VIỆT NAM ƠI !!!
https://www.youtube.com/watch?v=5E40-65Fp2w
TUYÊN CÁO
ngày 22 tháng 6 năm 2014
Về Âm Mưu của Trung Cộng
Xác Nhận Chủ Quyền trên toàn Biển Ðông qua giàn khoan HD 981.
Ngày 1 tháng 5, 2014 vừa qua, Trung Cộng đưa giàn khoan HD 981 đến hoạt động tại cửa bể Quảng Ngãi. Ðây là giàn khoan khổng lồ, lớn nhất thế giới, di động, nửa chìm, dài 114m, rộng 90m, cao 136m và chia thành 5 tầng và được quảng cáo là có đủ trang bị để khoan dầu ở độ sâu tối đa 3.000m.
HD 981 được loan báo là hoạt động cho tới ngày 15 tháng 8.
Ðể bảo vệ giàn khoan, lúc đầu chúng gửi một hạm đội gồm 80 tàu. Trong số này có 7 tàu chiến hải quân, 33 tàu hải giám và ngư chính. Còn lại là 40 tàu đánh cá và hai chiến hạm võ trang hoả tiễn số 534 và tàu tấn công nhanh số 753 hộ vệ. Có máy bay liên tục hoạt động quanh giàn khoan.
Hiện nay con số tàu của hạm đội TC hoạt động xung quanh HD 981 là 120.
TC ra lệnh cấm tàu cảnh sát biển Việt nam, ngư thuyền Việt lại gần vành đai bảo vệ HD 981 với bán kính là 3 hải lý. Bộ trưởng Quốc Phòng VC Phùng quang Thanh liền ra lệnh cho tàu Cảnh sát Việt nam rút ra xa, tránh đụng độ, để cho HD 981 hoạt động.
Tuy nhiên Tàu TC dùng vòi rồng phun nước vào tàu cảnh sát biển của VC dù ở vị trí cách xa 7 hay có khi 10 hải lý. Trong mấy ngày đầu, tàu TC đâm thẳng vào làm hư hại 8 tàu kiểm ngư VC. Ðó là không kể đến rất nhiều vụ đánh chìm ngư thuyền Việt. Sáng ngày 5 tháng 5, 14, một tàu cảnh sát biển của VC chạy gần tới giàn khoan đã bị hải quân TC bắn một loạt đạn vào, hạ sát 4 lính cảnh sát VC và 2 người bị thương; một chiếc tàu của VC bị đánh chìm.
Rõ rệt đây là hành vi xâm lăng trắng trợn lãnh thổ Việt nam bằng võ lực.
Biện minh cho hành vi xâm phạm lãnh thổ trắng trợn và hung hãn này, TC tuyên bố rằng HD 981 hoạt động trong lãnh hải của chúng và chủ quyền của chúng trên đó không thể tranh cãi được.
Ðể có thể hiểu biết tại sao có sự kiện trên xảy ra tới mức đó, tôi cần nhắc lại một số thoả thuận mà hai đảng và hai nhà nước đã chấp thuận trong năm 2011. Nhân dịp này, với dàn khoan HD 981 được đưa vào hoạt động tại một khu vực không có dầu để làm gì và quốc dân Việt đòi hỏi gì ở Việt cộng liên quan đến vấn đế này.
I. THOẢ THUẬN CỦA HAI ÐẢNG VÀ HAI NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI PHÁP CHO BIỂN ÐÔNG.
Một Hội Nghị ngày 25 tháng 6 tại Bắc Kinh giữa Hồ xuân Sơn, thứ trưởng ngoai giao VC và Ủy Viên Quốc Vụ Viện Ðới bỉnh Quốc cùng với thứ trưởng ngoại giao Trương chí Quân đạt được một thoả thuận về giải pháp cho vấn đề Biển Ðông.
Thoả thuận này là kết quả của sự dàn xếp trước đó giữa các lành đạo 2 đảng tại Hà nội:
Từ 12 đến 18 tháng 4, 2011, Tướng Quách bá Hùng, Phó Chủ Tịch Quân Uỷ Trung Ương, kiêm Uỷ Viên Chính Trị Bộ Trung Cộng sang Hà nội gặp Nguyễn phú Trọng, Tổng Bí Thư , rồi Nguyễn tấn Dũng, Ủy Viên Chính Trị Bộ, Thủ tướng VC. Kết quả được loan báo là lãnh đạo này của hai đảng đã đồng ý hợp tác với nhau một cách chặt chẽ hơn để tìm ra những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến Biển Ðông.
Nhìn vào nội dung thỏa thuận giữa Hồ xuân Sơn và Trương trí Quân trong bối cảnh phức tạp hiện nay trong vùng Biển Ðông, ta có thể thấy ngay rằng Bắc Kinh giao 3 nhiệm vụ sau đây cho VC thực hiện liên quan đến giải pháp cho tranh chấp trên Biển Ðông.
a. Trước hết là Thương thuyết (tham khảo 'hữu nghị') và tránh các động thái có thể làm cho vấn đề trầm trọng hay phức tạp thêm.
Ðể tỏ thiện chí hòa bình và nhân danh hòa bình, TC đưa ra chiêu bài thương thuyết. Thương thuyết là điều kiện bắt buộc mà quôc tế đòi hỏi, và để tránh chiến tranh. Do vậy, TC và VC đồng ý với nhau giải quyết vấn đề Biển Ðông bằng thương thuyết.
Nếu thương thuyết giữa VC và TC về một vấn đề thuộc thẩm quyền chuyên độc của VC, và không có quốc gia đệ tam nào có quyền lợi, thì xem ra không có gì phức tạp, như hiệp ước về Biên Giới năm 1999 hay các hiệp ước 2000 về phân chia lại vịnh Bắc Việt. Nhưng ở đây, vấn đề Trường Sa nói riêng và Biển Ðông nói chung thì khác. Bá quyền TC muốn chiếm đoạt Biển Ðông làm sở hữu riêng, và còn đe dọa các nước trong vùng nữa. Các quốc gia trong vùng có quyền lợi, ngoài kinh tế và an ninh nữa. Không chỉ có thế mà thôi, tham vọng bá quyền của TC có đụng chạm tới quyền lợi của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ.
Vậy, thương thuyết mà TC nêu ra ở đây là mưu thuật buộc VC thoả hiệp riêng với chúng, cộng tác với chúng để làm sao đạt được mục tiêu của chúng.
b.Thứ nhì là thế lực bên ngoài không được can dự vào tranh chấp. Với thỏa thuận ở trên, TC ám chỉ Mỹ là thế lục bên ngoài. Sau Hội nghị An Ninh Khu Vực tại Hà nội năm 2010, TC nhiều lần lên tiếng phản đối Mỹ can dự vào vụ Biển Ðông vì là một thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp. TC tố cáo Mỹ gây xáo trộn và làm cho tình hình căng thẳng, nghĩa là mất hòa bình và ổn cố trong khu vực. Sự can dự này làm cản trở âm mưu chế ngự của TC đối với một số quốc gia trong khu vực. Vì không đủ hay chưa đủ sức mạnh quân sự, TC tìm cách kiếm một đồng minh để hợp tác làm loại trừ thế lực bên ngoài này. Ðồng minh ấy là VC. Về phương diện địa lý chính trị, VC là tay chơi quan trọng trong bàn cờ Biển Ðông. Ðây là thỏa thuận song phương giữa TC và VC để chuẩn bị tiến tới một hiệp ước mà Nguyễn tấn Dũng gọi là giải pháp lâu dài về Biển Ðông khi cam kết với Quách bá Hùng vào ngày 13 tháng 4 vừa qua, dù nó báo hiệu rằng VC có sự sắp hàng với TC để bảo vệ chủ trướng bành trướng của TC, không để Mỹ can dự vào âm mưu bành trướng ấy của TC
c.Thứ ba là hướng dẫn công luận và cảnh giác tránh đưa ra những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước.
Trong nhiệm vụ này, TC đòi hỏi lãnh đạo VC phải:
1. Một là Hướng dẫn Công Luận.
Ðối với dân chúng Việt nam, vấn đề lãnh thổ lãnh hải gắn chặt với lòng yêu nước của dân chúng. Sang nhượng đất, biển cho ngoại bang là vấn đề lớn. Nó liên qua đến lòng yêu nước thiêng liêng của cả dân tộc. Cuộc chiến đấu chống lại việc này sẽ khốc liệt. Các cuộc biểu tình về Hoàng Sa Trường Sa vào tháng 12 năm 2007, Olympic Bắc Kinh tháng 4, 2008, và nhân vụ Bình Minh và Viking 2 xảy ra đã là mối ưu tư cho TC, vì biểu tình đó là trở ngại chính của chiến dịch xâm chiếm Biển Ðông của chúng. Các phát biểu về vấn đề này của các trí thức, các nhà lãnh đạo, các nhà báo cũng là các vấn đề mà TC đòi VC phải đối phó. Ðó là chưa nói tới kinh nghiệm lịch sử qua 1000 năm đô hộ mà lảnh đạo TC đã biết.
Ðể cho vấn đề không trở thành nghiêm trọng, Lãnh đạo VC phải có một chính sách hướng dẫn công luận qua các phương tiện truyền thông, như báo chí, truyền thanh, truyền hình, internet ....
Hướng dẫn gồm 2 mặt: một mặt định hướng và mặt khác kiểm soát.
-Ðịnh hướng là ấn định một đường hướng phải theo: Nội dung các tin tức, tài liệu được qui định như thế nào để không làm tổn hại uy tín lãnh đạo đảng CSTH hoặc phơi bay sự thật bất lợi cho chính sách của TC. Như thế có nghĩa là làm tổn hại tới tình hữu nghị hay làm mất lòng tin của lãnh đạo TC đối với VC. Trong những năm qua, VC đã mẫn cán làm công tác này rồi : ngư thuyền của cư dân đảo Lý Sơn Quảng Ngãi bị tàu hải quân TC đâm và đánh chìm, làm cho ngư dân bị hất xuống biển. Sau đó, tàu hải quân bỏ đi. Ðây là một hành vi xấu xa, tiêu cực của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Báo chí của CHXHCNVN không được gọi đích danh tàu hải quân TC, mà chỉ gọi là 'tảu lạ.' Tóm lại, không được nói một điều gì tiêu cực về TC. Ngoài ra, những gì có mục đích phô trương, để ca ngợi TC cần được khuyến khích, dù điều đó có nguy hại đến quyền lợi dân tộc Việt. Tờ báo điện tử, cơ quan ngôn luận của Ðảng CSVN dịch và đăng nguyên văn một bài phóng sự in trên báo Hòan Cầu của Ðảng CSTH quảng cáo một cuộc tập trận của hải quân TC trên bãi đá ngầm thuộc khu Chữ Thập của VN. Cuôc tập trận ấy được quảng bá là để bảo vệ Biên Cương (lãnh thổ của TC) của quân đội TC, dù các đảo ấy vẫn còn là của VN.
-Kiểm soát nguồn gốc của dư luận. Ðây là vấn đề kiểm duyệt truyền thông gọi chung là báo chí. Báo chí không được đăng tải những gì kể cả sự thật liên quan đến Biển Ðông. Các sự thật ấy có thể gây hoang mang trong dư luận, gây ra các chống đối, như biểu tình hay bạo động và có ảnh hưởng đến dư luận không tốt đối với TC. Ðiều này sẽ là nguyên nhân gây ra một cuộc chiến tranh bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ chống Trung Cộng.
Ðối với quốc tế, cần cung cấp tin tức tài liệu như thế nào để đánh lạc hướng. Nhờ đó, các quốc gia liên hệ nhất là Hoa Kỳ hiểu rằng quyền lợi của họ được bảo đảm, không bị xâm phạm. Họ sẽ thụ động cho đến khi “sự việc đã rồi”.....
2. Hai là Cảnh giác. Lãnh đạo VC tránh đưa ra những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước.
TC nhắm vào ai khi đưa ra cảnh cáo này? Truyền thông TC trong những năm gần đây công khai đe dọa lãnh đạo Ðảng CSVN vì tội vong ân bạc nghĩa, vì tội chiếm nhiều đảo trong quần đảo Trường sa. Báo Hoàn Cầu không ngần ngại đưa ra các hình phạt là “giết” vì các tội trên. Mặt khác, trong hệ thống cai trị theo chế độ toàn trị, chỉ có lãnh đạo mới có quyền phát biểu hay đưa ra lời bỉnh luận mà thôi. Rõ ràng câu trả lời là lãnh đạo VC là mục tiêu. TC cảnh cáo họ vì sự phản phúc của VC. Ta còn nhớ là khi Hillary Clinton tuyên bố Mỹ chủ trương tự do lưu thông trên Biển Ðông vào tháng 7, 2010 tại Hội nghị ASEAN ở Hànội, Phó thủ tướng Phạm gia Khiêm gia nhập ngay nhóm 12 Quốc Gia ủng hộ quan điểm của Mỹ chống lại TC, và trước đó trong Hội Nghị Shangri-la hồi tháng 5 về quốc phòng, lãnh đạo VC cũng sắp hàng với Mỹ, khiến Bộ trưởng quốc phòng TC Lương quang Liệt công khai sỉ nhục lãnh đạo VC trước mặt các thành viên tham dự hội nghị. Kế đó Bộ trưởng Ngoai Giao TC Dương Khiết Trì cảnh cáo các Bộ trưởng ASEAN rằng: “Trung Hoa là nước lớn. Các anh là nước nhỏ.” Ý nói rằng hãy coi chừng.
Có 2 lãnh vực mà TC đề cập trong thỏa thuận này: 1) tuyên bố, và 2) hành động.
1) Tuyên bố: Lãnh đạo VC không được phát biểu điều gì làm tổn thương đến quyền lợi của TC như ủng hộ ASEAN đòi thương thảo đa phương theo quan điểm của Mỹ, như ủng hộ vấn đề quốc tế hóa Biển Ðông. Chính vì thế khi mà hành vi xâm lăng quá trắng trợn và tàn bạo xảy ra trong vụ HD 981 hiện nay, gồm cả giết chóc cảnh sát biển, đánh chìm thuyền của ngư dân Việt, Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang, Nguyễn sinh Hùng v.v. phải cúi mặt, lặng thinh không dám hé miệng. Tuyên bố của Phùng quang Thanh tại Hội nghị Shangri-la về vụ giàn khoan DH 981 và ra lệnh cho cảnh sát biển VN phải rút lui khỏi giàn khoan này phản ảnh những cam kết thi hành lệnh ấy của Quách bá Hùng.
2) Hành động: Không được tập trận chung với Mỹ hay với quốc gia khác gồm cả không được mua võ khí như máy bay, tàu thủy; không được cho Hoa Kỳ hay một quốc gia nào đó thuê mướn hải cảng Cam Ranh v.v. để chống lại TC. Hành động còn gồm cả cấm công dân Việt biểu tình chống TC xâm lăng. Về vụ sinh viên Hà nội biểu tình chống TC nhân vụ TC lập Huyện Tam Sa, một viên chức cấp thấp là Tần Cương, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TC trong một buổi họp báo quốc tế ở Bắc kinh vào ngày 18 tháng 1,2007 nhắn nhủ lãnh đạo VC “ Chúng tôi hy vọng chính phủ VN sẽ có thái độ trách nhiệm, đồng thời có các biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn những sự việc làm tổn hại đến quan hệ song phương như vậy.” Sau đó, CHXHCNVN huy động toàn lực sức mạnh gồm cơ quan chính quyền, cảnh sát, công an, đảng, đoàn, quân đội, tòa án, nhà tù để trấn áp người biểu tình. Nhiều người bị bắt bớ, giam cầm, tù đầy. Nhà báo Ðiếu Cầy đến nay vẫn còn bị giam. Công việc trấn áp ấy cho đến nay vẫn tiếp tục.
Ðinh thế Huynh, Lê hồng Anh, Trần đại Nghĩa, Toà Án Nhân dânTối cao đã tỏ ra mẫn cán thục thi các công tác này.
oooo
Sau khi họp với Nguyễn phú Trọng, Quách bá Hùng gặp Nguyễn tấn Dũng về thi hành giải pháp cho Biển Ðông. Sau buổi họp này, có một Bản tin cho biết là mục đích buổi họp là nhằm 'thăng tiến mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện với Việt nam'.
Hợp tác chiến lược toàn diện là gì?
1). Quách bá Hùng gặp Phùng quang Thanh ngày 13 tháng 4 để sắp xếp một hợp tác chiến lược giữa hai quân đội 'đi vào thực tế' và đẩy mạnh hơn nữa 'sự hợp tác trong nhiều lãnh vực khác'. Theo Ðài Bắc Kinh, Hùng chỉ thị 3 điểm để Phùng quang Thanh thi hành: 1) Tăng cường tiếp xúc chiến lược, nắm vững định hướng đứng đắn phát triển quan hệ Trung Việt; 2) Coi trọng tuyên truyền hướng dẫn, tích cực tạo bầu không khí hữu nghị, đoàn kết, hợp tác Trung Việt; 3) Làm phong phú nội dung giao lưu, nỗ lực nâng cao trình độ hợp tác thiết thực giữa quân đội hai nước.
Như vậy, Phùng quang Thanh được giao nhiệm vụ thống nhất giữa 2 quân đội thực sự qua ngôn từ hợp tác chiến lược dưới sự chỉ đạo, giám sát của TC mà mục đích quan trọng là khám phá, dập tắt các âm mưu chống TC tbằng quân sự từ trong chứng nước, ngoài công tác tuyên truyền giáo dục, kiểm soát tư tưởng quân đội VC.
Ngoài ra, cũng trong thời gian này, còn có 2 buổi họp quan trọng khác của các lãnh đạo VC và TC mà mục đích là để chuẩn bị thi hành các thỏa thuận trên.
2). Lê hồng Anh đi thăm Bắc Kinh. Tại Bắc kinh, Lê hồng Anh gặp Bộ trưởng Công An TC là Mạch kiến Trụ. Mạch kiến Trụ tuyên bố về buổi họp này: việc hợp tác thi hành công lực là một phần quan trọng trong công cuộc hợp tác hữu nghị Việt Trung, hy vọng hai nước sẽ hợp tác mạnh mẽ hơn nữa trong các lãnh vực như chống khủng bố, tăng cường công cuộc hợp tác truyền thống và thúc đẩy một chiến lược đối tác tổng thể giữa hai nước. Lê hồng Anh cam kết: Việt nam sẽ tham gia cùng Trung quốc trong nỗ lực tăng cường cơ chế hợp tác để chống tội phạm và duy trì trật tự xã hội.
Về vai trò của Cảnh sát công an trong nhiệm vụ “hợp tác về thi hành công lực.” Nhân danh duy trì 'trật tự xã hội', an ninh, Công an VC kể từ sau ngày thỏa thuận được công bố đã được huy động để trấn áp trắng trợn các cuộc biểu tình ở Hà nội và Sài gòn. Dân Hà nội đã chứng kiến sự hiện diện của công an TC sang điều khiển và đích thân dẹp biểu tình ở Hà nội trong ngày 10 tháng 7 , 2011 để thi hành “ công lực” vì Công an VC không làm tròn nhiệm vụ của họ. Biểu tình “đả đảo Trung quốc, xâm lược”, “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt nam”... là các “hành động”.... làm tổn hại tình hữu nghị, và lòng tín cậy lẫn nhau.” Vì vậy VC phải có nhiệm vụ giải tán các cuộc biệu tình trong những chủ nhật qua (17 tháng 7,11), và vô hiệu hóa các người biểu tình. Hình ảnh 4 công an VC, mỗi người nắm 1 chân, 1 tay nạn nhân, dùng [1]sức mạnh khiêng (quăng) thanh niên yêu nước vào xe huýt và khi vào đến cửa xe, một công an đứng ở cửa xe đạp vào mặt nạn nhân. Ðó là biểu tượng, hình ảnh triệt tiêu các hành động vì làm tổn thương lòng tín cậy Bác Kinh đối với chế độ VC.
3. Vương thế Tuấn, chánh án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao TC sang Việt nam găp Nguyễn minh Triết vào ngày 17 tháng 4 để đẩy mạnh hợp tác ngành tư pháp VC và TC. Sau buổi họp, Nguyễn minh Triết đánh giá cao sự hợp tác của ngành tư pháp giữa hai nước, đề nghị tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong lãnh vực xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Vương thế Tuấn phát biểu rằng VC và TC là hai nước theo chủ nghĩa xã hội, nên có nhiều điểm tương đồng, và cũng có những thách thức tương tự. Hệ thống luật pháp hai nước đều đóng góp một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ luật pháp mỗi nước.
Với sự đỡ đầu của Tuấn, và nhân danh “củng cố nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa..., bảo vệ luật pháp..” , Triết sẽ sử dụng tòa án một cách triệt để ngõ hầu trấn áp và triệt tiêu các phạm pháp, gây rối, làm mất trật tự công cộng, được hiểu là các cuộc biểu tình chống đối TC về vấn đề Biển Ðông. Tòa án VC nhân danh duy trì công lý xã hội chủ nghĩa với sự che chở của hệ thống tư pháp TC để hành động.
Như vậy chỉ trong vòng 6 ngày, có 5 buổi họp dồn dập có vẻ cấp bách giữa các lãnh đạo cao cấp nhất của hai Ðảng để chuẩn bị công tác toàn diện thực hiện thống nhất về cơ cấu tổ chức (hai quân đội, hai lực lượng công an, hai hệ thống tòa án, hai hệ thống tuyên truyền v.v. trở thành một), về đường lối cho Biển Ðông ( hai bộ ngoai giao cũng làm một), về mọi mặt như quân sự, an ninh, luật pháp, tuyên truyền, chính trị.
Cả toàn bộ guồng máy Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN trong tình huống này được huy động và sử dụng để thực hiện mưu đồ bành trướng của bá quyền Bắc Kinh về đối nội cũng như đối ngoại.
TC biết rằng chúng không thể chiếm Biển Ðông nếu không có sự đóng góp tích cực và cụ thể của VC. Vì thế, TC phải tìm mọi cách, mọi giá và cả mọi thủ thuật đưa VC vào vị trí phải thi hành âm mưu của chúng.
Về thực tế, những gì lãnh đạo VC làm từ ngày TC đặt giàn khoan 981 tại Hoàng Sa cho thấy các chỉ thị của Bắc Kinh được triệt để thi hành tại Việt nam về đối nội cũng như đối ngoại. Có một ngoại lệ là tuyên bố của Nguyễn tấn Dũng tại Miến Ðiện vào 11 tháng 5 và tại Phi Luật Tân vào 21 tháng 5. Nguyễn tấn Dũng đã đi chệch hướng.
II. TẠI SAO ÐƯA GIÀN KHOAN RA HOẠT ÐỘNG Ở NAM HOÀNG SA, NƠI KHÔNG CÓ DẦU..
1. Xác nhận chủ quyền:
Sự kiện là đưa một giàn khoan khổng lồ đến bờ biển Quảng Ngãi, chỉ hoạt động tạm thời có hơn 3 tháng, nhất là ở nơi mà từ năm 1995, Crestone đã quyền khai thác dầu khí, nhưng không tìm thấy gì chắc không phải là để khoan dầu. Vậy là gì?
Ðây là hoạt động hành sử chủ quyền của TC trong một vùng biển mà chúng đã dùng quân đội đánh chiếm vào năm 1974 một cách bất hợp pháp. Vì là hành vi bất hợp pháp và muốn được làm chủ thực sự vùng biển này, TC phải liên tục có nhiều hành động khác nhau có tính cách phô trương để xác nhận chủ quyền của chúng. Ðặc biệt là vùng này chỉ là vùng tranh chấp giữa Việt nam và TC, không liên hệ tực tiếp đến quyền lợi của nhiều quốc gia khác như ở Trường Sa. Vì thế TC chỉ phải chú tâm đối phó với VC. Dù lãnh đạo VC đã bị TC khống chế bằng nhiều cách và đã được coi như Thái Thú ( như đã thấy mô tả trong Thoả Thuận vào tháng 4, 2011 do Quách bá Hùng thực hiện) có nhiệm vụ thực hiện mưu đồ của chúng làm bá chủ Biển Ðông, nhưng cũng cần phải có trắc nghiệm về chống đối, kể cả từ trong dân chúng Việt. TC cũng biết rằng chống đối của quốc tế sẽ không có nhiếu ảnh hưởng về vụ này, miễn là TC không sử dụng bạo lực qui mô, gây tác động bất ổn là được.
Ðây là bước khởi đầu của sự xác nhận chủ quyền trên toàn vùng. Kế đó, sau khi gảm nhiệt, TC sẽ đưa giàn khoan đến vùng mục tiêu là nơi có nhiều dầu: Trường Sa. Chúng loan báo sẽ tung ra 24 giàn khoan trong đợt này. Cũng cùng một chiến thuật. Lần này, chúng huy động có thể hàng nghìn tầu cá để bao vây và bảo vệ các giàn khoan. Các tàu hải giám và ngư chính hoạt động xung quanh và tàu hải quân bảo vệ vành ngoài. Sẽ không có bạo lực. VC sẽ không dùng hải quân chống đối ( dù muốn cũng không đủ sức và hơn nữa quân đôi hai bên đã thống nhất dưới sự chỉ đạo/hướng dẫn của quân đội TC) nhưng ám chỉ ưng thuận như Phùng Quang Thanh đã tuyên bố vào 31 tháng 5 về vụ HD 981 tại Hoàng Sa tại Hội nghị Shangri-la rằng đây chỉ lả “mâu thuẫn trong gia đình.” Ngư dân không có nhiều và đi xuống Trường Sa như ở Hoàng Sa. Dân chúng Việt đã bị triệt tiêu, không được phản ứng như biểu tình làm “tổn hại đến lòng tin cậy” của Bắc Kinh. Còn quốc tế thì chỉ khi nào có đụng chạm làm tổn hại thực sự đến quyền lợi của họ, thì mới có phản ứng. Dĩ nhiên việc khai thác dầu khí này đã được “thoả thuận” giữa hai bên ( song phương: VC và TC) và hoạt động này có tính cách hoà bình, không gây bất ổn cho toàn vùng. Như thế sự hành sử chủ quyền của TC được thực hiện một cách liên tục và ‘hòa bình’ để xác nhận chúng có chủ quyền trên toàn vùng. Và cứ tiếp tục như vậy, thì 50 hay 100 năm sau, liệu ai có thay đổi được ‘nguyên trạng’.
2. Hoạt động của HD 981 còn có mục đích khác quan trọng hơn. Ðó là lôi cuốn sự chú ý của dân Việt và của quốc tế khỏi dự án kiến tạo đảo Gạc Ma nhân tạo.
HD 981 làm cho dân Việt phẫn nộ vì mọi người chú tâm vào đó. HD 981 làm quốc tế cảm thấy có triệu chứng bất ổn trong vùng, cũng chú tâm vào đó. Vào thượng tuấn tháng 5, sau khi HD 981 xuất hiện, sau đó tin tức đảo Gạc ma nhân tạo mới xuất hiện. Mọi người cũng không quan tâm mấy, kể cả cho đến nay vì HD 981 còn đang sôi nổi. Chỉ có Tổng thống Phi lên tiếng tố cáo vụ này. Lãnh đạo VC lặng thinh, dù Gạc Ma là phần lãnh thổ của họ, và dù Gạc ma đã được xây cất từ 2012 với tàu vận tải, tàu xây cất hoạt động tấp nập, có cả tàu chiến võ trang hoả tiễn bảo vệ mà họ ‘hầu như không hay biết’ và nay đảo nhân tạo đã thành hình, có bãi cát đã được bồi đáp cao tới 10 m , phi đạo đã hầu như hoàn tất v.v. . Nay biết rồi, lãnh đạo VC cũng không dám lên tiếng, hay không có hành động gì vì đã cam kết không “làm tổn hại đến tình hữu nghị hay lòng tin” của TC. VC cũng “định hướng dư luận” về vấn đề này một cách có hệ thống để không giảm bớt căng thẳng hay gây bất ổn trong Biển Ðông. Mãi tới ngày 16, trong cuộc họp báo quốc tế tại Hà nội phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Lê hải Bình trả lời một câu hỏi về Gạc Ma chỉ dám nhắc lại rằng Việt nam có chủ quyền không thể chối cãi được trên Biển Ðông như trước đây VC đã từng tuyên bố nhiều lần.
Gạc ma có gì quan trọng không? Ðảo Gạc ma dù là một bãi đá ngầm với các rặng san hô nằm dười lòng biển, nay đã thành một đảo xuất hiện nổi trên mặt nước trong Biển Ðông. Ðến nay, 18 tháng 6, 2014 trên đảo người ta đã trong thấy một đường bay ( phi đạo) xây gần xong. Ðây là một dự án thiết lập một căn cứ quân sự vô cùng to lớn, rộng 30 hectares, có hải cảng dành cho tầu hải quân, hải cảng riêng cho tầu dân sự. TC sẽ xây cất ‘khu cư trú cho ngư dân’, khu ‘ du lịch’.
Lưu ý: Phú lâm là căn cứ chỉ huy hiện hữu chỉ có diện tích 1.3 km2
Gạc ma trong tương lai sẽ trở thành căn cứ quân sự to lớn giúp TC có thể kiểm soát được toàn vùng: eo biểm Malacca, các quốc gia kế cận. Hiện nay, từ Phú lâm xuống Gạc ma có một khoảng cách quá lớn là khoảng gần 800 cây số. Máy bay TC không thể hành quân xuống được, vì không đủ nhiên liệu để hoạt động. Với Gạc ma cùng với Vành Khăn và Chữ Thập, TC có thể kiểm soát hành lang di chuyển từ Malacca lên phía Bắc. Con đường này nằm về phía tây bờ biển Phi Luật Tân. Tầu quân sự của hạm đội 7 đi con đường này. Gạc ma sẽ trở thành một căn cứ lơn giống như căn cứ Diego Garcia của Mỹ ở Ấn Ðộ Dương. Sẽ là mối đe doạ lớn trực tiếp cho Việt nam.
Tóm lại HD 981 chỉ là một giai đoạn cần thiết trong tiến trình hành sử chủ quyền của TC xuống Trường Sa để tiến chiếm toàn vùng trước khi bắt đầu nới rộng Hoa Lục thành Ðại Trung Hoa, gồm tất cả Á Châu ngoại trừ Nhật Bản. Nghĩa là Ðại Trung Hoa như bản đồ mà TC phổ biến cách đây 2 năm gồm: Ðông Á, Ðông Nam Á , Nam Á , Trung Á, các quốc gia giáp Trung Ðông lên đến 5 quốc gia cựu Sô Viết.
VC đang đóng một vai trò chính trong kế hoạch bành tướng của TC trong vùng Ðông Nam Á.
Uỷ Ban đòi hỏi:
1. Ðảng Cộng Sản Việt nam phải chấm dứt vai trò Thái Thú với nhiệm vụ phát huy ảnh hưởng của đế quốc TC trong việc khống chế toàn dân. Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang, Nguyễn sinh Hùng, Phùng quang Thanh, Lê hồng Anh, Trần đại Quang, Ðinh thế Huynh, Tô huy Rứa v.v. đừng cúi đầu nhịn nhục, toạ hưởng trước cảnh quân giặc công nhiên bắn giết cảnh sát biển đang dấn thân bảo vệ bờ cõi, ngư dân bị quân giặc đâm thuyền chìm dưới biển, lãnh hải bị quân giặc ngang nhiên chiếm cứ. Phải ngửa mặt lên mà sống. Phải chấm dứt ngay nhiệm vụ của kẻ tay sai cho bọn bá quyền Bắc Kinh để giúp chúng bành trướng.
Nguyễn tấn Dũng đã có can đảm tố cáo tình hình cực kỳ nguy hiểm cho an toàn lưu thông trên Biển Ðông tại Hội nghị ASEAN tại Miến Diện ngày 11 tháng 5 vừa qua. Rồi đến ngày 21 tháng 5, Dũng tuyên bố sẽ dùng biện pháp pháy lý, nghĩa là đưa vấn đề Biển Ðông nhân vụ TC đặt giàn khoan trong vùng thềm lục địa VN ra toà. Tuyên bố ấy dĩ nhiên trái ngược với cam kết trong Thoả Thuận ngày 25 tháng 6, 2011, vì các hành vi này tổn hại nghiêm trọng lòng tín cậy của TC. Tuyên bố này có nguyên nhân là Dũng thấy dân chúng Việt phẫn nộ quá mạnh qua các cuộc biểu tình dầm dộ chống TC về hành vi xâm lược của chúng qua vụ giàn khoan. Tuy nhiên, tuyên bố này dù đứng về lập trường của toàn thể dân tộc, nhưng lại chỉ là nửa vời, do dự, không hành động, vì Dũng nói thêm là còn phải chờ lúc ‘thuận tiện’. Thế nào là lúc thuận tiện? Có lẽ câu trả lời là tuyên bố của Nguyễn chí Vịnh đã cắt nghĩa: là tuỳ thuộc vào hành vi của TC. Mà hành vi ấy xảy ra vào lúc nào? Có thể là đến 15 tháng 8, TC tuyên bố HD 981 đã hoàn tất công tác, đã đạt ‘mục tiêu’, nay rút giàn khoan về Hoa lục, như vậy là Dũng đại thắng!
2. Nếu cả bọn lãnh đạo lựa chọn con đường làm tay sai cho giặc, Nguyễn tấn Dũng phải tiếp tục có can đảm đưa vấn đề ra trước toà án quốc tế. Một phán quyết của toà án có một hiệu lực quan trọng trong việc huy động hỗ trợ của thế giới, tránh bị cô lập như hiện nay; và cũng là bằng chứng quan trọng về thủ tục pháp lý để sử dụng trong trường hợp sự chiếm đóng của quân giặc quá lâu dài với hi vọng hợp thức hoá chủ quyền của chúng một cách vĩnh viễn. Ðó cũng là cách phủ nhận chủ quyền của quân giặc một cách rõ rệt và tích cực nhất trên Biển Ðông. Hãy hành động đừng chần chờ, mặc kệ cho Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang và đồng bọn bán nước chạy theo giặc. Chúng sẽ bị chính giặc bỏ rơi như Pol Pot hay Hoàng văn Hoan dù những kẻ này rất mực trung thành với giặc. Cần biết rằng gửi một văn thư hành chánh như hiện nay cho Tổng thư ký Liện Hiệp quốc báo cho họ biết về vi phạm của TC đối với lãnh hải của VN không ích lợi vì lẽ đây là vấn đề chính trị ,TC có khả năng vận dụng tại Liên Hiệp Quốc, nhất là chúng có nhiều tiền để viện trợ cho các quốc gia nghèo đói, chúng có thế lực trong định chế này và chúng khôn ngoan hơn, tuyên truyền giỏi hơn.
Làm tại California ngày 22 tháng 6 năm 2014.
Ðại diện: Nguyễn văn Canh