Nhà thờ chánh tòa Thánh Basil (Moscow): Đây là nhà thờ được đánh giá có kiến trúc độc đáo và đẹp nhất nước Nga và trên thế giới. Công trình được xây dựng theo lệnh của Sa hoàng Ivan từ năm 1555 đến năm 1561, cao 81 m, với kiến trúc độc đáo gồm 8 tòa tháp cùng đứng chung trên một nền. Mỗi tòa tháp tượng trưng cho một lần nước Nga đánh thắng quân Mông Cổ.
Nhìn từ trên cao, nhà thờ như ngôi sao 8 cánh mang nhiều ý nghĩa tâm linh và tôn giáo. Truyền thuyết cho rằng Sa hoàng Ivan đã cho chọc mù mắt kiến trúc sư Postnik Yakovlev để ông không thể tạo thêm ra những công trình thứ 2 có thể so sánh với nhà thờ thánh Basil. Nhà thờ nằm ở cuối Quảng trường Đỏ, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới từ năm 1990.
Những điều khác biệt căn bản:
Bí Tích
Chính Thống : Có các bí tích: Giải tội, Hòa
giải, Thống hối, Hôn phối,
Rửa tội, Thánh thể, Thêm
sức, Truyền chức thánh,
Xức dầu bệnh nhân…
Tin Lành : không gọi là Bí
tích nhưng gọi là thánh lễ
và chỉ công nhận hai thánh
lễ: Báp-têm và Tiệc thánh.
Công Giáo : Các bí tích gồm: Giải tội,
Hòa giải, Thống hối, Hôn
phối, Rửa tội, Thánh thể,
Thêm sức, Truyền chức
thánh, Xức dầu bệnh
nhân…
Đức Thánh Linh
CT : Ngôi Ba của Đức Chúa
Trời Ba Ngôi, đến từ nơi
Cha mà thôi. Đức Chúa
Cha ban Đức Chúa Thánh
Linh qua sự cầu thay của
Đức Chúa Con. Đức Chúa
Con chỉ là trung gian mà
thôi.
TL : Đức Chúa Thánh Linh đến
từ cả hai Đức Chúa Cha và
Đức Chúa Con vì Đức
Chúa Trời Ba Ngôi Hiệp
Nhất. Tiếng Latin dùng
chữ filioque.
CG : Đồng niềm tin với Tin Lành
Crystal Cathedral là một nhà thờ thuộc giáo phái Tin Lành ở Garden Grove, Orange County, California, tại Hoa Kỳ. Tòa nhà kính phản quang, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Mỹ Philip Johnson, được hoàn thành vào năm 1981 với 2736 chỗ ngồi. Nhà thờ Crystal nổi tiếng với một trong những dụng cụ âm nhạc lớn nhất thế giới, Hazel Wright Memorial organ.
Vì thiếu tài chánh, nên trong vài năm gần đây Nhà thờ Crystal Cathedral phải sa thải nhân viên và cắt giảm tiền lương, nhưng các khoản nợ đã vượt qua 43 triệu USD, khiến tổ chức Crystal Cathedral phải tuyên bố phá sản vào năm 2010.
Nhà Thờ Kiếng nguyên trong tiếng Anh là “The Crystal Cathedral” tạm dịch là “Nhà thờ Chính Tòa Pha Lê” nhưng dân Việt Nam ta thường gọi là Nhà Thờ Kiếng vì đây là một kiến trúc đặc biệt sử dụng vật liệu bằng kiếng để xây cất nhà thờ. Nhà thờ tọa lạc tại thành phố Garden Grove phía Ðông Bắc khu Little Saigon tại miền Nam California, trước kia thuộc giáo phái Canh Tân (Reformed Church in America) Tin Lành, nhưng hiện nay là nhà thờ Chính Tòa Giáo Phận Orange của giáo hội Công Giáo La Mã.
Giáo Hoàng:
Thẩm Quyền & Vô Ngộ
CT : Tôn trọng Giáo hoàng như
vị Giám mục của Rô-ma và
thẩm quyền của Giáo hoàng
không hơn các Giám mục
khác trong Hội thánh
chung.
Không công nhận “Giáo
hoàng vô ngộ.”
TL : Tôn trọng Giáo hoàng là vị
Lãnh đạo của Giáo hội
Công Giáo và không có
thẩm quyền gì trên các Hội
Thánh Tin Lành hay Hội
Thánh chung.
Không công nhận sự “vô
ngộ của Giáo hoàng.”
CG : Tôn trọng Giáo hoàng như
là đại diện của Chúa trên trần gian, liên tục kế thừa quyền
của Thánh Phi-ê-rơ và “cầm
chìa khóa của quyền lực”
Tin rằng “Giáo hoàng vô
ngộ.” Đức Giáo hoàng Rôma được ơn "Bất khả ngộ".(còn gọi là Vô ngộ (Infallibility) nghĩa là không thể sai lầm)
Giáo Phẩm
CT : Linh mục và Giám mục
phải là Nam giới, riêng
chấp sự (deacon) có thể là
Nữ giới. Các Linh mục và
Chấp sự có thể lập gia đình
trước khi được phong chức.
Riêng Giám mục thì phải
độc thân.
TL : Mục sư và Lãnh đạo giáo
hội đa phần là lập gia đình.
Có vài hệ phái như Anh
Quốc, Giám Lý hay
Lutheran công nhận chức
vụ Mục sư cho phụ nữ
nhưng điều này cũng gây
nhiều tranh luận.
CG : Tất cả hàng giáo phẩm phải
là Nam giới. Riêng Linh
mục và Giám mục phải độc
thân. Ngoại trừ các vị từ
Chính Thống hay Tin Lành
chuyển qua mà đã lập gia
đình.
Hôn Nhân & Ly Dị
CT : Hôn nhân là sự kết hợp mầu
nhiệm giữa một người nam
và một người nữ. Như là
hình ảnh của Chúa Cứu Thế
và Hội Thánh. Ly dị chỉ
được cho phép khi có
trường hợp ngoại tình.
TL : Giống như Chính Thống.
CG : Giống như Chính Thống,
nhưng không cho phép ly dị
trong bất kỳ trường hợp
nào, ngoại trừ có sự chấp
thuận từ bề trên.
Kế Thừa Từ Các Sứ Đồ
CT : Đây là điều tiên quyết của
niềm tin Chính Thống vì
phải có sự liên tục kế thừa
vai trò lãnh đạo của Sứ đồ.
TL : Sự liên tục kế thừa là không
cần thiết vì chính Chúa Giê-
su là đầu của Hội Thánh
không phải con người.
CG : Giống như niềm tin Chính
Thống, Công Giáo cũng tin
vào sự liên tục kế thừa vai
trò lãnh đạo từ các Sứ Đồ.
Kinh Thánh
CT : Công nhận 39 sách trong
Cựu Ước và 27 sách trong
Tân Ước, dầu vậy cũng công nhận một số sách khác
có cùng giá trị với 66 sách
trên. Các sách này được
gọi là Deuterocanonicals,
Phần Kinh thánh phụ.
Các sách khác và truyền
thống của Giáo hội cũng
quan trọng như giữ lời dạy
từ Kinh thánh.
TL : Chỉ công nhận 39 sách
trong Cựu Ước và 27 sách
trong Tân Ước. công nhận những sách khác
vì xem đây là điều không
xác định – apocrypha.
Chỉ có Kinh thánh là có
thẩm quyền tối cao về mọi
sinh hoạt của Hội Thánh.
Truyền thống nào không
phù họp với Kinh thánh phải bị loại bỏ.
CG : Không
Công nhận các sách trong
Kinh Thánh giống như
Chính Thống. Các sách khác, truyền thống
của Giáo hội, những quyết
định của Giáo hoàng và
hàng giáo phẩm cũng quan
trọng như sự dạy dỗ từ
Kinh thánh.
Mẹ Maria:Vô Nhiễm Nguyên Tội
(Immaculate) & Hồn Xác
Lên Trời (Assumption)
CT : Chính Thống gọi Mẹ Maria được “Dormition – An
nghỉ,” chết và được chôn,
không có hồn xác lên trời
và cũng tin rằng Mẹ Maria không “vô nhiễm nguyên
tội” vì bà cũng là một con
người bị ảnh hưởng bởi tội
tổ tông từ tổ phụ loài người,
ông bà A-đam và Ê-va, lưu
truyền.
Mẹ Maria được gọi là
Theotokos (người sinh ra
Chúa). Bà là mẹ phần xác
của Chúa Giê-su vì thế mà
Chúa Giê-su được gọi là
Đấng Thần Nhân.
Kỷ niệm và tôn kính Mẹ
Maria nhưng không thờ phượng.
TL : Cả hai phần này đều bị bác
bỏ vì chúng không được
Kinh thánh và dữ liệu lịch
sử chứng minh về việc Mẹ
Maria thăng thiên cả hồn
xác.
Tin Lành tin Mẹ Maria đồng
trinh khi sanh Chúa, nhưng
không đồng trinh trọn đời.
Bà là mẹ về phần xác của
Chúa Giê-su nhưng về phần
thiêng liêng Bà là một tạo
vật của Ngài.
Tôn kính Mẹ Maria nhưng
không cầu nguyện và thờ lạy.
CG : Cả hai phần này là Giáo lý
của Công Giáo. Giáo lý
“Vô Nhiễm Nguyên Tội”
được Giáo hoàng Pius IX
công nhận vào năm 1854.
Công Giáo không xác định
rằng Mẹ Maria có “chết”
hay là “không chết” về
phần thể xác. Giáo lý “Hồn
Xác Lên Trời” được công
nhận bởi Giáo Hoàng Pius
XII vào ngày 1/11/1950.
Tôn Mẹ Maria là Mẹ Thiên
Chúa vì thế Bà có vai trò rất
quan trọng trong việc thờ
phượng và cầu nguyện.
Thờ phượng và cầu nguyện qua Mẹ Maria.
Ngục Luyện Tội
CT : Tín có một nơi trung gian
giữa đất và trời, nhưng việc
làm sạch tội và thánh hóa
đời sống Tín hữu là ngay
trong cõi đời này, không
phải đời sau.
TL : Phủ nhận có Ngục Luyện
Tội vì tin rằng sự hy sinh
của Chúa Giê-su đã là Sinh
Tế Trọn Vẹn cho người
được cứu không cần phải có
thêm một sự hình phạt nào cho người tin.
CG : Tin chắc đây là một nơi
thanh tẩy tội lỗi để chuẩn bị
cho Thiên Đàng. Đây cũng
là chỗ để hình phạt và trả
nợ tội lỗi đã phạm khi còn
sống trên đất.
Sự Cứu Chuộc Thánh
CT : Là “đức tin xuyên qua yêu
thương” và là một tiến trình
của cả cuộc đời. Mục đích
tối hậu là mỗi Tín hữu phải
Theosis, hiệp thông với
Chúa, qua đời sống thánh
thiện và tìm kiếm Chúa.Là người đặc biệt, phải thể
hiện được vai trò như một
người trung gian, bày tỏ
phép lạ hay công việc của
Thiên Chúa cho con người.
TL : Là “món quà vô giá” do
Đức Chúa Trời ban bởi sự
hy sinh của Chúa Giê-su mà
thôi. Qua sự hy sinh của
Chúa Giê-su, không cần
điều gì khác thêm vào,
người tin được cứu rỗi và
nên thánh. Tín hữu được
cứu để làm lành, chớ không
phải làm lành để được cứu. Tất cả mọi người tin Chúa
đều là thánh và chỉ có một
Đấng Trung Gian giữa Đức
Chúa Trời và con người là
Chúa Giê-su.
CG : Người tin được cứu bởi ân
điển của Chúa, được bắt
đầu bởi Bí tích rửa tội và
liên tục giữ các bí tích như
là sống trong "Dòng chảy
của ân sủng". Niềm tin này rất giống
Chính Thống. Ví dụ như
một người thể hiện được
hai phép lạ thì mới được gọi là Thánh.
Thánh Lễ Tiệc Thánh
(Thân và Huyết hay Mình và Máu)
CT : Được gọi là Bí tích (bí là
huyền bí) vì bánh và rượu
hóa nên thân và huyết thật
của Chúa Cứu Thế và qua
thánh lễ này sự hy sinh của
Chúa Giê-su được tái thể
hiện và ban sự tha tội.
Chỉ có Hội viên mới được
nhận. Tín hữu được nhận
cả hai phần: bánh và nước nho.
TL : Được xem như biểu tượng
mà thôi.Bánh và rượu nho
không hóa thành thân và
huyết thật. Vì thế sự cứu
chuộc không dựa vào các
thánh lễ nhưng chỉ qua sự
hy sinh của Chúa Giê-su.
Tín hữu từ nơi khác đến
cũng có thể được tham dự
và được nhận cả bánh và
nước nho.
CG : Được xây dựng giống như
niềm tin của Chính Thống.
Thường được gọi là Bí Tích
Thánh Thể hay Mình
Thánh.Tín hữu được nhận bánh và
Linh mục nhận rượu nho.
Cũng có vài Hội thánh ban
phát cả bánh và nước nho cho Tín Hữu.
Thờ Phượng
CT : Cử hành Bí tích, đặc biệt là
Bí tích Thánh Thể là trọng
tâm của sự thờ phượng.
Có dùng nhiều hình tượng
trong sự thờ phượng.
Cầu nguyện qua Mẹ Maria và các thánh.
TL : Sự thờ phượng trong Tin
Lành rất đa dạng từ truyền thống (Anh Giáo)
cho đến rất tự do (Ngũ
Tuần). Sự ca ngợi cầu
nguyện và phần giảng luận
là trọng tâm của sự thờ
phượng.
Tuyệt đối không có hình
tượng và không cầu nguyện
với hình tượng.
Chỉ thờ phượng và cầu
nguyện với Đức Chúa Trời
Ba Ngôi qua trung gian của Chúa Giêsu mà thôi.
CG : Sự thờ phượng xoay quanh
thánh lễ Misa = Holy Mass
hay Bí tích Thánh Thể
cùng với đọc sách thánh.
Dùng hình tượng trong sự
thờ phượng và cầu nguyện
với hình tượng.
Ngoài Chúa Ba Ngôi, còn
có sự cầu nguyện với Mẹ
Maria, các thánh và người thân qua đời.
Tổ Chức Hành Chánh
CT : Hàng dọc, quyền của Giáo
hội rất lớn
TL : Hàng ngang, tôn trọng
quyền của Hội Thánh Địa
Phương như một thực thể tự
trị có Chúa làm đầu
CG : Hàng dọc và được chi phối
bởi Vatican.
Đây là nhà thờ Công giáo La Mã ở Cologne, Đức, thờ thánh Peter và Đức mẹ Maria.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét