Những đau khổ của thuyền nhân Việt
Khi người Mỹ đã bỏ rơi và Việt Nam hóa chiến tranh...Số đông người Việt rất hoang man từ những năm 1972 đến tháng 4 năm 1975...!!!
Đã có rất nhiều người muốn ra khỏi Việt Nam, nhưng đa phần là giới trung lưu trở xuống không biết đi đâu và bằng cách nào .! Chỉ loay hoay từ nông thôn ra thành thị hay ngược lại, hoặc từ tỉnh lẻ đang có chiến tranh về các tỉnh thành lớn, từ vùng cao nguyên sôi động khói lửa ngược về miền xuôi, đồng bằng, duyên hải để tạm lánh nạn.v.v...Ngoại trừ những người có của tiền giàu sang,thân thế, con Ông ch́áu Cha, hoặc quốc tịch nước ngoài thì dễ dàng đi ra ngoại quốc trong thời điểm dầu sôi lửa bỏng đó. Cho mãi đến cuối năm 1974, tết nguyên đán thì tình hình biến chuyển ở mức độ hết sức khủng khiếp và không khí chiến tranh cùng khắp, Những người quyền Cao, chức Trọng trong chính quyền, từ hành chánh đến quân đội đều chuẩn bi tư trang tiền bạc đưa vợ con, thân nhân rời khỏi Việt Nam bằng những phương tiện máy bay, tàu thuyền sẳn có của chính phủ lúc bấy giờ. Những tỉnh thành thuộc Quân đoàn I & II thì triệt thoái đi vào nam, và xuống duyên hải, thế là dân chúng cũng gồng gánh lội suối băng rừng theo đoàn người và xe cộ quân lẫn dân kéo dài rồng rắn vô số kể theo tỉnh lộ 7, từ Phú Bổn đến Tuy Hòa...Những cảnh hổn loạn từ miền Trung vào, từ Cao nguyên xuống, kéo dài lê thê tiếp nối Nha trang, Cam ranh, bằng đường bộ, đườnh biển vào Nam...Tất cả gom lại làm thủ đô SàiGòn tức tưởi trong cơn hấp hối...!
Lý do mất miền Nam vào tay cộng sản đến bây giờ vẫn còn được tranh cãi, dù ai cũng thấy nguyên nhân chính là việc Hoa Kỳ bỏ rơi miền Nam VN. "Tiền đồn chống cộng" này không còn cần thiết nữa, sau khi Mỹ biết Trung Cộng vào thời gian đó không có ý định và chưa đủ khả năng nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á. Những sửa soạn cho việc Mỹ rút khỏi VN đã được thực hiện với chương tình Việt Nam Hóa chiến tranh. Đến năm 1972, sau khi Cố vấn An ninh Kissinger và TT Nixon sang Tàu nói chuyện với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai thì ván bài đã được lật ngửa. Không đầy một năm sau, ngày 27-1-1973, Hiệp Định Paris chấm dứt chiến tranh VN được ký kết, với phần thua thiệt về phiá Nam VN, phần thắng lợi bất ngờ về phiá Bắc Việt, và Hoa Kỳ được "rút lui trong danh dự".
Các ngư dân địa phương là những người nghèo, chỉ bíết bám biển mà sống, không quan tâm đến chế độ cũ,mới ...Nhưng cuộc đời gắn liền với biển trời của họ sau 75 đã bắt đầu xáo trộn, không như cuộc sống yên bình, thoải mái trước đây. Thế là họ âm thầm tìm dịp thuận tiện để trốn chạy khỏi đất nước. Đồng thời những đường dây âm thầm, tổ chức lén lút, đóng hoặc mua ghe thuyền, ngụy trang, để ra đi, suốt thời gian dài kể từ sau 75.
Nhưng sự ra đi đó đã đánh đổi cả mạng sống, thiên tai, đói khát, hải tặc cướp bóc, hãm hiếp, giết người...cái chết luôn rình rập họ. Làn sóng vượt biển tìm tự do kéo dài mãi đến năm 1987-1988 thì thế giới đã bắt đầu có thái độ,vì lòng nhân đạo của con người cũng có mức giới hạn của nó, về mặt tiền bạc, công sức; Nhất là sự mệt mõi suốt mười mấy năm cưu mang, cho tạm dung số lớn người tị nạn Việt, Miên, Lào v.v...
Chính phủ các nước Mã lai, Indonesia, Singapore, Hongkong,Thái Lan, Phi luật Tân đã không muốn đón nhận tiếp những người tị nạn nữa, nên từ những năm 87 & 88 đã áp dụng chính sách đẩy ghe tàu ra khỏi hải phận của họ. Không ai quan tâm về số phận của những người vượt biển, nên số hải tăc càng lộng hành nhiều hơn.Thảm trạng diễn ra ở mức độ khũng khiếp,nên chính phủ Thái và Hải quân Mỹ không thể làm ngơ; Với hàng ngàn người đã bị cướp, hãm hiếp, bắt đi và sát hại. Một vài trường hợp điển hìng sau đây :
Trong thập niên tám mươi, một người Mỹ Ted Schweitzer, hạ cánh trên một hòn đảo cướp biển và biết được chiếc tàu chở 238 người tị nạn đã bị đắm ở đó. Tám mươi người đã bị giết và những người phụ nữ đã bị hãm hiếp và buộc nhảy khỏa thân. Schweitzer đã cố gắng để ngăn chặn điều này, nhưng đã bị đánh bất tỉnh. Ông đã may mắn còn sống. Khi tỉnh, ông kinh hãi khi thấy những phần của chân tay người bị chia cắt nằm vung vải xung quanh, điều đó cho thấy đây là chứng cứ về việc ăn thịt người.
Chiếc tàu mà Nguyễn Phan Thúy cùng mẹ, dì và em gái. Sau mười ngày lênh đênh trên biển, không còn thức ăn và nước uống. Họ đã bị cướp biển tấn công, bắn chết người dì. Chúng dùng kềm nhổ chiếc Răng vàng của một ông già và ném em bé, con của một người phụ nữ xuống biển, rồi hãm hiếp bà ta. Những người còn sống sót đã được kéo vào một hoang đảo, sau đó chiếc thuyền của họ bị đánh chìm. Các phụ nữ bắt xếp hàng, Phan và một cô gái khác tên Liên đã được lựa chọn và đưa vào chiếc thuyền đánh cá. Suốt ba tuần lễ sau đó, hai cô gái đã bị cưỡng hiếp. Liên không thể chịu đựng được và cuối cùng những tên cướp biển không thể dùng cô. Cô bị ném xuống biển. Phan đã được bán cho một nhà chứa làng - "Thiên đường Massage Parlour". Cô mang thai nhưng em bé đã bị hủy bỏ với một cây gậy tre. Cuối cùng cô thoát được và được chuyển giao cho Liên Hiệp Quốc.
Năm 1989, một chiếc ghe chở 84 người tị nạn đã bị tấn công bởi những tên cướp biển. Những người phụ nữ và trẻ em, đã được chuyển giao cho tàu thuyền khác, và từ đó không bao giờ nghe nói tin tức về họ một lần nào cả. Những người đàn ông bị nhốt trong hầm, sau đó lần lượt từng người một được kêu lên đánh đập, tra khảo cho đến chết. Cuối cùng, vì hoảng sợ mà mọi người quyết tâm liều chết để giành lại sự sống còn...nên gắng sức, vùng dậy, nhanh tay cướp thuyền.Khi phát hiện bọn hải tặc đâm thuyền cho chìm đi. Một số người cố trốn thoát nhưng đã bị chìm xuống thiệt mạng. May mắn Mười ba người thoát chết nhờ bơi ra xa và nhờ bóng đêm che phủ.
Vào tháng Tư năm 1989, bảy tên hải tặc đã trang bị một khẩu súng và dao búa, tấn công chiếc thuyền chở 129 người . Những người phụ nữ đã bị thay phiên hãm hiếp và sau đó tất cả đều bị giết , Phạm Ngọc Man Hưng (hình ảnh đang nhận diện những tên cướp biển), người duy nhất còn sống sót nhờ bám được vào một chiếc bè của ba xác chết.
Nạn hải tặc lộng hành quá sức, nên cuối cùng chính phủ Thái Lan đã phải có biện pháp. Bắt buộc các thuyền đánh cá phải được đăng ký với mặt bảng số nổi trên mũi của nó để dễ nhìn thấy. Tàu cũng được chụp ảnh khi đi vào và ra khỏi cổng. Điều này ngăn cản rất nhiều. Tuy nhiên vẫn còn những tên cướp biển sống trà trộn, hoặc sống ngoài pháp luật, đã trở thành tàn bạo và tàn nhẫn hơn, giết sạch, bảo đảm không có nhân chứng để nhận dạng chúng.
Vấn nạn hải tặc đã giảm dần vào cuối thập niên tám mươi khi số người vượt biển giảm. Qua sự việc đã xảy ra trong quá khứ; Ngày nay, có nhiều sử gia cho rằng sự tàn bạo của hải tặc đã được thổi phồng lên, và hải tặc vốn đã là những phạm nhân chuyên nghiệp. Những điều này gần đây, biết chắc rằng không phải là phóng đại, mà lại có rất nhiều câu chuyện trong quá khứ là hoàn toàn đúng như vậy. Vi tất cả những chuyện kinh hoàng đó được kể lại từ những nhân chứng, chính là nạn nhân của bọn cướp biển Thái lan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét