tấn-tới, quốc-vận ngày một vẻ-vang, ngõ-hầu khỏi phụ cái chi hoài-bão của tiên-sinh, ngậm cười chín suối cũng còn thơm lây!"

Chú thích:

1) công nghiệp: Công lao và sự nghiệp đối với xã hội.

2) xuất thế: ra đời, nói một cách trân trọng.

3) Thánh thư: sách Thánh.

4) Phúc âm: Tin lành.

5) dịp: nhịp.

6) văn tự: giấy tờ do hai bên thỏa thuận ký kết mua bán.

7) trước bạ: đăng ký văn tự với một cơ quan nhà nước để có tính pháp lý.

😎 rau: nhau.

9) quốc sĩ: người tài nổi tiếng trong cả nước.

10) tá tả: viết dùm người khác.

11) công nghiên: một cách công khai.

12) nghiễm nhiên: (thực hiện) một cách tự nhiên và đàng hoàng, điều mà trước đó không ai ngờ.

13) túc duyên: duyên sẵn từ kiếp trước.

GÓP Ý: MONG CÁC BẠN TIẾP TAY CHIA XẺ VỚI "CON DÂN VIỆT" NHỮNG NỔI LÒNG MÀ TIỀN NHÂN ĐÃ GỞI GẤM...NAY HẬU THẾ ĐÃ, ĐANG VÀ SẼ TỪNG BƯỚC CHỨNG KIẾN NỔI OAN KHIÊNG. "TIẾNG VIỆT MẤT, NƯỚC VIỆT MẤT" 

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2023

THẮC MẮC BIẾT HỎI AI ?


Sinh ra trong thời bình, đã từng tự hào vể màu cờ sắc áo, đã từng yêu đảng, yêu bác. Nhưng càng trưởng thành, tôi càng đặt ra cho mình nhiều câu hỏi:

1- Việt Nam có 9.000 giáo sư, 24.000 tiến sĩ nhưng không có bất kỳ bằng sáng chế nào. Vậy những giáo sư, tiến sĩ đó, họ làm gì? 

2- Giáo dục Việt Nam cải cách không ngừng, vậy tại sao 63% sinh viên thất nghiệp khi ra trường?

3- Báo chí ca ngợi người Việt Nam thân thiện hiếu khách, vậy tại sao đa số du khách nước ngoài tuyên bố sẽ không quay trở lại Việt Nam lần thứ 2?

4- Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận rằng chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", vậy rốt cuộc ai nghĩ ra mô hình này?

5- Nhiệm vụ của báo chí truyền thông là nói lên sự thật hay là nói lên những điều có lợi cho đảng?

6- Nhà nước nhận lương từ tiền thuế của dân để làm việc phục vụ nhân dân hay để cai trị nhân dân?

7- Công an là lực lượng được thành lập để bảo vệ dân hay bảo vệ chế độ?

8- Khẩu hiệu của quân đội là "trung với đảng", vậy sao khi hy sinh lại ghi trên bia mộ là "tổ quốc ghi công" chứ không phải "đảng ghi công"?

9- Tại sao có "huân chương kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ" mà lại không có "huân chương kháng chiến chống Tầu"?

10- Đảng cử thì đảng bầu, tại sao đảng cử lại bắt dân bầu?

11- Chủ nghĩa xã hội là chế độ ưu việt, vậy tại sao nó sụp đổ tại Nga, nơi nó được sinh ra và tại sao chỉ còn vài quốc gia theo mô hình này?

12- Tư tưởng Mác-Lenin là tư tưởng khai sáng nhân loại, vậy tại sao tượng Lenin bị phá sập tại Nga và các nước đông Âu trong tiếng hò reo của nhân dân?

13- Hồ Chí Minh từng nói: "Không, tôi chẳng có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê". Vậy giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh ở đâu ra?


Cô Giáo Trần Thị Lam

CHIẾN LƯỢC XÓA TIẾNG VIỆT.


Nguyễn Hoàng Hân (Viện Nghiên Cứu Tài Nguyên Biển Đông)

Ngày 20-11-2017, giáo sư tiến sĩ Bùi Hiền, 83 tuổi, tung ra một cuốn sách “Cải Tiến Tiếng Việt” xử dụng tiếng Việt Mới.
Một loại tiếng Việt Hán hoá, phiên âm theo tiếng Tàu Bắc Kinh
(tổng hợp gồm đơn âm Quan Thoại và Bạch Thoại).
Nói cho dễ hiểu hơn, đây là một kiểu chữ Tàu áp dụng riêng cho người Việt Nam vào những thập niên sắp tới, phiên âm từ tiếng Tàu, nhằm địa phương hoá ngôn ngữ , tương tự như tiếng Tàu Quảng Đông, Hồ Nam, Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông …trong thời gian Tự Trị trước khi sát nhập.
Quyển sách dầy 2000 trang, ông nói là do ông mất đúng 20 năm để biên soạn được Bộ Giáo Dục Việt Nam cho xuất bản.
Tại Việt Nam, rải một tờ bươm bướm A4, quảng cáo dầu cù là hay thuốc xổ cao đơn hoàn tán cũng phải xin phép công an.
Huống gì một công trình cải đổi từ tiếng Việt chuyển sang tiếng Tàu. Nếu không được sự uỷ nhiệm của Đảng, bà cố nội của ông Bùi Hiền cũng không dám làm điều nầy.
Đây là một chiến dịch quy mô được phát động có kế hoạch, có âm mưu, có chiến lược, phổ biến rộng rãi để chuẩn bị tư tưởng người Việt nhằm tránh sự ngỡ ngàng một ngày kia không xa lắm, tiếng Việt sẽ bị xoá bỏ hẳn hòi.
Người ta tạo ra một thứ tiếng Tàu riêng cho từng vùng, từng khu vực mục đích đánh lừa một dân tộc trước khi tiêu diệt ngôn ngữ của dân tộc đó,đồng hoá dân tộc đó một cách êm thắm do người bản xứ lãnh đạo, chỉ huy và thực thi phương án sát nhập trong thời hạn 60 năm bắt đầu năm 2020, hoàn tất vào năm 2060.
Lúc đó, Việt Nam chỉ còn là một tỉnh lỵ.
Ông Bùi Hiền nói láo, Đảng cũng nói lộn luôn!
“Bộ Chữ Cải Tiến Tiếng Việt ” nầy hoàn toàn do “Cục Ngôn Ngữ Trung Quốc” mà Cục Trưởng là giáo sư Từ Hướng Hòa ( con trai thứ ba của Thống Chế Từ Hướng Tiền) soạn thảo xong vào tháng 3 năm 1998, thời kỳ Giang Trạch Dân làm Tổng Bí Thư (1989-2002) .
Bây giờ đã đến lúc ra lệnh Nhà Nước VN có bổn phận thi hành nhiệm vụ hướng dẫn người Việt đi từ từ vào con đường đồng hoá cũng như hội nhập vào xã hội của “Trung Quốc” một cách “dịu dàng” ôn hòa , tự nguyện dâng hiến đất nước của mình trở thành một tỉnh lỵ của “ Trung Quốc” !.
Uông Dương (cháu nội Uông Tinh Vệ, Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc Nam Kinh (1940-1944), về sau bắt tay với Nhật rồi hợp tác với Mao Trạch Đông.
Người kế nhiệm Uông Tinh Vệ là Tưởng Giới Thạch. Người con trai út của Uông Tinh Vệ là Uông Triệu Quang, làm cận vệ cho Mao Trạch Đông hồi 17 tuổi, đến năm 40 tuổi giữ chức “ Cục Trưởng Cục Bảo Vệ Mao Chủ Tịch”.
Đứa con trai trưởng của Uông Triệu Quang là Uông Dương, đệ tử ruột Tập Cận Bình, Uỷ Viên Thường Vụ Bộ Chính Trị , Phó Thủ Tướng Quốc Vụ Viện và kiêm luôn 5 chức vụ :
1- Tổ Trưởng Tổ Công Tác Điều Phối Tân Cương
2- Tỗ Trưởng Tổ Công Tác Điều Phối Tây Tạng
3- Tổ Trưởng Tổ Công Tác Điều Phối Nội Mông
4- Tổ Trưởng Tổ Công Tác Điều Phối Đài Loan
5- Tổ Trường Tổ Công Tác Điều Phối Việt Nam.
Nói cách khác, Uông Dương là “Chủ Nhiệm Đô Hộ Phủ” có thẩm quyển tuyệt đối về vận mệnh các quốc gia vừa nêu trên.
Cách đây 1 năm, lúc 16 giờ chiều, ngày 12-1-2017, tại Sảnh Đường Nhân Dân Bắc Kinh, ông Nguyễn Phú Trọng đã ký “15 Hiệp Ước” có tính cách lệ thuộc và thần phục Bắc Kinh.
Nhưng Hiệp Ước thứ 16 thì không ký trên văn bản mà ký bằng miệng, tức “thoả hiệp ngầm”.
Đó là văn kiện “ Cải Tiến Mẫu Tự Tiếng Việt” thành âm điệu tiếng “Trung Quốc “ do Uông Dương trao tận tay ông Nguyễn Phú Trọng.
Theo chỉ thị của “Trung Quốc”, Bộ Giáo Dục Việt Nam sẽ dạy “tiếng Việt Hán Hoá “ nầy cho bậc tiểu học vào năm 2023, bậc trung học phổ thông vào năm 2026 và bậc đại học vào năm 2030 !
Năm 1969, Chu Ân Lai thông báo với Lê Duẫn là “Trung Quốc “ đang có kế hoạch “bang giao” với Hoa Kỳ , yêu cầu VN hãy ở “thế thủ” , dùng giải pháp chính trị hơn là quân sự , không nên liên tục “tấn công” Miền Nam.
Tháng 3-1970, Lê Duẫn sang yết kiến Mao Trạch Đông tại Hồ Nam (quê hương của Mao).
Trong cuộc gặp gỡ nầy, Mao Trạch Đông hỏi rất xỏ lá: ”Có phải trong lịch sử, người Việt Nam từng đánh bại quân nhà Nguyên Mông Cổ ?”.
Lê Duẫn khiêm tốn đáp: “Dạ, thưa phải”.
Mao Trạch Đông: “Đó là chuyện ngày xưa. Còn chuyện ngày nay và ngày sau thì tôi muốn di dân 500 triệu người Trung Quốc của tôi định cư toàn vùng Đông Nam Á và Việt Nam là bàn đạp trong chiến dịch di dân của người Trung Quốc , đồng chí nghĩ sao ?”
Lê Duẫn trả lời; “ Đồng chí Chủ Tịch muốn gì cũng được, miễn là đừng đẩy Việt Nam vào đường cùng bằng pháo binh, thiết giáp và tên lửa ?”
Mao Trạch Đông hỏi tiếp: “Muốn xử dụng Việt Nam làm bàn đạp tiến xuống Đông Nam Á không áp dụng chiến tranh thì chỉ còn một cách duy nhất là hai nước phải “hợp tác” với nhau thôi.”
Ý nghĩa của hai chữ “hợp tác”, Lê Duẫn hiểu hết chứ ! Hiểu mà không thi hành là dựa vào lưng Nga Sô.
Vì vậy, ngày 17-2-1979, Đặng Tiễu Bình chỉ thị Đại Tướng Dương Đắc Chí và Đại Tướng Hứa Thế Hữu chỉ huy 600 ngàn quân, 400 thiết giáp, 2200 khẫu đại pháo 122 ly tràn qua biên giới tàn phá 6 tỉnh lỵ miền Bắc “ dạy cho Việt Nam một bài học”.
Trong cuộc chiến nầy, nói thì nói,Tàu vẫn thua đậm.
Đặng Tiểu Bình nóng mặt. gấp rút cho thực hiện chính sách “Tứ Đại Canh Tân” .
Lê Duẫn chết ngày 10-7-1986 ( 79 tuổi ) .. Nguyễn Văn Linh lên thay thế chức Tổng Bí Thư từ ngày 18-12-1986 đến ngày 28-6-1991, Nguyễn Văn Linh triệt để “hợp tác” với Bắc Kinh qua “thoả hiệp ngầm” ký tại Thành Đô (Tứ Xuyên ) ngày 4-9-1990, trong đó có 10 điều khoản kê khai rõ ràng:

1- Sát nhập đất liền (dư luận nghĩ sai là VN nhượng đất, nhượng lãnh hải . Sự thật sát nhập dần dần)
2. Sát nhập biển .
3-Sát nhập kinh tế
4- Sát nhập quốc phòng
5- Sát nhập an ninh
6-Sát nhập gián điệp
7- Sát nhập tình báo
8- Sát nhập di dân
9- Sát nhập văn hoá
10- Trước khi sát nhập sẽ có thời hạn 17 năm sát nhập ngôn ngữ.

Năm 42, Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú hạ lệnh Thống Tướng Mã Viện thống lảnh 20 ngàn quân sang xâm lăng Việt Nam.
Giao chiến lâu ngày, quân Hai Bà Trưng thiếu trang bị và kinh nghiệm không chống cự nổi đạo quân thiện chiến của Mã Viện.
Sau khi chiến thắng Hai Bà Trưng, Mã Viện xử chém 1/3 dân số Việt Nam và tru di tam tộc các dòng họ Trưng, Thi, Đô, Lá, Thiều, Ngọc ….
Cho nên, Việt Nam không còn những dòng họ nầy. Mã Viện tâu lên vua Lưu Tú ( người sáng lập nhà Đông Hán ) rằng :
“Việt Nam có luật lệ riêng, có phong tục riêng, có tiếng nói khác với nhà Hán, muốn đồng hoá chúng nó thì phải xoá ngôn ngữ chúng nó..”
Nhưng một mặt người Việt “đánh du kích chiến” ròng rả hàng trăm năm, đến năm 939 Ngô Quyền tuyên bố độc lập..
Một mặt, giả vờ hợp tác với các Thái Thú Tàu, học chữ Hán, viết chữ Hán, nhưng khi nói chuyện thì nói bằng tiếng nói của nước mình.
Không ai dám gọi là tiếng “Nam =An Nam” đọc trại thành tiếng “Nôm”.
Kiên trì giữ vững phong tục, luật lệ, tiếng nói của dân tộc mình nên Việt Nam là quốc gia độc nhất trong 100 Việt (Bách Việt ) không bị Tàu đồng hoá, trường tồn trên 4000 năm nay.

Nhà văn hoá PHẠM QUỲNH, trước khi bị Cộng Sản xử bắn cùng với ông Ngô Đình Khôi (anh ruột Tổng Thống Ngô Đình Diệm), Ngô Đình Huân (con trai của ông Ngô Đình Khôi) tại rừng Hắc Thú (Huế) tháng 8 năm 1945 , để lại câu nói lịch sử:
“ TIẾNG VIỆT CÒN, NƯỚC TA CÒN. TIẾNG VIỆT MẤT, NƯỚC TA SẼ KHÔNG CÒN”.
Văn hào Voltaire củng có nói: “ TỐ QUỐC CHÍNH LÀ ĐIỂM MÀ TRÁI TIM CHÚNG TA BUỘC VÀO”.
Tiếng nói bị xoá mất, dân tộc sẽ mất theo!
Bởi vì, tiếng nói làm nên con người.
Con người dựng thành tổ quốc.
Ngôn ngữ không còn, con người biến thành nô lệ và tổ quốc sẽ bị diệt vong, bị xoá tên trên bản đồ thế giới, trái tim vở nát, nước mắt sẽ chảy thành sông, vì:
“Nước đi, đi mãi không về cùng non” (Tản Đà) ./.

Tác Giả: NGUYỄN HOÀNG HÂN (Viện Nghiên Cứu Tài Nguyên Biển Đông).

GÓP Ý: MONG CÁC BẠN TIẾP TAY CHIA XẺ VỚI "CON DÂN VIỆT" NHỮNG NỔI LÒNG MÀ TIỀN NHÂN ĐÃ GỞI GẤM...NAY HẬU THẾ ĐÃ, ĐANG VÀ SẼ TỪNG BƯỚC CHỨNG KIẾN NỔI OAN KHIÊNG. "TIẾNG VIỆT MẤT, NƯỚC VIỆT MẤT"

“TIẾNG VIỆT CÒN, NƯỚC TA CÒN. TIẾNG VIỆT MẤT, NƯỚC TA SẼ KHÔNG CÒN”.

Ngày 20-11-2017, giáo sư tiến sĩ Bùi Hiền, 83 tuổi, tung ra một cuốn sách “Cải Tiến Tiếng Việt” xử dụng tiếng Việt Mới.
Một loại tiếng Việt Hán hoá, phiên âm theo tiếng Tàu Bắc Kinh
(tổng hợp gồm đơn âm Quan Thoại và Bạch Thoại).

TỘI ĐỒ BÁN NƯỚC.!

Bùi Hiền làm chuyện, động trời mây!
Cười đứa nâng bi rõ mặt dầy
Hưng Đạo, Quang Trung ... nào lại thế
Ngô Quyền, Lê Lợi ... há như vầy ?
Hám danh xảo ngữ làm như thế
Còn dám ngọa ngôn luận nhụa nhầy ?
Tà đạo bàng môn ca tới bến
Đổi thay chữ Việt theo Tàu đây.!

Một lần ra đi là vĩnh viễn không còn...

Thương NƯỚC đau lòng con đất VIỆT
Nhớ NHÀ mỏi miệng cái dân NAM

Doan Thanh Vu Thi Việt Nam quê hương ngạo nghể Đông Lợi Long Việt Nam đỉnh cao trí tuệ DÒNG ĐỜI VẬN NƯỚC. Bảy chục, qua rồi sắp tám mươi Người già thêm tuổi tính thêm lười "Sử Xanh" oanh liệt, nên luôn nhớ Vận nước góp công, mộng sẽ tươi "Văn ngữ" thời xưa tìm hiểu gốc Tinh hoa thuở mới, sánh vai người Cao niên vẫn giữ lòng son sắt Mắt đọc tay ghi, để lại đời. Tuổi-tác nay đã gần tám mươi Đời ta luôn phải, khóc hơn cườì Ngẫm qua bốn bận (1) binh đao thảm Điểm lại nhiều phen hậu vận tươi Bọt nước hư danh lòng chẳng bợn Vốn nhà cố giữ chí không ngơi Tri âm chẳng lọ so già trẻ Dàn trải lòng ra với mọi Người (1) Tàu, Pháp, Nhật, Việt Cộng.

Giac Bui Hán nô chính là hắn Đông Lợi Long AI OÁN NGÀN NĂM. Hỏi xem uẩn khúc bởi vì đâu? Đảng cấm không cho chống giặc Tàu Ải Bắc, Nam Quan luôn mở ngỏ Biển Đông quần đảo giặc gom thâu Công an khủng bố người yêu nước, Thành ủy bao che lũ hoạt đầu Nước mất âm thầm không tiếng súng Ngàn năm ai oán phận chư hầu.