Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

LỰC HẤP DẪN NÀO CHO HÀNG HÓA CỦA TRUNG QUỐC ! ?

           Lực hp dn nào cho hàng hóa                                     Của anh Ba !


Các nhà xã hi hc chính tr và kinh tế chính tr hc đã sp xếp li bàn c chính tr kinh doanh vào thp niên 1970 , đ mđu nhng cuc tiếp xúc na công khai na bí mt gia Hoa kỳ vi Trung cng . Trong lúc đó , Tng thng Nixon và Tng trưởng ngoi giao Kissinger đã xoè lá bài kinh tế đ chiêu d T.C. làm đồng minh giả hiệu của người Mỹ , chống lại Liên xô lúc bấy giờ…Chính những cừ chỉ và thái độ này mà Đặng tiểu Bình lấy đó làm chiến lược cài cách kinh tế và chương trình “ hiện đại hóa “ một cách qui mô vào đầu thập niên 1980 .
Kể từ đó , người ta mới thấy hàng hóa mang nhãn hiệu “ Made in China “được tung ra khắp thế giới .
Tổng doanh số xuất cảng của TC sang Mỹ trong năm 1986 là 4,7 tỉ , nhưng sau 20 năm Mỹ đã nhập 288 tỉ gía trị hang hoá TC .
Nhờ Ma Mỹ quốc đưa lối dẫn đường mà Quỷ TC trở thành một loại thầu khoán hợp đồng cho người Mỹ và thế giới tây phương …Kể từ đó ,TC trở nên nhà máy của thế giới sản xuất , chế biến , sao chép đủ loại mặt hàng từ thượng vàng đến hạ cám …và cũng chính anh Ba xạo đó mới lộ diện ra những kỹ thuật kém cỏi của mình, vì không đủ máy móc tinh vi cũng như nhân lực có tay nghề
Qua gạn lọc của thời gian ,các công ty hảng xưởng TC bèn chọn con đường mở cơ sở lắp ráp , sản xuất những mặt hang đơn giản ,kỹ thuật thấp , chẳng hạn như kỹ nghệ làm đồ chơi cho trẻ nhỏ,  những mặt hang phục vụ cho các dịp lễ Halloween, Noel v v…
Thế mà các hảng xưởng của TC vẫn không tránh khỏi tai tiếng về mặt phẩm chất và nhiều rắc rối như thiếu vệ sinh ; các tài liệu cẩm nang [ hướng dẫn ] sai bét , công nhân lắp ráp các bộ phận sai vì cẩu thả hay tay nghề kém …đồ chơi trẻ em nhiễm độc tố chì , hoá chất độc haị có trong kem đánh răng, hải sản  thức ăn bánh kẹo ,các loại gia vị ;cũng như các loại thuốc đau bụng đau đầu nhức mỏi , vỏ xe hơi thiếu an toàn v v…
Sau nhiều năm làm ăn với nhà thầu TC,  có một diễn đàn dành cho giới doanh gia , đầu tư thảo luận đã đưa ra vài vấn nạn chính nhu sau :
-       Nhà sản xuất TC không đủ sức sản xuất , sản phẩm xuất xưởng không đạt phẩm chất theo tiêu chuẩn Hoa kỳ và Tây phương .
-       Khi ký hợp đồng , thường có sự hiểu lầm , xác định món hàng không rõ ràng , gây ngộ nhận
-       Việc thiếu theo dõi, cắt đặt quan sát viên , từ cả hai phía Mỹ lẫn Tàu, đã để lọt các loại hàng hóa kém phẩm chất và độc hại tung ra thị trường…                                                                         





HÀNG GIẢ

Sau một thời gian TC mở cửa “ hiện đại hoá “ người ta mới tá hoả khi nhận ra họ còn cố giữ một số thói quen cố hữu …khó ưa nhất ,đó là hàng giả hàng nhái . Tình trạng làm giả là nếp Văn hoá kinh doanh của người Hoa lan tràn khắp nơi , khiến hàng hoá ‘ Made in China ‘ càng thêm tai tiếng .Hầu như bất cứ món hàng gì , nếu có thể bán lời thủ lợi. TC đều bắt chước làm nhái : từ các tác phẩm nghệ thuật thời Phục Hưng đến nghêu sò ốc hến , các mặt hang điện tử kỹ thuật cao đén rượu nho , dược phẩm , dầu ăn, vé xe lửa giả , bằng lái xe giả đến làm cả tiền giả nữa , ôi thôi hết nói nổi chú Ba Thòn . Ở đâu ! nơi nào ! nếu có một thị trường tiêu thụ , dù chánh đáng hay không , người Tàu sẵn lòng làm giả …


NIỀM TIN HY VỌNG BẤT THÀNH

Có những thời điểm, phải công nhận TC đã là một mô hình kinh tế thành công.Nước nầy trở nên thế lực sản xuất mạnh nhất thế giới ,nơi cho ra lò từng chiếc TVđiện thoại smartphones v,v.
Khởi điểm nhiều hứa hẹn ban đầu vì có nguồn nhân công lớn rẻ tiền , giúp chi phí giảm .Một góc nhìn khác , đến khi TC được gia nhập Tổ Chức Thương Maĩ Thế Giới [ World Trade Organization ] nhà cầm quyền Bắc Kinh phải sửa đổi nhiều luật lệ cho phù hợp với “ kinh tế thị trường “.Nhờ các qui định mới này ,vai trò nhà nước pháp quyền dần dần được nâng cao, giảm dần ảnh hưởng của đảng cộng sản Tàu .
Tuy nhiên , đến nay , khoảng 1/4 thế kỷ từ sau cải cách ,nền kinh tế TC vẫn còn tập trung xuất cảng các món hang thô sơ. Bắc Kinh đầu tư không ít tiền của ,nhân lực để phát triển các ngành kỹ nghệ như đóng xe hơi ,phi cơ…nhưng chưa cho kết quả khả quan.Sản phẩm xe hơi TC đến nay chỉ được tiêu thụ chính yếu ở các thị trường nhỏ , ít cạnh tranh như Trung Cận Đông , hay các nước ở Phi Châu.Ngày nay ,trong số 10 công ty lớn nhất,có đến 5 là tên tuổi Mỹ,số còn lại là xen kẻ của các quốc gia đầu tư…còn TC chưa có tên tuổi nào sang giá .       

Trả lời thăm dò , nếu tiền lương nhân viên ở TC tiếp tục tăng 15-20% mổi năm , liệu các công ty hãng xưởng có quay về Mỹ không ?
-       Các kỹ nghệ về cao su và nhựa quay về Mỹ lẹ nhất [ Rubber and miscellaneous plastics products  
     [ 67% ] .
-       Kỹ nghệ chế tạo máy móc  [ Industry and commercial machinery 42% ]
-       Kỹ nghệ điện tử và phụ kiện điện tử  [ Electronic and electrical equipment and components 41% ]
-       Thiết bị máy computer  [ Computer equipment 40% ]
-       Sản phẩm kim loại  [ Fabricated metal products 35% ]
-       Thiêt bị giao thông [ Transportation equipment 30% ]                                                                                                                   
Được hỏi yếu tố quan trọng nhất để quay về Mỹ , các câu trả lời :
-       Chi phí lương bổng [ Labor costs 57% ]
-       Phẩm chất sản phẩm [ Product quality 41% ]
-       Điều kiện làm việc dễ dàng [ Ease of doing business 29% ]
-       Gần gủi khách hang [ Proximity to customers 28% ]                                                                           

HẸN GẶP LẠI…VẪY TAY CHÀO NHAU

Khi TC mở thị trường lao động lớn nhất địa cầu,các công ty Mỹ ào ạt vào đầu tư, đưa nhiều dây chuyền sản xuất sang Hoa lục.Tuy nhiên,vài năm gần đây,ngày càng nhiều công ty rút ra.Lý do : phẩm chất công việc kém,chi phí chuyên chở cao,thường bị đình hoãn vận chuyển bằng tàu,các vấn đề trao đổi ,bất đồng ngôn ngữ.Nói cách chung là chi phí lên cao.
Trung cộng,có thể nói, đang trải qua một giai đoạn khó khăn với nhiều hãng xưởng,công ty lớn lần lượt đội nón ra đi .
Dĩ nhiên,người ta không thể bỏ quên thị trường khổng lồ với trên 1,3 tỉ người tiêu thu một cách mau chóng.Nhiều công ty không đi đâu xa,quyết định dời nhà sang các quốc gia láng giềng trong đó có Việt Nam…Nhiều cơ sở quay về Mỹ luôn.Trong hoàn cảnh hiện nay,sản xuất ở Mỹ có thể tốn thêm 30%,nhưng đây là chi phí có thể chấp nhận được…Hơn nữa hàng hóa gắn nhãn” Made in the USA “ lại có thêm hậu thuẩn từ giới tiêu thụ đã từ lâu mong đợi .Hãng  GE [ General Electric ] và CAT [ Caterpillar ] là 2 trong những hãng tên tuổi lớn, đã biết tận dụng các khoản ưu đãi liên bang để dọn nhà về Hoa Kỳ.

HÀNG ANH BA TÀU TRÀN NGẬP MỌI NƠI

Vì hàng hoá “ Made in China ‘ nhan nhãn khắp nơi, nên có những ngộ nhận phổ biến rằng người Mỹ tiêu thụ hàng của TC quá nhiều .Thực sự,hàng hóa dịch vụ TC chỉ chiếm 2,7% tổng doanh số. Đúng là TC bá chủ thị trường đồ chơi trẻ em,quần áo,giày dép…dễ bắt gặp trong các tiệm lớn như Wal Mart,Target,Toys-R-Us..Tuy nhiên,nền kinh tế Hoa Kỳ đạt đến $14,500 tỉ        so với doanh số Wal Mart là $260 triệu. Đa phần những món chúng ta tiêu xài lại không thấy bày bán ở Wal Mart.Người Mỹ chi phí tiền nhà,tiền năng lượng,thực phẩm và dịch vụ [ bao gồm sức khỏe,tài chánh,giáo dục…] Thống kê năm 2010 trung bình người Mỹ chi :                             -     34% thu nhập cho nhà cửa,                                                                                      -     13% cho thực phẩm,                                                                                                                   -     11% mua bảo hiểm và quyền lợi hưu bỗng,                                                                                     -     7% chăm sóc y tế                                                                                                                         -     2% giáo dục.                                                                                                   
 Tất cả các dịch vụ này đều là sản phẩm “ Made In USA “Lập luận cho rằng người Mỹ sẽ ..chết khi không còn hàng hóa “ Made in China “,xem ra,không thuyết phục lắm…/.


Kính Loan .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét