Thứ Tư, 14 tháng 6, 2023

TÌNH NGƯỜI.!

 

TÌNH NGƯỜI.!

Con người ta sinh ra được khỏe mạnh, sống trên đời đã là một hạnh phúc lớn. Nhưng nếu được sống trong "cảm tình" của người khác sẽ là một hạnh phúc lớn lao hơn. Đó chính là khi có cảm giác yêu thương và được thương yêu. Tình yêu thương là thứ tình cảm tốt đẹp, dù nhỏ nhặt nhưng mà con người đã dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người, lòng nhân hậu, sự khoan dung, cao thượng, vị tha và tâm lý. Đó có thể là tình cảm gia đình, tình bằng hữu, tình yêu lứa đôi, tình người nói chung. Nó là thứ tình cảm được vun đắp, gầy dựng trong một thời gian dài, nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm chực trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh đáng thương nào đó. Tình người được thể hiện khi ta cảm thông quan tâm giúp đỡ người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống, hay một cử chỉ, hành động rất bình thường nhưng đã làm ấm lòng người.
Chúng ta thường dùng chữ “Tình người” nhưng nhiều khi chúng ta lại hiểu sai ý nghĩa của “Tình người”.
Tình người luôn được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng tựu trung cũng chỉ là những biểu hiện về tình cảm giữa con người với nhau mà thôi.!
Tình người không phải là chen lấn trên xe buýt trước, rồi lôi kéo nhường chỗ ngồi của mình cho bạn mình.
Tình người không phải là năm mới mặc quần áo thật đẹp rồi mang quà cáp đi biếu tặng cấp trên để chạy chọt, lo lót .
Tình người không phải là đang xếp hàng dài dằng dặc rồi len lén kêu bạn bè, người thân của mình chen vào.
Tình người không phải là tạo mối quan hệ riêng tư trong công việc.v.v.&,v.v...
Vậy thì, thế nào là "tình người chân chính" ?

Tình người, với việc làm đơn giản như: thắp sáng lên ngọn đèn nhỏ trước cửa nhà mình trong hẻm nhỏ tăm tối để người đi khuya thấy được đường về.
Tình người là cho người uống ly trà mát dưới trời nóng bức.
Tình người là những CHIA XẺ NỔI BUỒN, xoa dịu nổi mất mát, là vài lời khuyên an ủi bên tai người bạn đang đau buồn thất vọng.
Tình người là giúp đỡ người tàn tật, là khuyến khích người yếu đuối đứng dậy; là mang cái mình có thừa SAN SẺ cho người còn thiếu thốn; là CHIA XẺ những NIỀM VUI của mình hay gia đình, cho người thân, bạn bè; Đồng thời cùng XẺ CHIA những Nổi BUỒN lo âu, mất mác, cùng cảm thông với người đang thất vọng, nản chí...

Trong cuộc sống cho tôi nhiều tình Bạn
CHIA XẺ nhau lúc hoạn Nạn khó Khăn
Cùng vượt qua những gian khổ nhọc Nhằn
Giúp phai nhạt bao vết Hằn dĩ vãng.

Cảm ơn đời với ngày tháng cho Tôi
NỘ, ÁI, Ố (*) mà trên Đời khó Tránh
Bao phiền lụy lắm buồn vui chóng Vánh
Những khó khăn chẳng xa Lánh rời nhau.

Đời thông suốt giúp cho tôi sánh Bước
Với trường đời lắm mộng Ước xa Xôi
Rất nhiều lần lệ hờn dỗi phải Rơi
Nhưng Người đó! cho đời Tôi không thiếu.

Đời dẫn dắt cho tôi đây được Hiểu
Bao khó khăn cam chịu Thiếu tình Thương
Những cảnh đời, lắm vất vả vô Thường
Bao khổ lụy khi vấn Vương tình ái.

Trong thế sự đã cho tôi ngây Dại
Được anh yêu và chỉ Mãi yêu Anh
Trao nhớ thương với tất dạ chân Thành
Rồi nặng gánh những ưu Sầu chan chứa.

Cảm ơn lắm đã cho tôi chọn Lựa
Một bờ vai làm điểm Tựa đời Mình
Chẳng đẹp, giàu, Người chấp nhận hy Sinh
Trao hạnh phúc cùng niềm Tin lẽ sống.

Cảm ơn Bạn cho tôi nhiều khát Vọng
Những đam mê... những mơ Mộng vu Vơ
Chút vô tư hòa lẫn chút dại Khờ
Thêm cảm xúc....cháy hồn Thơ lãng mạn.!

(*) Giận, thương, ghét

Điều quan trọng nhất là:
“Tình người không phải là sự thiên vị, mà là bác ái; Không phải là sự bố thí, mà là sự quan tâm; Không phải là lễ phép bề ngoài, mà là sự tôn trọng từ nội tâm.”
Tình người là một biểu hiện của sự giúp đỡ lẫn nhau của con người, khiến bạn cảm thấy cái đáng quý khi làm một “con người” và yêu quý mỗi một “con người”.
Tình người là một sự biểu hiện những cảm xúc về tình cảm, khiến bạn cảm thấy đó không phải là trạng thái tình cảm bề ngoài, mà là sự ôm ấp tình cảm sâu thẳm trong lòng.
Tình người là một hương vị không thể nói ra, khiến bạn cảm thấy ý vị thâm sâu xa thẳm của nó.

Ta hãy sống, một cuộc đời bình dị.
Giữa dòng đời, đầy cám dỗ thị Phi
Bao gọi mời, nhưng bình thản bước Đi
Thì cuộc sống, chẳng việc gì vướng bận

Đời sẽ khổ, khi ta luôn thù hận
Hận một người, sẽ vướng bận trăm Năm
Đời ngắn ngũi, yêu thương còn chưa đủ
Hận một người, bao phiền muộn hờn Căm

Buông bỏ đi, những oán hận căm Thù
Là thoát khỏi, đám mây Mù tâm Trí
Sống hỷ xả, đó là điều chân Lý
Đời sẽ vui, khi suy Nghĩ hạnh thông

Đời vô thường, sắc sắc lại không Không
Bao chồng chất buồn vui Lòng chao Đảo
Đời trĩu nặng, khi gánh gồng phiền Não
Biết xả buông, sẽ rốt Ráo nỗi đau

Sống nhẫn nhịn, không phải là nỗi nhục
Vì yêu đời, lắm lúc phải cho Qua
Hơn thua chi, để cuộc sống bất Hoà
Đời biết nhẫn, là nhìn xa trông rộng

Trong cuộc sống, cũng đừng quá mơ mộng
Vì cuộc đời, không giống những giấc Mơ
Sẽ dại khờ, khi trông chờ ảo tưởng
Sống thực tế, để ta trưởng thành Hơn.

Nhưng có biết bao người lại quên mất đi tình yêu thương, họ bị sự xô bồ của cuộc sống, bị lu mờ bởi vật chất nên để tình yêu thương nguội lạnh. Vì cái tôi, vì cuộc sống đơn điệu của bản thân mà họ bỏ mặc những thứ xung quanh. Có nhiều người đã mắc chứng bệnh “Vô Cảm”, dửng dưng trước những hoàn cảnh đáng thương, sợ giúp đỡ người khác, sợ bị mang hoạ vào thân…Vì vậy, họ không biết nói tiếng XẺ CHIA, hay SAN SẺ mà cứ khư khư trong vỏ bọc của riêng mình. Và từ đó, họ luôn sống trong ngờ vực, đố kỵ, ganh ghét…Chúng ta phải hiểu rằng sống là cần biết cho đi, chứ không chỉ là sự nhận lại.
“Tình thương là ngọn lửa hồng trong mùa đông giá lạnh”. Quan niệm trên thấm nhuần đạo lý sống “lá lành đùm lá rách” từ ngàn đời của ông cha ta. Truyền thống cao cả và tốt đẹp ấy luôn được thế hệ con Lạc cháu Hồng kế thừa và phát huy mạnh mẽ. Thế nhưng trong xã hội ngày càng xô bồ và nhộn nhịp như ngày nay, đôi lúc con người ta mãi chạy theo những tiện nghi vật chất, phù phiếm xa hoa mà đánh mất đi tình “Người” của mình.
Tình cảm giữa người với người là lẽ sống tốt đẹp, nhưng hiện nay nó đang biến đổi một cách không lường được, trong xã hội mà chúng ta đang sống.
Vâng! Trong chế độ Cộng sản, chúng ta không thể gọi là “nền giáo dục chính thống" như hệ thống giáo dục của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, vì giáo dục là dạy dỗ, đào tạo cho con người trở nên tốt lành, văn minh hơn, sống có đạo đức văn hóa, với đầy tình người, còn dưới chế độ CS tất cả guồng máy nhà nước đều phục vụ cho Đảng. Vì vậy ngành giáo dục cũng thế, chỉ là công cụ để tuyên truyền, đánh phá, nhồi nhét vào đầu óc tuổi trẻ lòng căm hận, tương phản giáo dục, phá giáo dục, đi ngược với giáo dục, tạo ra những con người phi nhân tính, phi đạo đức, vì nếu có tâm hồn chân chính đạo đức thì không ai dám làm điều gian và ác như CS! Ngày xưa thay vì “kính già yêu trẻ”, thì ngày nay người ta “đánh già, giết trẻ”! Ngoài đường phố người già bị đám trẻ xúc phạm, hành hung, con nít bị bắt cóc lấy nội tạng! Người ta thoải mái xúc phạm đến các Đấng Thiêng Liêng, Trời Phật, thánh thần, cả trong lời nói lẫn chữ viết: “Thằng trời hãy tránh một bên, để cho bác đảng (CS) đứng lên làm trời”!
Một triết lý giáo dục phù hợp với văn hóa và con người Việt Nam sẽ là nền tảng vững chắc để phát triển quốc gia, dân tộc. Vậy muốn đất nước thịnh vượng và đổi mới, tiếp thu những cái mới mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc để bắt kịp với thế giới văn minh thì con người phải là đối tượng cần được đào tạo, canh tân hàng đầu.
Những ai còn quan tâm đến vận mệnh quốc gia dân tộc đều thấy được sự yếu kém và lạc hậu trong ngành giáo dục nói riêng và tình hình đất nước nói chung. Đâu là nguồn gốc của mọi vấn đề trong giáo dục? Tại sao lại bế tắc?
Giáo dục trước nhất là dạy con người ta hiểu biết về đạo đức, nhân cách, đạo làm người, biết cái đúng sai, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, v.v.
Giáo dục không chỉ là đọc và viết. Đó là vận dụng những giá trị kiến thức có được vào cuộc sống làm cho xã hội phát triển và xử dụng những kiến thức đó một cách hữu ích cho bản thân, có suy nghĩ cùng phát huy tính độc lập để không phụ thuộc vào người hoặc tổ chức, đảng phái chính trị nào.
Nhìn vào thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay, chúng ta không khỏi thất vọng vì có quá nhiều vấn đề bị bế tắc không có lối thoát, trong đó tính gian dối, vô đạo đức tràn ngập cả trong học đường và ngoài xã hội. Vì giáo dục trong chế độ độc tài Cộng Sản là kiểu giáo dục định hướng, trong một khuôn phép nhất định mà những kẻ cai trị đã vạch ra với mục đích chính yếu là làm ngu dân để dễ trị, cho nên giáo dục không lấy con người làm gốc, tự do, khai phóng để con người có thể phát huy hết khả năng có được.
Gian dối là một biểu hiện của vô đạo đức. Nhưng biểu hiện này tràn ngập trong học đường và ra bên ngoài xã hội với nạn chạy điểm, chạy bằng, chạy chức. Đáng lý ngành giáo dục phải nêu một tấm gương về việc chống lại thói gian dối đang ngày càng thâm nhập vào mọi mặt của xã hội Việt Nam, nhưng hình như nó bất lực! Một chỉ thị của cấp tỉnh để chỉ đạo tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh phổ thông trong tỉnh là điều không hiếm có.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã từng cho rằng “Mặc dù nền giáo dục vẫn còn những hạn chế, xã hội còn nhiều mong muốn nhưng nhìn tổng thể giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ.” Phát biểu như vậy có nghĩa là ông Trọng và lãnh đạo CSVN coi nền giáo dục của Việt Nam hiện rất tốt. Nhưng tại sao hầu hết quan chức Việt Nam lại cho con em ra nước ngoài đến những quốc gia có nền giáo dục tự do, tiên tiến ăn học và định cư?
Mới đây một sự việc gian lận thi cử trong kỳ thi Quốc Gia ở cấp tỉnh (Sơn La, Hoà Bình) đã làm dư luận xã hội dậy sóng, phá hủy niềm tin về giáo dục khi nó là nền móng cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Cho đến giờ này Bộ Giáo Dục vẫn bao che, bưng bít, dung dưỡng cho những hành vi sai trái đó khi chưa công khai điểm mặt, chỉ tên những phụ huynh và học sinh mua bán điểm thi đó.
Nhưng chẳng hy vọng vì người dân bình thường thì lấy đâu ra tiền và quan hệ để làm những việc đó.
Những hệ lụy của việc giáo dục không đúng cách đã làm tha hóa đạo đức, nhân cách của giới trẻ bây giờ. Nhất là những lớp trẻ còn trong lứa tuổi đến trường, học trò đánh chửi nhau với thầy cô giáo, bạo hành học đường xảy ra ở mọi nơi, học sinh bị đánh đập, bị xâm hại tình dục, bị xúc phạm hay miệt thị, v.v… đã trở thành một căn bệnh không thuốc chữa.
Những vấn nạn giáo dục nói trên không chỉ di hại đến một thế hệ mà còn kéo dài đến nhiều thế hệ, khiến cho đất nước không thể nào ngóc đầu lên được trong hơn 4 thập niên qua là vì vậy.
Trách nhiệm để giải quyết vấn nạn này trước hết phải gỡ bỏ những trói buộc khuôn khổ giáo điều Mác – Lenin lạc hậu, phát huy tinh thần tự lực. Đáp số cho câu hỏi này phải là nền giáo dục của học đường. Vì chính nơi đây, mới đúng là nơi mở cửa và hướng tâm hồn con em chúng ta vào ngưỡng cửa tri thức, đạo đức, nhân cách… nhưng thật buồn.
Cho nên, phải khẳng định rằng chính cái thể chế độc tài này mới là cốt lõi của mọi vấn nạn, không chỉ với ngành giáo dục mà còn trên mọi mặt của đời sống xã hội.
Vậy thì chỉ khi nào chúng ta ý thức được rằng, thể chế độc tài Cộng Sản hiện nay chính là vấn đề cần thay đổi.
Nước VN chúng ta là một nước có hơn 4000 năm văn hiến, với một nền nhân bản cao, một nền giáo dục dựa trên đạo đức và tình người. Vốn dân tộc VN sống với nhau có tình, có nghĩa, biết tôn trọng người trên, thương yêu nhường nhịn kẻ dưới, mọi người giữ sự hòa thuận, giúp đỡ tương trợ nhau theo truyền thống “chị ngã em nâng”, “anh em như thể tay chân”, “lá lành đùm lá rách” v.v…, trong cách cư xử lấy tình người làm nền tảng. Khi xã hội gặp cảnh nhiễu nhương, thì những người có điều kiện, có sức mạnh thường ra tay cứu khốn phò nguy, chống lại kẻ gây ra áp bức bất công, bảo vệ người thân cô thế yếu, trong sách sử cũng như trong đời sống xã hội thường ngày. Ai thấy người sa cơ thất thế mà không ra tay cứu giúp thì đã là kẻ bất nhân, chứ chưa nói đến kẻ hành ác. Trong học đường thì “tôn sư trọng đạo”, trong gia đình thì hiếu kính thương yêu, giữa vợ chồng thì thủy chung tôn trọng, giữa anh em, bằng hữu thì hiền hòa, thân thiện, chí tình. Đặc biệt với Trời, với các đấng thần linh thì tôn kính, kiêng dè, tuyệt đối không ai dám xúc phạm, chỉ trích, nhất là không hề dám bôi bác khinh thị, dù đối với các đấng thiêng liêng không phải tôn giáo của mình. Những kẻ nào cả gan dám xúc phạm, phỉ báng Thần Thánh liền bị coi là loài súc sinh vô nghì, bị gia đình họ hàng từ bỏ, xã hội tránh xa, họ thường nói rằng “đến Trời Phật Thánh Thần mà nó còn dám xúc phạm, thì nó còn coi ai ra gì”? Mọi người đều nghĩ loại người đó mà nếu gần gũi chỉ sinh họa, vì trời không dung, đất không tha những thứ vô đạo đó. Trong dòng họ, có người chỉ vì say rượu mà xúc phạm đến bàn thờ, liền bị thân nhân và mọi người xa tránh, khiến phải về một vùng quê xa xôi ẩn lánh sống một mình! Đó là căn bản của đạo đức, của văn hóa VN từ ngàn xưa để lại, tất cả được gọi là luân thường đạo lý.
Nhưng thật đau lòng! Từ khi chủ thuyết CS xâm nhập vào VN, thì tất cả căn bản nề nếp cao quý cũ của dân tộc chúng ta đã bị cái chủ nghĩa vô thần bất nhân phá vỡ, đến độ giờ đây đất nước ta tan tành, đạo đức văn hóa bị suy đồi cùng cực: chúng ta đang sống trong một xã hội đồi trụy, bất nhân, vô đạo (chưa nói đến khía cạnh kinh tế, chính trị…), khiến nhiều người VN chúng ta bây giờ trở thành vô văn hoá giáo dục, mất tính người do sự đào tạo của chủ thuyết vô thần CS!
Ông bà, cha mẹ, cô bác anh chị em của các học sinh sẽ thấy nhục nhã thế nào, khi có những cháu con là thành phần vô đạo, vô giáo dục luôn chửi thề, ăn tục nói phét, học sinh nữ đánh lộn xé áo quần giữa đường phố, cán bộ thầy cô giáo sửa điểm thi có hệ thống, tổ chức thi cử gian lận.v.v... Chúng ta hãy nhìn sâu để thấy rõ: bọn vô đạo, mất nhân tính đó, chính là sản phẩm đào tạo phản văn hóa và vô thần của CS mà có. Rồi với những con người đó, chúng lại sản sinh, đào tạo ra những đứa con, đứa cháu, những học trò trong cái lò vô giáo dục của chúng, thì tương lai đất nước ta sẽ ra sao? Như thế sẽ thấy chế độ CS đã phá nát truyền thống văn hóa giáo dục và đạo đức của VN như thế nào!
Ngoài ra, sự đánh phá Tôn giáo gần đây là mục đích chính trị rõ rệt: chúng muốn gây sự với Tôn Giáo! Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, bọn lãnh đạo CSVN đã có nhiều trò xúc phạm nặng nề đến tôn giáo như phá chùa Liên Trì ở Sài Gòn, đến đập phá Thánh Giá và trấn áp, gây thương tích nặng nề cho các tu sĩ của tu viện Thiên An ở Huế, rồi đưa côn đồ mang súng đạn, vũ khí đến xâm phạm giáo xứ Thọ Hòa ở Đồng Nai, toan hành hung cha xứ, bây giờ lại làm tay sai cho quỷ satan xúc phạmThánh thất, Chùa, nhà Thờ của các tôn giáo.
Những kẻ bán linh hồn cho quỷ dữ, phá nát nền văn hóa đạo đức của dân tộc VN, bán cả Tổ Quốc thiêng liêng của dân Việt.! Cộng sản Việt Nam rất đáng bị trừng phạt nặng nề, vì chúng biết rất rõ những việc chúng đã làm suốt 74 năm qua (1945-2019).
FATHER'S DAY 16062019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét