Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

BÍ ẨN LỊCH SỬ ĐẰNG SAU BỨC TƯỢNG " CHÚ BÉ ĐỨNG TÈ "



Manneken Pis

Bỉ là một quốc gia xinh đẹp và giàu có, kinh tế phát đạt khiến rất nhiều người hâm mộ cuộc sống của người dân nước này. Tại thủ đô Brussels, Bỉ có một biểu tượng nổi tiếng là bức tượng “chú bé đứng tè”. Người dân Bỉ coi biểu tượng này như bảo vật quốc gia. Liên quan đến “chú bé đứng tè” này có một câu chuyện lịch sử mà người Bỉ cho rằng, cậu bé là anh hùng dân tộc.

Vào thế kỷ 14, mối quan hệ giữa Bỉ và Tây Ban Nha không được tốt đẹp. Tây Ban Nha khi đó là một quốc gia hùng mạnh ở Châu Âu, giáp biên giới với nước Pháp. Nước Bỉ cũng có biên giới tiếp giáp với nước Pháp, nhưng do có mối quan hệ không tốt với Tây Ban Nha nên Bỉ thường xuyên kết hợp với nước Pháp để đối đầu với Tây Ban Nha.
Vào năm 1367, Tây Ban Nha phái hơn 5000 lính hải quân và lục quân tấn công nước Bỉ, sau đó lại phái thêm hơn 20.000 quân lính sang nước Bỉ.
Chỉ trong 2 tháng ngắn ngủi, Tây Ban Nha đã chiếm lĩnh trọn lãnh thổ nước Bỉ bao gồm thủ đô Bỉ là Belgium. Bỉ bị ép ký kết hiệp ước đầu hàng Tây Ban Nha và suốt trong 40 năm sau đó không được phép liên minh với Pháp, đáp ứng điều kiện này thì Tây Ban Nha sẽ rút quân khỏi Bỉ.
Sau mấy tháng thương lượng, Tây Ban Nha cuối cùng đã rút quân về nước bắt đầu từ tháng 5/1368. Nhưng thời điểm rút quân khỏi Brussels, Tây Ban Nha lại có ý định xấu, đó là muốn dùng thuốc nổ để hủy diệt Brussels.
Những người lính Tây Ban Nha đã hóa trang thành người dân Bỉ và bí mật chôn giấu mấy vạn tấn thuốc nổ chôn giấu ở nhiều nơi của Brussels. Tất cả số thuốc nổ này cuối cùng được dẫn đến một kíp nổ. Sau đó quân đội Tây Ban Nha gần như đã rút khỏi Brussels chỉ còn lại mấy binh sĩ tình nguyện ở lại “hiến thân” để châm ngòi nổ.
Khi đường dây dẫn để châm ngòi bộc phá đã được nối xong xuôi thì bỗng từ đâu, có một chú bé chạy qua, ung dung đứng tè vào đường dây cháy chậm của quả bộc phá. Ngay lập tức, quả bộc phá bị ướt và không thể đốt cháy được.
Về sau, quân đội Bỉ phát hiện ra, đã bế cậu bé giơ lên cao và dân chúng Brussels đều ca ngợi cậu bé đã cứu được cả thành phố Brussels, thậm chí là cả nước Bỉ. Tại sao nói rằng cậu bé đã cứu cả nước Bỉ ?
Bởi vì, thời ấy nước Bỉ vô cùng nhỏ, hơn nữa còn không phải là một quốc gia nắm hoàn toàn chủ quyền, vẫn bị quản chế bởi nước Pháp. Lúc ấy cả nước Bỉ có hơn 1.000.000 người dân, dân số ở Brussels là 200.000 người, nếu như Brussels bị phá hủy thì cả nước Bỉ cũng sụp đổ.
Năm 1619, nhà điêu khắc vĩ đại của Bỉ là Jérome Duquesnoy đã tự tay chế tạo ra bức tượng đồng chú bé này. Chú bé này tên là Julien Dillens. Nhiều người sau khi nghe câu chuyện về chú bé này đều cảm thấy đây là câu chuyện cổ tích. Nhưng kỳ thực không phải như vậy, đây là câu chuyện có thật trong lịch sử!
Hồ sơ của nước Bỉ và Tây Ban Nha đều có ghi chép lại đoạn lịch sử này. Cả hai quốc gia đều ghi chép lại quá trình Tây Ban Nha sang tấn công nước Bỉ, quá trình rút quân và cả việc cậu bé đã làm tắt kíp nổ. Hồ sơ ghi chép ở hai quốc gia này đều khớp với nhau.
Cậu bé này hàng năm đều nhận được quần áo từ mọi người ở khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, cậu bé còn được gọi là “Cậu bé có nhiều quần áo nhất thế giới.”
Hình ảnh bức tượng “chú bé đứng tiểu” này không chỉ nổi tiếng ở Bỉ mà còn xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Không ngờ, đằng sau bức tượng nhỏ bé tưởng như chỉ là phục vụ cho hoạt động “vui chơi giải trí” lại ẩn chứa một sự kiện lịch sử to lớn như vậy!



Vì sao Bỉ không thể ngăn chặn vụ khủng bố được báo trước


Thiếu phối hợp chia sẻ thông tin tình báo, không đủ nhân lực để giám sát các đối tượng tình nghi, là những nguyên nhân căn bản khiến Bỉ thất bại trong việc chặn đứng vụ khủng bố được cảnh báo trước ở Brussels.


Bộ trưởng Tư pháp và Bộ trưởng Nội vụ Bỉ hôm qua thừa nhận đã mắc lỗi khi phớt lờ cảnh báo mà Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra gần một năm trước về Ibrahim El Bakraoui, một công dân Bỉ, kẻ bị tình nghi liên quan đến khủng bố.Tên này cuối cùng lại chính là một trong những kẻ tham gia các cuộc đánh bom tự sát ở sân bay Zaventem và nhà ga tàu điện ngầm Maelbeek ở Brussels hôm 22/3, khiến 31 người thiệt mạng cùng hàng trăm người bị thương, theo New York Times.
Văn phòng công tố Bỉ cho hay người anh em của Ibrahim là Khalid El Bakraoui,một kẻ đánh bom tự sát khác, cũng bị truy nã từ tháng 12 năm ngoái vì có mối liên hệ với vụ khủng bố ở Paris, Pháp.
Giới chuyên gia đánh giá việc để lọt những đối tượng nguy hiểm như vậy cho thấy các cơ quan thực thi pháp luật của Bỉ nói riêng và châu Âu nói chung đang gặp vấn đề lớn, đặc biệt trong việc phối hợp hành động giữa các lực lượng cảnh sát quốc gia cũng như chia sẻ thông tin tình báo.
Dù đã bắt tay với Pháp để cùng điều tra và theo dõi các đối tượng tình nghi khủng bố từ sau thảm kịch Paris hồi tháng 11 năm ngoái, các điều tra viên Bỉ vẫn bị bất ngờ, không kịp phản ứng trước cuộc tấn công ở Brussels.
Kiệt sức
"Điều đáng lưu tâm là dù Thổ Nhĩ Kỳ đã báo tin và chúng ta cũng có tin tình báo của riêng mình nhưng ta vẫn chậm chân"Bộ trưởng Tư pháp Bỉ Koen Geens nhấn mạnh,thừa nhận sai lầm mà chính quyền phạm phải dẫn đến việc không thể ngăn chặn vụ khủng bố ở Brussels. "Nắm thông tin trong tay nhưng có lẽ chúng ta đã không tận tụy, hoặc chưa đủ tận tụy", ông nói.
Một số nhà phân tích cho rằng tình trạng thiếu nhân lực và công việc bề bộn là một phần nguyên nhân khiến Bỉ thất bại trong việc ngăn ngừa các vụ tấn công khủng bố dù ý thức rất rõ về nguy cơ tiềm tàng của chúng.
"Lực lượng an ninh Bỉ dường như đang phải làm việc quá sức, bất chấp việc họ sở hữu nhiều cá nhân có năng lực. Các mật vụ phải giám sát hàng nghìn đối tượng tình nghi trong khi nhân lực chỉ vào khoảng vài trăm người", một quan chức an ninh cấp cao Bỉ tiết lộ. "Chúng tôi chỉ đơn giản là kiệt sức", ông cho biết, đồng thời thêm rằng nhà chức trách đã phải điều động hết tất cả thám tử và điều tra viên có thể trên cả nước để giám sát các phần tử Hồi giáo cực đoan.
Theo bình luận viên David A.Graham từ tạp chí The Atlantic, vấn đề không chỉ nằm ở mặt nhân sự. Việc chính phủ các nước châu Âu không thể chia sẻ một cách hiệu quả thông tin tình báo về các âm mưu khủng bố khiến cho công tác cảnh báo và ngăn ngừa sớm càng trở nên gian nan hơn.
"Rất nhiều nước châu Âu thậm chí còn không thông báo cho láng giềng khi họ phát hiện một đối tượng tình nghi khủng bố ở biên giới hay một tấm hộ chiếu bị mất cắp", cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bình luận.
Việc một nghi phạm quan trọng trong vụ thảm sát Paris là Salah Abdeslam có thể lẩn trốn hơn120 ngày di chuyển qua lại giữa những nơi ẩn náu bí mật ngay giữa thủ đô Brussels mà không bị phát hiện cho thấy chính quyền Bỉ đang thiếu trầm trọng nguồn tin trong cộng đồng Hồi giáo, theo CNN.
Nguy cơ lớn
Cảnh sát Bỉ hôm qua đột kích trong đêm vào khu dân cư Schaerbeek và Jette của Brussels, bắt 6 người để thẩm vấn. Cùng lúc, các quan chức Pháp thông báo một công dân nước này đã bị bắt ở khu ngoại ô Argenteuil ở Paris vì nghi ngờ có liên quan đến một kế hoạch tấn công khủng bố tinh vi. Song Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve cho hay cơ quan chức năng chưa phát hiện mối liên kết hữu hình nào giữa người nói trên với các vụ tấn công tại Paris và Brussels.
Cơ quan điều tra cho biết hiện có ít nhất ba hoặc 4 người đóng vai trò trong cả hai vụ khủng bố ở Paris và Brussels, trong đó có một kẻ chưa rõ danh tính đang lẩn trốn. Chuyên gia cho rằng những cuộc tấn công tương tự sẽ còn tiếp diễn, thậm chí quy mô hơn.
Theo số liệu thống kê từ một số cơ quan an ninh, khoảng 4.000 đến 6.000 công dân châu Âu đã đến Iraq và Syria để chiến đấu cho các tổ chức cực đoan. Giới chức tình báo ước tính khoảng 10% trong số đó đã trở về châu Âu bằng hành trình tương đối dễ dàng. Những kẻ khủng bố giờ đây có thể trà trộn vào dòng người di cư đang tràn vào châu Âu rồi ẩn mình chờ thời cơ hay âm thầm lên kế hoạch tấn công bất ngờ.
Việc giám sát, quản lý những đối tượng trên là vô cùng khó khăn, nhất là khi chúng đang trà trộn giữa một châu Âu mở cửa nhưng đầy lộn xộn do chịu tác động của khủng hoảng tị nạn như hiện nay. Đây được cho là một phần nguyên nhân khiến Bỉ không thể ngăn ngừa vụ khủng bố Brussels xảy ra. Chỉ cần những kẻ này tiến hành các cuộc tấn công theo kiểu "sói đơn độc" thôi cũng sẽ tạo ra những thiệt hại vô cùng nặng nề, chưa kể tới kịch bản chúng phối hợp với nhau để tấn công trên bình diện rộng.
"Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa những kẻ khủng bố Paris với những kẻ tấn công vào sân bay và ga tàu điện ngầm Brussels", Didier Leroy, nhà nghiên cứu về mạng lưới khủng bố Hồi giáo cực đoan thuộc Đại học Brussels, nhận định. Các dấu hiệu đó là "những dấu vân tay hay các cuộc điện thoại vào đêm xẩy ra vụ khủng bố ở Paris"
"Chúng ta chắc chắn còn phải lo lắng nhiều và những cá nhân như vậy sẽ tiếp tục xuất hiện", ông Leroy nhấn mạnh.
"Điều chúng tôi e ngại là một vụ tấn công liên thành phố, nhắm cùng lúc vào nhiều mục tiêu. Nếu thành hiện thực, nó sẽ gây ra hậu quả vô cùng khủng khiếp", Claude Moniquet, cựu quan chức thuộc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Pháp (DGSE), hiện điều hành một công ty tình báo tư nhân ở Brussels, bình luận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét