Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2020

NĂM CHUỘT NÓI CHUYỆN PHIẾM.


Cai bay chuot

1- Cái bẫy Chuột
Một con chuột nhìn qua vết nứt của vách tường và trông thấy ông Chủ Tập cùng với bà vợ văn công Bành đang mở một cái hộp.
“Có lẽ là có đồ ăn gì đó trong hộp?” Con chuột tự hỏi.
Nhưng liền sau đó, con chuột hốt hoảng khi nó phát hiện trong hộp có một cái bẫy chuột.
Chuột ta bèn chạy ra ngoài vườn và la toáng lên:
Có một cái bẫy chuột trong nhà! Có một cái bẫy chuột trong nhà!

1- Chú khuyển đang ngủ lim dim ở ngạch cửa, giật mình sủa khang, ê thằng Tý nhóc tỳ làm gì mà ong óng mồm lên thế. Chằng ăn nhập gì với tau đâu! 
Mầy là thứ bất tài, ăn hại của Chủ Tập, phải như tau mới đáng tuổi Tuất nghe con:

"...Khắn khắn cũng một lòng phò chủ.
Kẻ đầu kia, người việc nọ,
Đứa coi ngoài có đứa giữ trong.
Đêm năm canh con mắt như chong:
Đứa đạo tặc nép oai khủng động.
Ngày sáu khắc, lỗ tai bằng trống,
Đứa gian tham thấy bóng cũng kinh.
Lại đến ngày kỵ lạp tiên sinh,
Cũng ra sức săn chồn, đuổi sóc..."

(Lục súc tranh công)

2- Anh chị Kê đang bới đất gần đó, cục ta cục tác, nghe vậy ngửng đầu lên nói rằng:
Này anh Chuột. Đây quả thật là mối lo ngại ghê gớm đối với anh. Nhưng nó chẳng có phiền hà gì tới tôi. Tôi không thể nào bị vướng vào một cái bẫy chuột. Anh tự nhìn mình, rồi nhìn lại bọn tuất chúng tôi mới thấy thật khác biệt:

"...Gà nghe nói, nóng gan, nóng phổi,
Liền nhảy ra, chớp cánh, giương đầu.
Này này! gà ngũ đức thẳm sâu:
Nhân, dũng, tín, võ, văn, gồm đủ.
Trên đầu đội văn quan một mũ;
Dưới chân đeo hai cựa thần thương.
Đã ghe phen đến chốn chiến trường.
Lập công trận vang tai, lói óc,
Thuở Tây Lũng tam canh trống thúc;
Gà gáy đầu ba tiếng đêm khuya,
Một tiếng rằng: thiên nhật tác thì;
Hai tiếng rằng: quốc tộ tác xương,
Ba tiếng rằng: nhân gian tác lạc,
Đã cứu nạn Mạnh thường đặng thoát;
Lại khuyên người Tấn sĩ năm canh.
Hễ ai toan cải dữ về lành,
Gà cũng biết tỉnh, mê, giấc điệp.
Coi giò gà xét biết thịnh suy.
Dóng canh khuya vui dạ kẻ tiêu y,
Cất tiếng gáy, toại lòng người đãi đán..."
(LSTC)

3- Chuột bèn quay sang nói với anh Thỉ với một giọng lo âu:
Anh Lợn ơi! Có một cái bẫy chuột trong nhà!
Anh Heo ục ục tỏ ra thông cảm, trả lời:
Hợi tôi, rất lấy làm tiếc cho cậu! Tôi cũng chẳng làm gì được; Nhưng tớ sẽ cầu nguyện cho cậu đừng bị vướng bẫy.
Thế mà cậu Tý cứ mè nheo phân bua là ông Chủ Tập ác đức, bất công...Heo cũng bực mình lên tiếng:

"...Ghét thương thì mặc lượng chủ nhà,
Chớ thóc mách kiếm lời phỉ báng.
Như các chú lao đao đã đáng,
Heo thong dong ăn nhảy mặt heo.
Nội hàng trong lục súc với nhau,
Ai sánh đặng mình heo béo tốt?
Vua ngự lễ Nam giao đại nội,
Phải có heo mới gọi tam sanh..."
(LSTC)

4- Chuột hớt hải chạy tới bác Ngưu đang đứng đủng đỉnh nhai cỏ. Nó kêu lên:
Bác Sửu ơi, Có một cái bẫy chuột trong nhà.
Trâu vừa nhai cỏ vừa từ tốn trấn an:
Bác rất hiểu sự lo âu của cháu, nhưng bác cũng chẳng giúp được gì. Thân của Bác đây chỉ là thân trâu ngựa:

"...Chủ đã gọi thằng chăn vội vã.
Dạy rằng: đuổi trâu ra thảo dã,
Cho nó ăn ba miếng đỡ lòng.
Chưa bao lâu thoắt đã rạng đông;
Vừa đến buổi cày bừa bua việc.
Trước cổ đã mang hai cái niệt
Sau đuôi thêm kéo một cái cày;
Miệng đã dàm, mũi lại dòng dây,
Trên lưng ruồi bâu, dưới chân đỉa cắn.
Trâu mệt đà thở dài, thở vắn,
Người còn hầm hét, mắng ngược mắng xuôi.
Liệu vừa đứng bóng mới thôi,
Đói hòa mệt, bước khôn dời bước.
Ai thong thả, trâu nào ben đặng ?
Trâu nhọc nhằn, ai dễ thế cho?
Cày ruộng sâu, ruộng cạn cho no,
Lại vườn đậu, vườn mè khiến chở

Làm không kịp thở,
Ăn không kịp nhai.
Tắm mưa, trải gió chi nài !
Đạp tuyết, giày sương bao sá !

Có trâu, sẵn tằm tơ, lúa má,
Không trâu, không hoa quả, đậu mè,
Lúa gặt cất lên đà có trâu xe,
Lúa chất trữ, lại để dành trâu đạp.
Từ tháng giêng cho đến tháng chạp,
Kể xuân, hè, nhẫn đến thu, đông,
Việc cày bừa, nông vụ vừa xong,
Lại xe gỗ, dầm công liên khói ,
Bất luận xe rào, xe củi.
Nhẫn đến loài phân bổi , tranh che
Hễ bao nhiêu nhất thiết của chi,
Thì đã phú mặc trâu chuyên chở.

Bao quản núi non hiểm trở ?
Chi nài khe suối dầm dề ?
Cong lưng chịu việc nặng nề,
Cay đắng những lời dức lác!
Ăn thì những rơm khô, cỏ rác,
Ở quản chi ràn lấm, tráp nè.
Trâu dựng nên nông nọ, nỗi kia;
Trâu làm đặng căn trên, bồ dưới..."

(LSTC)

5- Tý nghe Bác Ngưu to lớn than thở mà chạnh lòng thương cảm. bỗng giật mình vì tiếng hý của tuấn mã oai phong ở chuồng bên. Quay sang, Tý nói ông Ngọ ơi! Cháu đang lo quá với cái bẩy ác nghiệt đó, ông có cách nào giúp cháu không? Ông to con lớn xác thế nầy, được chăm sóc ân cần của Chủ, thì sá chi phải quan tâm đến chuyện nhỏ nhen đó:

"...Ở thì ở những tàu lợp ngói.
Bữa bữa dạo chơi, tắm gội,
Ngày ngày chắn vó, hớt mao.
Sắm sửa cho, chẳng biết chừng nào,
Suy tính lại, dư trăm, dư chục.
Sắm lá vả, sắm yên, sắm lạc,
Sắm chân đưng hàm thiếc, dây cương.
Dời tiền, dời hậu bao vàng,
Thắng đái, dây cương thếp bạc..."
(LSTC) 

6- Đang buồn rầu, chợt nghe tiếng bè he he của bầy Dê đi ăn về, Chuột lẽn vào gặp chú Dê đực đầu đàng để cầu cứu. Anh Dương ơi cứu giúp em, khỏi bị hại bởi bẩy chuột của ông chủ. Chú Mùi đang bực mình vì bị ngựa "lên lớp", vừa qua, nên gằn giọng, chuyện của cậu không mắc mớ đên tớ, đừng có lải nhãi lắm chuyện:

"...Dê vốn thật thuộc về việc lễ,
Để hòng khi về hạng tư văn;
Để dành khi tế thánh, tế thần,
Lại có thuở kỳ yên, kỳ phước.
Hễ có việc, lấy dê làm trước,
Dê dâng vào người mới lạy sau.


Nói cho xứng đáng
Há dễ cơ cầu,

Dê tuy rằng vô vĩ, vô đầu,
Quan phong Trường tu chủ bộ.
Hèn như dê mà dám đọ,
Tiện như dê, quí bất khả ngôn..."
(LSTC)

Chú Hợi nằm cuối giáp sắp ra đi, lại vừa làm nên một cơn đại dịch, khiến cho đại gia đình ông Chủ Tập thiếu thịt Lợn trong dịp Tết, con buôn lợi dụng "cung ít cầu nhiều" nên tăng giá vô tội vạ. Chuột vừa nhận bàn giao, khi vào sãnh đường ông Chủ Tập đầu năm, Chuột mới phát hiện nên báo động và nhờ sự giúp đỡ của Trâu, Chó, Ngựa, Dê, Gà và Heo, (vì trong 12 con giáp, có 6 con được chọn làm gia nô), nhưng đều bị từ chối; Sự vô cảm đó làm cho cu Tý chán nản lẳng lặng đi vào nhà với lòng buồn thiu, xem ra chỉ có một mình phải đối phó với cái bẫy chuột “tàn nhẫn” của đại Chủ Tập.

Thế rồi vào đêm kia. Có một tiếng động vang lên trong ngôi nhà đồ sộ. Dường như đó là tiếng bẫy sập. Văn công Bành, vợ của Chủ Tập vội chạy tới để xem cái bẫy có bắt được con chuột nào không? Trong đêm tối, loạng choạng thế nào, bà Bành đã bị một con rắn độc cắn vào chân khi bà ta mon men tới gần cái bẫy. Thì ra, cái bẫy chuột đã sập vào đuôi một con rắn!
Chuyện là thế nầy: Lúc chiều Lão Tỵ nằm trong bụi nghe cu Tý đi cầu cứu, nhưng ai nấy đều vô cảm với nỗi lo sợ của cậu nhóc, Rắn ta cảm thông với Chuột nhắt, nên đợi đêm về toàn bộ đã yên ngủ, cụ Rắn bò vào dinh cơ để phá bỏ trận đồ giúp Chuột, nhưng loay hoay làm sao lại bị kẹp vào đuôi.  Đến khi thấy bà Bành xuất hiện cụ Rắn truyền cho mấy nọc độc, rồi nhanh nhẹn lượn mình qua khe cửa biến mất trong đêm tối, mang theo chiến lợi phẩm. Chú Khuyển nghe động sủa vang rượt theo Rắn, lão Tỵ vờn một hồi đợi lúc Chó mệt, lừa sơ hở liền đớp mấy phát vào mắt, chú Cẩu không thấy đường lăn quay ra đất kêu la ăng ẳng (Thế là chú Tuất chết vì nọc độc)  

Ông Chủ (tịch) nhà (nước) Tập nghe tiếng la, vội vàng đến hiện trường mới hay cớ sự, vợ mình đã bị "kẻ địch" tấn công. Ông Chủ Tập cho gọi số khẩn cấp 120 (Cảnh sát tuần tra), 122 (Cảnh sát giao thông), 119 (Cứu hỏa), và 120 (Y tế) đến chở và hộ tống vợ ông vào nhà thương lớn nhất ở Beijing (Bắc kinh). Bác Sĩ giỏi nhất tây y lẫn đông y đã chữa khỏi. Máy bay riêng được phái đến đưa bà Bành về dinh thự. Khi trở về nhà được vài ngày, bà lại bị lên cơn sốt. Ông Chủ nhớ là ăn cháo có thể làm giảm cơn sốt; vì thế, Ông bảo đầu bếp thượng thặng nhất ra vườn bắt chị Gà mái cắt tiết và mần thịt để nấu cháo cho vợ ăn. (Thế là chị Kê bị xử tử)

Nhưng bệnh tình của vợ ông Chủ tịt vẫn không thấy thuyên giảm chút nào. Đội ngũ Danh Y trong nước cũng như Thế giới, túc trực suốt ngày đêm cho biết xét ngiệm đã có dương tính của Coronavirus, cần phải cách ly...

Bạn bè các nước giao thương cũng như xóm giềng và chư hầu nghe tin đã tới thăm hỏi. Bên cạnh đó các nước Tây phương cũng gởi chuyên gia Y tế đến trợ giúp.
Chủ nhà cho hạ Heo, để thết đãi khách. Nhưng vì dịch tả heo châu Phi (ASF) đã quét sạch hàng trăm triệu con heo, chủ yếu là ở Trung Cộng, nên thế vào đó là thịt Ngựa. (Thế là anh Trư bác giới bị dịch quét sạch, Ông Mã bị đập đầu chết).

Với sự chống chọi cơn bệnh, Tây y và Đông Y đành bó tay, chỉ còn nằm chờ đợi vaccine như trong số trên 10.000 ca lây nhiểm virus Corona.
Còn nước còn tát, Ông Chủ chuyển qua Thần Y, sai c̣ận thần làm Dê Tế lễ cầu may (Thế là Anh chàng 35 bị xử trảm) Nhưng rồi cuối cùng bà Bành cũng ra đi như trong số trên 213 người theo vể với Bác Mao.
Vì họ hàng thân thuộc, hai bên nội ngoại đến đưa đám rất đông, nên phải mổ thịt bác Ngưu để có đủ thức ăn đãi khách. (Thế là bác Ngưu về chầu Diêm vương)

Luân lý của câu chuyện “cái bẫy Chuột”:

Một khi bạn nghe thấy ai đó đang gặp chuyện khó khăn; Mặc dù chuyện khó khăn của họ dường như chẳng “ăn nhập” gì tới bạn, thì hãy nhớ rằng khi một người trong chúng ta gặp nguy khốn, nghĩa là tất cả mọi người chúng ta đều có thể cùng gặp nguy khốn. Tất cả chúng ta đều là những người đồng hành trên chuyến hành trình mang tên “Cuộc Đời.” Hãy quan tâm đến những người sống chung quanh mình và cố gắng cùng giúp họ vượt qua cơn khốn khó. Đó cũng là tự giúp mình!

2- “Học tập cải tạo” hay “Cái bẫy Chuột”

Ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Chính quyền cộng sản bắt đầu kiểm điểm “ngụy quân, ngụy quyền” miền Nam và sau đó, vào tháng 6 năm 1975, CS đã bắt đầu kêu gọi “ngụy quân ngụy quyền” trình diện để đi “học tập cải tạo”. Anh Trung Úy lính “ngụy” cảm thấy lo ngại và nghi hoặc vì anh nghĩ ngay đến câu: “Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm!” Tuy là lời kêu gọi “trình diện đi học tập cải tạo 10 ngày;” nhưng anh không hiểu CS đang có dự tính làm gì? Chuyện gì sẽ xảy đến cho anh trong những ngày sắp tới?

Anh lính “ngụy” bèn lân la tìm đến nhà anh Ba Nhạc chạy xe xích lô chở khách, một cán bộ 30 tháng 4 làm khối phố trưởng, ở mãi tận cuối xóm để hỏi thăm; may ra anh Ba có thể giúp anh biết thêm điều gì đó về vấn đề đi trình diện “học tập cải tạo.” Bình thường thì trước 1975 anh Ba xích lô rất niềm nở với anh; vì gia đình anh lính “ngụy” vẫn thỉnh thoảng giúp đỡ gia đình anh Ba trong những lúc ngặt nghèo: gia đình lâm cảnh vợ ốm con đau, hay trời mưa bão vắng khách.
Anh lính “ngụy” thành khẩn hỏi:
“Họ đang kêu gọi tôi phải đi trình diện ‘học tập cải tạo’ anh Ba à! Anh có biết gì về vụ này không?”
Anh Ba tỏ vẻ không bằng lòng, lạnh lùng trả lời:
“Tôi là người của ‘cách mạng’, không thuộc thành phần phải đi học cải tạo. Anh là sĩ quan ngụy quân, có nợ máu với nhân dân, được ‘cách mạng’ cho đi học tập cải tạo là may mắn lắm rồi, còn thắc mắc cái gì nữa”
Anh lính “ngụy” cụt hứng, buồn bã đi về.

Trên đường về nhà, anh lại nghĩ là có lẽ “xì thẩu” chủ tiệm tạp hoá ở đầu ngõ cũng biết rõ hơn anh về việc học tập cải tạo vì cửa tiệm của anh ta thường có nhiều khách hàng ra vào. Anh sĩ quan lính “ngụy” ghé vào tiệm tạp hóa. Sau khi mua một ít tương chao, anh chào xì thẩu và nói:
“Này xì thẩu à! Họ đang kêu gọi đi trình diện học tập cải tạo. Xì thẩu có nhiều khách mua hàng mỗi ngày thì xì thầu biết gì về vụ này không?”
Xì thẩu vời giọng cười hề hề như thông lệ trả lời:
“Ngộ là người Hoa. Ngộ chỉ biết buôn bán. Việc ‘học tập cải tạo’ đâu có ăn nhậu gì đến ngộ. Ngộ không biết.”

Trong nỗi lo lắng hoang mang, anh lính “ngụy” chợt nghĩ đến Cha sở. Anh bèn tìm đến gặp Cha tại nhà thờ - nhà thờ mà gia đình anh vẫn đi lễ đóng góp các phụng sự thánh thể hàng tuần. Anh hỏi Cha sở:
“Thưa Cha, họ đang kêu gọi con phải đi trình diện ‘học tập cải tạo.’ Cha có dịp tiếp xúc với nhiều giáo dân của họ đạo. Cha có biết gì về vụ này không?”
Cha sở ôn tồn nói:
“Cha chỉ lo mục vụ, lo việc của nhà thờ, lo rao giảng phúc âm của Chúa. Cha không làm chính trị và không có dính líu gì đến quân sự. Vì vậy Cha không biết gì đến chuyện gọi đi học tập cải tạo! Tuy nhiên Cha sẽ cầu nguyện cho con đi cải tạo được suông sẻ, bình yên.”
Đến đây, anh sĩ quan lính “ngụy” đã hoàn toàn thất vọng và trở về nhà. Anh không còn có cách nào khác hơn là đi “trình diện học tập” ngày 27 tháng 6 năm 1975, chỉ đem theo người một ít quần áo đơn sơ và lương thực “đủ cho 10 ngày!!!”

Mười ngày trôi qua; Rồi mười tuần lễ trôi qua; Rồi mười tháng trôi qua… mà gia đình anh lính “ngụy” chưa thấy anh về nhà. Mọi người thấy có một cái gì đó không ổn đang xảy ra… Cũng phải nói thêm, vào tháng thứ ba sau khi anh lính “ngụy” đi trình diện ‘học tập’ (khoảng 11 tuần lễ sau), tức là ngày thứ hai 22 tháng 9 năm 1975, CS đã thi hành chương trình kỳ cục nếu gọi là “chương trình bần cùng hóa nhân dân” cũng không quá đáng! Đó là chính quyền CS đã chơi một đòn ngoạn mục đầu tiên: “Ra lệnh đổi tiền lần thứ nhất.”

ĐỔI TIỀN LẦN ĐẦU (22-9-1975)
Từ chiều chủ nhật 21 tháng 9 năm 1975, CS cho xe phóng thanh đi vòng vòng các khu phố yêu cầu đồng bào làm ăn buôn bán bình thường, đừng nghe “tin đồn thất thiệt;” và chờ đợi một thông cáo quan trọng của chính phủ. Ban đêm có lệnh giới nghiêm toàn thành phố và bộ đội canh giữ khắp nơi. Té ra đó là lệnh đổi tiền vào sáng ngày thứ hai cho cả miền Nam! Bỗng nhiên chỉ trong một ngày, tất cả dân miền Nam trở thành trắng tay, mất hết sự nghiệp. Chỉ có cái chính phủ kiệt xuất có một không hai trên quả đất này mới nghĩ ra được cái công thức tàn nhẫn như vầy: “Mỗi gia đình chỉ được đổi 200 đồng.” - Nên biết một đồng tiền “giải phóng” phải trị giá bằng 500 lần tiền “ngụy!” - Như vậy mỗi gia đình chỉ được đổi tối đa đến 100 ngàn đồng tiền cũ (tương đương với khỏang 100 đô la lúc bấy giờ! Số tiền – một một số tiền quá nhỏ cho mỗi gia đình). Chưa hết! Người đổi tiền chỉ được lãnh trước 10 ngàn đồng; số còn lại do nhà nước giữ dùm (?!) Việc đổi tiền này được áp dụng ngay cả với các cơ sở thương mãi và các hãng xưởng. Thiệt tình! Chỉ trong vài ngày (CS tưởng 1 ngày là đổi tiền xong, nhưng thực tế phải mất đến 5 ngày!) tài sản mồ hôi nước mắt của nhân dân tự nhiên không cánh mà bay mất sau lần đổi tiền tàn nhẫn vô tiền khoáng hậu này.

Anh Ba Nhạc xích lô, một “cán bộ 30 tháng 4,” vẫn cứ ngỡ là “cách mạng” sau khi thu góp tài sản của nhà giầu sẽ chia bớt cho cán bộ như anh một ít. Nhưng mơ tưởng đó vẫn chỉ là giấc mơ vì nó không bao giờ xảy ra. Anh chỉ thấy các cán bộ từ ngoài Bắc vào chiếm ngụ các căn nhà rộng lớn ngoài phố do người đã di tản bỏ lại. Gia đình anh Ba vẫn sống ở trong căn nhà tôn tồi tàn trong hẻm như ngày nào. Hiện tại, không còn có khách khứa nào gọi cả, không có tiền trả thuê xe nên Anh mất đi lợi tức nuôi sống gia đình hàng ngày, lâm vào tình trạng túng quẫn rất bi đát. Anh vốn dĩ là dân vô sản, trong nhà chẳng có gì đáng gía đem ra chợ trời bán để kiếm ít tiền sống qua ngày. Gia đình anh Ba xích lô là cán bộ 30, người đầu tiên dọn đi “vùng kinh tế mới” biệt tăm. Không ai biết số phận của gia đình anh sẽ như thế nào?

Sau vụ đổi tiền lần thứ nhất này, xì thẩu với cái tài xoay sở, ngọai giao cố hữu; vẫn không giữ được của. Tài sản của xì thẩu cũng mất gần hết sạch!

Cùng trong thời gian này, “cách mạng” đến thăm Cha sở tại nhà thờ. Họ nói cho Cha biết rằng “nhân dân” đã báo cáo với họ là ngoài việc Cha đã thiếu tinh thần sản xuất, Cha còn hợp tác với “giặc Mỹ xâm lược” bằng cách rao giảng những giáo điều “phản động,” “ru ngủ và đầu độc” tinh thần “chống Mỹ cứu nước” của nhân dân; phản bác chủ nghĩa “cộng sản vinh quang” là “vô thần, thiếu đạo đức…” Cách mạng “mời” Cha đi học tập một thời gian để cho Cha sáng mắt, sáng lòng; và ra lệnh cho Cha giao nhà thờ cho cách mạng “tạm” xử lý làm nhà kho chứa dụng cụ của các chương trình phát triển thủy lợi!

ĐỔI TIỀN LẦN THỨ HAI (3-5-1978)
Ba năm sau, vào ngày 3 tháng 5 năm 1978, nhà nước CS làm thêm một chiêu ngoạn mục nữa: “Ra lệnh đổi tiền lần thứ hai” trước hết để vớt nốt số tiền của dân còn cất dấu được do việc nhờ người nghèo đổi dùm lần trước chẳn hạn, và sau đó để thống nhất tiền tệ hai miền Nam và Bắc Việt Nam:
- Một đồng ngoài Bắc bằng một đồng thống nhất.
- Một đồng “giải phóng” chỉ bằng 8 hào tiền thống nhất. (1) Song song với các lần đổi tiền là các đợt đánh tư sản mại bản, tư sản dân tộc… đủ các trò ma mãnh để cướp ban ngày, từng giai đọan một, hết sạch tài sản sự nghiệp mồ hôi nước mắt của dân chúng! Đến lúc này, dân đã thật sự hoàn toàn trắng tay, vô sản chuyên chính! Không có gì là lạ khi nghe nói có nhiều ngưới mất hết của phải tự tử!

Lần luợt sau các tuyệt chiêu “đổi tiền, đánh tư sản…” này, mục tiêu “công bằng xã hội” mà đảng và nhà nước đề xướng đã tạm hoàn tất: “tất cả mọi tầng lớp nhân dân miền Nam đều trắng tay vô sản” - Kể cả xì thẩu ở đầu ngõ. Câu hỏi ở đây là tất cả tài sản bị “đánh” không biết nó đi đâu? Các cán bộ CS chẳng phải đổ mồ hôi lao động mà lại tự dưng giàu có, hết cở ?!

Sau các màn đánh tư sản này, mặc dù xì thẩu đã mất cửa tiệm tạp hóa, mất hết của nổi rồi; nhưng có lẽ là xì thẩu phải có của chìm? “Nhà nước” ta thật sáng suốt đã có sẵn giải pháp lấy của chìm rồi: “Nhà nước cho phép các xì thẩu được đi ra khỏi Việt Nam bằng cách đăng ký vượt biên ‘hợp lệ - chính thức’ (dĩ nhiên sau khi đã nộp hết tài sản, vàng lá…)” Xì thẩu đành nộp đủ tài sản (chìm) còn lại và dẫn gia đình vượt biển “chính thức” không biết sống chết ra sao?

Luân lý của câu chuyện:
Luân lý của câu chuyện này cũng không có gì là mới mẻ. Tôi chỉ xin được phép viết lại và đồng thời thêm vài hàng kết luận:

1- Sau khi anh lính ngụy đi “học tập cải tạo” rồi, tất cả người dân ở lại đều điêu đứng, khổ hơn con chó – từ chết cho đến bị thương – kể cả những anh chàng cán bộ 30/4 cho đến cán bộ mặt trận giải phóng miền nam. Bây giờ, CS đang dự tính đổi tên đảng; vì tên “Đảng Cộng Sản” nghe như tự mình chửi bố mình: Cộng sản thì phải có đấu tranh giai cấp (?) và diệt tư sản (?) Đấu tranh giai cấp thế nào được khi xã hội Việt Nam chỉ còn có 2 giai cấp là cán bộ cộng sản (tức là bộ máy chỉ huy / chính quyền) và dân oan! Đánh tư sản thế nào được khi những người giầu có bây giờ chính là cán bộ CS. Không lẽ tự mình đánh mình nghe không ổn chút nào!

2- Nhiều người tị nạn VN ở hải ngọai đang dửng dưng, thờ ơ trước những chương trình “văn hóa vận” của CS chẳng hạn như làn sóng xâm nhập của bọn CS trên các măt trận văn nghệ, báo chí ở hải ngoại. Mọi người đang xem “cái bẫy chuột văn hóa” này là để dành cho người nhẹ dạ khác, còn mình làm sao mà vướng vào được! Hoặc họ giữ một thái độ tiêu cực là “đã có người phản đối, đi biểu tình hộ mình rồi; mình đâu có cần phải làm gì thêm!” Kết quả, càng ngày càng có nhiều chương trình văn nghệ với sự tham dự của các ca sĩ, kịch sĩ của CS tham dự; các báo chí làm dáng viết bài ca tụng chế độ và lãnh tụ CS; các bài viết nghe rất quen thuộc mà dân Việt tị nạn cộng sản đã nghe và đọc nhiều lần trước rồi theo kiểu “kêu gọi hòa giải dân tộc!” “xóa bỏ hận thù,” “khúc ruột ngàn dặm…” mà các cán bộ cộng sản loại trường kỳ mai phục, trèo cao lặn sâu phổ biến!!! Cái bẫy định mệnh đã sập một lần, máu đọng ở đó chưa khô mà hình như chưa đủ để thức tỉnh người còn sống sót? Xin hỏi là phải cần “sập” bao nhiêu lần nữa mới đủ hà? Chúng ta chỉ sống một lần. Làm gì mà có cơ hội sống lại để học lại bài học ngu muội cay đắng đau thương của chính bản thân mình. Thiệt hết ý kiến!

3- Một lần nữa, “Một khi bạn nghe thấy ai đó đang gặp chuyện khó khăn; Mặc dù chuyện khó khăn của họ dường như chẳng “ăn nhập” gì tới bạn, thì hãy nhớ rằng khi một người trong chúng ta gặp nguy khốn, nghĩa là tất cả mọi người chúng ta đều có thể cùng gặp nguy khốn. Tất cả chúng ta đều là những người đồng hành trên chuyến hành trình mang tên “Cuộc Đời.” Hãy quan tâm đến những người sống chung quanh mình và cố gắng cùng giúp họ vượt qua cơn khốn khó. Đó cũng là tự giúp mình!" (2)

4- Cần ghi nhớ lại một chân lý không bao giờ thay đổi:
“Đừng nghe những gì CS nói; mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm!”

Phụ chú:

(1) Lần đổi tiền thứ ba vào ngày 4 tháng 9 năm 1985: Đổi tiền cũ (tiền đang dùng) sang tiền mới theo gía 10 đồng tiền cũ bằng 1 đồng tiền mới!

(2) Ngày 6 tháng Giêng năm 1946, Mục sư Martin Niemoller (của đạo Tin lành - Lutheran) đã nói trong một bài diễn văn là:

- Khi Hitler tấn công người Do Thái; tôi không bận tâm vì tôi không phải là người Do Thái.
- Khi Hitler tấn công người Công giáo; tôi không bận tâm vì tôi không phải là người Công giáo.
- Khi Hitler tấn công người Nghiệp đoàn và Kỹ nghệ gia; tôi không bận tâm vì tôi không có chân trong Nghiệp đoàn.

 * Đến khi Hitler tấn công tôi và đạo Tin lành… thì không còn ai ở đó để bận tâm nữa.!

“When Hitler Attacked”
When Hitler attacked the Jews I was not a Jew, therefore I was not concerned.
when Hitler attacked the Catholics, I was not a Catholic, and therefore, I was not concerned.
when Hitler attacked the unions and the industrialists, I was not a member of the unions and I was not concerned.
Then Hitler attacked me and the Protestant church -- and there was nobody left to be concerned.

(Rev. Martin Niemöller in Jan. 6, 1946 speech.)

T.A. TRẦM THIÊN THU: NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN

LỤC SÚC TRANH CÔNG

- Trâu cho mình đã làm ăn vất vả, có công đem lại thóc, gạo, ngô, đậu cho thế nhân.
- Chó bảo rằng có công trông coi nhà giữ trộm.
- Ngựa thì cho có công đem chủ đi quán về quê, đánh đông dẹp bắc.
- Dê có công trong việc tế lễ.
- Gà tự hào có công gáy sáng, báo thức đúng giờ cho nông dân.
- Lợn góp phần trong việc quan, hôn, tang, tế.



Sáu con cùng tranh luận, người chủ phải can thiệp, hòa giải mới yên.
* Tác phẩm này được lưu hành từ rất lâu (trước năm 1923), đã trở thành truyện ngụ ngôn Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét