Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

VÀI SUY NGHĨ VỀ THAY ĐỔI VÀ CẢI TIẾN TIẾNG VIỆT Ở TRONG NƯỚC.

 tieng Viet Bui Hien

Theo ông Bùi Hiền, nếu đề án của ông được thực hiện sẽ mang lại những lợi ích như sau:
- Thống nhất được chữ viết cho cả nước khi trở thành CHỮ QUỐC NGỮ chính thức.
- Loại bỏ được hầu hết thiếu sót, bất cập, không nhất quán trước đây thường gây khó khăn cho người dùng và rất dễ dẫn tới những lỗi chính tả không đáng có cho mọi người viết, nhất là giúp cho học sinh chút bỏ được nỗi ám ảnh vì lo sợ phạm lỗi.
- Giản tiện được bộ chữ cái khiến cho mọi người tiết kiệm được thì giờ, công sức, vật tư trong quá trình tạo lập văn bản trên giấy, trên máy tính.
- Rút ngắn hẳn thời gian cho mọi người bắt đầu học (nhất là học sinh, người dân tộc và người nước ngoài) có thể nắm chắc bảng chữ cái cải tiến, chóng thành thạo cách viết và đọc văn bản tiếng Việt mới.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người lớn dễ dàng chuyển đổi từ cách viết và đọc chữ quốc ngữ cũ sang chữ quốc ngữ mới (chỉ cần một buổi đến một ngày là có thể thuộc hết các chữ cái mới).

Trong những tháng năm trước đây, rất nhiều dư luận cũng như tin tức ở nhiều phía đã liên tục đưa tin về một ý tưởng khoa học liên quan đến việc “thay đổi” cách viết "chữ" tiếng Việt, hoàn toàn khác biệt so với chữ đã và đang XỬ DỤNG, của PGS/TS Bùi Hiền nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ Sư phạm Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy học phổ thông (ở đây chúng tôi xin được XỬ DỤNG từ “thay đổi” để thay thế cho từ “cải tiến”, mà một số sách báo trong nước đã XỬ DỤNG, vì cho rằng “Cải tiến” phải mang tính hợp lý và mang tính thuyết phục hơn là đặt để, còn trong đề xuất này của ông Bùi Hiền, chúng tôi cho rằng nó “lợi bất cập hại”). và "Thiên bất Thời, Địa bất Lợi, Nhân bất Hòa".

Trước tiên, xin thưa chúng tôi không phải là người có chuyên môn về ngữ học. Song, bằng sự quan tâm thực sự và bằng vốn kiến thức hạn hẹp của mình, cùng những trăn trở của bản thân với ngôn ngữ dân tộc hiện nay, xin được CHIA XẺ một vài ý kiến thô thiển xung quanh vấn đề này.
Khoan bàn đến tính “đúng-sai” của vấn đề, trước tiên, phải thừa nhận một thực tế rằng, đặc biệt về mặt tâm lý, người Việt Nam chúng ta rất ngại thay đổi. Các nghiên cứu về văn hóa Việt Nam trước nay đều có những nhận định rất chính xác về tâm lý ấy, chẳng hạn như cố GS. Đào Duy Anh từng có nhận xét về tính cách người Việt như sau: “Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý... Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí hay thất vọng, hay khoe khoang, nặng về hình thức, bề ngoài. Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có óc tinh vặt, hay bài bác chế nhạo” (Việt Nam văn hóa sử cương (2010), Nxb Thời đại, tr.22-23).
Các tính cách ấy của người Việt không phải được hình thành một cách ngẫu nhiên, mà nó chính là hậu quả ảnh hưởng từ chính nền văn hóa nông nghiệp (thích sự ổn định trong công việc của đời sống, ít muốn thay đổi hay bị chi phối về phương pháp sản xuất, như "con trâu đi trước, lưỡi cày theo sau" đã có từ lâu đời trong phong tục, tập quán, ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử dân tộc. Hơn nữa, đặc tính của người Việt không muốn rời khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, ruộng lúa với con đê đầu làng cùng với lũy tre cao vút, nơi mồ mã tổ tiên, ông bà luôn được con cháu coi sóc hương khói. Từ những đặc tính đó, mà người Việt rất ngại sự thay đổi "tiếng nói" hay "ngôn ngữ" cúa tiền nhân tạo dựng và gìn giữ suốt gần một thế kỷ qua.  
Vì vậy, phản ứng của dư luận trong những năm tháng vừa qua. càng góp phần khẳng định tâm lý đặc thù ấy. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu dư luận (đặc biệt là giới trẻ) có những làn sóng chỉ trích, phản ứng mạnh quá, cùng những nhận xét (comment) với những lời lẽ, ngôn từ hết sức thô tục, thậm tệ để phản đối ý kiến của PGS/TS Bùi Hiền. Thực tế ấy không chỉ đơn thuần phản ánh tâm lý của người Việt (ngại thay đổi), mà còn cho thấy một đặc điểm giáo dục hiện nay ở trong nước, đó là chưa tạo dựng được một nền văn hóa học thuật với sự tự do trong nghiên cứu đúng nghĩa, và quan trọng hơn, người dạy và người học dưới mái trường XHCNVN, chưa được rèn luyện đủ phẩm chất đạo đức, cũng như những kỹ năng sáng tạo về mọi mặt...,vì tất cả đều phục vụ cho "chính trị" của Đáng CS và chế độ độc tài mà thôi. Có lẽ đó là lý do dẫn đến một hiện tượng (trong quá khứ lẫn hiện tại) đó là khi đứng trước một "thay đổi" có sự ảnh hưởng lớn đến cộng đồng, nếu thay thế đó đi ngược và đối nghịch với hiện trạng cuả đất nước, đang bị Trung Cộng lấn chiếm biển đảo và đất liền, và nhất là ý đồ muốn biến Việt Nam Cộng Sản giống như Tây Tạng, Tân Cương .v.v...dùng ngôn ngữ và văn hóa của kẻ mạnh, áp đặc lên các nước nhược tiểu, bị thống trị. Từ đó, tâm lý của mọi người sẽ bị đả kích một cách mạnh mẽ, đó là điều không thể nào tránh khỏi.
Thực ra, nếu nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, trong mỗi chúng ta, nếu không phải là nhà khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ (đặc biệt là lý thuyết về ngôn ngữ học), chúng tôi tin chắc rằng chúng ta chỉ XỬ DỤNG tiếng Việt vì đơn giản nó là ngôn ngữ chính thức của chúng ta. Ta được “tắm” trong dòng sông “tiếng Việt” từ thuở lọt lòng, ngay từ những ngày còn bập bẹ vài ba tiếng “ba”, “mẹ”. Chính vì vậy, nó là "ngôn ngữ mẹ đẻ" của mỗi một người Việt chúng ta kể từ đầu thế kỷ 20 tới nay. 
Đối với bản thân chúng tôi, tuy cũng nằm trong đại đa số người ở ngoài nước và trong nước không đồng tình với ý kiến thay đổi tiếng Việt của ông Bùi Hiền cùng nhóm trí thức đã đề xuất, nhưng tôi vẫn dành một sự kính trọng ít nhiều đối với ông. Lý do rất đơn giản:
1/ Tôi tin rằng ông cũng thừa biết và đã chuẩn bị sẵn tư thế để đón nhận búa rìu dư luận bủa vây khi đề xuất vấn đề nầy, song ông vẫn mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình, điều đó chứng tỏ ông là người có tâm huyết với chuyên môn, và đây không phải là một ý kiến mang tính bốc đồng, ngẫu hứng. Bên cạnh đó, ta cũng không thể loại trừ Ông được phép làm theo chỉ thị của bọn Thái Thú Việt Nam qua lệnh của Quan thầy Trung Cộng. Lập lại giai đoạn "ĐỐT SÁCH", nhưng ở mức độ cao hơn là "TRIỆT HẠ" luôn cả tiếng Mẹ đẻ, chôn sống tất cả ngôn ngữ, văn hóa và một chuổi dài lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, nhất là chống lại sự bành trướng và ý đồ muốn đồng hóa dân tộc VN qua hình thức ngôn ngữ. Vả lại, trong xã hội phong kiến thời bấy giờ "Toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến..." tất cả một lòng đánh đuổi quân Tàu ra khỏi bờ cõi. Tổ tiên đã gìn giữ, mở rộng giang sơn. Nhưng sau hiệp định Geneve 1954 đất nước bị chia đôi lấy vĩ tuyến 17 làm phân ranh. Từ VT/17 trở ra là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, VT/17 trở vào là Việt Nam Cộng Hòa. Tiếng Việt thuần nhất đã biến cải theo văn phong của đường lối chính trị ở miền Bắc; Sau ngày cưỡng chiếm miền Nam 30-4-1975, CSBV đã đốt toàn bộ sách báo, với thủ đoạn tiêu diệt tận gốc văn hóa của VNCH, để áp đặt ngôn ngữ CSBV lên toàn lãnh thổ CHXHCNVN. Đa số người miền Nam còn ở lại đã bị thuần hóa về mặt chữ nghĩa, cũng như nếp sống, văn hóa trong suốt gần 45 năm qua. Đảng CSVN chủ trương đưa dân miền Bắc "cháu ngoan Bác Hồ" vào lập nghiệp, sinh sống ở miền Nam, lập gia đình có con thêm cháu để đồng hóa dân miền Nam sớm hơn. Những người trốn chạy, vượt thoát khỏi "Thiên đường Cộng Sản" với "Căn Cước Tị Nạn" chỉ mang theo biếu tượng Quốc Kỳ và Quốc Ca VNCH; Tiếng Nước Tôi, Văn Hóa, Lịch Sử và những giá trị truyền thống muôn đời của Ông Cha.
2/ Nghiên cứu khoa học không phải là “nghề” và không phải ai cũng đã từng trải qua quá trình nghiên cứu khoa học. Đây là một hoạt động trong phạm trù chuyên môn, mang một số nguyên tắc nhất định mà nếu không phải là những người chuyên làm nghiên cứu (nhà nghiên cứu) sẽ không thể biết được. Ở đây, có hai nguyên tắc trong quá trình nghiên cứu:
- Làm nghiên cứu có phương pháp; tức là trước khi làm anh phải vạch ra kế hoạch, các giai đoạn kiểm soát, đối tượng thực hiện, các điều kiện kèm theo, các kỹ thuật sẽ XỬ DỤNG … trong quá trình nghiên cứu.
- Phải làm thử; nếu sai quay lại phần đầu, điều chỉnh để tiếp tục làm tiếp, cho đến lúc đủ sức thuyết phục. Đề xuất của Ông Hiền cũng đang trong thời gian thử thách. Chuyện thất bại trong khoa học cũng hết sức bình thường. Hơn nữa, đây là vấn đề quan trọng cho sự sống còn của cả một dân tộc, với gần một trăm triệu người, có liên quan ngôn ngữ, văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị lịch sử oai hùng chống ngoại xâm. Đó là cả một đề tài lớn.
3/ Để đạt được học vị tiến sĩ của ngành Ngôn ngữ học, đó là một quá trình gian lao; vì vậy, ta tin rằng ông là một người có năng lực thực sự chứ không phải dạng “ấm ớ” như một số ý kiến đánh giá ông là “tiến sĩ giấy”. TS. Huỳnh Văn Thông – Giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp.HCM) rất có lý khi cho rằng: “chúng ta không nên chê bai, khích bác ý kiến của người khác. Mọi người nên có cái nhìn tôn trọng đối với những người làm nghiên cứu. Họ không phải nhà quản lý, ý kiến đưa ra không phải chủ trương hay quyết sách bắt buộc phải làm theo”.
Vậy nên, về vấn đề này, dư luận trong quần chúng đã có những phản ứng thái quá. Điều này xuất phát từ tâm lý ngại thay đổi, vả lại, cơ quan chức năng không có hướng dẫn, phố biến rộng rãi trong dân chúng về chương trình thay đổi, hay kế hoạch thay thế. Với nhà nước Cộng Sản thống trị coi dân là kẻ bị trị, chỉ có áp đặt mà không cần góp ý. Nền giáo dục nặng về chính tṛi và lòng thù hận, không đề cập đến phẩm chất đạo đức. Bởi vậy, trong cuộc tranh luận đa số đều kém văn hóa.
Trở lại với lý do cho việc không tán đồng phương án thay đổi tiếng Việt của PGS/TS Bùi Hiền, nhiều chuyên gia Ngữ học của Việt Nam đã có những ý kiến phản đối về vấn đề này khi trao đổi với báo chí (đơn cử như của cụ Bùi Khánh Thế: “cải tiến tiếng Việt như đề xuất của ông Bùi Hiền sẽ làm mất đi sự tinh tế trong cách viết, đọc, phát âm tiếng Việt”, hay như cụ Nguyễn Hữu Hoành thì cho rằng: vấn đề này đã được các nhà ngôn ngữ học trao đổi, đề cập rất nhiều nhưng không thể thay đổi được vì chữ viết liên quan tới văn hóa, lịch sử và nhiều vấn đề khác”…). Từ góc nhìn của người miền Nam, sống xa quê hương, chúng tôi xin phép viện ra một vài lý do về đề xuất của Giáo Sư Bùi Hiền như sau:
-- Ngôn ngữ là một phần của văn hóa, là chứng tích của lịch sử, là một nét chấm phá trong bức tranh đầy màu sắc văn hóa. Nhìn vào tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc, ta thấy nổi bật lên các vấn đề quan trọng trong sự định hình và phát triển của tiếng Việt ngày nay của chúng ta. Đó là một quá trình biến đổi do chịu nhiều xúc tác. Từ việc XỬ DỤNG chữ Hán, cho đến việc vay mượn và tạo nên hệ thống chữ Nôm, chữ Quốc ngữ do các giáo sĩ phương Tây đem vào và sự định hình của tiếng Việt ngày nay là một quá trình khó nhọc. Cho nên, "sẽ không quá đáng khi nói rằng tiếng Việt là chứng nhân của lịch sử dân tộc". Hơn nữa, nếu theo ý kiến của Ông Bùi Hiền thì chúng ta chỉ thay đổi về mặt chữ viết, trong khi cách đọc là hoàn toàn tương đồng với cách đọc hiện nay. Vậy, việc thay đổi này gần như không có gì lớn lao so với cách viết hiện nay.
-- Thay đổi "chữ viết" sẽ kéo thêm những hệ lụy. Hệ lụy lớn nhất có thể nhìn thấy rõ đó là toàn bộ tư liệu hiện hành đều mất đi giá trị XỬ DỤNG, kéo theo sự tốn phí quá lớn cho việc soạn thảo lại các tài liệu cần thiết. Số tiền đó sẽ do ai cấp, ai quản lý, quản lý như thế nào, giải quyết các tài liệu cũ ra sao? Giả sử có số tiền "khổng lồ" đó thì mọi người nghĩ rằng, hiện nay có nhiều vấn đề cấp thiết hơn cần đến số tiền đó, nếu so với việc giải quyết một vấn đề "trên trời rớt xuống" do Ông đặt ra (!). Về khía cạnh giáo dục, việc thay đổi này sẽ dẫn đến việc biên soạn sách giáo khoa cho các cấp đều phải điều chỉnh lại. Học sinh Tiểu học sẽ phải tiếp nhận và học lại một nguyên tắc mới trong cách Viết tiếng Việt. Điều này có thực sự cần thiết hay không, thưa PGS. TS Bùi Hiền?
-- Bản thân ngôn ngữ tự nó vốn dĩ đã mang tính biến đổi, thích ứng với thời đại. Thực ra, ngôn ngữ luôn biến đổi (vì vậy mới gọi là “sinh ngữ”, trái ngược với tử ngữ). Việc thả nổi ngôn ngữ là một quy luật. Từ nào cũ, không còn phù hợp sẽ mặc nhiên tự biến mất và được thay thế bằng các từ khác. Do vậy, chúng ta cho rằng đề xuất ý kiến là tốt, nhưng cần phải xem xét về mức độ phù hợp, chứ không thể triển khai vào thực tế một cách vội vàng, vì ngôn ngữ muốn là “sinh ngữ” thì nó phải được mọi người tiếp nhận. Ví dụ như “teencode” đã từng có một thời gian tung hoành trong giới trẻ quốc nội, là một thuật ngữ chỉ kiểu chữ viết tắt tiếng Việt của giới trẻ tại Việt Nam. Teencode từng rất thịnh hành vào những năm 2007 - 2012 trên Internet. Chủ yếu dùng để giao tiếp với nhau trên mạng hoặc trong thư từ, mà không muốn để người khác biết nội dung, (ở đây là giáo viên, phụ huynh và những người lớn khác). Bản thân tôi cũng khó hiểu khi lướt qua những chữ viết ngô nghê đó trên internet. Thậm chí mỗi nhóm trẻ lại có cách sáng tạo riêng để có sự khác biệt với những nhóm khác. thế nhưng về sau, tự động tiếng Việt theo kiểu “Teencode” dần dần biến mất vì nó không còn phù hợp với đông đảo quần chúng.
-- Tóm lại, đề xuất này của GS Hiền, chẳng qua nó xuất hiện không đúng thời điểm, nhất là trong tình hình cả nước có nhiều biến động, kế hoạch bành trướng của TC tại biển Đông, số lượng lớn người Tàu di dân ào ạt sang VN, mướn đất khu chiến lược dài hạn, thành lập những Đặc khu hành chính trên cả ba miền, lũng đoạn thị trường kinh tế Việt Nam, nhập cảng hàng độc hại hầu tiêu diệt dân VN, Trung Cộng sẽ đưa VN vào quỹ đạo cúa chúng, bằng cách XỬ DỤNG những quan Thái Thú người Việt trung thành với quan thầy TC. Với tình trạng nguy kịch như vậy, trong hàng ngủ lãnh đạo có những đảng viên sẵn sàng bán rẽ linh hồn cho quỹ dữ, “cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi về dày mả tổ” của họ. Chỉ chừng ấy thôi họ đã bị lịch sử và dân tộc đời đời lên án, chứ đừng nói đến chuyện mưu toan biến Việt Nam thành một phần của “đại gia đình các sắc tộc TC”. Vấn đề cấp bách, nan giải như thế nên cần đến sự quan tâm của cán bộ lãnh đạo các cấp nhiều hơn... Đằng nầy, lợi dụng tình hình biến động, bất ổn trong nước, một số trí thức, khoa bảng chấp hành một cách mù quáng, theo lệnh quan thầy TC đế tung ra một sự thay đối "kinh thiên động địa"; Thay đổi toàn bộ chữ "Quốc Ngữ".
Người Việt trong và ngoài nược bị đả kích quá lớn trong sự kiện nầy, nên đã lên tiếng phản đối. Vả lại tâm lý người Việt đa số  chuộng sự ổn định, ngại thay đổi; vì vậy đã dẫn đến những phát ngôn mang tính thóa mạ tác giả, đó là điều không thể nào tránh khỏi. Bên cạnh đó giới trí thức Việt ớ hải ngoại và nội địa cũng góp ý, nên hay không, lợi và hại như thế nào trong giai đoạn nầy về sự thay đổi toàn bộ chữ Việt. Nhưng tất cả Góp Ý đều cho vào sọt rác. "Quan nhất thời, Dân vạn đại" không có chỗ... ở các nước Cộng Sản, độc tài.

Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm.

Là một phong trào viết bài mang xu hướng chính trị của một số văn nghệ sĩ, trí thức sống ở miền Bắc dưới nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khởi xướng đầu năm 1955 và chính thức bị kết thúc vào tháng 6 năm 1958.
Phong trào này tuyên bố mục tiêu là đòi tự do thể hiện quan điểm chính trị cho giới nghệ sĩ. Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xác định rằng phong trào đã lợi dụng việc sáng tác văn nghệ để tuyên truyền chống Nhà nước, khởi nguồn từ một nhóm trí thức bị tình báo nước ngoài cài vào ở miền Bắc lôi kéo, nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, phủ nhận quyền lãnh đạo chính trị và nhà nước duy nhất của Đảng Lao động Việt Nam, gây phương hại đến sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

VNCS ĐỐT SÁCH SAU NGÀY CƯỠNG CHIẾM MIỀN NAM.

- Một trong những việc làm cấp thiết của bọn cộng sản Bắc Việt khi cướp được miền Nam VNCH là niêm phong, tịch thu sách tại các thư viện. Những tác phẩm của nhà in, nhà xuất bản và nhà sách lớn tại Sài Gòn như Khai Trí, Sống Mới, Độc Lập, Đồng Nai, Nam Cường, Trí Đăng… đều bị niêm phong và cấm lưu hành.
ĐỐT SÁCH và Chôn Học Trò …hình ảnh đốt sách thì bọn bắc cộng làm trực tiếp, còn cái nguy hiểm nhất là Chôn Học Trò …tụi nó đã chôn học trò VN qua cách Nhồi Sọ …cho tới nay vẩn còn tiếp tục, cứ xem đám nhỏ hiện nay như thế nào là biết rồi.
Việt Nam vốn tự hào là quốc gia có hơn 4000 năm văn hiến, nhưng sách vở của người xưa để lại thì rất ít. Nguyên nhân chính là vì quân nhà Minh bên Tàu đã ra lệnh hủy hết sách vở ngay trong những ngày đầu đô hộ nước ta để dễ bề cai trị. Sau này, cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Hoa từ năm 1953 đến 1966 cũng đã gây nhiều ảnh hưởng đến miền Bắc. Do đó, xét về mặt lịch sử, Việt Nam đã trải qua rất nhiều thời kỳ sách vở bị tiêu hủy, để cho phù hợp với những thay đổi qua các giai đoạn chính trị.
Trong lịch sử loài người đã từng nhiều lần xảy ra thảm họa đốt sách. Với Trung Quốc, chuyện này khiến người ta liên tưởng ngay đến “đốt sách chôn Nho” của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, phá hoại lịch sử và văn hóa một cách bạo ngược. Nhưng trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đến thế kỷ 20 thì thảm kịch đốt sách lại tái diễn ở Đức, Liên Xô và Trung Quốc với mức độ trầm trọng hơn.

Lịch sử đốt sách của đảng Cộng sản Trung Quốc

- Những tội ác đốt sách trên quy mô lớn lần đầu tiên của ĐCSTQ là sau khi nổ ra Cách mạng Văn hóa. Ngày 22/8/1966, Đài Phát thanh Trung ương Trung Cộng phát thông tin “đốt sách” trong giờ vàng. Nhật báo Nhân dân đăng bài xã luận với nội dung “Hoan hô tinh thần cách mạng giai cấp vô sản tạo phản của các tiểu tướng Hồng Vệ binh Bắc Kinh chúng ta!… Các tiểu tướng Hồng Vệ binh dùng tư tưởng Mao Trạch Đông làm vũ khí, đang quét sạch tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, thói quen cũ của giai cấp bóc lột.”
- Đến tháng 7/1999, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã ra chính sách nghiêm cấm đối với Pháp Luân Công, theo đó vô số sách báo liên quan đến Pháp Luân Công bị tiêu hủy, những người theo Pháp Luân Công bị đàn áp, bắt bớ, tịch thu gia sản, tội ác khủng bố đối với Pháp Luân Công của ĐCSTQ không thua gì thời Cách mạng Văn hóa. Đây cũng có thể xem là tội ác đốt sách quy mô lớn lần thứ hai của ĐCSTQ.

Liên Xô loại bỏ “kẻ thù của nhân dân”

- Theo «Lịch sử đốt sách trên thế giới» của tác giả Lý Bác Trùng (Li Baichong), sau khi đảng Cộng sản Liên Xô thành lập năm 1917, để bảo vệ cái gọi là “tính thuần khiết của chủ nghĩa xã hội”, họ đã tiêu hủy “sách độc hại về chính trị”, “kẻ thù nhân dân”.
Vào năm 1938, số sách bị cho là sách chính trị phản động là 10.375.706 quyển, 223.751 bức tranh tuyên truyền, 55.514 báo chí nước ngoài đã bị đưa đi tiêu hủy. Trong thời gian 1938 – 1939 có hơn 24 triệu “sách độc hại” bị tiêu hủy.
Đi cùng phong trào đốt sách, đảng Cộng sản Liên Xô còn tổ chức khủng bố giới trí thức: Nhiều giáo sư, bác sĩ, nhà nông học bị điều đi đến các tỉnh phía bắc, một số khác thì bị trục xuất ra nước ngoài và bắt ký kết không được trở về nước, nếu không sẽ bị tử hình.
Chỉ có một lý do cấm sách, đó là cho rằng cuốn sách đó truyền tải ‘tư tưởng nguy hiểm’… Nhưng lịch sử đã nhiều lần chứng minh, hôm nay có thể xem là tư tưởng nguy hiểm, ngày mai lại trở thành bình thường. Sách nguy hiểm do một số nhân vật có quyền lực phán định nhưng lại có thể là sách được đông đảo công chúng đón nhận…”

Phát xít Đức làm sạch “tà thuyết dị đoan”

Tháng 4/1933 Đức quốc xã lên nắm quyền, để “thống nhất tư tưởng” gìn giữ “tính thuần khiết của tinh thần Đức”, Hitler đã quyết định thực hiện chế độ chuyên chế văn hóa khắc nghiệt, quyết định “làm sạch” tất cả “tà thuyết dị đoan”.
Buổi tối ngày 10/5, dưới hiệu lệnh của Bộ trưởng Tuyên truyền phát xít Joseph Goebbels, nhiều sinh viên Đức đã cầm đuốc và hát vang bài “Ý chí Đức cao hơn tất cả” tiến về quảng trường nhà hát trung tâm Berlin.
Tại quảng trường, sách tiêu hủy đã được chất thành từng đống cao như núi. Theo hiệu lệnh của đội viên xung kích Đức Quốc xã, các sinh viên và học sinh hăng máu cầm đuốc ném vào những đống sách, lửa bùng cháy dữ dội tiêu hủy hàng chục ngàn cuốn sách, trong đó có những kiệt tác của Heine, Freud, Zweig…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét